Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống HIVAIDS ở tuyến xã, phường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 99 trang )

BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS XÃ,
PHƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TUYẾN XÃ PHƯỜNG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Chu Quốc Ân
Cơ quan thực hiện: Phòng Truyền thông và Huy động cộng đồng
Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Mã số đề tài:


Hà Nội, 2011
BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS XÃ,
PHƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TUYẾN XÃ PHƯỜNG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Chu Quốc Ân
Cơ quan thực hiện: Phòng Truyền thông và Huy động cộng đồng
Cấp quản lý: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Mã số đề tài:
Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2011 đến tháng 11/2011
Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 478.219.500 đồng


Trong đó: Kinh phí SNKH :
Nguồn khác :

0

đồng

478.219.500

2

đồng


Năm 2011
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công
tác phòng, chống HIV/AIDS ở tuyến xã, phường
2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Chu Quốc Ân
3. Cơ quan thực hiện đề tài: Phòng Truyền thông và Huy động cộng đồng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
5. Thư ký đề tài: Ths. Đỗ Hữu Thủy
6. Danh sách những người thực hiện chính:
1. Ths. Chu Quốc Ân
2. Ths Đỗ Hữu Thủy
3. Ths Mai Xuân Phương
4. Bs Nguyễn Quang Hải
5. Ths Trần Thị Bích Trà
6. Ths Nguyễn Thị Minh Tâm
7. CN Đỗ Thu Thủy

8. CN Nguyễn Hải Huệ
9. CN Đặng Thị Phương Mai
10. CN Trần Thanh Tùng
7. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2011 đến tháng 11/2011

3


NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AIDS
BTXH
BYT
CBYT
HIV
NCMT
PVS
TCMT
TCXH
TLN
TTYT
TYT
UBND

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Bảo trợ xã hội
Bộ Y tế
Cán bộ y tế
Vi rút suy giảm miễn dịch ở người
Nghiện chích ma túy
Phỏng vấn sâu

Tiêm chích ma túy
Trợ cấp xã hội
Thảo luận nhóm
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Uỷ ban nhân dân

4


MỤC LỤC

PHẦN A: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI................................................................................................................7
PHẦN B: BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI............................................................................................10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................10
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................................................12
2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới.......................................................................................................12
2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam......................................................................................................12
2.3. Tình hình phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến xã, phường...........................................................................14
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................18
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................................................................18
3.1.1. Đối tương nghiên cứu...............................................................................................................................18
3.2. Địa bàn nghiên cứu......................................................................................................................................18
3.2. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................................................................19
Thủy ơi: Bố cục các phần lại theo form nhé.......................................................................................................19
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: .............................................................................................................................19
3.2.2. Cỡ mẫu và phương phám chọn mẫu......................................................................................................19
3.2.3.Nội dung và quy trình nghiên cứu..........................................................................................................19
3.4. Công cụ thu thập số liệu ..............................................................................................................................21
3.5. Người thu thập số liệu .................................................................................................................................21

3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................................................................22
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................................................................................23
4.1. Kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan đến công tác phòng,
chống HIV/AIDS tuyến xã phường....................................................................................................................23
4.1.1. Chỉ thị số 54-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng......................................................................23
4.1.2. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
.........................................................................................................................................................................24
4.1.3. Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.................................26
4.1.4. Hướng dẫn số 07/UBQG61-YT của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma
tuý, mại dâm về hướng dẫn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của xã, phường.........................................28
4.1.6. Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản...31
4.1.7. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ
xã hội...............................................................................................................................................................32
4.2. Kết quả thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường giai đoạn 2005 - 2008 qua báo
cáo của các tỉnh, thành phố.................................................................................................................................37
4.2.1. Công tác quản lý chỉ đạo ....................................................................................................................37
4.2.2. Hệ thống và nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường.......................................................39
4.2.3. Chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi.....................................................39
4.2.4. Chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV...................................................44
4.2.5. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS ................................................................................................47
4.2.6. Quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục ...................................................48
4.2.7. Độ bao phủ của các dự án phòng, chống HIV/AIDS quốc tế tài trợ...................................................49
4.2.8. Các mô hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS................................................................................50
4.2.9. Kinh phí hoạt động................................................................................................................................51
4.3. Kết quả khảo sát thực địa.............................................................................................................................53
4.3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn khảo sát thực địa......................................................................................53
4.3.2. Các phát hiện chính qua khảo sát thực địa............................................................................................59
4.4. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đang được triển khai tại xã phường............................................67
4.4.1. Phổ biến tuyên truyền các chỉ thị và văn bản quy phạm pháp luật phòng, chống HIV/AIDS..............67
4.4.2. Lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS................................................................................................69

4.4.3. Triển khai hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông.........................................................................71
4.4.4. Các hoạt động can thiệp giảm tác hại....................................................................................................74
4.4.5. Các hoạt động quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV............................................................................75
5


