Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài thi liên môn Bảo tồn, phát triển giá trị sinh thái, kinh tế của rừng ngập mặn Cát Bà.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.82 MB, 9 trang )

I. TÊN TÌNH HUỐNG
Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công
nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp
chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Vùng biển
Cát Bà chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú. Nơi đây có vô số
những loài và các sinh vật độc đáo như: cá bớp, tham tham, cua hang, tôm, bò bõ(một
loại tôm càng), móng tay, sâu đất(một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao), ốc hang
chim, cò... Sự đa dạng phong phú của rừng ngập mặn còn góp phần quan trọng vào
việc cân bằng sinh thái môi trường, bảo vệ cuộc sống. Thế nhưng không phải ai cũng
hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về các giá trị tài nguyên thiên nhiên ban tặng này. Hầu như
người ta đều cho rằng rừng ngập mặn như một “bãi lầy độc hại” chứa đầy những dịch
bệnh, và thường bị loại bỏ trong chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhưng giờ
khi chúng ta đã hiểu về chúng rõ hơn, thì rừng ngập mặn về tiềm năng của biển cả, về
giá trị của rừng chính là nguồn tài nguyên ven biển thật sự quý giá và hữu ích. Làm thế
nào để gìn giữ, bảo tồn sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên vô giá có ưu thế
độc đáo nhất ở quần đảo Cát Bà? Câu hỏi này đã làm trăn trở, thôi thúc trong tôi việc
lựa chọn tình huống: Bảo tồn, phát triển giá trị sinh thái, kinh tế của rừng ngập
mặn Cát Bà.

Một góc phong cảnh rừng ngập mặn Cát Bà
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết, nhận thức của du khách và mọi
người dân trên đảo (nhất là tầng lớp học sinh-chủ nhân tương lai của đất nước) về
những giá trị tài nguyên, sinh thái, kinh tế, du lịch của rừng ngập mặn.
2. Tuyên truyền, quảng bá những giá trị sinh thái, kinh tế, văn hóa...to lớn của
rừng ngập mặn và của biển đảo với du khách gần xa.
3. Vun đắp, bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên, quê hương, xứ sở, yêu
đảo nhỏ, giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường.
4. Qua đó, đưa ra một số giải pháp bảo vệ, giữ gìn rừng ngập mặn.



III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Rừng ngập mặn nói chung, rừng ngập mặn ở đảo Cát Bà nói riêng là một hệ sinh
thái độc đáo nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Qua một số tài liệu, bài viết
được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về rừng ngập mặn:
- Lượng giá kinh tế một số giá trị của rừng ngập mặn Phù Long-Hải Phòng.
- Động Thiên Long Cát Bà-Monkey Island Resort.
- Khám phá rừng ngập mặn Phù Long-Du lịch Hải Phòng.
- Huyện Cát Hải-Hải Phòng bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Báo cáo tổng kết-Sở KH & CN-Viện nghiên cứu NTTS.I ( Trạm nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản nước mặn).
- In bài viết Hải Phòng...
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Môn Ngữ Văn
- Giới thiệu về hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Thuyết minh vị trí địa lí, lịch sử của khu vực rừng ngập mặn xã Phù Long
(ngoài ra còn có rừng ngập mặn ở Xuân Đám, Gia Luận)
- Miêu tả cụ thể, chi tiết những nét đặc sắc của hệ sinh thái rừng ngập mặn với
giá trị khu dự trữ sinh quyển.
- Kể lại một số câu chuyện về những điều ly kì của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Ngữ văn địa phương: truyền thuyết, các câu chuyện dân gian về truyền thuyết Áng dài
với khu miếu cổ...
- Biểu cảm về niềm tự hào, tình yêu quê hương về sự giàu đẹp, về giá trị kinh tế,
du lịch dịch vụ của người con xã Phù Long(hoặc Xuân Đám, Gia Luận) nằm trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
2. Môn Địa Lí
- Giới thiệu vị trí địa lí, địa điểm của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Khí hậu, sinh thái của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
3. Môn Giáo dục công dân
- Giáo dục niềm tự hào về tài nguyên vô giá mà người con Xã Phù Long, Xuân

Đám, Gia Luận nói riêng và người con xứ xở biển xanh mặn mòi nói chung được thiên
nhiên ban tặng..
- Giáo dục ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường
xanh - sạch - đẹp cho mỗi người dân huyện đảo và du khách đến đây.
- Giáo dục tình yêu và niềm tự hào về biển đảo quê hương, ý thức giữ gìn bảo vệ
biên giới lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, quyết tâm xây dựng biển đảo ngày càng
giàu đẹp.


