Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trên quần thể người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm tỉnh cà mau, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.89 KB, 51 trang )

PHẦN B
NỘI DUNG BÁO CÁO
CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang tiếp tục phát triển nhanh và
lan rộng cả ở Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nó
không chỉ là mối đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, mà còn gây nguy hiểm cho
tính mạng con người, nó làm phá vở cấu trúc gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến
sự ổn định và phát triển Kinh tế - Xã hội cũng như an ninh chính trị của mỗi quốc
gia. [8], [13], [45], [48]
Dịch HIV/AIDS liên tục phát triển cả về không gian lẫn thời gian và nó trở
thành một đại dịch gia tăng vượt quá sự kiểm soát của loài người. [4]
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp,
tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người
nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu
người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với năm
1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận
tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước
khu vực cận Saharan, Châu Phi. [55.6].
Qua hơn 30 năm đấu tranh với đại dịch, tuy đã có những thành công nhất
định, nhưng đến nay trên toàn cầu vẫn chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ
lây nhiễm HIV/AIDS [23.1]. Sự nguy hiểm của HIV/AIDS là chưa có thuốc
phòng ngừa và điều trị [31], [46.1].
Theo Tổ chức Y tế giới (WHO) và Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc
về HIV/AIDS (UNAIDS) đến 31/12/2009 toàn thế giới đã có khoảng 33,3 triệu người
đang sống với HIV/AIDS. Đồng thời trong năm 2009 số ca mới nhiễm HIV là 2,6 triệu
người và số ca tử vong do AIDS là 1,8 triệu người [9.12], [23.3], [50.1], [63], ơ55.6].
Ở Việt Nam, kể từ ca HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990


tại thành phố Hồ Chí Minh thì đến 30/06/2012 toàn quốc đã phát hiện tổng số
trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 204.019, trong đó có 58.569 trường hợp
bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 61.856 người chết do AIDS [8.1].


Tại Cà Mau, luỹ tích từ đầu vụ dịch (1994) tính đến ngày 30/9/2012, trong
tỉnh Cà Mau đã giám sát phát hiện được 3.343 cas nhiễm HIV, chuyển sang
AIDS 716 cas, tử vong 233 cas và phát hiện thêm 215 cas nhiễm mới trong số
948 mẫu giám sát phát hiện (tỷ lệ 22%). Hiện nay đã có 9/9 huyện, thành phố,
85% xã, phường và thị trấn trong toàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS [46.1].
Trong đó chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20 - 39 tuổi (chiếm 58,84%) và tập
trung ở nhóm Đối tượng ma tuý (chiếm 7,5%), mãi dâm (0,5%), điều này cho thấy
sự phát triển dịch HIV/AIDS ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao chưa thể kiểm soát
được là rất đáng lo ngạy [35.3 ]
Cùng với sự phát triển của xã hội thì các dịch vụ công cộng ngày càng phát
triển và trá hình rất đa dạng dẫn đến các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và dịch
HIV/AIDS trong cộng đồng cũng gia tăng. Do đặc điểm đặc thù của nhóm nguy cơ
cao (ma túy, mại dâm) tập trung thành nhóm tại các tụ điểm, nên việc lây lan các
bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV/AIDS đều thuận lợi hơn. Trong khi hiện nay,
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh chưa thể ước lượng, đánh giá có
khoản bao nhiêu đối tượng nhiễm HIV trong cộng đồng cũng như có hành vi nguy
cơ liên quan đến tệ nạn MD hay TCMT, mức độ thường xuyên của các hoạt động
này như thế nào, hay mức độ hiểu biết các biện pháp mà họ đang sử dụng để tránh
lây nhiễm chéo HIV giữa các đối tượng trong nhóm với nhau.
Trước nhu cầu có được những số liệu để làm căn cứ đánh giá những hiểu
biết và khả năng phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt thông tin về tuổi
bắt đầu có hành vi nguy cơ giúp ta ước tính được tỷ lệ hiện nhiễm trong các
nhóm NCMT, PNMD những người mới có hành vi nguy cơ (mô phỏng tỷ lệ mắc
mới). Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần xây dựng kế hoạch can thiệp giảm tác
hại phù hợp với thực tế, trong đó chú trọng xây dựng mô hình truyền thông can

thiệp thích hợp và đạt hiệu quả, nhằm giúp cho đối tượng có đủ kiến thức và hành
vi phòng, chống HIV/AIDS.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu “Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trên quần thể người


nam nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm tỉnh Cà Mau năm 2012”, nhằm 2 mục
tiêu:
1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm nam nghiện chích ma túy và phụ
nữ mại dâm, tỉnh Cà Mau, năm 2012;
2. Mô tả các hành vi liên quan đến lây truyền HIV ở nhóm nam nghiện chích
ma túy và phụ nữ mại dâm, tỉnh Cà Mau, năm 2012.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
(Phần này cũng phải đánh số thứ tự các mục và thống nhất 1 cỡ chữ thôi)
TÌNH HÌNH NHIỄM HIV TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và khu vực châu á:
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp,
tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người
nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu
người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với năm
1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận
tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước
khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới
tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và 2009.
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong
năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Không có quốc

gia nào trong khu vực có dịch toàn thể. Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực
có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có
dấu hiệu chững lại. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số người trưởng thành là 1,3%
trong năm 2009, và tỷ lệ nhiễm mới đã giảm xuống còn 0,1%. Tại Cam-pu-chia,
tỷ lệ hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm xuống còn 0,5% trong năm 2009,
giảm từ 1,2% trong năm 2001. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở
những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm
chích ma túy là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin. Về hình thái nhiễm
mới HIV ở châu Á, năm 2009 có 360.000 người mới nhiễm HIV, thấp hơn 20%
so với 450.000 người năm 2001. Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn
Độ, Nepal và Thái Lan trong các năm từ 2001 đến 2009. Dịch cũng chững lại tại
Malaysia và Sri Lanka trong khoảng thời gian này. Tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở
Bangladesh và Philippin từ 2001 đến 2009 dù dịch tại các nước này vẫn ở mức


