Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khảo sát ý kiến của bệnh nhân methadone về mô hình xã hội hóa chương trình methadone tại thành phố hồ chí minh, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 77 trang )

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ
HÌNH XÃ HỘI HÓA METHADONE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(thực hiện năm 2012)

Chủ nhiệm đề tài

: BS. Tiêu Thị Thu Vân

Cơ quan thực hiện

: Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

Cơ quan quản lý đề tài

: Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Mã số đề tài (nếu có)

: 20


Năm 2012

[Type text]


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ
HÌNH XÃ HỘI HÓA METHADONE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(thực hiện năm 2012)

Chủ nhiệm đề tài

: BS. CKI.Tiêu Thị Thu Vân

Cơ quan thực hiện đề tài

: Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

Cấp quản lý

: Cục Phòng, chống HIV/AIDS


Mã số đề tài (nếu có)

: 20

Thời gian thực hiện

: từ tháng 01/ 2012 đến tháng 12 /2012

Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 32.998.400 vnd
Trong đó: kinh phí SNKH

:32.998.400 vnd

Nguồn khác (nếu có)

: 0 triệu đồng

Năm 2012

[Type text]


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ


1. Tên đề tài: Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của
bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại TP.
Hồ Chí Minh (thực hiện năm 2012).

2. Chủ nhiệm đề tài

: BS. CKI. Tiêu Thị Thu Vân

3. Cơ quan thực hiện đề tài

:Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

4. Cơ quan quản lý đề tài

: Cục Phòng, Chống HIV/AIDS

5. Thư ký đề tài

: không

6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có): không có
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- BS. CKI. Tiêu Thị Thu Vân
- ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngà
- CN. Phạm Thị Thu Thúy
- CN.Hán Đình Hòe
- CN.Vũ Thị Tường Vi

8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có): không có
9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012


[Type text]


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

MỤC LỤC
1.Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 3
2. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 4
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................... 9
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 9
3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu và đối tượng nghiên cứu .............................. 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................ 12
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................... 14
3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu ...................................................... 14
3.6. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 15
4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 17
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................... 17
4.2. Khả năng chi trả chi phí ............................................................. 23
4.3. Vai trò của gia đình ................................................................... 28
4.4. Nhu cầu của bệnh nhân .............................................................. 34
5. Bàn luận .............................................................................................. 42
6. Kết luận và khuyến nghị .................................................................... 44
7. Tài liệu tham khảo.............................................................................. 49
8. Phụ lục ................................................................................................ 52


[Type text]


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

CDTP

: Chất dạng thuốc phiện

HIV/AIDS

: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

MMT

: Liệu pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
thay thế bằng Methadone

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


UBPC AIDS

: Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

UBND

: Ủy ban nhân dân

[Type text]


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Phần A - Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
(chủ nhiệm đề tài tự đánh giá)

1.Kết quả nổi bật của đề tài.
a) Đóng góp mới của đề tài.
Nghiên cứu cho thấy trên 90% bệnh nhân đang điều trị và người chưa điều
trị MMT đều mong muốn tiếp tục tham gia chương trình có đóng phí thay
vì được miễn phí như hiện nay. 42% bệnh nhân là người đang điều trị
MMT hay người chuẩn bị điều trị đều cho rằng họ có thể đóng góp chi phí
điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày. Mức chi phí trung bình bệnh
nhân có thể trả 20.693 đ/ngày/bệnh nhân.
b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể):
- Tỉ lệ số người tiếp tục tham gia điều trị Methadone có đóng phí thay vì
miễn phí như hiện nay (90%).

- Số tiền trung bình bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí điều trị
Methadone: 20.693 vnđ/ngày/bệnh nhân. Trong đó 42% có khả năng
đóng phí từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/người – tỉ lệ cao nhất.
- Xác định được vai trò của gia đình, đặc biệt là cha mẹ bệnh nhân trong
việc hỗ trợ kinh phí, tình cảm. chăm sóc sức khỏe cho con em họ khi
tham gia điều trị Methadone có đóng phí.
- Nghiên cứu xác định được các dịch vụ ưu tiên theo sự lựa chọn của
bệnh nhân khi họ tham gia đóng phí điều trị MMT. Ngoài dịch vụ phát
thuốc định kỳ, đa số bệnh nhân lựa chọn các dịch vụ khám sức khỏe
định kỳ, tư vấn tâm lý – tư vấn tuân thủ điều trị là 2 dịch vụ ưu tiên
hàng đầu, còn lại là các dịch khác.
c) Hiệu quả về đào tạo.