V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Giới thiệu giá trị của rừng ngập mặn Cát Bà
a. Giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cát Bà
Rừng ngập mặn của đảo Cát Bà nằm chủ yếu xung quanh các đảo; thảm sinh
vật bám trên bãi triều đá là kiểu khảm được cấu trúc bởi rong bám và hầu hà điển hình
cho hệ sinh vật bám vùng biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn tạo ra bảo vệ các bãi bồi ven
biển. Thực vật ở đây chủ yếu là sú, vẹt, mắm(là loại cây phát triển mạnh mẽ, có sức
sống mãnh liệt ngăn chặn bão lũ, triều cường)... Ngoài ra còn có một số loài rong rêu,
đặc biệt là cải nước(tên gọi dân gian của một loại rong). Đây là môi trường lý tưởng
của một số loài hải sản thân giáp, chân đốt, thân đốt, ruộng khoang, nhuyễn thể, của
chim, cò...
b. Giới thiệu về vị trí địa lí và khí hậu rừng ngập mặn Cát Bà
Rừng ngập mặn ở Cát Bà có tổng diện tích 692,8 ha, phân bố chủ yếu ở Phù
Long (632 ha), Gia Luận (55,8 ha) và Xuân Đám (05 ha). Đây là hệ sinh thái rừng ngập
mặn lớn nhất vùng đảo Việt Nam còn giữ nguyên vẻ hoang sơ ban đầu. Cùng với rừng
trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo Cát Bà. Rừng ngập
mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự nhiên lớn nhất Hải Phòng.
Nằm trong vị trí: 20 độ 48 173N vĩ Bắc và 106 độ 56 115 E vĩ độ Đông. Nằm
trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông, rừng ngập mặn Cát Bà chịu
ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió Bắc (mùa đông) lạnh, khô kéo dài từ tháng 11- đến
tháng 4. Mùa gió nồm(mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5- đến tháng 10.

Khí hậu tương đối ôn hòa với độ ẩm 80-85% cao nhất là 100% vào tháng 7, 8, 9 thấp
nhất tháng 12 - tháng 1.
Nơi đây “phong cảnh sơn thủy hữu tình” đã tạo ra khí hậu mát mẻ. Các mùa ở
huyện đảo thể hiện rõ ràng, không khí làm cho con người cảm thấy dễ chịu. Tháng 7,
tháng 8 thường có mưa bão, gió nam thổi mạnh, tháng cuối năm có mưa dầm và sương
mù. Mùa hè mát mẻ bởi gió nồm nam, mùa đông ấm áp bởi hơi nước biển. Như vậy có
thể khẳng định khí hậu đã ưu ái cho thiên nhiên, con người những thuận lợi. Nơi đây là
“ đất lành chim đậu”.

Phong cảnh rừng ngập mặn Phù Long

Gia Luận

Xuân Đám


Sở hữu những giá trị to lớn ấy, vấn đề đặt ra đối với chúng ta là làm thế nào để
bảo tồn và phát triển giá trị sinh thái, kinh tế của rừng ngập mặn Cát Bà? Chúng ta cần
có một số giải pháp:
1. Tuyên tryền, quảng bá giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị về sinh
thái, sinh học; giá trị phòng hộ, kinh tế và giá trị du lịch của rừng ngập mặn Cát

a. Giá trị về sinh thái, sinh học
Các loại cây trong hệ thống rừng ngập mặn có thể lớn nhanh trong những điều
kiện đặc biệt-mà không một loài cây nào khác có thể phát triển được-và giống như
trong rừng nhiệt đới, chúng cho rất nhiều lá và chất hữu cơ. Thay vì ngấm vào đất, lá
cây rụng xuống nước, mục nát thối rữa trở thành thức ăn cho các vi trùng và sinh vật
phù du. Đây là một nguồn thức ăn rất hiệu quả cho cá những khu vực gần rừng sú, là
một nguồn lợi quan trọng cho ngư trường. Đặc biệt chúng còn là lá chắn thép ngăn
chặn sóng gió, bão, triều cường, chống sói mòn, sạt lở, tạo ra những bãi bồi màu mỡ, là