4.4.6. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con............................................................................................78
4.4.7. An toàn trong dịch vụ y tế.....................................................................................................................80
4.4.8. Theo dõi, báo cáo, giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS định kỳ...........................................81
4.4.9. Đào tạo và tập huấn...............................................................................................................................82
4.5. Một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS......................................................83
4.5.1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã.................................................................83
4.5.2. Phương tiện phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ..............................................................84
4.5.3. Chế độ cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên................................................................................86
4.5.5. Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư....................................88
4.5.6. Hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS các tuyến tỉnh, huyện, xã đã ban hành......................................89
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................................91
Phần Kết luận nên viết theo mục tiêu nghiên cứu, chỉ kết luận những gì mình phát hiện được qua kết quả nghiên
cứu. Nên viết ngắn gọn hơn....................................................................................................................................91
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................................94
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................................97

6


PHẦN A: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
Thủy ơi, viết đúng form mà mình gửi cho bạn đó.
Văn bản 07/UBQG61-YT của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời
của Đảng và Nhà nước đối với đại dịch HIV/AIDS. Sự ra đời của văn bản hướng

dẫn các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại xã, phường không những giúp
kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường theo đúng quy
định của Chính phủ, mà còn là cơ sở cho việc huy động sự tham gia của cộng
đồng và là nơi triển khai tất cả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đến từng
cộng đồng, từng hộ gia đình, từng người dân. Vì vậy, việc đánh giá nhanh công
tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường cũng như các kết quả đạt được
sau hơn 5 năm thực hiện văn bản hướng dẫn 07/UBQH61-YT, từ đó rút ra các
bài học kinh nghiệm, đưa ra những chủ trương và các giải pháp lớn ở giai đoạn
tiếp theo là hết sức cần thiết.
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính
và kết hợp với nghiên cứu trên tài liệu sẵn. Rà soát và phân tích văn bản quy
phạm pháp luật, tài liệu liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến
xã, phường và tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS xã
phường giai đoạn 2005-2008 từ các địa phương. Tiến hành 65 thảo luận nhóm và
85 cuộc phỏng vấn sâu tại 05 tỉnh để thu thập các thông tin về hệ thống tổ chức,
quản lý và vận hành công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường. Năm
tỉnh và thành phố được lựa chọn để nghiên cứu là Hòa Bình, Nghệ An, Đà Nẵng,
Đồng Tháp và Sóc Trăng.
Sau khi văn bản hướng dẫn được ban hành, các cấp uỷ đảng, chính quyền
địa phương đã có các văn bản chỉ đạo việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt
và triển khai thực hiện theo nội dung hướng dẫn. Tuy vậy, một số các hướng dẫn
hiện nay không còn phù hợp và rất cần sửa đổi cụ thể: Hướng dẫn các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường bao gồm cả xã, phường trọng điểm
và xã, phường không trọng điểm, Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực
7


hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 20112015 và quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y ở khu phố.
Hầu hết các xã phường (87%) đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống
HIV/AIDS xã phường. Nhưng hàng năm chỉ có 80% các xã phường có ban hành

các văn bản chỉ đạo hoặc hướng dẫn triển khai kế hoạch các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS. Cũng chỉ có 80% các Ban chỉ đạo có tổ chức họp giao ban
định kỳ 6 tháng một lần và lồng ghép nhiều nội dung trong các cuộc họp. Tên
gọi và thành phần ban chỉ các xã cũng không thống nhất, ngay trong cùng một
huyện các xã khác nhau cũng vận dụng khác nhau. Mạng lưới cán bộ, cộng tác
viên làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường và thôn, bản hiện
nay dù có sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau nhưng thiếu các hướng
dẫn hoạt động, quy định trách nhiệm, năng lực hạn chế cũng như việc chi trả chế
độ phụ cấp chưa thống nhất, do vậy hiệu quả hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS của đội ngũ này còn rất hạn chế. Tuy nhiên lực lượng y tế thôn bản
được coi là hệ thống cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS tuyến thôn bản tiềm
năng và hiệu quả nhất.
Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến xã phường hiện nay chủ
yếu là hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống
HIV/AIDS, tuy nhiên hình thức truyền thông trực tiếp – yếu tố quyết định góp
phần thay đổi và duy trì hành vi phòng ngừa lây nhiễm HIV một cách hiệu quả
và bền vững chưa được triển khai thường xuyên. Các hoạt động như can thiệp
giảm tác hại, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con v.v...do nhiều nguyên nhân khác nhau nên độ bao phủ và chất lượng còn rất
hạn chế. Mặc dù tuyến xã phường hiện nay có một số mô hình phòng, chống
HIV/AIDS nhưng vẫn chủ yếu là tổ chức nhóm giáo dục đồng đẳng (12% số xã
phường) và tổ chức các dạng câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS (4% số xã
phường).
Việc phân chia xã phường trọng điểm và không trọng điểm trong thời
gian qua mặc đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của công cuộc phòng, chống
HIV/AIDS khi mà tình hình dịch HIV chưa phổ biến và nguồn lực hạn chế. Tuy
nhiên khi dịch đang có dấu hiện lan rộng ra cộng đồng trong giai đoạn hiện nay
và với quan điểm dự phòng thì việc phân chia xã phường trọng điểm và không
trọng điểm đã không còn thật sự phù hợp và cần phải điều chỉnh kinh phí để các
8