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Nghiên cứu này là cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu ít nhất là cho thành
viên của nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này, giúp họ phát huy năng lực
nghiên cứu bản thân và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Thứ hai, giúp các nhà nghiên cứu phát huy năng lực
nghiên cứu linh hoạt trong tất cả các mảng nghiên cứu, không chỉ đơn giản
là bồi dưỡng thêm kiến thức về cách thức thực hiện nghiên cứu mà còn
giúp trong việc đưa các nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong thực tiễn
d) Hiệu quả về kinh tế và xã hội.
Kết quả nghiên cứu này không chỉ là nghiên cứu khoa học mang tính lý
luận mà nó sẽ giúp cho ban ngành, cán bộ xây dựng chiến lược chương
trình xã hội hóa Methadone tại TP.HCM có kế hoạch triển khai chương
trình phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói

riêng và quan trọng hơn cả là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của bệnh
nhân khi họ tham gia đóng phí điều trị Methadone.

 Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.
Kết quả nghiên cứu là bằng chứng khoa học trong việc chỉ ra khả năng chi
trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân đang điều trị và những người
có nhu cầu nhưng chưa được điều trị khi tham gia vào chương trình xã hội
hóa MMT tại TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu giúp cho các ban ngành liên quan, những cán bộ quản
lý điều phối chương trình có những kế hoạch triển khai chương trình xã hội
hóa phù hợp với tình hình thực tế tại TP.HCM từ nay đến năm 2015, cũng
như đáp ứng được nhu cầu và khả năng của bệnh nhân khi tham gia điều trị
Methadone có đóng phí.

 Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt.


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

a) Tiến độ:
- Đúng tiến độ
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu
- Tổng số thời gian rút ngắn … tháng
x

- Kéo dài thời gian nghiên cứu
- Tổng số tháng kéo dài 02 tháng

- Lý do phải kéo dài: ngân sách về chậm (10/2012), thời gian thu
thập mẫu kéo dài 3 tháng thay vì 1 tháng.
b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra

x

Thực hiện được các mục tiêu đề ra nhưng không hoàn chỉnh
Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra
Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)

c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương.
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương
Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa
đạt
Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả các sản phẩm đều chưa
đạt chất lượng.
Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng
Những sản phẩm chưa thực hiện được (ghi rõ)

d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí.
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 32.998.400 đồng
- Trong đó: kinh phí SNKH

:32.998.400 đồng

x



Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

- Nguồn khác (nếu có)

: 0 đồng

- Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán : 32.998.400 đồng
- Chưa thanh quyết toán xong

: 0 đồng

- Kinh phí tồn đọng

: 0 đồng

 Các ý kiến đề xuất.
Không có ý kiến.


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]


Mẫu 4-QLKH/ BYT


BCKQNC-C-BYT

Phần B. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài
cấp cơ sở
1. Đặt vấn đề:
1.1. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.
Ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại, nó đã hủy hoại sức
khỏe, trí tuệ của con người, không những gây ra vi phạm pháp luật, đạo
đức, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Vấn đề nghiện
và tái nghiện luôn là nỗi ám ảnh không chỉ của cá nhân người sử dụng ma
túy mà còn là của cả gia đình và xã hội. Về khoa học, nghiện được xem
như là bệnh mãn tính của não bộ nên người nghiện được xem như là bệnh
nhân cần được điều trị lâu dài hoặc suốt đời.
Trên thế giới đã có rất nhiều liệu pháp điều trị khác nhau, trong đó phương
pháp điều trị các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone được
đánh giá khá cao về hiệu quả điều trị cho bệnh nhân có tiền sử nghiện ma
túy thuộc nhóm Heroin lâu năm. Ở Việt Nam, Methadone đã được phép
đưa vào điều trị thí điểm tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2008 và hiện nay đã mở rộng ra một số tỉnh thành khác trên cả nước. Cho
đến nay đã có 9 tỉnh, thành phố triển khai 30 điểm với 4.883 bệnh nhân
đang được điều trị. Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của chương
trình Methadone từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương
mở rộng Chương trình Methadone ra các tỉnh/thành phố trọng điểm về ma
túy và HIV/AIDS. Dự kiến đến năm 2015 chương trình sẽ được triển khai
trên 30 tỉnh/thành phố trên cả nước, phấn đấu đạt mục tiêu điều trị cho
khoảng 80.000 người nghiện chích ma túy.