lá phổi lọc không khí trong lành cân bằng hệ sinh thái. Thành phần vô sinh trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn Cát Bà mang đầy đủ đặc trưng của rừng ngập mặn nói chung.
Không khí trong lành, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, lượng ánh sáng cao, không
khí mang đặc trưng không khí vùng ven biển, đất bãi bồi rừng ngập mặn theo nước
thủy triều lên xuống mỗi ngày, nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ suối, đầm trong núi
chảy ra, nước lợ.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cát Bà tồn tại là nhờ chủ yếu vào vùng nước phù sa
của sông ven biển nằm ở phía Bắc và Tây bắc quần đảo với một thảm thực vật ngập
mặn tạo thành hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc thù của khu vực nước mặn của vùng
nhiệt đới, đồng thời hiếm gặp ở các hòn đảo ngoài biển. Địa hình và thể nền ở đây đa
dạng nhưng chủ yếu là nền đáy bùn lầy với lớp phù sa mang ra từ các cửa sông chủ yếu
cửa Lạch Huyện. Hệ sinh thái này được phát triển và mở rộng chậm. Sống ở đây có 31
loài (11 loài thực vật ngập mặn, 11 loài có nguồn gốc chịu được mặn, 9 nguồn gốc nội
địa di chuyển ra). Rừng ngập mặn này với đặc điểm là không tập trung vào một vùng
mà phân bố lên một vài hòn đảo, gần cửa sông, rộng nhất là khu vực đảo Cái Viềng –
Phù Long với 632 ha, sau đến đảo Đường Gianh với 18 ha rồi đến đảo Vườn quả, chỗ
dài nhất của rừng tới trên 10 km.
Thực vật ở hệ sinh thái rừng ngập mặn với nền đáy phù sa mầu mỡ đã phát triển
thành thảm lớn chủ yếu là các đới sú với mắm, trang với đước, vẹt tương đối thuần
loại. Ở các bãi vùng cao triều là đới hỗn hợp nhiều loài, đó là sú, trang, đước, cói, na
biển, vạng hôi, sậy…
Ngoài những thực vật bậc cao kể trên thì còn có các loài rong sống bám trên
mảnh vỏ của các cây này, gốc cây ngập mặn như: Rong Lam, Rong Lục, Rong Đỏ.
Sống dựa vào rừng ngập mặn nay có động vật đáy(như thân mềm, giáp xác và
động vật phân hủy thân cây chết), nhóm cá, kéo theo là nhiều chim khác nhau tìm kiếm
sống và làm tổ ở đây, có nhóm sống ổn định(sâm cầm, cốc đế...) và nhóm di cư (cuốc,
vịt trời...) sau đó là bò sát.


