Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.05 KB, 7 trang )

CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

* Mục tiêu
1. Nêu được định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em.
2. Kể được 7 nội dung chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu do UNICEF đề
xướng và kể được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam.
3. Nêu được mục tiêu và các chỉ tiêu chính chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em đến
năm 2010 và 2020 và định huớng năm 2020 -2030..
4. Trình bày được tình trạng bệnh tật và thực trạng công tác triển khai các chương
trình Y tế quốc gia về CSSKBĐ trẻ em tại Việt Nam.
* Nội dung
1. Tình hình bệnh tật và súc khỏe trẻ em nước ta và mục tiêu sức khỏe trẻ em
đến 2020.
1.1 Một số tình hình sức khỏe trẻ em nước ta (theo thống kê của Bộ Y tê 1995)
- TỶ lê chết trẻ <1 tuổi: 44,2%, năm 2000 là 35%;
- Tỷ lệ chết trẻ <5 tuổi: 55 4% năm 2000 là 46%;
- Tỷ lệ sinh thiếu tháng: 25,3%o; Tỷ lệ trẻ sinh ra thấp cân (1996): 10,8%
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: 44,9% (1994), năm 2000 là 40%.
1.2. Một số tình hình sức khỏe trẻ em năm 2001, chỉ tiêu đặt ra và thực hiện
năm 2010 và hướng chỉ tiêu đạt 2020.
Bảng 1.1 Tình hình sức khỏe trẻ em năm 2001, chỉ tiêu đặt ra và thực hiện năm
2010 và hướng chỉ tiêu đạt 2020.


Chỉ số

2001

Hướng

Đã thực



Hướng đạt

đạt 2010

hiện 2010 2020

Tuổi thọ dân số trung bình

68

71

73

75

Tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi/1000 (%0)

35

< 25

16

11

Tỷ suất chết trẻ < 5 tuổi (%0)

42


32

25

16

Tỷ lệ sơ sinh sinh < 2500g (%)

7,1

6

5,1

Tỷ lệ SDD trẻ < 5 tuổi (%)

31

20

18

12

Tỷ lện tiêm chủng đầy đủ (%)

79 (6vac)

>90


>95

>90

(7vac)

(7vac)

(10vac)

60

> 80

Tỷ lệ Bảo Hiểm Y Tế (%)

Định hướng y tế năm 2020-2030: Kiện tòan mạng lưới Y tế và kiện tòan về hệ
thống dược đủ mạnh tính khoa học-hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực
1. 3.Tình hình bệnh tật
Mô hình bênh tât trẻ em nước ta là mô hình bệnh tật của các nước đang phát
triển đó là bệnh nhiễm khuẩn đứng hàng đầu (nhiễm khuấn hô hấp tiêu chảy, sốt
rét sốt xuất huyết-D, thương hàn, viêm não,...Hiện tại đáng quan tâm nhất là Bệnh
hay hội chứng tay chân miệng, sốt xuất huyết dengue, và cúm AH1N1 hay cúm
AH5N1 ) và sau đó là những bệnh của tình trạng thiếu dinh dưỡng (suy dinh
dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamm A, thiếu Iod,...). Hiện nay xuất hiện thêm tình
trạng thừa cân béo phì, một số bệnh lạ và tình hình tai nạn thương tích tăng lên.
1.4. Thực trạng, nguyên nhân tử vong



1. Bệnh lý chu sinh và sơ sinh

6. Bệnh của hệ tiêu hóa

2. Tai nạn, chấn thương, ngộ độc

7. Các hội chứng lâm sàng không xếp loại

3. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

8. Bệnh các khôi u

4. Bệnh của hệ tuần hoàn

9. Bệnh của hệ thân kinh

5. Bệnh của hệ hô hấp

10. Bệnh của hệ tiết niệu, sinh dục

-

Với sự quan tâm của chính phủ và lãnh đạo ngành Y tế đối với sức khỏe
toàn dân nói chung trong đó trẻ em nói riêng thì việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu là hết sức cần thiết và cực cực kỳ quan trọng.