xã không thuộc xã phường trọng điểm cũng không phải là “xã trắng” về các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS.
Năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như cộng tác viên tham
gia làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường và thôn bản hiện
còn thiếu cả vể số lượng và chất lượng. Phương tiện truyền thông phục vụ cho
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã bao gồm cả tài liệu truyền thông
hiện còn rất hạn chế.
Qua khảo sát về thực trạng công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã
phường, nhóm khảo sát đề xuất và kiến nghị với Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng,
chống tệ nạn ma túy, mại dâm cần có văn bản hướng dẫn các địa phương việc
kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo theo đúng Quyết định số 51 của Thủ tướng
Chính phủ. Với ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường có thể
đưa thêm các trưởng thôn, bản vào thành phần Ban chỉ đạo, như vậy hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS sẽ được triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo đúng tiến độ, thực hiện đầy đủ các
mục tiêu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu bám sát và bao phủ toàn bộ nội dung
nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính và rà soát
tài liệu sẵn có tại địa phương nên cần xây dựng thêm thiết kế nghiên cứu định
lượng để đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tuyến xã, phường trên cả nước.

9


PHẦN B: BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăm sóc sức khỏe nói chung và trong công tác phòng, chống

HIV/AIDS nói riêng các hoạt động tại tuyến xã, phường (sau đây gọi chung là
tuyến xã) đóng vai trò hết sức quan trọng vì đây là tuyến cuối cùng triển khai tất
cả các quy định, hướng dẫn của tuyến trên. Tuyến xã cũng là nơi triển khai tất cả
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đến tận từng cộng đồng, từng hộ gia
đình và từng người dân như thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi,
các hoạt động can thiệp giảm tác hại, hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
người nhiễm HIV tại nhà cà cộng đồng. Có thể nói làm tốt hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại tuyến xã sẽ đóng một vai trò quyết định vào thành công
của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược Quốc
gia phòng, chống AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020", căn cứ vào mục tiêu
của Chiến lược, năm 2004 Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng,
chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã ban hành văn bản số 07/UBQG61-YT hướng
dẫn các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại xã, phường (dưới đây gọi tắt là
hướng dẫn 07). Nội dung cơ bản của hướng dẫn 07 bao gồm:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS xã, phường theo đúng
quy định của Chính phủ và quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ
đạo.
- Quy định các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu tại xã,
phường, bao gồm:
+ Thông tin- giáo dục- truyền thông;
+ Quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS;
+ Can thiệp giảm tác hại trong các nhóm người có hành vi nguy cơ cao;
+ Đảm bảo vô trùng, an toàn trong các dịch vụ y tế xã, phường và lồng ghép
phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban
đầu.
Đến nay sau 5 năm thực hiện Hướng dẫn số 07, qua giám sát và phản ánh
của các địa phương cho thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hướng dẫn này cho
phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là sau khi Luật Phòng, chống HIV/AIDS
10



có hiệu lực thi hành, do vậy cần thiết phải xây dựng và ban hành hướng dẫn mới
nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tuyến xã, phường, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu tăng cường tiếp cận phổ
cập trong phòng, chống HIV/AIDS, “Kiềm chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới
0,3% vào năm 2010 và không tăng trong những năm tiếp theo” của Việt Nam,
đồng thời góp phần vào việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hiệp
quốc là “ngăn chặn và đẩy lùi dịch HIV/AIDS vào năm 2015” .
Giả thiết nghiên cứu chúng tôi đưa ra là: Sau 5 năm thực hiện văn bản
hướng dẫn 07/UBQH61-YT, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tuyến xã,
phường đã triển khai tốt tất cả các quy định, hưỡng dẫn của tuyến trên. Đồng
thời là nơi triển khai rất hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại
cộng đồng. Và để có cơ sở xây dựng các hướng dẫn mới về công tác phòng,
chống HIV/AIDS tuyến xã phường, một đánh giá nhanh công tác phòng, chống
HIV/AIDS tuyến xã phường cần được tổ chức là hết sức cần thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Rà soát các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống
HIV/AIDS tuyến xã phường;
2. Mô tả thực trạng công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tuyến xã, phường
hiện nay;
3. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống
HIV/AIDS ở tuyến xã, phường trong giai đoạn tiếp theo.