thấp. Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người
tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục
đồng giới. Các hình thái nhiễm mới có thể rất khác nhau tại những quốc gia rộng
lớn như Ấn Độ. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã
lây nhiễm từ việc quan hệ tình dục không an toàn, song việc thường xuyên có 2
hoặc hơn 2 người sử dụng chung bơm kim tiêm mới là hình thái lây truyền HIV
chính tại các bang đông bắc của quốc gia này.
Đại dịch HIV đã lây lan rất nhanh chóng trong nhóm người nghiện ma túy
tại nhiều nước thuộc Nam, Trung và Đông Nam Á. Sự kết hợp nhân tố đó đã làm
gia tăng số lượng lớn những người dễ bị tổn thương của nhiều nước thuộc khối
Asean, nó đẩy nhanh sự lan truyền bệnh dịch HIV. Một trong số đó là vùng có vị
trí địa lý nằm giữa vùng Tam Giác Vàng (Myanmar, Lào, Thái Lan) và vùng
Trăng Lưỡi Liềm (Afghanistan, Iran, Pakistan), với Afghanistan là nước sản xuất
heroin đứng đầu thế giới.
Tại một số nước đang phát triển, việc TCMT có thể nhận thấy tại nhiều tầng

lớp xã hội, tại thành thị, tại nông thôn, tại vùng ngoại ô, tại người ở giúp việc nhà
và tại các bộ lạc sống trong miền rừng núi. Sự lan truyền việc TCMT kèm theo
những tác hại về sức khỏe và hậu quả tệ hại của nó là việc lan truyền HIV trong
nhóm người TCMT một cách nhanh chóng, theo báo cáo hiện nay thì tổng số 114
nước trên thế giới thì có tời 136 nước có người TCMT, HIV lây truyền sang bạn
tình con cái của họ, nó làm gia tăng chi phí của gia đình và xã hội, nó làm mất tự
do hoặc cuộc sống của những người sử dụng MT bằng những quy định khắt khe
của luật hình sự, sự trừng phạt của pháp luật [37], [57].
Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
Qua kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học
HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006 của nhóm nghiên cứu Viện vệ sinh dịch
tể trung ương (NIHE) chứng minh Những người NCMT là quần thể có tỷ lệ hiện
nhiễm HIV cao nhất so với những quần thể khác, mặc dù có sự khác nhau giữa các
tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong những người NCMT cao nhất tại Hải


Phòng (66%) và Quảng Ninh (59%), thấp nhất tại An Giang (13%) và Đà Nẵng
(2%). Kết quả nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu của sự lây truyền HIV nhanh
chóng trong quần thể những người NCMT trẻ tuổi và mới tiêm chích. Ví dụ, tại TP
HCM, khoảng một nửa (48%) những người NCMT dưới 25 tuổi và khoảng 1/4
người NCMT có thời gian tiêm chích dưới một năm. Tuy nhiên, HIV lan truyền rất
nhanh trong cả hai nhóm trên, với tỷ lệ hiện nhiễm tương ứng là 33% và 28%. Tỷ
lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT trẻ và mới tiêm chích tương đương với với tỷ lệ
hiện nhiễm trong nhóm NCMT lớn tuổi và có thời gian tiêm chích ma tuý dài hơn
cũng được ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành phố khác.
Dựa trên số liệu hành vi tự báo cáo, tỷ lệ dùng chung BKT dường như có xu
hướng giảm xuống, tuy nhiên vẫn ở mức độ cao. Từ 12% đến 33% người NCMT
báo cáo có dùng chung BKT trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra.
Tỷ lệ dùng chung BKT rất cao tại Đà Nẵng và các tỉnh phía nam với 1/3 hoặc
nhiều hơn người NCMT báo cáo có dùng chung BKT. Khi dùng chung BKT,

người NCMT thường dùng chung BKT với nhiều người, do đó họ có nguy cơ
nhiễm HIV rất cao. Tại TP HCM, số liệu cho thấy người NCMT trẻ và mới tiêm
chích có hành vi không an toàn rất sớm, ngay sau khi họ bắt đầu tiêm chích, và do
đó tỷ lệ hiện nhiễm được dự báo sẽ tăng cao hơn mức 34%, là kết quả của điều tra
này.
Người NCMT cũng đồng thời có các hành vi tình dục không an toàn. Khoảng
1/2 người NCMT báo cáo có QHTD trong vòng một năm trước cuộc điều tra. Tuỳ
thuộc vào từng tỉnh, khoảng từ 20%- 40% người NCMT báo cáo có QHTD với
PNMD và từ 28% đến 60% có QHTD với BTTX trong 12 tháng trước cuộc điều
tra. Tỷ lệ sử dụng BCS thấp khi người NCMT có QHTD, đặc biệt trong nhóm
những người đã nhiễm HIV. Khoảng từ 1/5 đến 1/2 người NCMT đã nhiễm HIV
tại Hà Nội, TP HCM và An Giang không dùng BCS thường xuyên với vợ, bạn gái
của họ.
Hơn 10% PNMD đã nhiễm HIV tại 5 trên 7 tỉnh, thành phố trong địa bàn
nghiên cứu và tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm MDĐP cao hơn tỷ lệ hiện nhiễm trong