-

Về vấn đề sức khỏe với quan niệm hiện nay không còn riêng các cá nhân
đơn thuần, hay 1 địa phương, 1 quốc gia mà phải là sức khỏe toàn cầu.


-

Các vấn đề có liên quan dến sức khỏe là bản thân của họ, khả năng di
truyền-miễn dịch-dinh dưỡng, mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như môi
trường, kinh tế, khí hậu thời tiết, rèn luyện thân thể, học tập vui chơi giải trí.
Bên cạnh đó các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe (Nhân lực, tài lực, cơ
sở vật chất, quản lý y tế-tài chính, các chương trình kế hoạch phải tốt phù
hợp và hiệu quả).

-

Với su hướng đô thị hóa, kinh tế phát triển, ô nhiễm môi trường, những
biến động về khí hậu thời tiết, tai nạn thiên nhiên hay nhân tạo như động
đất, núi lửa, sóng thần, nổ rò rỉ nhà máy hạt nhân, những chất thải, hóa độc
dược trong bảo vệ thực vật hay động vật ít nhiều ảnh hưởng sức khỏe cho
con người. Những bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm kinh hoàn bên cạnh
sự phát triển khoa học, công nghê, du lịch, giao thông vận tải mạnh mẽ nên
vấn đề sức khỏe toàn cầu sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng.


Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe là vô
cùng quan trọng cần phải có kế hoạch chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ.
2. Định nghĩa chăm sóc sức khẻ ban đầu
2.1. Định nghĩa sức khỏe của tổ chức y tế thế giới
“ Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội
chứ không đơn thuần là không có bệnh tật.” Tuyên ngôn Alma- Ata còn nhấn
mạnh sức khỏe là quyền cơ bản của con người và việc đạt được mục tiêu sức khỏe
cao nhất là mục tiêu xã hội toàn cầu quan trọng nhất, đòi hỏi sự tham gia của toàn
xã hội, của nhiều ngành chứ không riêng ngành Y tế.

2.2. Định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu
Theo điều VI của bản tuyên ngôn Alma- Ata : “Chăm sóc sức khỏe ban đầu
là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên những phương pháp và kỹ thuật
khoa học thực tiễn, có căn cứ khoa học và chấp nhận được về mặt xã hội, được
đưa đến mọi người và gia đình trong cộng đồng một cách rộng rãi với sự tham gia
đầy đủ mà chi phí có thể chi trả được ở cộng đồng và quốc gia ở các giai đoạn phát
triển của họ trong tinh thần tự lực và tự quyết ”
Nói một cách khác chăm sóc sức khỏe ban đầu là chăm sóc ngay tại tuyến
cơ sở và gia đình. Trong đó quan trọng nhất là giáo dục các bà mẹ biết cách phát
hiện sớm, biết theo dõi và chăm sóc con tại nhà đối với các bệnh thông thường.
2.3. Ý nghĩa của chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Tạo cho mọi người có cơ hội tiếp cận như nhau với các dịch vụ y tế, góp
phần thực hiện công bằng xã hội.
- Giảm bớt chi phí y tế cho xã hội và gia đình.
- Giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật , tỷ lệ tử vong và di chứng, nâng cao sức khỏe
cho toàn dân, nhất là giúp cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện.
3. Chiến lược CSSKBĐ cho trẻ em
3.1.Nội dung chiến lược CSSKBĐ cho trẻ em


Chiến lược CSSKBĐ cho trẻ em được tổ chức UNCEF đề xướng và được
OMS/WHO chấp nhận. Nội dung cơ bản của chiến lược này bao gồm 7 biện pháp
ưu tiên. Được gọi tắt là GOBIFFF.
1. G: Growth chart: theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ bằng cách sử dụng
cân và biểu đồ tăng trưởng. Phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ và
suy dinh dưỡng để can thiệp sớm.
2. O: Oral Rehydration Therapy: Bù dịch đường uống bằng dung dịch Oresol
(hay các dung dịch tương tự) để chống mất nước và điện giải khi trẻ bị tiêu
chảy cấp.
3. B: Breast feeding: Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, góp phần giảm các