11


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Đại dịch HIV/AIDS đang là mối hiểm hoạ đối với nhân loại. Năm 2005

trên thế giới có thêm 5 triệu ca nhiễm mới. Số người sống chung với HIV/AIDS
trên toàn cầu khoảng 40,3 triệu người. Hơn 3 triệu người đã tử vong vì căn bệnh
thế kỷ này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã thúc giục các nhà lãnh đạo của
các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương nỗ lực hơn nữa để chặn đứng sự lây
lan của virus HIV, khi số ca lây nhiễm ở khu vực này đang ngày càng tăng. Năm
2006, ước tính 8,6 triệu người ở châu Á sống với HIV, gần một triệu người
trong số đó bị nhiễm bệnh trong năm ngoái. Khoảng một nửa ca mới nhiễm
bệnh trong năm 2006 thuộc những người quan hệ tình dục không an toàn. Theo
một chuyên gia cao cấp của WHO, Việt Nam và Papua New Guinea là hai điểm
nóng cần lưu ý. Số người nhiễm HIV ở Việt Nam tăng gấp đôi kể từ năm 2000,
tới 260.000 người vào năm 2005.
Bà mẹ và trẻ em là hai đối tượng thuộc các nhóm cần được ưu tiên chăm sóc
sức khoẻ. Nhưng trong thời gian qua, số lượng trẻ em bị nhiễm HIV tăng lên
nhanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do lây truyền từ mẹ sang con. Theo một
nghiên cứu của Liên hiệp quốc, trong năm 2002 trên thế giới có khoảng 800 000
trường hợp mới nhiễm HIV ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Châu Á, có khoảng dưới
5% số trường hợp nhiễm HIV là trẻ em dưới 15 tuổi. Ở hạ Saharan Châu Phi, tỷ
lệ này là gấp đôi và đóng góp đáng kể vào việc làm giảm tuổi thọ trung bình của
khu vực này.
2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Tính đến năm 2008, cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống
được báo cáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232
người chết do AIDS. Năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có
tổng số người nhiễm HIV cao nhất nước chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm
HIV phát hiện trên toàn quốc. Kế đến là Hà Nội với 15.528 người nhiễm HIV
hiện còn sống, Hải Phòng 6.540 người, Sơn La 5.183 người, Thái Nguyên 5.122
người, Nghệ An 3.711 người, An Giang 3.667 người và Bà Rịa – Vũng Tàu
3.427 người.
12



Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63
tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Trong 9 tháng đầu năm 2009
toàn quốc ghi nhận thêm 02 huyện mới phát hiện có người nhiễm HIV tại hai
tỉnh: Nghệ An (01 huyện) và Lai Châu (01 huyện). 82 xã, phường báo cáo mới
ghi nhận có người nhiễm HIV, trong đó khu vực Miền núi phía Bắc: 19 xã, tiếp
theo là khu vực Bắc Trung Bộ: 17 xã và cuối cùng là khu vực Đồng bằng Bắc
Bộ: 16 xã. So với cùng kỳ năm 2008, số lượng huyện và xã báo cáo phát hiện
nhiễm HIV giảm: số huyện giảm 01 huyện, số xã giảm 265 xã/phường (năm
2008 tăng 337 xã/phường).
Lứa tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 tuổi
chiếm hơn 50%, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm
tuổi 30-39 tuổi có xu hướng tăng hơn so với các năm trước tăng từ 30% năm
2008 lên đến 41% trong năm 2009. Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ
yếu qua đường máu (do tiêm chích ma túy không an toàn), tuy nhiên hình thái
có sự khác biệt giữa các vùng miền. Khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc chủ
yếu do tiêm chích ma túy nhưng các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Tây Nam
bộ chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện do quan hệ tình dục. Tại
Trà Vinh số nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trong tổng số các trường hợp
nhiễm HIV phát hiện lên tới 80,7%, Quảng Bình 73,2%, Cà Mau 69,4%, Quảng
Trị 62,0%, An Giang 55,8%, Thừa Thiên Huế 50,8%.
Phân bố theo giới: đa phần các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là
nam giới, toàn quốc chiếm 79%. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ đã có sự thay đổi
qua các năm gần đây với tỷ lệ nữ giới bắt đầu tăng từ 15% năm 2005 lên tới
23% năm 2009, tuy nhiên, dự báo trong tương lai tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ
giới có xu hướng tăng lên. Hiện nay nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm
có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về
ngành, nghề như lao động tự do, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, học sinh,
sinh viên, nhân viên hành chính, phạm nhân và trẻ em. Điều này cũng phù hợp

về hình thái lây truyền, khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng
hơn về ngành nghề của đối tượng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng
đồng sẽ cao hơn.
Đánh giá chung về tình hình dịch năm 2008 cho thấy HIV/AIDS đã có xu
hướng giảm và chậm lại. Số trường hợp nhiễm HIV phát hiện giảm mới 14,3%
(giảm 2.048 trường hợp), số bệnh nhân AIDS mới phát hiện giảm 11,1% (giảm
13