1



Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những nơi có số người
nghiện ma túy cao, ước tính có khoảng trên 15.000 người sử dụng ma túy1.
Do đó với năm (05) điểm điều trị Methadone như hiện nay gồm Quận 4, 6,
8, Thủ Đức và Bình Thạnh chỉ mới có thể đáp ứng được một phần nhỏ số
người có nhu cầu tham gia điều trị của người sử dụng ma tuý. cơ sở điều trị
Methadone hiện nay chủ yếu do tài trợ, bệnh nhân tham gia chương trình
được điều trị miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, ngân sách
tài trợ cắt giảm một cách nhanh chóng và nhất thiết cần phải tìm kiếm các
mô hình với chi phí hiệu quả và bền vững và chuyển sang cơ chế bền vững
cho Nhà nước.
Theo Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 –
20152: Thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, triển khai việc thu
phí từ bệnh nhân và sử dụng nguồn thu để vận hành cơ sở và bao gồm trả
một phần hoặc toàn bộ lương cho nhân viên, tiến tới giảm dần ngân sách
Nhà nước chi cho chương trình theo công thức 1/3: ngân sách Nhà nước
1/3, viện trợ 1/3 và bệnh nhân tham gia trả 1/3. Dự kiến tới năm 2015,
TP.HCM sẽ có 19 điểm Methadone (7 điểm chính và 12 điểm vệ tinh) với
quy mô đồng bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 4.000 bệnh nhân.
Ngoài việc mở rộng các điểm cung cấp dịch vụ, chương trình Methadone sẽ
tập trung vào hoạt động tư vấn tâm lý xã hội, quan tâm đến các vấn đề về
việc làm, y tế cho bệnh nhân để phát huy hết khả tác dụng và hiệu quả
chương trình. Tuy nhiên, các điểm cung cấp sẽ đảm bảo chất lượng và quy
trình chuẩn của Bộ Y tế.
Để thực hiện tốt kế hoạch xã hội hóa chương trình Methadone trong thời
gian tới, kết quả nghiên cứu của đề tài là bằng chứng khoa học về khả năng

1

UBPC AIDS TP.HCM, 2011, Kế hoạch hoat động chương trình phòng chống AIDS giai đoạn 2012 –
2015.
2
UBND TP.HCM, số 2229/KH – UBND, TP.Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 5 năm 2012:

2


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

chi trả chi phí điều trị, nhu cầu gói dịch vụ của bệnh nhân Methadone khi
họ tham gia chương trình xã hội hóa Methadone. Đó là lý do nhóm nghiên
cứu thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone
của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại
TP.HCM”.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Mức độ chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân tham gia điều trị
Methadone là như thế nào?
2. Gia đình đóng vai trò như thế nào trong viêc hỗ trợ bệnh nhân chi trả
chi phí điều trị?
3. Bệnh nhân mong đợi được nhận gói dịch vụ gì trong quá trình tham
gia điều trị Methadone?

1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
 Mục tiêu tổng quát:

Tìm hiểu khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn
bị tham gia mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại TP.HCM
 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định khả năng chi trả phí tham gia điều trị của bệnh nhân
Methadone
- Xác định vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ bệnh nhân tham gia
chi trả chi phí điều trị Methadone
- Xác định nhu cầu của bệnh nhân về gói dịch vụ ưu tiên khi tham gia
mô hình xã hội hóa Methadone.

3


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

2. Tổng quan đề tài:
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
Sử dụng chất dạng thuốc phiện (Heroin) được xem như là một vấn đề
nghiêm trọng trên toàn cầu. Trên thế giới, hiện có khoảng 16 triệu người
tiêm chích ma túy trong đó 3 triệu người có HIV3.
 Quy mô chương trình
Bên cạnh những biện pháp dự phòng, chương trình giảm hại, hiện có 70
quốc gia triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
thay thế bằng Methadone với gần 800.000 bệnh nhân được điều trị (trong
đó có khoảng 580.000 bệnh nhân tại Châu Âu và hơn 200.000 bệnh nhân
Châu Á):
- Mỹ: Bắt đầu áp dụng rộng rãi vào 1964, trở thành quốc sách từ 1985.
1/4 trong tổng số 600.000 nghiện ma túy tại Mỹ đang được điều trị