Chim


Cò bay mỏi cánh

b.Giá trị phòng hộ và kinh tế
Với đặc thù riêng của mình từ xa xưa, rừng ngập mặn đã đem lại một giá trị kinh
tế to lớn độc đáo mang tính riêng biệt. Rừng ngập mặn là nguồn thực phẩm phong phú,
đa dạng gồm các loài thủy hải sản quí khác nhau như: cá (đặc biệt là cá bớp), tôm, cua,
ốc, ghẹ, thâm tham, sâu đất(một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng độc đáo). Ngoài ra
còn có chim, cò. Một số loài cây trong rừng ngập mặn còn có khả năng cung cấp thức
ăn, rau sạch, làm thuốc cho con người như cây quả mắm(tên gọi của dân gian xưa kia)
cải nước, quả bàm bàm.... Từ xa xưa con người nơi đây đã biết dùng quả mắm làm thức
ăn nấu với thịt mỡ, tôm hoặc các loài ruột khoang khác hoặc chỉ xào với hành mỡ cũng
là một món ngon độc đáo có thể ăn thay cơm gạo. Một vài loài trong rừng ngập mặm
có thể làm thuốc như cây bàm bàm(tên dân gian), quả bàm bàm già phơi khô rang giòn
tán ra lấy bột chữa bệnh quai bị, mụt nhọt, ghẻ lở...
Thêm vào đó, ngay bản thân cây cũng có ích, gỗ các loại cây trong rừng thường
xuyên đuợc dùng làm củi đun và sử dụng trong xây dựng. Vỏ cây có chứa chất Tanin,
được sử dụng trong thủ công và trong dược phẩm. Nếu được bảo vệ và quản lý thích
hợp, hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể cung cấp sản phẩm gỗ trong công trình xây
dựng, than đá trong sản xuất năng lượng, thực phẩm chăn nuôi, thực phẩm được tiêu
thụ tại địa phương...
Hiện nay, 1 ha rừng ngập mặn có thể hấp thu được hơn 651,6 tấn CO2/năm. Với
giá trị mua bán chứng chỉ phát thải hiện nay là 15,67 USD/1 tấn cacbon thì với diện
tích 3240 ha, rừng Phù Long cỏ thể thu về hơn 31 nghìn USD mỗi năm.
Có thể nói, từ khi có hòn đảo này, rừng ngập mặn cùng các nguồn tài nguyên ở
trên rừng đã giúp bao thế hệ người dân huyện đảo, giúp họ duy trì cuộc sống, vượt qua
bao gian khổ khó khăn trong hai cuộc kháng chiến chóng Pháp và Mĩ, giữ vững cách
cửa thép phía đông Thành phố.
Mỗi mùa mưa lũ, chúng ta phải thật tốn kém biết bao sức người, sức của của để
phòng chống thiên tai, ngăn chặn sạt lở thâm nhập của triều cường, để lấn biển, để bảo

vệ nguồn nước?...thì rừng ngập mặn đã làm được điều đó từ bao đời nay thật tự nhiên.
Có thể nói đây chính là nguồn kinh tế vô giá mà rừng ngập đã cung cấp cho chúng ta...
c. Giá trị du lịch - dịch vụ rừng ngập mặn Cát Bà


Rừng ngập mặn có phần lớn ở xã Phù Long-nằm ở phía tây của đảo Cát Bà,
thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, trên tuyến đường xuyên đảo Hải Phòng Cát Bà.
Phù Long sở hữu hầu hết tất cả những gì độc đáo nhất của thiên nhiên Khu dự
trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều, rừng thường
xanh trên đảo đá vôi, hang động, tùng áng… Bởi vậy, giờ đây Phù Long đang trở thành
một địa chỉ du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn.
Để tham quan rừng ngập mặn Phù Long, bạn sẽ đi thuyền từ bến tàu khách Cái
Viềng qua những đầm nhỏ nuôi hà, tôm, cua, cá của ngư dân, qua đền Cụ Cua bên bờ
sông ( một ngôi đền có lịch sử hơn 700 năm tuổi). Khoảng 25 phút là bạn có thể đến
Động Thiên Long
Động Thiên Long huyền bí là nơi lưu giữ hóa thạch xương cốt của người xưa đã
được phát hiện bởi các nhà khảo cổ; là một trong những động đẹp nhất quần đảo. Lòng
động rộng, cao, có ba tầng riêng biệt với nhiều thạch nhũ cho ta những liên tưởng tới
vẻ đẹp kỳ thú của các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thiên nhiên.

Động Thiên Long lung linh sắc màu
Chương trình du lịch rừng ngập mặn Phù Long là một trong những nét mới bổ
xung vào sự đa dạng các hoạt động du lịch ở khu du lịch Cát Bà và phù hợp với nhiều
đối tượng khách du lịch trong suốt bốn mùa. Chương trình đặc biệt hấp dẫn đối với các
bạn yêu thích nhiếp ảnh và khám phá thiên nhiên hoang dã trong mùa đông lạnh.