563 trường hợp) và số trường hợp tử vong do AIDS giảm 27,5% (giảm 599
trường hợp). Trong năm 2009 có 44 tỉnh/thành phố có số nhiễm HIV giảm so
với cùng kỳ năm 2008 (9 tháng đầu năm), trong đó có 8 tỉnh/thành phố có là (Hà
Nội, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ, Yên Bái, An Giang, Bình Phước, Sơn
La), còn lại 19 tỉnh/thành phố tăng, đứng đầu vẫn là TP Hồ Chí Minh với 373
trường hợp, kế đến là Điện Biên, Hải Phòng, Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Thọ. Các
số liệu về giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm
như nghiện chích ma túy, gái mại dâm đã có xu hướng giảm trong một vài năm
trở lại đây.
2.3. Tình hình phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến xã, phường
Theo thống kê của Bộ Y tế cho biết, tính đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành
phố trực thuộc TW đã tiến hành tổng kết công tác này ở các 3 cấp xã, phường huyện, quận và tỉnh, thành với 10.864 xã, phường tham gia. Hải Phòng là địa
phương duy nhất chưa có báo cáo. Kết quả thu được rất đáng khích lệ, góp phần
làm chậm lại dịch HIV/AIDS ở nước ta và chăm sóc hỗ trợ ngày càng tốt hơn
cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình cũng như tại cộng đồng.
Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: đã lựa chọn được 4.691 xã,
phường làm trọng điểm phòng, chống HIV/AIDS chiếm 43% tổng số xã,
phường trên cả nước. Đến cuối năm 2008, có 9.438 xã, phường (chiếm 87%
tổng số xã, phường) thành lập và đưa vào hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống
HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Hàng năm có hơn 8.800
xã, phường (chiếm 81% tổng số xã, phường) ban hành các văn bản chỉ đạo và

hướng dẫn triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn: Nghị
quyết của HĐND xã, phường, của UBND xã, phường hay cồng văn hướng dẫn
ban, ngành hoặc thôn, bản, ấp thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS hoặc
là Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS…
Về hệ thống và nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường: hiện
có 8.724 xã, phường (chiếm 80% tổng số xã, phường) có cán bộ y tế và 49% số
thôn, bản trong cả nước có cộng tác viên được phân công nhiệm vụ theo dõi
công tác phòng, chống HIV/AIDS chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Bên cạnh lực
lượng nòng cốt này, còn có hàng vạn cán bộ và cộng tác viên tham gia làm công
tác phòng, chống HIV ở cơ sở như: nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên dân
số, cán bộ các ban, ngành đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, nông dân, tuyên
14


truyền viên đồng đẳng… tạo ra một mạng lưới rộng khắp hàng ngày, hàng giờ
đưa thông tin về HIV/AIDS đến đại bộ phận dân cư, cung cấp các phương tiện
an toàn và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS…
Về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi: đã diễn ra sôi
nổi, rộng khắp, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và kết quả là đã
nâng cao được hiểu biết của người dân về HIV/AIDS và công tác phòng chống
đại dịch này. Nhiều địa phương trong cả nước đã sử dụng hệ thống loa truyền
thanh xã hoặc thôn, bản như là một phương tiện có hiệu quả trong công tác
truyền thông sức khỏe nói chung và HIV/AIDS nói riêng. Số liệu thống kê của
các xã, phường cho thấy số lượt phát thanh phòng, chống HIV/AIDS của năm
sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 2005 có 286.134 lượt thì năm 2008 có
502.631 lượt, trung bình tăng 54.000 lượt/năm với tổng số trong 4 năm là
1.561.863 lượt.
Bên cạnh hình thức truyền thông gián tiếp, các cán bộ và cộng tác viên làm công
tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường đã tích cực truyền thông trực
tiếp, đặc biệt là cho những người có hành vi nguy cơ cao. Trong vòng 4 năm

(2005-2008) với những nỗ lực không ngừng nghỉ và những cống hiến không mệt
mỏi của hàng vạn cộng tác viên cơ sở, đã có hơn 21.338.000 lượt người được
tiếp cận truyền thông, trong đó có 3.294.800 lượt người sử dụng ma túy,
1.102.683 lượt người nữ bán dâm hoặc tiếp viên nhà hàng, 6.730 lượt là nam có
quan hệ tình dục nam, 541.167 lượt bệnh nhân nhiễm HIV và 831.800 lượt
thành viên gia đình người nhiềm HIV, 1.245.500 lượt dân di biến động;
5.157.000 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…
Cũng trong thời gian trên, thông qua đội ngũ cán bộ và cộng tác viên
phòng, chống HIV/AIDS ở cơ sở đã có gần 16 triệu tài liệu truyền thông được
cấp phát cho dân, đáng chú ý là có gần 1.700.000 bản sách mỏng được cấp phát
tới từng hộ gia đình. Ngoài ra, hình thức truyền thông nhân sự kiện cũng đã trở
thành thế mạnh của các cơ sở. Các xã, phường đã tận dụng các ngày hội, ngày lễ
hoặc các sự kiện lớn để tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS. Đặc biệt từ năm 2008 đã tổ chức lễ mít tinh, diễu hành nhân ngày
Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) vào cùng một thời điểm ở các xã,
phường trong cả nước cùng với việc phát động phong trào “Toàn dân tham gia
phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư”…