bằng Methadone.
- Pháp: Đầu năm 1994, mới có 52 cơ sở điều trị, nhưng do số lượng
người nhiễm HIV vì tiêm chích ma túy ngày càng tăng nhanh và không
có giải pháp nào hữu hiệu bằng Methadone nên Bộ Y tế nước này đã
kiến nghị thành lập 5.000 cơ sở điều trị cho cả nước và số lượng người
điều trị lên tới 30.000.
- Châu Âu: Đa số các nước đều chấp thuận phương pháp này. LPM
chiếm ưu thế tuyệt đối ở Hà Lan. Thống kê năm 1994 cho thấy, tại
Thụy Sĩ có 3.000 cơ sở điều trị Methadone và ở Đức có 4.000 cơ sở.
- Hồng Kông là nước đầu tiên trong khu vực Tây Thái Bình Dương đưa
mô hình điều trị nghiện Heroin bằng Methadone (1972) và chương
trình đã đạt hiệu quả cao trong việc giảm tỉ lệ người nghiện chích ma
túy trong xã hội. Ngoài ra, Australia cũng đưa chương trình điều trị
nghiện bằng Methadone lên thành quốc sách từ năm 1993 cho thấy tầm
3

(11/2012)

4


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

quan trọng của chương trình. Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu thử
nghiệm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone và đã nhân rộng mô hình này vào năm 2006. Đến cuối
2009, có 112.000 người được điều trị Methadone tích cực tại 680 trạm
y tế.

 Hiệu quả chương trình
Theo nghiên cứu của tổ chức UNODC về hiệu quả của chương trình
Methadone4, tác giả Emran Mohammad Razzaghi cho thấy Methadone
giúp bệnh nhân giảm lạm dụng các chất gây nghiện bất hợp pháp, giảm
hành vi tội phạm và hành vi bạo lực, đồng thời giúp bệnh nhân chi tiêu
một cách hợp lý hơn thay vì trước đây phần lớn tiền của được đổ vào mua
ma túy, tính trung bình bệnh nhân tiết kiệm được 100 usd/tháng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 59% bệnh nhân còn điều trị duy trì và tuân thủ điều
trị sau 3 tháng tham gia chương trình Methadone. Đối với những bệnh
nhân đang điều trị với 75mg/ngày có tỉ lệ duy trì điều trị sau 3 tháng là
75% cao hơn so với bệnh nhân đang điều trị với độ dung nạp là
40mg/ngày (40% duy trì điều trị sau 3 tháng). 60% duy trì điều trị sau 6
tháng tham gia chương trình điều trị Methadone. Nghiên cứu cũng chỉ ra
hiệu quả chi phí chương trình mang lại cho bệnh nhân là họ chỉ phải trả 15
usd/tháng cho việc điều trị Methadone thay vì sử dụng ma túy sẽ mất gấp
gần 10 lần số tiền này5.
Nghiên cứu của Trường đại học Bristol, Cambridge và Edinburgh cho
thấy: điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone
làm giảm tần số sử dụng ma túy và giảm nguy cơ tử vong 13% mỗi năm.
Tuy nhiên nghiện Heroin là bệnh mãn tính, do đó cần phải điều trị lâu dài.

4

Emran Mohammad Razzaghi MD, he United Nations Office on Drugs and Crime, January 2005,
Effectiveness of methadone maintenance program in reducing illicit drug use and HIV related high-risk
behavior:
A multi-center study.

5



Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Theo nghiên cứu về Đánh giá hiệu quả điều trị Methadone ở Ireland
(4/2010) của Tiến sĩ Catherine Comiskey và Maynooth, Ủy ban Cố vấn
Quốc gia về Thuốc (NACD) cho thấy: sau một năm điều trị đã giảm số
người tiêm chích ma túy và tần suất tiêm chích ma túy, các hành vi nguy
cơ có liên quan đến tiêm chích là thấp hơn và triệu chứng sức khỏe thể
chất và tinh thần cao hơn6.
Bên cạnh các nghiên cứu hiệu quả điều trị lâm sàng, chương trình điều trị
nghiện bằng Methadone cho thấy hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Nghiên
cứu của Rufener, 1997 cũng đưa ra kết luận: chi phí xã hội cho hoạt động
phòng chống tội phạm ma túy và hoạt động liên quan cao gấp 4 lần chi phí
cho hoạt động duy trì điều trị Methadone7. Chúng bao gồm chi phí y tế,
chi phí thực thi pháp luật, chi phí hệ thống tư pháp, chi phí phòng chống
tội phạm ma túy, phòng chống lạm dụng ma túy, chi phí thất nghiệp và cả
chi phí cho những ca tử vong liên quan đến sử dụng ma túy.