Vị trí địa lý xã Phù Long trong quần đảo Cát Bà


Tuyến du lịch luồn lách qua rừng ngập mặn


Đầm ông Thành

2. Trồng rừng ngập mặn Cát Bà
Rừng ngập mặn được coi là “ lá chắn xanh” trước biển, vậy nên việc trồng rừng
ngập mặn phòng hộ xung yếu bảo vệ đê biển tránh tai biến bão, lũ lụt và tăng cao tốc
độ bồi đắp phù sa lấn biển là một việc làm cấp bách có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ
hết nhất là trong sự biến đổi khí hậu như hiện nay. Trước đây, trong cơn lốc phá rừng
làm đầm nuôi tôm nước mặn, một diện tích rất lớn rừng ngập mặn ở Phù Long bị
chặt hạ. Vì vậy cùng với việc trồng rừng mỗi người dân nơi đây có thể kết hợp với mô
hình nuôi tôm. Đối với các đầm nuôi tôm đã bị thoái hóa có thể khôi phục lại rừng
ngập mặn ở các đầm đó.

3. Bảo vệ rừng ngập mặn –“ bức tường xanh” trước biển
Xây dựng các kế hoạch (theo tháng hoặc năm) thực hiện cụ thể bảo vệ rừng ngập
mặn.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về rừng ngập mặn Cát Bà (Ví dụ : cuộc thi phát
thanh viên, hướng dẫn viên, sân khấu hóa(tiểu phẩm, sáng tác thơ ca, vẽ tranh...) bằng
nhiều hình thức về rừng ngập mặn.
Các trường học, các khu dân cư thành lập các câu lạc bộ“Rừng ngập mặn”(theo
nhóm lớp, nhóm khối, nhóm trường) để tuyên truyền, quảng bá về các giá trị to lớn của
rừng ngập mặn Cát Bà.
Ngăn chặn việc chặt phá trái phép rừng ngập mặn để làm củi đốt, đầm hồ...
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Rừng ngập mặn có giá trị vô cùng to lớn đối với sự sống con người do nhận thức
của người dân, do tác động của thiên nhiên, môi trường, xã hội khiến cho diện tích
rừng ngập mặn đang ngày càng bị thu hẹp lại. Rừng ngập mặn đang bị khai thác kiệt
kệ, thiếu khoa học. Một số diện tích rừng ngập mặn bị biến thành đầm, hồ nuôi tôm,



cua một cách bừa bãi, một số bị lấp đi để xây dựng khu đô thị (Khu đô thị A ma ti na),
một số bị chặt phá, một số do khí hậu môi trường làm cho cây rừng chết đi. Việc thu
hẹp diện tích rừng ngập mặn cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp sự sống của con người
nơi đây. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong hiểu biết và nhận thức của mọi
người về những giá trị, tầm quan trọng vô cùng to lớn của rừng ngập mặn. Do lòng
tham, ích kỉ và những ham muốn lợi nhuận trước mắt của con người. Bởi vậy, cùng với
các biện pháp của chính quyền mỗi người chúng ta cần tích cực chung tay bảo vệ rừng
ngập mặn để giữ cho môi trường thêm trong lành, thân thiện bằng một số giải pháp
như:
Tăng cường nâng cao nhận thức về giá trị rừng ngập mặn cho bản thân và cộng
đồng dưới nhiều hình thức như tuyên truyền, phổ biến, tổ chức các buổi nói chuyện,
các cuộc thi tìm hiểu về rừng ngập mặn trong nhà trường qua các giờ HĐNGLL,
HĐTT. Phát động tham gia các sáng tác về rừng ngập mặn.
Bằng khả năng của mỗi người hãy tuyên truyền cho người thân bạn bè động viên
mọi người cùng có ý thức nhận thức đúng đắn về rừng ngập mặn và hành động bảo vệ
rừng ngập măn.
Tích cực tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc rừng do các tổ chức xã hội
tổ chức.
Kịp thời phát hiện các hành động xâm hại rừng ngập mặn, báo cáo cho chính
quyền kịp thời ngăn chặn.
Tổ chức các buổi ngoại khóa, dã ngoại tham quan rừng ngập mặn, nghe những
cụ già, người dân nơi đây kể, nói về rừng ngập mặn xưa và nay.
Có như vậy mỗi chúng ta mới góp phần mang lại sự bình yên cho rừng ngập
mặn.

Trò chuyện cùng bác Phạm Tiến Lực tại đầm bộ đội - Hành trình vào động Thiên Long


HÃY BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN!




×