nhóm MDNH. Tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất được ghi nhận trong nhóm MDĐP tại
Cần Thơ (29%) và Hà Nội (23%). Nhiễm HIV trong nhóm PNMD có liên quan
chặt chẽ tới hành vi tiêm chích ma tuý và những PNMD đã từng tiêm chích ma tuý
dường như có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những PNMD không tiêm chích ma
tuý từ 3,5 tới 31 lần. Ví dụ, trong nhóm MDĐP tại Hải Phòng, chỉ khoảng 3%
những PNMD không có tiền sử tiêm chích ma tuý nhiễm HIV, trong khi tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm PNMD đã từng tiêm chích ma tuý là 55%.
Tỷ lệ hiện nhiễm STI thay đổi tuỳ thuộc vào từng tỉnh, thành phố. Tỷ lệ hiện
nhiễm chlamydia cao nhất trong nhóm MDĐP tại Hà Nội (17%), MDNH tại TP
HCM (14%) và dưới 10% trong nhóm MDNH tại Hà Nội, MDĐP tại TP HCM. Tỷ
lệ hiện nhiễm lậu thấp hơn, trong khoảng từ 0,3% đến 2,7% tại Hà Nội và TP
HCM. Giang mai phổ biến hơn tại các tỉnh phía nam, đặc biệt tại TP HCM với 9%
MDĐP và 7% MDNH hiện nhiễm.

Tỷ lệ sử dụng BCS tự báo cáo lần QHTD gần nhất với khách hàng rất cao và
mặc dù kết quả này tương tự như các nghiên cứu định lượng khác, song có thể bị
ảnh hưởng bởi sai số báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ PNMD sử dụng BCS thường xuyên
với khách trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra thấp hơn rất nhiều, thay đổi từ
36% trong nhóm MDNH tại Quảng Ninh tới 89% trong nhóm MDĐP tại Cần Thơ.
Nhiều PNMD đã từng tiêm chích ma tuý, với tỷ lệ cao nhất trong nhóm
MDĐP tại Hà Nội và Cần Thơ (17%).Như đã đề cập ở phần trên, có mối quan hệ
chặt chẽ giữa tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi tiêm chích ma tuý ở mức độ từng cá
nhân cũng như ở mức độ quần thể: tỉnh, thành phố có tỷ lệ PNMD tiêm chích ma
tuý cao hơn, thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này tại tỉnh thành phố đó cũng
cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hành vi dùng chung BKT rất phổ biến
trong nhóm PNMD, với tỷ lệ sử dụng chung BKT cao hơn nhóm nam NMCT tại
nhiều tỉnh, thành phố.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Cà Mau


Riêng về tình hình lây nhiễm nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau; Luỹ tích từ đầu
vụ dịch (1994) đến ngày 30/9/2012 trong tỉnh Cà Mau đã giám sát phát hiện được
3.343 cas nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 716 cas, tử vong 233 cas.
Nhiễm HIV/AIDS ở Cà Mau chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20 - 29 tuổi
(chiếm 58,84%) và có chiều hướng chuyển dịch từ nhóm tuổi 20 - 29 sang nhóm
tuổi 30 - 39 tuổi (chiếm 25,38%). Phân bố người nhiễm HIV theo giới đã có thay
đổi, tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV gia tăng qua các năm với tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 2/1,
đặc biệt trong 9 tháng năm 2012 tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV gần bằng nam giới với
tỷ lệ % nam/nữ là 58,6/41,4%. Đường lây truyền HIV chủ yếu lây truyền qua
đường quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay đã có 9/9 huyện, thành phố và
85% số xã và thị trấn trong toàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS.
Thông qua nhiều chương trình can thiệp giảm tác hại mới được triển khai, độ bao
phủ còn hạn chế. Chương trình trao đổi bơm kim tiêm, các mô hình can thiệp chưa có
tính thống nhất, hiệu quả dự phòng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do đối tượng đích

vẫn còn e ngại đến những điểm phân phát bao cao su và bơm kim tiêm vì sợ bị theo dõi,
giám sát. Dẫn đến đối tượng đích không sử dụng BCS, BKT của chương trình để phòng
lây nhiễm HIV. Do đó một nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi trên
quần thể người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm là hết sức cần thiết, phù hợp với
tình hình phòng chống đại dịch HIV/AIDS hiện nay.

Bên cạnh những thống kê trên thì cũng có nhiều nghiên cứu về kiến thức
thái độ và thực hành phòng lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT và PNMD như:
Nguyễn Duy Phúc, Khưu Văn nghĩa, Nguyễn Quang Bảo, Phạm Duy
Quang, Phạm Đặng Đoan Thùy, Trần Ngọc Hữu, Hồ Hoàng Cảnh, Trần nguyên
Đức, Nguyễn Vũ Thượng. HIV và hành vi nguy cơ ở quần thể nam nghiện chích
ma túy tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 6 (124).
Hoàng Anh – Hoàng Thái Sơn, Phạm Huy Hoạt và cộng sự (2010), “Nghiên
cứu hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ
nữ mãi dâm tại 5 huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên năm 2010”, Công trình
nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010.