2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc
Methadone đã được triển khai thí điểm tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh
từ đầu năm 2008. Đây là hai thành phố có quần thể người nghiện chích ma
túy lớn nhất cả nước. chương trình được triển khai nhằm mục đích góp
phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm
những người nghiện các CDTP và từ nhóm người nghiện các CDTP sang
các quần thể khác, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái
hoà nhập cộng đồng.


5

FHI Việt Nam, 2009, Đánh giá bước đầu triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh
6
/>7

/>
6


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

 Hiệu quả chương trình
Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương Việt Nam,
thuốc Methadone có những ưu điểm sau: Làm giảm hành vi sử dụng các
chất dạng thuốc phiện khác (từ 100% xuống 18% sau 6 tháng và 9% sau 2
năm điều trị; Giảm tỉ lệ tiêm chích: từ 35% xuống 3.2%; giảm các hành vi
nguy cơ như: phạm pháp trong gia đình, phạm pháp ngoài xã hội; và đặc
biệt làm giảm rất nhiều về số tiền chi cho mua ma túy bất hợp pháp, liều
Methadone trung bình phù hợp với cơ địa người Việt Nam: 20 –
60mg/ngày8
Theo nghiên cứu của Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (2009) cho thấy sau
một thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân tốt lên, cân nặng tăng lên và
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được tăng lên rõ rệt9.
Nghiên cứu mới nhất10 của Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại
Việt Nam năm 2011 đã chỉ ra rằng: Với phương án tổ chức hợp lý, chi phí
trên ngày/người của chương trình Methadone có thể đạt đến mức chỉ còn

12.500 đồng (0.76 USD) tại các điểm Methadone có quy mô điều trị 400
bệnh nhân.
 Kế hoạch xã hội hóa chương trình Methadone
Theo Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 –
2015: Thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, triển khai việc thu
phí từ bệnh nhân và sử dụng nguồn thu để vận hành cơ sở và bao gồm trả
một phần hoặc toàn bộ lương cho nhân viên, tiến tới giảm dần ngân sách
Nhà nước chi cho chương trình theo công thức 1/3: ngân sách Nhà nước
8

Trần Viết Nghị, (2003) “Áp dụng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại
Viện Sức khỏe Tâm thần”,
9
Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, (tháng 4/2011) “Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động điều trị thay
thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh”:
10
Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại Việt Nam năm 2011 đã chỉ ra rằng “Nghiên cứu đánh
giá bước đầu hiệu quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại Hải Phòng và TP.HCM

7


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

1/3, viện trợ 1/3 và bệnh nhân tham gia trả 1/311. Dự kiến tới năm 2015,
TP.HCM sẽ có 19 điểm Methadone (7 điểm chính và 12 điểm vệ tinh) với

quy mô đồng bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 4.000 bệnh nhân.
Việc thu phí bệnh nhân được thực hiện dựa trên nguyên tắc thu đủ bù chi12.
Tuy nhiên để đảm bảo chương trình được khả thi cần có lộ trình, cụ
thể:Trong hai năm đầu tiên (2013 – 2014) nguồn ngân sách thành phố và
các nguồn tài trợ sẽ đảm bảo việc chi trả lương, các khoản phụ cấp cho cán
bộ viên chức và tiền thuốc cho bệnh nhân. Các khoản chi phí hoạt động
thường xuyên như: phí vận hành, phí hỗ trợ điều trị, phí hỗ trợ kỹ thuật,
huấn luyện bổ sung và nâng cao cho nhân viên… được sử dụng từ nguồn
thu phí bệnh nhân với mức thu phí tối đa là 10.000đ/bệnh nhân/cơ sở điều
trị chính và 8.000đ/bệnh nhân/điểm phát thuốc. Năm 2015 khi các nguồn
tài trợ nước ngoài bị cắt giảm, nguồn ngân sách thành phố vẫn tiếp tục hỗ
trợ tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản chi phí hoạt động thường
xuyên và tiền thuốc được sử dụng từ nguồn thu phí bệnh nhân, dự kiến
mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là 20.000 đồng/ngày/bệnh
nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày (các khoản thu này đã
tính giảm trừ (miễn phí) khoản thu trên bệnh nhân nghèo, ước tính tỉ lệ
bệnh nhân nghèo được miễn giảm là 20, và bệnh nhân gián đoạn liều trong
quá trình điều trị là 5%).
Trong quá trình tổng quan tài liệu, so sánh giữa các nghiên cứu đã thực
hiện trước, tác giả nhận thấy: điểm chung của các nghiên cứu trên là tập
trung tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả chương trình
Methadone hiện nay. Do đó, ngoài việc kế thừa, rút ra bài học kinh nghiệm
từ các nghiên cứu trước cả về phương pháp và nội dung nghiên cứu. Đề tài
đưa ra những điểm mới, điểm khác biệt so với những nghiên cứu trước đó