bệnh nhiễn khuẩn và SDD.
4. I: Immunization: thực hiện tiêm chủng mở rộng: tiêm phòng các bệnh
nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em như lao, bạch hầu,uốn ván, ho gà, sởi, bại
liệt cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi.
5. F: Family planing: tư vấn truyền thông thực hiện kế hoạch hóa gia đình
6. F: Femal education: Giáo dục kiến thức nuôi con cho bà mẹ.
7. F: Food supply: cung cấp thực phẩm .
3.2. Mười nội dung chăm sóc SKBĐ ở Việt Nam
Trên cơ sở đó Việt Nam đưa ra 10 nội dung CSSKBĐ cho phù hợp.
- Giáo dục sức khỏe.
- Cải thiện điều kiện ăn uống, dinh dưỡng.
- Cung cấp nước sạch, thanh khiết môi trường
- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình
- Tiêm chủng mở rộng.
- Phòng chống bệnh dịch lưu hành ở địa phương.
- Chữa bệnh và chăm sóc vết thương.
- Cung cấp thuốc thiết yếu
- Quản lý sức khỏe.
- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở


4. Một số chỉ tiêu CSSKBĐ từ nay cho tới năm 2010
4.1. Mục tiêu chung: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất
lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể
chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát
triển giống nòi.
4.2. Một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe trẻ em đến năm 2010
-


Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm xuống còn dưới 25/1000 trẻ đẻ sống.

-

Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống còn dưới 32/1000 trẻ đẻ sống.

-

Tỷ lệ tử vong chu sinh dưới 18/1000 trẻ đẻ sống.

-

Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 giảm xuống dưới 6%

-

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD giảm còn dưới 20% vào năm 2010

-

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì dưới 5%

-

Chiều cao trung bình thanh niên đạt từ 1,60m trở lên.

-

Loại trừ uốn ván sơ sinh


-

Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt

-

Phấn đấu loại trừ bệnh sởi, bạch hầu. Giảm tỷ lệ mắc bệnh này xuống còn
0,1/100.000 người.

-

Giảm tỷ lệ mắc ho gà xuống 0.05/ 100.000 người.

-

Giảm tỷ lệ thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng ở trẻ < 5 tuổi xuống dưới 5%.

5. Các chương trình y tế Quốc gia về CSSKBĐ tại Việt Nam và tổ chức triển
khai tại tuyến cơ sở
Trong những năm qua cùng với việc triển khai thực hiện thành công các
chiến lược quốc gia như: chiến lược Quốc gia: Dinh dưỡng, Chăm sóc sức khỏe
sinh sản, chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe nhân dân, về Y tế dự phòng, các chương
trình phòng chống NKHHCT, chương trình CDD, chương trình IMCI…Công tác
CSSKBĐ trẻ em đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn thách thức cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em.


Dưới đây là một số minh họa cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu
5.1. Chương trình tiêm chủng mở rộng
Bảng 5.1 Diện bao phủ các chương trình tiêm chủng mở rộng

Năm
1981- 1984

Diện triển khai
Triển khai thí điểm

1985

100% tỉnh triển khai TCMR

1989

100% huyện triển khai TCMR

1995

100% xã triển khai TCMR

1997-1998

Xóa bản trắng về TCMR

Bảng 5.2 Các vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
TT

Loại vaccin

Đối tượng

Năm triển khai


Địa bàn

1

BCG

Trẻ < 1 tuổi

1985

Toàn quốc

2

OPV

Trẻ < 1 tuổi

1985

Toàn quốc

3

DPT

Trẻ < 1 tuổi

1985


Toàn quốc

4

Sởi

Trẻ < 1 tuổi

1985

Toàn quốc

5

Uốn ván

PN có thai

1991

Toàn quốc

PN 15-35
6

Viêm gan B

Trẻ < 1 tuổi


Vùng nguy cơ
1997

Huyện điểm

2003

Toàn quốc



×