15


Về các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV:
hiện nay, thống kê cho thấy hoạt động này mới chỉ tập trung chủ yếu cho các xã,
phường trọng điểm và mới chỉ “bao phủ” được 17,9% số xã, phường trên cả
nước. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn tăng đều hàng năm. Tính đến cuối
2008, các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại đã với tới 76.307 người tiêm
chích ma túy, 14.588 nữ bán dâm, 43.028 tiếp viên dịch vụ vui chơi giải trí,
398.041 người dân di biến động… Trong 4 năm, các cán bộ và cộng tác viên cơ
sở đã cấp phát miễn phí tới tay người sử dụng gần 31 triệu bao cao su, riêng
trong năm 2008, cấp phát lên tới 12 triệu chiếc trong đó 40% được cấp phát qua

tuyên truyền viên đồng đẳng.
Trong khuôn khổ các hoạt động can thiệp giảm tác hại, số lượng bơm kim
tiêm mới phát ra cũng tăng nhanh theo từng năm. Năm 2008 số bơm kim tiêm
sạch được cấp phát qua tất cả các kênh đạt 15 triệu chiếc, trong đó số bơm kim
tiêm phát qua tuyên truyền viên đồng đẳng cao gấp 3 lần so với các kênh khác.
Việc triển khai cá hoạt động can thiệp giảm tác hại đã giúp cho nhóm người có
hành vi nguy cơ cao không chỉ tiếp cận được với các dịch vụ dự phòng mà cả
các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ xã hội giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của
người nghiệm chích ma túy và người bán dâm, hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng
đồng.
Hoạt động giáo dục đồng đẳng và tiếp cận cộng đồng ngày càng được mở
rộng, bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và cộng đồng,
góp phần đáng kể trong việc triển khai chương trình giảm tác hại. Đội ngũ cán
bộ và cộng tác viên cơ sở ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong các
hoạt động tiếp cận cộng đồng trong chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm
HIV.
Về chăm sóc hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS tại xã, phường: thông qua
mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng và cộng tác viên cũng như huy động
được sự tham gia của mạng lưới những người nhiễm HIV tại địa phương vào
chăm sóc cho những bệnh nhân AIDS đặc biệt là bệnh nhân AIDS giai đoạn
cuối đã được xã, phường làm khá tốt. Thêm vào đó, cùng với hoạt động truyền
thông, các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị tại cộng đồng đã góp phần
chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đặc biệt là tại các
địa phương có người nhiễm HIV/AIDS.

16


Về xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả: hiện có 2 mô
hình được các xã, phường báo cáo nhiều nhất là Nhóm giáo dục đồng đằng và

Câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS. Đến cuối năm 2008, có 1.372 xã, phường
(chiếm 12%) đã thành lập được nhóm giáo dục đồng đẳng phòng, chống
HIV/AIDS, 415 xã, phường (chiếm 4%) có Câu lạc bộ phòng, chống
HIV/AIDS.
Ngoài ta, còn có nhiều mô hình khác do các ban, ngành đoàn thể tổ chức và thực
hiện như mô hình câu lạc bộ đồng cảm của Hội phụ nữ, câu lạc bộ của Đoàn
Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, các nhóm bạn giúp bạn, nhóm
tự lực của những người nhiễm HIV/AIDS và cả mô hình của các chức sắc tôn
giáo tham gia phòng, chống HIV/AIDS…

17


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tương nghiên cứu
- Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác phòng, chống
HIV/AIDS tuyến xã, phường hiện đang còn hiệu lực do tuyến Trung ương xây
dựng và ban hành;
- Các báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã giai
đoạn 2005 – 2008.
- Người quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS và cung cấp các
dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS các tuyến (trọng tâm tuyến xã, phường);
3.2. Địa bàn nghiên cứu
Tại 5 tỉnh : Hòa Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Tháp và Sóc Trăng.
Mỗi tỉnh chọn 02 huyện/thị; mỗi huyện/thị chọn hai xã/phường
Tiêu chí lựa chọn địa bàn
Tỉnh/thành phố: 5 tỉnh/thành đại diện cho 5 vùng vùng địa lý-sinh thái của
Việt Nam và có điều kiện kinh tế-xã hội mức trung bình.
Huyện/thị: mỗi tỉnh/thành chọn 2 huyện/thị có điểu kiện kinh tế-xã hội

mức trung bình (01 huyện/thị gần trung tâm tỉnh, 01 huyện/thị xa trung tâm tỉnh)
để đánh giá mức độ tiếp cận và triển khai các hướng dẫn phòng, chống
HIV/AIDS có tính khách quan.
Xã/phường: mỗi huyện/thị chọn 02 xã/phường có điều kiện kinh tế- xã hội
mức trung bình (01 xã/phường gần trung tâm và 01 xã/phường xa trung tâm).
Cụ thể, nhóm khảo sát đã lựa chọn ngẫu nhiên các địa bàn sau đây:
- Tỉnh Hoà Bình:
+ Huyện Kỳ Sơn: Thị trấn Kỳ Sơn và xã Hợp Thành.
+ Huyện Mai Châu: Thị trấn Mai Châu và xã Mai Hạ.
- Tỉnh Nghệ An:
+ Thị xã Cửa Lò: Phường Nghi Hương và Phường Nghi Hải
+ Huyện Đô Lương: Thị trấn Đô Lương và xã Bài Sơn.
- Thành phố Đà Nẵng:
+ Quận Liên Chiểu: Phường Hòa Hiệp và Hòa Minh.
18