Nguyễn Trung Nhân (2010), “Nghiên cứu Kiến thức – Thái độ - Hành vi của
phạm nhân nhiễm HIV/AIDS trong trại giam Cái Tàu – Bộ Công an năm 2009”,
Luận văn CKII/QLYT.
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Cà Mau 2011, “Báo cáo Lồng ghép
giám sát hành vi và Giám sát trọng điểm HIV tại tỉnh Cà Mau năm 2011”. Tài
liệu Hội nghị.
Trương Tấn Minh, Trần văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Bình, Trần Thị Kim
Dung. “Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS và đánh
giá tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm gái mại dâm tại Khánh Hòa”. Công trình
nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010, (số 742-743; Pg 79 –
86).
Bùi Thiện Thuật, Lê Cự Linh (2007): Tỷ lệ hiện mắc HIV của người NCMT

trong trại tạm giam Quảng Ninh là 56,07%, những yếu tố làm tăng khả năng
nhiễm HIV ở người NCMT gồm các hành vi dùng chung BKT, dùng lại BKT của
bạn nghiện, TCMT hàng ngày và thời gian nghiện chích kéo dài [37], [11].
Lê Anh Tuấn, Phan Hoàng Nga, Nguyễn Thành Quang và cộng sự (2005)
nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV chung của học viên trung tâm 05-06 là 40 – 50%, chỉ
hơn 50% số học viên nắm vững các đường lây và phòng cơ bản [37], [16].
Lưu Minh Châu, Trần Như Nguyên, Mai Thu Hiền (2005): Tỷ lệ nhiễm HIV
trên nhóm đối tượng TCMT tại Hà Nội là 63% và Hải Phòng là 67%, khoảng
2,4% tại Hải Phòng và 2,5% tại Hà Nội đã từng dùng chung BKT, tỷ lệ sử dụng
BCS trong nhóm đối tượng này thấp (tại Hải Phòng là 5,4% và Hà Nội là 7,4%)
[37], [17].
Nguyễn Anh Tuấn, Roger Detels, Hoàng Thủy Long và CS (2002): nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ mắc HIV trong nhóm NCMT dưới 30 tuổi tại Hải Phòng là
74%, kiến thức cơ bản về HIV và AIDS của những đối tượng tong nghiên cứu là
khá cao, nhưng hiểu biết về HIV/AIDS và nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV
không phù hợp với hành vi mà những người nghiện chích thực hiện. 69% đối


tượng tham gia nghiên cứu sử dụng BKT chung, tỷ lệ sử dụng bao cao su khi
QHTD với gái mại dâm thấp (33%) [37], [31].
Theo Hà Đình Như, Nguyễn Đăng Ngoạn, Hồ Bá Do và cộng sự (2005): tỷ
lệ nhiễm HIV ở phạm nhân NCMT tại 5 trại giam ở Thanh Hóa là 15,7%, các yếu
tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong các trại giam là: Xăm mình, phẩu thuật
lấy bi và kiếm dương vật, sử dụng loại BKT nhiều lần, quy trình sử dụng BKT
không đúng và thời gian sử dụng ma túy là trên 12 tháng [37], [44].
Theo Nguyễn Anh Quang (2007) nghiên cứu trên 731 người NCMT tại Tỉnh
Điện Biên và Đồng Tháp cho thấy: Tỷ lệ hiểu biết đúng các đường lây truyền
HIV từ 71,5% đến 81,3%, hiểu biết đúng về các biện pháp phòng chống HIV từ
65% đến 79,9%. Có 98% đối tượng có thái độ sẵn sàng chăm sóc người thân
nhiễm HIV, tỷ lệ đối tượng có thái độ giữ các mối quan hệ bình thường với người

nhiễm HIV từ 71,4% đến 96,7% [37], [29].
Theo Nguyễn Thanh Long (2008) nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm HIV và yếu
tố hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại thị xã Lai Châu và 3
huyện của tỉnh Lai Châu được tiến hành năm 2007 trên 330 đối tượng NCMT cho
thấy có 40,3% người NCMT có kết quả xét nghiệm HIV (+). Có tới 87,27%
không bao giờ dùng lại BKT. Trong tổng số 43 người có sử dụng BKT thì chỉ có
27,91% là luôn luôn làm sạch BKT [37], [25].
Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hưng (2006): Nghiên cứu 387 đối tượng
NCMT tại Trung tâm GDXH số 6 Tp.Hà Nội năm 2005 cho thấy tỷ lệ nhiễm
HIV ở đối tượng NCMT là 58,6%. Có 27,9% có kiến thức phòng chống HIV ở
mức độ và chỉ 25,3% học viên có thực hành đúng [21], [37].


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Quần thể nghiên cứu là nhóm quần thể có nguy cơ cao: Nhóm nam nghiện
chích ma túy, phụ nữ bán dâm bao gồm mại dâm đường phố và mại dâm nhà
hàng tại 4 huyện/thành phố bao gồm: Huyện Trần Văn Thời, Huyện Đầm Dơi,
Huyện Năm Căn và thành phố Cà Mau (Do những địa bàn này đối tượng nam
nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm hoạt động rất mạnh và số ca nhiễm HIV
cao).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dịch tể học mô tả cắt ngang (Cross Sectional Study) có phân tích.

[12].
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
+ Nam nghiện chích ma túy : 200 mẫu.

+ Phụ nữ bán dâm : 200 mẫu
2.2.2.2. Phương pháp chọn lựa đối tượng điều tra.
+ Nhóm NCMT:
o Trên cơ sở các huyện/thành phố được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu
quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số người nghiện chích ma túy ước lượng
tại mỗi huyện/thành phố.
o Tại mỗi huyện được lựa chọn, liệt kê các xã có người nghiện chích ma túy
và ước lượng số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã, phường, thị trấn.
o Tính số xã, phường, thị trấn cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách
chia số cỡ mẫu phân bổ cho trung bình số người nghiện chích ma túy tại mỗi xã,
phường, thị trấn.
o Chọn ngẫu nhiên các xã thực hiện giám sát trọng điểm.


