Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BIỂU HIỆN, CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.24 KB, 10 trang )

MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN – DẤU HIỆU, CÁCH CHỮA
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản (VPQ) là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó niêm mạc
của các phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ
phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho
và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc.
Bệnh diễn tiến theo 2 dạng: cấp tính (kéo dài ngắn hơn 6 tuần) và mạn tính (tái
phát thường xuyên trong vòng hơn 2 năm). Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị hen
phế quản (hen suyễn) thì niêm mạc phế quản cũng có thể bị viêm và gây nên
tình trạng gọi là viêm phế quản dạng hen.
- VPQ cấp tính bao gồm các triệu chứng ho có đờm và thỉnh thoảng có kèm
nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết nhiễm trùng này có nguyên nhân ban đầu
là do siêu vi (virus), đôi khi còn do vi khuẩn. Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng
sức khỏe tốt thì niêm mạc đường hô hấp sẽ trở về bình thường sau khi hồi phục từ
nhiễm trùng hô hấp kéo dài trong vài ngày.
- VPQ mạn tính là bệnh diễn tiến nặng và kéo dài, thường phải được điều trị đều
đặn.
Nếu bạn là người hút thuốc và mắc VPQ cấp tính thì cơ thể bạn sẽ khó hồi phục
hơn. Thậm chí nếu một người chỉ hít một hơi ngắn thuốc lá cũng đủ làm liệt tạm
thời những lông mao có tác dụng đẩy những chất kích thích, bụi và những chất
đờm nhầy trong đường hô hấp ra bên ngoài.
Nếu bạn vẫn tiếp tục hút thuốc, có nghĩa là những lông mao này tiếp tục bị tổn
thương và không thể thực hiện đúng nhiệm vụ của chúng nữa, và do đó làm gia
tăng nguy cơ khởi phát bệnh VPQ mạn tính. Ở những người nghiện hút thuốc
nặng, hàng loạt lông mao sẽ bị mất chức năng. Phổi bị tắt nghẽn do nhiều đờm
1


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM


nhớt sẽ dễ bị nhiễm siêu vi và nhiễm khuẩn, theo thời gian sẽ gây biến dạng và tổn
thương vĩnh viễn đường hô hấp trong phổi. Hiện tượng tổn thương vĩnh viễn này
còn được gọi là Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Khi đó, bác sĩ sẽ tiến
hành một thử nghiệm để đánh giá chức năng hô hấp được gọi là phế dung kế.

VPQ cấp tính thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh này có thể được điều trị
hiệu quả mà không cần phải tiến hành chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy nhiên, bệnh
nhân cần được đưa đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị khi có các triệu
chứng nặng nề, kéo dài, hoặc bệnh nhân bị ho ra máu. Nếu bệnh nhân bị VPQ mạn
tính thì sẽ có nguy cơ khởi phát các bệnh lý về tim mạch cũng như những bệnh lý
nặng nề về hô hấp và nhiễm trùng. Do đó bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi chặt
chẽ.
Các nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản?
- VPQ cấp tính: Thường do viêm nhiễm ở phổi, 90% bắt nguồn từ siêu vi (virus),
10% từ vi khuẩn.
- VPQ mạn tính: Thường do một hoặc nhiều yếu tố. Nhiều đợt VPQ cấp lặp đi
lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản, và có thể gây
nên VPQ mạn tính. Ô nhiễm công nghiệp cũng là một thủ phạm. VPQ mạn tính
thường gặp ở những người khai thác than, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc, làm
khuôn đúc kim loại, tiếp xúc liên tục với bụi. Nhưng nguyên nhân chính là nghiện
thuốc lá nặng trong thời gian dài mà có thể làm kích thích phế quản và khiến
chúng tiết ra quá nhiều chất đờm nhầy. Các triệu chứng của VPQ mạn tính có thể
bị nặng hơn nếu trong không khí có nhiều SO2 hay các chất ô nhiễm khác.
Các triệu chứng của VPQ là gì?
- Các triệu chứng có thể gặp trong VPQ cấp tính là:
2


