Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

NET ĐAC SAC TRONG SU DUNG LUA GAO CUA CU DAN PHUONG ĐONG THOI CO TRUNG ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.2 KB, 62 trang )

NÉT ĐẶC SẮC TRONG SỬ DỤNG LÚA GẠO CỦA
CƯ DÂN PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ................................................................................................….i
Phụ nữ và trang điểm luôn đi đôi với nhau trong mọi nền văn hóa, mọi quốc
gia và mọi chặng đường lịch sử. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ,
từ đơn giản đến phức tạp, chứng minh cho niềm đam mê làm đẹp một cách
“bất diệt” của những nền văn minh cổ xưa nhất nhân loại .............................55

i


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Sau khi bước sang thời kì nguyên thủy con người ngày càng tập làm chủ
với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nhận thấy rằng cần phải làm chủ
được tự nhiên. Đây là một bản năng cơ bản của con người trong quá trình đấu
tranh sinh tồn với tự nhiên để tồn tại. Để đấu tranh sinh tồn và phát triển con
người đã lợi dụng những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên như đất đai,
sông ngòi để canh tác và tìm ra nguồn thức ăn thiết yếu phục vụ cho nhu cầu
của cuộc sống. Sau khi mà con người đã phát minh ra được nghề trồng trọt và
chăn nuôi nguyên thủy thì lúc này con người đã tiến thêm một bước nữa trong
việc chủ động về nguồn thức ăn chính của mình, với một số loại thức ăn khác
do nhu cầu về nguồn thức ăn của con người thì ngày càng lớn lên khi mà dân
số thế giới ngày càng tăng lên.
Việc ăn uống kể từ khi con người chủ động được nguồn thức ăn thì luôn
gắn liền với cảnh quan tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người, tùy vào
từng địa bàn khác nhau mà người ta có các nguồn thức ăn khác nhau, nếu là
cư dân ở biển thì lo ăn cá và các loại thức ăn mà người dân khai thác được từ
hoạt động kinh tế chính của mình; Và ở đây, đối với cư dân vùng đất liền, khi


con người đã chủ động được về nguồn thức ăn thì con người tự nhận thấy
rằng họ phải chăn nuôi và phát triển trồng trọt để cung cấp lương thực cho
cuộc sống, không phụ thuộc vào thiên nhiên nữa. Còn đối với cư dân các
nước phương Đông thời cổ trung đại từ sớm đã chú ý tới vấn đề lương thực,
thực phẩm vì nó gắn liền với hoàn cảnh tự nhiên sẵn có của con người nơi
đây. Trong các quốc gia phương Đông thì Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam
Á là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trồng lúa nước. Các nước
phương Đông được hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy và phân chia xã hội thành giai cấp, vì vậy các quốc gia đều có một điểm
chung là các nhà nước cổ đại đều được xây dựng trên lưu vực các dòng sông
lớn chạy dài trên một giải đất rộng từ bờ biển phía Đông Địa Trung Hải đến
1


bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cho nên con người phương đông
ngay từ sớm cư dân đã quan tâm tới việc trồng lúa nước và tất cả các biện
pháp hỗ trợ cho việc trồng lúa.
Cư dân ngay từ những buổi đầu đã tìm cách chế biến thức ăn từ nguồn
nông phẩm chính là lúa gạo và các thứ thiếu phẩm cùng loại để làm dồi dào,
phong phú bữa ăn. Từ đó, nó đã làm cho cơ cấu bữa ăn của con người ngày
càng phong phú hơn tạo ra một nét văn hóa ẩm thực. Từ đó, ăn uống đã tạo
nên một nét văn hóa ẩm thực, nét đặc sắc ở đây chính là hạt gạo vẫn là nông
phẩm không chỉ để ăn, uống mà cư dân phương Đông không chỉ tạo ra lúa
gạo là nguồn lương thực, thực phẩm chính, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu nữa
mà cư dân thời kì này còn sáng tạo ra các vật phẩm giá trị khác về văn hóa
như ăn thế nào để ngon, bổ dưỡng, ăn để vui và dùng chính những thứ tưởng
đơn giản này để cúng tế trong các lễ hội tết cổ truyền. Từ đó, nó tạo ra một
nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc của cư dân vùng phương Đông.
Trong rất nhiều các giá trị về ẩm thực đó thì có một giá trị vô cùng lớn
và đặc sắc đó chính là chế biến lúa gạo dùng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày

của con người cũng như dùng trong các dịp lễ hội, lễ tết đó chính là cúng tế.
Việt Nam hiện nay là một trong những nước xuất nhập khẩu lúa gạo vào
hàng thứ hai trên thế giới. Với tốc độ tăng chóng mặt của dân số thế giớ đó thì
vấn đề về an ninh lương thực được xếp lên hàng đầu tiên và cũng là mối quan
tâm lo lắng toàn cầu của tất cả các nước nước trên thế giới.
Khi nghiên cứu về nét đặc sắc trong sử dụng lúa gạo cũng là một cách
thể hiện mối quan tâm hàng đầu của con người đối với cả loại nông phẩm vô
cùng quý giá này. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng lúa gạo nấu chín
làm thức ăn chính cho bữa ăn, khi mỗi dịp lễ tết cũng vẫn sử dụng thứ nông
phẩm qua chế biến làm đồ cúng tế. Tuy nhiên, có một phần nhỏ nào đó trong
chúng ta vẫn chưa hiểu được giá trị vô cùng to lớn của lúa gạo với những nét
đặc sắc của bản thân nó.

2


Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài “ Nét đặc sắc trong sử dụng lúa
gạo của cư dân phương Đông thời cổ trung đại” làm khóa luận tốt nghiệp.
Khi nghiên cứu về nét đặc sắc trong sử dụng lúa gạo cũng là một đóng góp
củng cố những giá trị văn hóa ẩm thực của các quốc gia lấy nghề nông làm
gốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
Nghiên cứu về phương Đông hay nền nông nghiệp cổ đại cũng như nét
đặc sắc trong sử dụng lúa gạo của cư dân phương Đông thời cổ trung đại đã
thu hút không ít các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các tác giả đó với
những phương pháp và cách thức nghiên cứu khác nhau đã cho ra đời nhiều
tác phẩm có giá trị tiêu biểu là các tác giả và các tác phẩm sau:
Bộ sách đồ sộ “Alamanach những nền văn minh thế giới” giành một
phần khá lớn để giới thiệu về các nền văn minh cổ như: Hi Lạp, Ai Cập,
Trung Quốc, Ấn Độ…các tác giả cũng đề cập một cách sơ giản những thành

tựu mà các nền văn minh này tiếp thu của nhau trong quá trình phát triển
nhưng vấn đề về nông nghiệp chưa được trình bày một cách hệ thống.
Năm 2000, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội cũng tái bản cuốn “Lịch sử
thế giới cổ đại” do Chiêm Tế chủ biên gồm ba phần. Trong đó, phần thứ hai
viết về lịch sử nền văn minh các nước phương Đông cổ đại Ai Cập, Trung
Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á…vì theo ông phương Đông là nơi chôn rau cắt
rốn của những nền văn minh tối cổ của nhân loại, là nơi đặt nền móng cho
văn hóa vật chất và tinh thần của thế giới cổ kim.
Trong cuốn “Lịch sử thế giới cổ đại” (2007) của Nxb Giáo Dục do GS
Lương Ninh chủ biên là một tác phẩm trình bày về lịch sử các quốc gia cổ đại
điển hình ở cả phương Đông và phương Tây. Trong đó, các nước phương
Đông cũng được đề cập dưới dạng thông sử. Qua điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa phương Đông đã
cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản nhất về đời sống của cư dân
trong thời kì này.
3