o Tại xã, phường, thị trấn đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm cộng tác
viên hoặc nhóm tuyên truyền đồng đẳng hoặc thông qua những người nghiện
chích ma túy tiến hành mời tất cả những người nghiện chích ma túy có mặt tại địa
bàn xã, phường, thị trấn tham gia vào giám sát trọng điểm.
o Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các xã phường, thị trấn còn lại trong danh
sách cho đến khi đủ cỡ mẫu được phân bổ cho huyện đó.
+ Nhóm PNMD:
o Trên cơ sở các huyện, thành phố được lựa chọn tiến hành phân bổ cỡ mẫu
quy định cho các huyện theo tỷ lệ thuận số phụ nữ bán dâm ước lượng tại mỗi
huyện, thành phố.
o Tại mỗi huyện, thành phố được lựa chọn, liệt kê các tụ điểm có phụ nữ
bán dâm và ước lượng số phụ nữ bán dâm tại mỗi tụ điểm.
o Tính số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm bằng cách chia số cỡ
mẫu phân bổ cho trung bình số phụ nữ bán dâm tại mỗi tụ điểm.
o Chọn ngẫu nhiên số tụ điểm cần thực hiện giám sát trọng điểm.
o Tại tụ điểm đầu tiên được lựa chọn, dựa vào nhóm cộng tác viên hoặc

nhóm tuyên truyền đồng đẳng hoặc thông qua chủ các tụ điểm tiến hành mời tất
cả phụ nữ bán dâm có mặt tại tụ điểm tham gia vào giám sát trọng điểm.
o Tiếp tục thực hiện lần lượt tại các tụ điểm còn lại cho đến khi đủ cỡ mẫu
được phân bổ cho huyện đó.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Bộ câu hỏi được soạn thảo để đo lường toàn bộ các chỉ số cơ bản như mô tả
ở trên. Bộ câu hỏi có 25 câu hỏi và mất khoảng 5 – 10 phút để hoàn tất các câu
trả lời. Mỗi bộ câu hỏi đều có số mã số nghiên cứu (ID) riêng biệt để mã hóa cho
từng người tham gia nghiên cứu. Mã số nghiên cứu này cũng được dán trên các
ống nghiệm đựng mẫu bệnh phẩm sinh học (máu) để đảm bảo tính bí mật cho
người tham gia nghiên cứu.
Cán bộ tại các trung tâm y tế huyện, thành phố, trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tỉnh, các cán bộ xã hội được lựa chọn để thực hiện các cuộc phỏng


vấn cho nghiên cứu này (điều tra viên). Tiêu chuẩn tuyển chọn điều tra viên như
sau:
• Có kinh nghiệm làm việc với quần thể nguy cơ cao như người NCMT,
PNMD.
• Mong muốn và có thể thu xếp đủ thời gian dành cho nghiên cứu.
• Có kinh nghiệm phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc.
• Cam kết tôn trọng người được phỏng vấn.
Trước khi tiến hành điều tra, nhóm kỹ thuật của Viện PasTeur thành phố Hồ
Chí Minh và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổ chức tập huấn triển khai
cho cuộc điều tra về phương pháp nghiên cứu tại các huyện, thành phố.
* Bố cục của Phiếu phỏng vấn gồm:
- Các thông tin chung:
+ Thông tin về ngày tháng năm sinh.
+ Thông tin về QHTD, số và các loại bạn tình (vợ, chồng, người yêu, gái
mại dâm).

+ Thông tin liên quan tới tình hình NCMT.
+ Thông tin về kiến thức và nhân thức.
- Các thông tin cụ thể:
Nhóm NCMT:
- Tuổi lần tiêm chích đầu tiên.
- Số lần tiêm chích trong vòng 30 ngày qua.
- Sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần đây nhất.
- Tần suất dùng chung bơm kim tiêm trong vòng 30 ngày qua.
- Số bơm kim tiêm nhận được trong vòng 30 ngày qua.
- Số bao cao su nhận được trong vòng 30 ngày qua.
- Quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm trong vòng 12 tháng qua.
- Tần suất quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm trong vòng 30 ngày qua.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm trong lần gần đây
nhất.


- Sử dụng bao cao su thường xuyên với phụ nữ mại dâm trong vòng 30 ngày
qua.
- Lần xét nghiệm HIV gần đây nhất.
- Biết kết quả trong lần xét nghiệm HIVgần đây nhất.
- Được điệu trị ARV.
Nhóm PNMD:
- Tuổi lần bán dâm đầu tiên.
- Số lần bán dâm trong vòng 30 ngày qua.
- Sử dụng bao cao su với khách hàng lần gần đây nhất.
- Sử dụng bao cao su thường xuyên với khách hàng trong vòng 30 ngày qua.
- Số bao cao su miễn phí nhận được trong vòng 30 ngày qua.
- Tiền sử tiêm chích ma túy.
- Tiền sử tiêm chích ma túy trong vòng 12 tháng qua.
- Số lần tiêm chích ma túy trong vòng 12 tháng qua.

- Số bơm kim tiêm miễn phí nhận được trong vòng 30 ngày qua.
- Sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần đây nhất.
- Tần suất dùng chung bơm kim tiêm trong vòng 30 ngày qua.
- Được khám STI trong vòng 3 tháng qua.
- Lần xét nghiệm HIV gần đây nhất
- Biết kết quả trong lần xét nghiệm HIVgần đây nhất.
- Được điều trị ARV.
Khi kết thúc phỏng vấn, đối tượng được mời sang phòng lấy bệnh phẩm. Tại
đây họ sẽ được tư vấn xét nghiệm HIV và kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu để xét
nghiệm HIV nếu đồng ý xét nghiệm.
2.2.4. Kết quả xét nghiệm HIV
Xét nghiệm HIV tiến hành theo thường quy theo quy định của Bộ Y tế, áp
dụng Phương cách II (áp dụng cho giám sát trọng điểm): Mẫu huyết thanh được
coi là dương tính với phương cách II khi mẫu đó dương tính cả 2 lần xét nghiệm
bằng 2 loại sinh phẩm với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.