11

UBND TP.HCM, số 2229/KH – UBND, TP.Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 5 năm 2012:

8



Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

như: mô tả vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ con em họ tham gia điều
trị MMT, khả năng chi trả chi phí điều trị và nhu cầu dịch vụ ưu tiên của
bệnh nhân Methadone khi tham gia vào mô hình xã hội hóa MMT tại
TP.HCM trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1.Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu đánh giá này sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô
tả. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên
cứu định tính. Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân
bệnh nhân đang điều trị tại 5 phòng khám MMT tại TP.HCM: Phòng khám
Methadone quận 4, 6, 8, Bình Thạnh và quận Thủ Đức. Phương pháp định
tính sẽ thực hiện phỏng vấn sâu đối với gia đình bệnh nhân đang/chuẩn bị
điều trị Methadone.
3.2.Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 3 đối tượng chính đó là:
a) Bệnh nhân đang điều trị Methadone
b) Những người chưa điều trị (những người đã đăng ký điều trị
Methadone nhưng hiện tại vẫn chưa được điều trị, hay nói khác đi là
những người nằm trong danh sách đã được xét duyệt nhưng chưa
điều trị, tính đến thời điểm thu thập thông tin ( tháng 6 – 9/2012).
c) Gia đình/thân nhân của bệnh nhân đang điều trị/có nhu cầu điều trị
Methadone tại TP.HCM

3.2.2. Cỡ mẫu
 Cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu định lượng.
12

Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM: Quyết định về ban
hành kế hoạch xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015.

9


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Tính đến tháng 02/2012, tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone tại
TP.HCM là 1,200 người.
Dựa theo Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:

Z21 / 2 xP(1 P)
n
d2
Z21 – α/2: phân phối chuẩn
α=0,05 (Z=1,96)
P: giá trị mong muốn của tỉ lệ (cụ thể theo kế hoạch, khoảng 80% bệnh
nhân Methadone sẽ phải chi trả một phần chi phí điều trị).*
: Độ chính xác.


n=1,96 x 1,96 x 0,8 (1 – 0,8) = 245,8 mẫu (lấy tròn là 300 mẫu)

0.052

Với tổng số mẫu thu thập là 300 mẫu, do đó đối chiếu với số bệnh nhân
thực tế tại 5 quận tại Tp.HCM tính đến tháng 02/2012.
Tổng số người được mời tham gia nghiên cứu là 300 người, theo kế hoạch
ban đầu 50% số mẫu được chọn là bệnh nhân đang điều trị Methadone và
50% còn lại là những người có nhu cầu điều trị nhưng đang trong danh
sách chờ được đưa vào điều trị tại 5 Phòng khám Methadone của Quận 4,
6, 8, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Thời gian thu thập mẫu nghiên
cứu diễn ra từ tháng 6 đến tháng
9/2012, tuy nhiên số mẫu mong
muốn lấy như kế hoạch ban đầu
không thực hiện được vì: 4/5
quận đã có đủ số lượng bệnh
nhân đang điều trị duy trì theo

10


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

quy định của chương trình là 300 bệnh nhân trên một phòng khám do đó
chỉ lấy được số bệnh nhân chưa điều trị tại phòng khám của quận Thủ Đức
vì đây là Phòng khám mới đi vào hoạt động, tuy nhiên trong 3 tháng chờ
đợi từng đợt xét duyệt bệnh nhân, số lượng mẫu mới chỉ lấy được 27 người.
 Cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu định tính
-


Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 15 gia đình đại diện cho

bệnh nhân đang điều trị và người chuẩn bị điều trị MMT tại 5 phòng khám
của 5 quận tại TP.HCM. Mục đích để nhằm làm rõ thêm các thông tin của
bản hỏi định lượng về khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone khi
thành viên gia đình tham gia điều trị theo mô hình xã hội hóa. Tuy nhiên
qua quá trình gỡ băng phỏng vấn, nhóm nghiên cứu nhận thấy các thông
tin thu được từ phỏng vấn sâu giữa các gia đình bão hòa nhau, không có sự
khác biệt là mấy. Do đó, nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng mẫu phỏng vấn
được cho là có sự khác biệt nhau về thông tin liên quan đến chủ đề nghiên
cứu.
3.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu:
-

Đối với số bệnh nhân đang điều trị tại phòng khám: Kỹ thuật chọn

mẫu ngẫu nhiên đơn giản sẽ được sử dụng để chọn ra số mẫu cần thiến cho
nghiên cứu.Dựa vào danh sách bệnh nhân có sẵn của phòng khám và điều
trị Methadone của 5 quận, sau đó chọn ngẫu nhiên từ 1 đến 150.
-

Đối với số người có nhu cầu nhưng chưa được điều trị: Dựa vào

danh sách những người đăng ký điều trị Methadone (danh sách chờ), sau
đó lấy mẫu toàn bộ vì số người trong danh sách chờ quá ít, do đó không
cần phải chọn mẫu.
- Đối với 15 mẫu phỏng vấn sâu gia đình/thân nhân của bệnh nhân
đang điều trị và người chưa điều trị Methadone. Sử dụng kỹ thuật chọn
mẫu thuận tiện.

3.2.4. Tiêu chí chọn mẫu:

11


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

 Tiêu chuẩn đưa vào
- Bệnh nhân đang điều trị Methadone tại TP.HCM
- Người nghiện heroin đang có nhu cầu điều trị/người đã đăng ký
trong danh sách chờ tham gia điều trị Methadone tại TP.HCM.
- Đồng ý và ký xác nhận tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Người không có tên trong danh sách đăng ký chờ điều trị Methadone
tại 5 phòng khám của TP.Hồ Chí Minh.

3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu.
- Đặc điểm thông tin nhân khẩu học: giới; năm sinh; trình độ học vấn;
tình trạng hôn nhân; việc làm; thu nhập; điều kiện kinh tế gia đình…
- Tham gia chương trình và khả năng chi trả chi phí điều trị MMT: mức
độ hài lòng với chương trình hiện tại; tình trạng tham gia điều trị; lý
do tiếp tục/không tham gia điều trị; khả năng chi trả phí điều trị; thời
gian trả phí điều trị.
- Vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ con em họ khi tham gia điều trị
Methadone
- Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia đóng phí điều trị Methadone: hình

thức trả phí điều trị; lựa chọn dịch vụ ưu tiên; thái độ nhân viên, chất
lượng dịch vụ…
3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
 Phương pháp định lượng: đối với các chỉ tiêu nghiên cứu về đặc
điểm nhân khẩu học; mức độ tham gia vàkhả năng chi trả chi phí điều trị
MMT; nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa MMT.
- Cách thu thập: dựa trên danh sách bệnh nhân được chọn tham gia

12


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

nghiên cứu, các điều tra viên tiếp cận với bệnh nhân được chọn tại
các phòng khám, thông tin về nghiên cứu và mời họ tham gia vào
nghiên cứu.Sau khi bệnh nhân đồng ý, tiến hành phỏng vấn. Khi đối
tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra viên ghi nhận và
báo ngay cho người phụ trách nghiên cứu biết và tìm người thay thế
người không tham gia.
- Thời gian thực hiện: sau khi bệnh nhân đã hoàn tất việc khám, tư
vấn và uống thuốc đối với bệnh nhân đang điều trị. Đối với người
chưa điều trị, thực hiện phỏng vấn ngay sau khi họ có mặt tại phòng
khám theo thư mời của tư vấn viên MMT để tham gia nghiên cứu.
- Địa điểm phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn ngay tại phòng của cơ sở
điều trị, nơi phỏng vấn bệnh nhân đảm bảo không gian thoải mái, và
đủ riêng tư cho người tham gia nghiên cứu trả lời câu hỏi.
 Phương pháp định tính: đối với chỉ tiêu về vai trò của gia đình trong
việc hỗ trợ con em họ khi tham gia mô hình xã hội hóa Methadone.