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Ho liên tục

Có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây, thường xuất hiện từ 24 48 giờ sau khi ho
Sốt cao, lạnh run
Đau hay cảm giác thắt ngực
Đau dưới xương ức khi thở
Thở ngắn
- Các triệu chứng có thể gặp trong VPQ mạn tính là:
Ho kéo dài có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây (kéo dài ít nhất
3 tháng trong 1 năm và liên tục trong hơn 2 năm)
Hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở
Các dấu hiệu nặng của VPQ cần được phát hiện sớm để đưa bệnh nhân đến
bác sĩ ?
Cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp khi bệnh
nhân có một trong những dấu hiệu sau:
- Ho nhiều, kéo dài và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các sinh hoạt hàng
ngày, hoặc có kèm đau ngực dai dẳng. Có thể bệnh nhân đang bị tổn thương
các phế nang bên trong phổi.
- Các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần, và đờm trở nên nhiều hơn, sậm màu hơn,
đặc hơn hoặc có máu
- Bệnh nhân bị VPQ cấp tính mà có kèm các vấn đề về tim phổi mạn tính, hoặc
bị nhiễm virus HIV, nhiễm trùng hô hấp... mà có thể làm cho bệnh nhân dễ
mắc các bệnh lý ở phổi nặng hơn như viêm phổi.
- Khó thở. Đây là triệu chứng thường bị hiểu lầm là do VPQ. Nhưng nó còn là
dấu hiệu của bệnh hen suyễn, khí phế thủng, lao phổi, bệnh tim, phản ứng dị
ứng nặng hoặc do ung thư.
3


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Điều trị bệnh VPQ như thế nào?
- Điều trị thông thường cho VPQ cấp tính bao gồm nghĩ ngơi, uống nhiều

nước, ngưng hút thuốc, tránh bị xúc động, có thể sử dụng các thuốc hít để làm
dãn phế quản và có thể kèm thuốc ho.
- Đối với trường hợp VPQ mạn tính nặng thì sử dụng thuốc nhóm steroid
đường hít hoặc uống để làm giảm viêm và có thể cho bệnh nhân thở oxy khi
cần thiết.
Ở những người khỏe mạnh có phổi bình thường và không mắc bệnh mạn tính thì
việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết, thậm chí cả khi bị nhiễm khuẩn. Ho có
đờm trong VPQ cấp tính trong hầu hết các trường hợp là một phản xạ tốt. Nó giúp
tống đờm được sản sinh ra quá nhiều trong đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu triệu
chứng ho thật sự gây cản trở bệnh nhân khi ngủ hoặc gây đau thì bác sĩ có thể cho
thêm thuốc ho. Nhưng trong đa số các trường hợp, bệnh nhân chỉ cần làm giống
như điều trị một bệnh cảm cúm thông thường là uống acetaminophen, uống nhiều
nước và không điều trị nhiễm trùng.
Trong trường hợp VPQ mạn tính, bệnh nhân thường dễ bị nhiễm trùng. Nếu bác sĩ
không ngăn cản thì bệnh nhân nên được tiêm ngừa cúm và viêm phổi hàng
năm.Vắc-xin ngừa viêm phổi thường là một mũi duy nhất. Một mũi vắc-xin sẽ
giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi các chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến.
Không nên tự ý mua thuốc ho ngoài quầy thuốc tây để điều trị VPQ mạn tính trừ
khi đã được bác sĩ hướng dẫn. Cũng giống như đối với VPQ cấp tính, ho có đờm
trong VPQ mạn tính cũng là điều có lợi vì giúp tống bớt những chất đờm trong
đường hô hấp ra bên ngoài.
Thực tế, đôi khi bác sĩ kê đơn thuốc long đờm khi bệnh nhân có ho tương đối khan
hoặc đờm quá đặc không thể khạc ra ngoài. Bệnh nhân cần theo dõi đờm về màu
sắc, số lượng, độ đặc để có thể biết được tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Khi đó,
4


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
bác sĩ có thể cho dùng kháng sinh phổ rộng từ 5 - 10 ngày để điều trị nhiễm trùng.
Trong trường hợp bạn quá cân, bác sĩ sẽ khuyên nên ăn kiêng để tránh quá tải cho

tim.
Nếu bạn bị kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã được xác định thông
qua kết quả bất thường trên phế dung kế thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc dãn phế
quản kháng hệ thống cholinergic. Đây là những thuốc giúp làm dãn tạm thời các
phể quản bị hẹp trong phổi. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc nhóm steroid để
làm giảm hiện tượng viêm trong các phế quản. Tuy nhiên biện pháp điều trị quan
trọng nhất và thành công nhất cho bệnh VPQ mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính là ngưng hút thuốc. Các công trình nghiên cứu cho thấy nếu bạn ngưng
hút thuốc, thậm chí khi bệnh VPQ mạn tính và viêm phổi tắc nghẽn mạn tính đang
trong giai đoạn tiến triển thì không những giúp làm giảm đi độ nặng của các triệu
chứng mà còn giúp cải thiện tiên lượng cuộc sống.
Trong trường hợp VPQ mạn tính có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, thì
cơ thể bị suy giảm về khả năng vận chuyển oxy từ phổi vào máu. Do đó bác sĩ có
thể cho bạn thở oxy liên tục hoặc tùy theo nhu cầu. Những thiết bị cung cấp oxy
hiện nay đang được phổ biến một cách rộng rãi. Nếu bạn sử dụng bình oxy tại nhà
thì phải đặc biệt chú ý không được đặt thiết bị gần những chất dễ cháy nổ như
rượu, xăng, các loại bình xịt... hoặc gần những nguồn nhiệt như bếp, máy sấy tóc,
lò sưởi...
Chế độ điều trị tại nhà như thế nào?
- VPQ cấp tính: Khi bị sốt, thở nhanh, khò khè thì bạn nên ở nhà, giữ ấm, uống
nhiều nước. Không cần thiết phải luôn nằm tại giường, và cũng không nên vận
động quá nhiều. Có thể sử dụng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng từ
trong bình chứa đầy nước nóng.
- VPQ mạn tính: Tránh tiếp xúc với nước sơn, xúc động quá mức, bụi và người
5