a. Chuẩn bị mẫu:
Mẫu phải đạt yêu cầu của mục III của LABCM01. Được để cân bằng ở nhiệt
độ phòng trước khi đưa vào thử nghiệm.
Chuẩn bị vật tư trang bị:
- Nước cất 1 hoặc 2 lần
- Dung dịch sát khuẩn cồn 70o, presept dung dịch 0.25%, dung dịch 1%
- Pipetma chỉnh được các thể tích 25µl, 75µl, 80µl, 100µl, 1000µl
- Đầu côn: 10- 200µl , 100-1000µl
- Ống đong: Có chia vạch đến 500ml, 1000ml
- Bình đựng chất thải, đầu côn.
- Bình xịt sát khuẩn bề mặt
- Giá đựng ống nghiệm loại: 5ml
- Máng pha hóa chất

- Khung giá nhựa ( plaque) đựng các các giếng trống kiểm tra tính ổn định
máy rửa.
- Đồng hồ đếm giây.
- Máy ủ khô có lắc hoặc không có nhiệt độ hiệu chỉnh 370C ± 10C
- Máy lọc Elisa ở bước sóng đôi 450 và 620-700 nm
- Giấy thấm mẫu, băng dính trong bản lớn.
Chuẩn bị sinh phẩm:
- Sinh phẩm được đưa về nhiệt độ phòng 18-300C trước khi đưa vào thử
nghiệm.
- Mở túi nhôm lấy các giếng thử nghiệm tương ứng với số mẫu thử nghiệm
gắn chặt lên khung giá đỡ bằng nhựa, đậy chặt miệng túi nhôm, gắn chặt miệng
túi bằng băng dính đảm bảo kín đưa vào bảo quản ở 2-80 C để sử dụng trong 4
tuần, ghi ngày mở hộp sinh phẩm lên nắp hộp.
- Chuẩn bị đủ dung dịch rửa R2 cho thử nghiệm bằng cách pha loãng dung
dịch rửa đậm đặc với nước cất theo tỷ lệ 1:20; ví dụ: 1ml R2 + 19ml nước cất
dung dịch sau pha ổn định 15 ngày ở 2-80C.


- Các lọ đựng chứng âm, R3 chứng ngưỡng R4 chứng dương R5 được lắc
trộn đều trước khi đưa vào thử nghiệm.
- Dung dịch pha loãng mẫu R6 có màu tím.
- Dung dịch liên kết được pha sẵn trước thử nghiệm bằng cách đổ lọ dung
dịch R7b ( màu xanh) vào chai chứa chất liên kết đông khô R7a đậy chặt nắp lắc
trộn đều trước khi đưa vào sử dụng. Dung dịch này ổn định 4 tuần ở 2-80 C
- Dung dịch cơ chất (subtrate) được pha loãng khi mẫu nghiệm đưa vào giai
đoạn rửa lần 2 bằng cách pha dung dịch R8 và R9 vào máng pha theo tỷ lệ 1:11;
Ví dụ: 1ml R9 + 10ml R8 trộn đều giữ trong tối dung dịch có màu đỏ hồng. (Chú
ý máng pha cơ chất của sinh phẩm nào nên chuyên dùng để pha cơ chất của sinh
phẩm đó là tốt nhất).
b. Quy trình xét nghiệm:

b.1. Điền danh sách mẫu và chứng vào sơ đồ làm mẫu.
b.2. Chuẩn bị dung dịch rửa có thể tích đủ cho 2 lần rửa với số mẫu thử trên,
kiểm tra tính ổn định máy rửa bằng cách chạy máy rửa trên giếng trắng.
b.3 Cho 25µl dung dịch pha loãng huyết thanh ( R 6) vào mỗi giếng thử
nghiệm.
- Cho 75µl huyết thanh chứng âm ( R3) vào giếng A1
- Cho 75µl huyết thanh chứng ngưỡng ( R4) vào giếng B1, C1, D1.
- Cho 75µl huyết thanh chứng dương vào giếng E1.
- Cho 75µl huyết thanh, mẫu thử vào các giếng từ F 1, G1 cho đến hết số
giếng thử nghiệm gắn trên giá đở.
Mỗi lần cho huyết thanh chứng hay huyết thanh thử nghiệm vào giếng nên
hút trộn nhẹ 3 lần với dung dịch pha loãng mẫu, sau khi cho mẫu trộn xong dung
dịch trong giếng sẽ chuyển từ màu tím sang màu xanh da trời.
Chú ý: Cho huyết thanh bệnh nhân vào giếng thử nghiệm xong mới thực
hiện các mẫu chứng trên các giếng từ A1 → D1.
b.4. Dán kín các giếng trên giá đỡ bằng băng dính trong.


b.5. Ủ giá đỡ có các giếng thử nghiệm trong máy ủ khô ở nhiệt độ 37 0C ±
10C trong 30 phút ± 5 phút →bằng chỉnh đồng hồ hẹn giờ.
b.6. Tháo băng dính nhẹ nhàng ra khỏi các giếng đưa vào máy rửa chương
trình Gens V2 lần 1 ( rửa 3 lần). Làm khô các giếng sau rửa bằng cách úp ngược
các giếng lên giấy thấm đập nhiều lần lên mặt bàn xét nghiệm.
b.7. Cho ngay vào mỗi giếng 100µl dung dịch chất liên kết R7a + R7b đã
chuẩn bị sẵn ở mục 1.3 trên ; lắc nhẹ dung dịch chất liên kết trước khi dùng.
b.8. Dán kín các giếng bằng băng dính trong mới để ở nhiệt độ phòng (18 –
300C) 30 phút bằng chỉnh đồng hồ hẹn giờ.
b.9. Tháo bỏ băng dính nhẹ nhàng khỏi các giếng thử nghiệm, làm khô các
giếng bằng cách úp ngược lên giấy thấm đập nhiều lần lên bàn như phần 2.6.
b.10. Cho vào mỗi giếng 80µl dung dịch cơ chất ( R8 + R9) đã chuẩn bị sẵn