- Cách thu thập: dựa vào danh sách các bệnh nhân đang điều trị MMT
của 5 quận, nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 15 gia đình và mời họ
tham gia nghiên cứu. Khi họ đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra
viên sẽ hẹn thời gian và địa điểm để có thể gặp được đại diện gia
đình bệnh nhân để thực hiện phỏng vấn sâu.
- Thời gian và địa điểm phỏng vấn chủ yếu do gia đình bệnh nhân tự
quyết định, đa phần là thực hiện tại gia đình họ, và tại phòng khám
MMT của quận.
3.3.3. Các công cụ nghiên cứu cụ thể.
 Đối với nghiên cứu định lượng: bộ câu hỏi cấu trúc đã được soạn sẵn
dùng để phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu là người chuẩn bị
điều trị và bệnh nhân đang điều trị Methadone tại 5 phòng khám của 5
quận tại TP.HCM. (xem phụ lục 2.1)

13


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

 Đối với nghiên cứu định tính: sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc để
phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu là gia đình của bệnh nhân để
tìm hiểu sâu thêm về sự hỗ trợ của gia đình, nhằm làm rõ các thông tin
mà bảng hỏi định lượng không thể thu thập hết được: chủ yếu tập trung
làm rõ vai trò của gia đình (cha mẹ) trong việc hỗ trợ thành viên/con
em họ khi tham gia vào điều trị Methadone có đóng phí. (xem phụ lục
2.2)
3.4. Phương pháp xử lý số liệu.
Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để xử lý những thông tin từ bảng hỏi định

lượng và thưc hiện gỡ băng theo chủ đề trên phần mềm Word 2007 đối với
những thông tin thu thập được qua những cuộc phỏng vấn sâu.
3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu
 Quản lý số liệu
Nhóm nghiên cứu là người trực tiếp đi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu,
kiểm tra, làm sạch và nhập dữ liệu từ bảng hỏi sang phần mềm nhập liệu
SPSS 17.0 và gỡ băng phỏng vấn sâu sang phần mềm Word 2007.
Các biên bản phỏng vấn, dữ liệu thu thập từ các bảng hỏi sẽ được lưu giữ
tại UBPC AIDS TP.HCM, do nhóm nghiên cứu quản lý trực tiếp.
 Phân tích số liệu
Nghiên cứu tiến hành phân tích mô tả các biến số bao gồm các tính toán tỉ
lệ phần trăm, trung bình, bên cạnh đó sử dụng Chi – square Test,
Correlations khi kiểm định sự khác nhau và xem xét mối tương quan giữa
các yếu tố: học vấn, việc làm, thu nhập, điều kiện kinh tế gia đình với yếu
tố tham gia chương trình, khả năng chi trả, lựa chọn dịch vụ ưu tiên,…

14


Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

3.6. Đạo đức trong nghiên cứu
 Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên là nhóm
thực hiện nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu (đối tượng nghiên
cứu). Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức
của Cục Phòng, Chống HIV/AIDS.
Ngay sau khi đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt thông qua,

nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện cũng như báo
cáo tính bảo mật thông tin của người tham gia nghiên cứu.
 Thoả thuận tham gia
Thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu được
thỏa thuận bằng văn bản. Đối tượng nghiên cứu đọc/được đọc bản thỏa
thuận đồng ý tham gia nghiên cứu, khi đồng ý đã ký vào bản thỏa thuận
thao gia nghiên cứu tự nguyện bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan. Các
đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, không cần ký tên vào bản
thỏa thuận và không tham gia vào nghiên cứu. Trong trường hợp người
tham gia nghiên cứu không biết đọc, sẽ có bên thứ ba là tư vấn viên của
chương trình MMT đứng ra làm chứng về việc ký thỏa thuận tham gia
nghiên cứu.
 Nguy cơ
Không có nguy cơ cho người tham gia nghiên cứu. Các thông tin điều tra
hoàn toàn vô danh. Các thành viên của nhóm nghiên cứu ký cam kết không
tiết lộ thông tin thu thập trong quá trình thực hiện nghiên cứu (tất cả các
thông tin cá nhân người tham gia nghiên cứu và các thông tin liên quan).
Thông tin thu thập được đã chỉ sử dụng cho nghiên cứu, không phục vụ các
mục đích khác ngoài nghiên cứu này.

15


×