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
đang bị cảm cúm. Có thể sử dụng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng
từ bình chứa đầy nước nóng, mặc đồ ấm khi trời lạnh và khô. Cố gắng bỏ thuốc

lá.
Các triệu chứng thường thấy của viêm phế quản

Cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp khi
bệnh nhân có một trong những triệu chứng, dấu hiệu sau:
- Các triệu chứng có thể gặp trong VPQ cấp tính là:

+ Ho liên tục
+ Có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây, thường xuất hiện từ 24 - 48
giờ sau khi ho…
+ Sốt cao, lạnh run
+ Đau hay cảm giác thắt ngực
+ Đau dưới xương ức khi thở
+ Thở ngắn
- Các triệu chứng có thể gặp trong VPQ mạn tính là:
+ Ho kéo dài có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây (kéo dài ít nhất 3
tháng trong 1 năm và liên tục trong hơn 2 năm)
+ Hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở
Các dấu hiệu nặng của VPQ cần được phát hiện sớm để đưa bệnh nhân đến
bác sĩ ?
Cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp khi bệnh
nhân có một trong những dấu hiệu sau:
6


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
-

Ho nhiều, kéo dài và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các sinh hoạt
hàng ngày, hoặc có kèm đau ngực dai dẳng. Có thể bệnh nhân đang bị tổn

thương các phế nang bên trong phổi.

-

Các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần, và đờm trở nên nhiều hơn, sậm màu
hơn, đặc hơn hoặc có máu

-

Bệnh nhân bị VPQ cấp tính mà có kèm các vấn đề về tim phổi mạn tính,
hoặc bị nhiễm virus HIV, nhiễm trùng hô hấp... mà có thể làm cho bệnh
nhân dễ mắc các bệnh lý ở phổi nặng hơn như viêm phổi.

-

Khó thở. Đây là triệu chứng thường bị hiểu lầm là do VPQ. Nhưng nó
còn là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, khí phế thủng, lao phổi, bệnh tim, phản
ứng dị ứng nặng hoặc do ung thư.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính
Giải phẫu bệnh lý:
Tổn thương chỉ ở niêm mạc phế quản bao gồm:
- Phù nề, xung huyết, bong biểu mô có chỗ loét, nhiều dịch nhầy hoặc mủ
trong lòng phế quản.
Lâm sàng và chẩn đoán.
- Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau viêm đường hô
hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng.
- Hai giai đoạn của viêm phế quản cấp:
+ Giai đoạn đầu ( 3 - 4 ngày ) ( còn gọi là giai đoạn viêm khô )
. Sốt 38 - 390C, có thể tới 400, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp. cảm giác

nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn
7


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
+ Giai đoạn II: ( 6 - 8 ngày ) còn gọi là giai đoạn xuất tiết.
Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, ho khạc đờm nhầy, hoặc đờm mủ
( khi bội nhiễm ). Nghe phổi có ran ẩm.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng ( ít có giá trị chẩn đoán ) , bạch cầu có thể bình
thường, tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm ( do vi rút ); xét nghiệm đờm: có nhiều
xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây
bệnh ³ 107 / ml.
Xquang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
Các thể lâm sàng:
5.1. Viêm phế quản xuất huyết : thường ho ra máu số lượng ít lẫn đờm. Cần
chẩn đoán phân biệt với ung thư phổi ở người > 40 tuổi hút thuốc lá.
5.2. Viêm phế quản cấp thể tái diễn: các yếu tố thuận lợi:
+ Các yếu tố bên ngoài: hút thuốc lá, hít phải khí độc, NO2 , SO2...
+ Các yếu tố bên trong:
Tắc nghẽn phế quản: dị vật đường thở ở trẻ em, ung thư phế quản ở người lớn, các
ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, suy tim trái, trào ngược dạ dầy thực
quản. Hoặc các bệnh như hen phế quản, xơ phổi kén , suy giảm miễn dịch.
5.3 . Viêm phế quản cấp thể co thắt: ở trẻ em và người trẻ.
5.4. Viêm khí - phế quản cấp có giả mạc: do bạch hầu.
5.5. Viêm phế quản cấp cục bộ: chẩn đoán bằng nội soi phế quản.
Chẩn đoán phân biệt.
6.1. Viêm họng cấp: sốt, ho, nhưng nghe phổi bình thường. Xquang phổi bình
thường
6.2. Các bệnh phổi và phế quản khác: hen phế quản, ung thư phế quản, phế