ở mục 1.3 trên rồi đặt vào hộp tối ở nhiệt độ phòng ( 18- 30 0C) trong 30 phút
bằng chỉnh đồng hồ hẹn giờ. (Các giếng có màu hồng).
b.11. Đủ giờ cài đặt, lấy các giếng thử nghiệm ra cho vào mỗi giếng 100µl
dung dịch dừng phản ứng R10. Các giếng có khả năng dương tính có màu vàng
quan sát được bằng mắt thường.
b.12. Đợi phản ứng ổn định ít nhất 4 phút sau. Đặt giá đỡ các giếng lên giấy
thấm để loại bỏ dung dịch acid ở dưới đáy phía ngoài các giếng trong quá trình
nhỏ dung dịch dừng phản ứng, đưa vào máy đọc ELISA chương trình Gens V 2 đã
cài sẵn hoặc đọc nhanh ở bước sóng đôi 450/620 nm có thể đối chiếu các mẫu
nghiệm dương tính bằng mắt thường với kết quả đọc trên máy.


c. Tính toán và đọc kết quả:
c.1. Tính toán kết quả ( trường hợp đọc nhanh)
• Tính giá trị trung bình của chứng ngưỡng ( Cut- off)
OD ( B1) + OD ( C1) + OD ( D1)
ODR4 =
3
• Tính giá trị ngưỡng CO ( Cut- off)
ODR4
CO =
10
• Tính hợp lệ của phản ứng:
- Độ hấp thu của chứng âm R3 phải nhỏ hơn 70% giá trị ngưỡng ( Cut- off)
ODR3 < 0,7 x CO
- Giá trị trung bình của chứng ngưỡng phải lớn hơn 0,8
ODR4 >

0,8


ODR5
- Tỉ số

≥ 1,3
ODR4

d. Đọc kết quả:
- Những mẫu có độ hấp thu quang lọc ( DO) lớn hơn giá trị ngưỡng được coi
là dương tính.
- Những mẫu có độ hấp thu quang lọc ( DO) nhỏ hơn giá trị ngưỡng (CO)
bước đầu được coi là âm tính.
- Những mẫu có giá trị DO nằm ở vùng xám CO- 10% ≤ OD mẫu ≤ CO +
10% và những mẫu nghi ngờ có lỗi kỹ thuật khi thao tác cần thực hiện lại thử
nghiệm lần 2.


- Nếu mẫu DO nằm ở vùng CO→ CO - 10% làm lại lần 2 có kết quả âm
tính, được xem là âm tính.
- Nếu mẫu DO nằm ở vùng CO → CO + 10%. Làm lại lần 2 có kết quả
dương tính được xem là dương tính.
e. Cảnh báo an toàn:
1- Nhân viên lấy máu phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động ( áo
Blouse, găng tay, khẩu trang, kính đeo mắt, giày…) khi làm việc.
2- Phải có sẵn nước sạch, nước muối sinh lý và chất sát khuẩn (cồn 90 0
javel, presept…) để dùng ngay ngay khi xãy ra sợ cố phơi nhiễm, đổ vỡ ống
máu.
3- Sinh phẩm phải còn hạn dùng, được bảo quản trong điều kiện đảm bảo
(4-80C).
4- Các máy móc trang bị cho xét nghiệm ELISA phải được bảo trì hàng
năm, đảm bảo vận hành tốt cho ngày thử nghiệm hiệu chỉnh các thông số đúng

theo yêu cầu thử nghiệm.
5- Các điều kiện điện nước phải đảm bảo cho hoạt động phòng xét nghiệm
nếu có sự cố cúp điện đột xuất phải có máy phát dự phòng thay thế.
6- Tránh dùng những sinh phẩm thừa của lot khác vào thử nghiệm, các
máng pha hóa chất phải đảm bảo sạch và riêng cho từng loại hóa chất, sinh phẩm.
2.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sắp xếp phân công cán bộ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Cà
Mau tham gia điều tra nghiên cứu gồm các thành phần :
+ Cán bộ giám sát : 1Bs Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, 1
Bs Trưởng khoa giám sát, 1 Cn Cán bộ phòng KH-TC, 1 Cn Phó Trưởng phòng
KH-TC.
+ Cán bộ trực tiếp khảo sát điều tra : có 8 y bác sỹ, cán bộ khác.
- Tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ giám sát và điều tra viên về cách chọn
mẫu và thu thập số liệu.


- Sau khi được tập huấn các điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn các đối
tượng tham gia nghiên cứu.
- Các cán bộ xét nghiệm sẽ tiến hành lấy mẫu máu bảo quản theo đúng quy
định và đưa về Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS để xét nghiệm.
- Xét nghiệm HIV được tiến hành sử dụng một test xét nghiệm nhanh (rapid
test) và hai test miễn dịch huỳnh quang ngưng kết men (ELISA) nhằm sàng lọc
và khẳng định các kết quả dương tính.
- Nhập và phân tích số liệu.
- Phân tích số liệu thứ cấp (bộ câu hỏi được làm sạch).
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
2.2. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Sự tham gia của cán bộ phỏng vấn cho việc nghiên cứu hoàn toàn mang
tính tự nguyện. Tuyệt đối giữ bí mật thông tin về người được phỏng vấn, Không
có thông tin nào về tên tuổi và địa chỉ của họ.