+ Huyện Hoà Vang: Xã Hòa Châu và xã Hoà Phú.
- Tỉnh Long An:
+ Thị xã Tân An: Phường 2 và xã Bình Tâm.
+ Huyện Mộc Hoá: Thị trấn Mộc Hoá, và xã Bình Phong Thạnh.
- Tỉnh Sóc Trăng:
+ Thành phố Sóc Trăng: Phường 3 và Phường 7.
+ Huyện Thạnh Trị: Thị trấn Phú Lộc và xã Vĩnh Lợi.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thủy ơi: Bố cục các phần lại theo form nhé
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu:


Sử dụng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang: kết hợp nghiên cứu trên tài liệu
sẵn có (văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, tài liệu liên quan...) và nghiên cứu
định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm...)
3.2.2. Cỡ mẫu và phương phám chọn mẫu
- Thảo luận nhóm:
o Tuyến tỉnh: 01 TLN/tỉnh x 05 tỉnh = 05 cuộc
o Tuyến xã, phường:
03 TLN/ xã,phường x 04 xã,phường/tỉnh x 05 tỉnh = 60 cuộc
- Phỏng vấn sâu:
o Tuyến tỉnh: 03 PVS/tỉnh x 05 tỉnh = 15 cuộc
o Tuyến huyện: 03 PVS/huyện x 02 huyện/tỉnh x 05 tỉnh = 30 cuộc
o Tuyến xã, phường:
02 PVS/xã, phường x 04 xã, phường/tỉnh x 05 tỉnh = 40 cuộc
Như vậy, tổng cộng có 65 cuộc thảo luận nhóm và 85 cuộc phỏng vấn
sâu.
3.2.3.Nội dung và quy trình nghiên cứu
3.2.2.1. Rà soát và phân tích văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu khác
liên quan đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường
19


Thu thập, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu chỉ
đạo, hướng dẫn hiện có liên quan đến hướng dẫn công tác phòng, chống
HIV/AIDS tuyến xã, phường .
3.2.2.2. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS xã
phường giai đoạn 2005-2008 từ các địa phương
Thu thập, phân tích và đánh giá các báo cáo công tác phòng, chống
HIV/AIDS xã, phường của các tỉnh, thành và xã, phường trên toàn quốc (dựa
trên báo cáo phòng, chống HIV/AIDS xã phường giai đoạn 2004-2008 được thu
thập được theo công văn số 951/BYT-UBQG50 của Bộ Y tế hướng dẫn tổng kết

công tác phòng, chống HIV/AIDS xã, phường giai đoạn 2005-2008).
3.2.2.3. Tổ chức khảo sát thực địa
- Tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại xã, phường;
- Tìm hiểu vai trò và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tại xã, phường;
- Đánh giá việc triển khai thực hiên hướng dẫn 07 tại xã, phường;.
- Ghi nhận các đề xuất, khuyến nghị, các giải pháp nhằm tăng cường công
tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường.
Việc khảo sát tại thực địa sử dụng các phương pháp sau:


Phỏng vấn sâu

- Cấp tỉnh : 3 người
+ Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,
mại dâm của tỉnh, thành phố;
+ Lãnh đạo Sở Y tế phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS;
+ Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố.
- Cấp quận, huyện: Mỗi quận, huyện phỏng vấn sâu 3 người
+ Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy,
mại dâm của quận,huyện;
+ Lãnh đạo phòng Y tế;
+ Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng (Trung tâm Y tế).
- Cấp xã, phường: Mỗi xã, phường phỏng vấn sâu 2 người :
20


+ Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, kiêm Trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS

và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của xã, phường;
+ Lãnh đạo Trạm Y tế xã.


Thảo luận nhóm

- Cấp tỉnh : 01 cuộc thảo luận nhóm gồm 10 người
+ Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (chưa tham gia phỏng vấn
sâu);
+ Các trưởng, phó khoa, phòng của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS;
+ Đại diện phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế
- Cấp xã, phường: Mỗi xã, phường tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm, gồm :
+ Cuộc thứ nhất: 9 người là đại diện các ban, ngành, đoàn thể : Mặt trận Tổ
quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công an, Văn hoá Thông tin, Dân số, Cán sự Xã hội và 01 cán bộ chuyên trách công tác
phòng, chống HIV/AIDS của trạm y tế.
+ Cuộc thứ hai: 8 người là : Trưởng thôn, Trưởng bản (đối với các xã), Tổ
trưởng các tổ dân phố (đối với các phường).
+

Cuộc thứ ba: 8 người là : Y tế thôn, bản (đối với các xã), hoặc các cộng
tác viên y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình, cán sự xã hội (đối vối các
phường) chưa tham gia các cuộc thảo luận nhóm nêu trên.

3.4. Công cụ thu thập số liệu
- Tập hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống
HIV/AIDS được cập nhật hàng năm do Bộ Y tế ban hành.
- Các báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS xã, phường giai đoạn
2004-2008 được thu thập theo công văn số 951/BYT-UBQG50 của Bộ Y tế
hướng dẫn tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS xã, phường giai đoạn
2005-2008).