quản phế viêm, viêm phổi vi rút...
8


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
6.3. Giãn phế quản: ho khạc đờm kéo dài mạn tính, có thể có ngón tay dùi
trống. Chụp cắt lớp vi tính có ổ giãn phế quản.
6.4. Viêm phế quản mạn: ho khạc đờm kéo dài mạn tính 3 tháng / năm, ít nhất
2 năm liên tiếp, không do các bệnh phổi khác như: lao hoặc giãn phế quản.
6.5. Viêm phổi do vi khuẩn: có hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng đông đặc.
Xquang có tổn thương nhu mô phổi.

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh rất lây truyền nhưng chỉ cần biết vài động
tác phòng ngừa đơn giản là có thể hạn chế.
Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có tính chất dịch tễ và theo
mùa thường xảy ra ở trẻ bú mẹ. Bệnh do một loại virus có tràn lan trong môi
trường, có tính lây truyền cao và gây tổn thương ở các phế quản nhỏ của trẻ dưới 3
tháng tuổi. Dịch viêm phế quản ở trể bú mẹ thường bắt đầu từ giữa tháng 10, phát
triển cao nhất vào tháng 12 và hết vào cuối mùa đông.
Virus lây truyền theo đường nước bọt, do hắt hơi, ho, tay và các vật dụng nhiễm
bẩn. Như vậy, tình trạng cảm cúm của trẻ lớn và người lớn có thể là nguyên nhân
gây bệnh viêm phế quản nhỏ ở các trẻ nhũ nhi.
Khuyến cáo các bậc cha mẹ: khi chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Khi
bị cảm, càng nên tránh hôn hít lên mặt trẻ. Mọi người trong nhà (anh chị) đều nên
biết rõ những điều này, nhất là khi các cháu lại đã đến nhà trẻ hay trường học.
Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén... và sau khi dùng
cần rửa sạch.
9



MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Vào mùa thu và mùa đông, cố gắng không để trẻ nhỏ lui tới những nơi công cộng
(đi xe buýt, siêu thị...), nơi dễ có những người bị cảm. Không để trẻ ở nơi có khói
hút thuốc lá vì có nguy cơ làm cho bệnh nặng lên. Ở nhà giữ nhiệt độ ổn định,
không quá 19 độ và cần làm cho nhà thông thoáng hàng ngày. Khi trẻ bị cảm và
ngạt mũi thì nên rỏ nước sinh lý vào mũi để trẻ không tắc mũi.
Làm gì khi trẻ bị bệnh? Khi bắt đầu chỉ là biểu hiện cảm và ho, sau đó biến
chuyển thành khó thở và phối hợp với sự khó cho trẻ bú. Trong trường hợp trẻ có
triệu chứng cần được thầy thuốc khám ngay. Bệnh viêm phế quản nhỏ thường lành
tính nhưng có thể nghiêm trọng với những trẻ dưới 3 tháng.
Thầy thuốc thường làm cho trẻ bớt ứ động ở phế quản bằng liệu pháp vận động
cho đường hô hấp; thường khỏi sau 5-10 ngày (nhưng có thể còn ho kéo dài thêm
2-3 tuần nữa). Trong trường hợp nặng thì cần phải nằm viện. Để tránh bị viêm phế
quản, ngay khi có triệu chứng đầu tiên đã cần hỏi ý kiến thầy thuốc.
Khi chăm sóc trẻ bị bệnh: đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao. Cho trẻ uống nước đều
đặn. Làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú. Dùng khăn giấy và vất bỏ
ngay sau khi đã dùng. Phòng trẻ phải thông thoáng, không mặc quá nhiều đồ và
duy trì nhiệt độ phòng 19 độ. Tránh để trẻ ở nơi có khói thuốc lá. Chỉ khi nào trẻ
hết các triệu chứng mới có thể quay lại nhà trẻ.

10



×