Đề cương nghiên cứu, bộ câu hỏi và bản chấp thuận tham gia nghiên cứu
cho các nhóm quần thể nghiên cứu được Cục Phòng, chống HIV/AIDS phê
chuẩn.
Các thủ tục cơ bản sau đây được tiến hành nhằm bảo vệ người tham gia
nghiên cứu trong trường hợp có những ảnh hưởng không mong muốn từ nghiên
cứu:
Thông tin về nghiên cứu được chuyển tải tới quần thể nghiên cứu thông qua
các tổ chức qua các cộng tác viên, đồng đẳng viên, nhân viên sức khỏe cộng
đồng nhằm thông báo trước khi tuyển chọn người tham gia nghiên cứu. Tại
những buổi tập huấn, các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu được đưa ra giải
thích và trả lời rõ ràng.
Trước khi tuyển chọn, cán bộ phỏng vấn giải thích cho những người có đủ
điều kiện, được chọn tham gia nghiên cứu các thủ tục nghiên cứu một cách chi
tiết và trả lời tất cả các câu hỏi thắc mắc của họ. Cán bộ phỏng vấn luôn nhấn
mạnh rằng nếu người tham gia quyết định thôi không tham gia nghiên cứu nữa.


Đây là nghiên cứu vô danh. Không có tên hoặc đặc điểm nhận dạng cá nhân
nào được thu thập. Tất cả các bộ câu hỏi và các mẫu bệnh phẩm sinh học đều
được dán mã số nghiên cứu riêng. Người tham gia nghiên cứu được phát một
phiếu hẹn mang mã số riêng của họ và họ dùng phiếu đến địa điểm phỏng vấn
đă chuẩn bị sẳn trước đó...
Do không có các đặc điểm nhận dạng nên không thể xác định ai có xét
nghiệm dương tính hoặc xác định ai tham gia và ai không tham gia vào nghiên
cứu. Tại thời gian và địa điểm nghiên cứu.
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU.
- Nhập số liệu thu thập được của phần mềm Epidata - 3.
- Xử lý số liệu theo phần mềm EpiInfo 2000 (Version 3.5.4)
- Xử lý số liệu theo phần mềm EpiInfo 7
- Xử lý số liệu theo phần mềm Stata - 10

- Tính toán dựa vào chương trình Excel 2003-2007
- Áp dụng thuật thống kê so sánh, phân tích kết quả
- Thống kê phân tích : Sử dụng test χ2 để so sánh các tỷ lệ, chọn ngưỡng ý
nghĩa p = 0,05.
2.6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU (bỏ phần này)
Tiến hành thu thập thông tin vào tháng 8 năm 2012
Bổ sung phần hạn chế của nghiên cứu


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm của nhóm nghiện chích ma túy:
Bảng 1. Đặc điểm nhân chủng học của nhóm NCMT cộng đồng:
Đặc điểm
Tuổi (năm)
·

Trung bình

·

Trung vị

Nhóm tuổi

Cở
mẫu

Tần

số

Tỷ
lệ %

200
29,1
28
200

·

< 20 tuổi

15

7,5

·

20- <25 tuổi

47

23,5

·

25- <30 tuổi


51

25,5

·

>=30 tuổi

87

43,5

Tần
số

Tỷ
lệ %

Bảng 2. Tình trạng hôn nhân:
Đặc điểm

Cở
mẫu

Tình trạng hôn nhân

200

·


Chưa lập gia đình

60

30,0

·

đang có chồng

49

24,5

·

đã ly dị

37

18,5

·

đã ly thân

38

19,0


·

Góa chồng

3

1,5

·

Sống chung không kết hôn

13

6,5


Tình trạng hôn nhân (phân loại)
·

Có gia đình

·

Chưa lập gia đình

200

200
62


31,0

138

69,0

3.1.2. Phân bố nhóm phụ nữ mại dâm:
Bảng 3. Đặc điểm nhân chủng học của nhóm PNMD cộng đồng:
Đặc điểm
Nhóm tuổi

Cở mẫu

Tần số

200

200

Tỷ lệ %

·

< 20 tuổi

21

10,5


·

20- <25 tuổi

83

41,0

·

25- <30 tuổi

56

28,0

·

>=30 tuổi

40

20,0

Tuổi

200

200


·

Trung bình

25,7

·

Trung vị

24,9

Bảng 4. Tình trạng hôn nhân:
Đặc điểm
Tình trạng hôn nhân (mô tả toàn bộ)

Cở mẫu

Tần số

200

200

Tỷ lệ %

·

Chưa lập gia đình


54

27,0

·

đang có chồng

9

4,5

·

đã ly dị

58

29,0

·

đã ly thân

38

19,0

·


Góa chồng

18

9,0

·

Sống chung không kết hôn

11,5


Tình trạng hôn nhân (phân loại)

200

200

1Đang có chồng, 6Sống chung không kết hôn

52

27,0

2Chưa lập gia đình

32

16,0


3Đã ly dị, 4đã ly thân, 5Góa chồng

114

57,0

3.2. TỶ LỆ HIỆN NHIỄM HIV Ở NHÓM QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU:
3.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao ngoài cộng đồng:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV chung trong nhóm NCMT, PNMD

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy trong thời điểm khảo
sát, đã phát hiện 15 người có xét nghiệm dương tính với HIV trong 200 đối
tượng, chiếm tỷ lệ là 7,5% và có 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính
với HIV trong 200 đối tượng PNMD, chiếm tỷ lệ là 0,5%.


×