- Các bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc dùng cho các nhóm đối tượng cụ
thể trong phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (nói trên).
3.5. Người thu thập số liệu
Người tham gia cuộc khảo sát là những cán bộ có kinh nghiệm gồm:
- Cán bộ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
21


- Cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh; cán bộ Trung
tâm Y tế dự phòng huyện và cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS
tuyến xã hỗ trợ các công việc như:
+ Thu thập số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 20042008 của địa phương;
+ Hỗ trợ việc tổ chức các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu...
3.6. Xử lý số liệu
- Với các số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2005-2008
xủ lý theo phương pháp tổng hợp báo cáo và toán học thông thường.
- Các thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
được xử lý theo phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu định tính.

22


IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tách riêng phần kết quả và bàn luận
- Kết quả: Viết theo mục tiêu nghiên cứu và chỉ trình bày phần số liệu, bảng biểu
và nhận xét rất ngắn gọn.
- Phần bàn luận: Bàn luận và có ý kiến về kết quả nghiên cứu, so sánh với các
kết quả nghiên cứu trước đó hoặc các quy định, hướng dẫn các văn bản.

4.1. Kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu khác có

liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường
Trên cơ sở mục tiêu đánh giá nhanh, nhóm khảo sát đã tiến hành rà soát
và phân loại các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến
xã, phường do tuyến Trung ương xây dựng và ban hành. Do số lượng các văn
bản liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường đã được
xây dựng và ban hành trong thời gian qua là rất lớn bao gồm các văn bản quy
phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật,
trong khi mục đích khảo sát văn bản để phục vụ cho việc xây dựng các hướng
dẫn tổ chức hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường có tính quy
phạm pháp luật giai đoạn tới, do vậy nhóm khảo sát chỉ tập trung vào việc thu
thập và phân tích các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo đã ban
hành và còn hiệu lực thi hành, bao gồm cả các văn bản chỉ đạo của Đảng về
phòng, chống HIV/AIDS. Những văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ
đạo hết hiệu lực đã không được xem xét. Cuộc khảo sát này cũng không thu thập
và phân tích các văn bản hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật liên quan đến hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường. Kết quả cụ thể như sau:
4.1.1. Chỉ thị số 54-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Ngày 30 tháng 11 năm 2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban
hành Chỉ thị 54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống
HIV/AIDS trong thời kỳ mới” (dưới đây gọi tắt là Chỉ thị 54), trong đó nhấn
mạnh các nội dung chính sau:
- Coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng;
- Yêu cầu các cấp ủy Đảng:
+ Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, quyết không
để HIV/AIDS phát triển tràn lan thành đại dịch ở nước ta trong thời gian tới;
23


+ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và của mọi người dân

đối với nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS;
+ Các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền cần xác định rõ phòng, chống
HIV/AIDS là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; thường xuyên theo dõi, phân
tích, đánh giá tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành và địa phương.
Chỉ thị 54 của Ban Bí thứ Trung ương Đảng đã thúc đẩy các tổ chức Đảng
và mỗi đảng viên tăng cường nhận thức về công tác phòng, chống HIV/AIDS và
đẩy mạnh chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở các địa
phương cơ sở. Tuy nhiên, do Chỉ thị đã ban hành được 5 năm, do vậy việc xem
xét và đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị này là hết sức cần thiết.
4.1.2. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa XI đã thông
qua Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2007. (Dưới đây xin viết tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS).
Luật Phòng, chống HIV/AIDS có 6 chương, 50 điều, trong đó có nhiều
chương điều, khoản quy định trách nhiệm phòng, chống HIV/AIDS tại xã
phường và cộng đồng dân cư, cụ thể:
- Về trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống
HIV/AIDS ở cấp xã, phường/đơn vị cơ sở, Luật quy định (tại điều12):
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về phòng, chống
HIV/AIDS.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân trên
địa bàn địa phương.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các trách nhiệm thực hiện
phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư theo quy định của Luật (tại
điều 17), bao gồm :
+Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân

cư, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền
24


thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của
người Việt Nam ;
+ Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều
kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
+ Phát huy vai trò của các già làng, tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư,
trưởng thôn, già làng, trưởng ấp, trưởng làng, trưởng bản, trưởng phum, trưởng
sóc, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc
tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng trong việc vận động
người dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
+ Xây dựng và phát triển mô hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân
cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc văn hóa - sức khoẻ gắn với việc phòng, chống
HIV/AIDS;
+ Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và
thành viên gia đình họ.
- Luật cũng quy định các tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản,
phum, sóc có các trách nhiệm sau đây:
+ Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia
và thực hiện các quy định về phòng, chống HIV/AIDS;
+ Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quần
chúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng và các hoạt
động xã hội khác;
+ Đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành
viên gia đình họ.
+ Khuyến khích dòng họ, hàng xóm, bạn của người nhiễm HIV động viên
về tinh thần, chăm sóc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa
nhập với cộng đồng và xã hội.

Tại Điều 16 của Luật cũng đã quy định trách nhiệm của các xã phường
trong việc phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm người di biến động, cụ thể:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền
về phòng, chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương
mình.
Việt Nam là một trong số ít các nước đã ban hành Luật phòng, chống
HIV/AIDS hoàn chỉnh, đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao
25


×