Cuốn “ Loài tinh tinh thứ ba” (2009) của Jared Diamon do Nguyễn
Thuỷ Chung- Kim Nữ Thảo dịch đã nói về nguồn gốc của loài người từ thời
sơ khai nguyên thủy chuyển biến từ vượn thành người và những vấn đề xung
quanh con người trong thời kì đó. Trong đó có khái quát về nguồn gốc nền
nông nghiệp sơ khai.
Cuốn “Lịch sử thế giới cổ trung đại” (2010) của Nxb Giáo dục do
Giáo sư Nghiêm Đình Vỳ chủ biên đã khái quát những đặc điểm về vị trí, địa
lý, cư dân và quá trình lịch sử các quốc gia cổ đại. Do đó, ta thấy được nhân
tố và điều kiện thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp thời xưa ở các nước
phương Đông.
Tác phẩm “Phương thức sản xuất Châu Á ,lí luận Mác- Lênin và thực
tiễn Việt Nam” của giáo sư Văn Tạo đã đưa ra những luận điểm để chứng

minh ở phương Đông thời cổ trung đại đã xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai
sớm nhất hay còn gọi là phương thức sản xuất Châu Á.
Trong cuốn “Lịch sử Ấn Độ” do Vũ Dương Ninh chủ biên, xuất bản năm
1995 đã trình bày một cách khái quát về lịch sử Ấn Độ từ lúc khởi đầu cho
đến thế kỉ XX trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
với những nét chung và điển hình nhất. Qua cuốn sách này, chúng ta hiểu
được cơ bản về lịch sử Ấn Độ cũng như mối quan hệ giữa Ấn Độ với các
nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thông qua các thời kì lịch sử.
Tác giả Wwill Durant với cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” (2003) đã
trình bày khá rõ nét các nền văn minh của người Ấn. Tác phẩm này bao gồm
10 chương, mỗi chương đều chứa đựng những tài liệu vô cùng quý giá. Trong
đó, nền văn minh nông nghiệp, xuất hiện, hình thành và phát triển để phục vụ
mục đích con người cũng được tác giả điểm qua.
Năm 2005, Nxb Thanh Hóa đã xuất bản cuốn “Phong tục lễ nghi dân
gian Trung Quốc” các tác giả đã trình bày một cách toàn diện về toàn bộ về
các phong tục tập quán của cư dân Trung Quốc từ thời cổ xưa. Các nghi lễ
dân gian, các lễ hội truyền thống của cư dân vẫn được duy trì đến ngày nay;
4


Tuy nhiên cuốn sách này vẫn chưa đề cập sâu sắc đến các nghi lễ của cư dân
trong đời sống hàng ngày.
Cuốn “Lịch sử Trung Quốc 5000 năm” (2001) của Lâm Hán Đạt - Tào
Dư Chương gồm hai tập, trình bày diễn biến lịch sử Trung Quốc từ khi hình
thành cho đến ngày nay. Các sự kiện lịch sử được viết dưới dạng các câu
chuyện, trong đó có vấn đề nông nghiệp.
Tác giả Mai Ngọc Chừ với cuốn “Văn hóa Đông Nam Á” (1999), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội đã không đi sâu vào văn hóa từng nước hay từng
khu vực nhỏ, cũng không chỉ bàn về một lĩnh vực cụ thể mà bao quát toàn bộ
Đông Nam Á với nhiều phương diện văn hóa, cả theo cấu trúc lẫn diễn trình

lịch sử.
Tác giả D.G.E Hall với cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” (1997) đã phác họa
một bức tranh toàn cảnh sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các
quốc gia khu vực Đông Nam Á, quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các
nước trong khu vực, từ trong lịch sử và đấu tranh giành độc lập trường kì,
bền bỉ, oanh liệt của dân tộc.
Như vậy, các tác phẩm trên đã viết khái quát về lịch sử các quốc gia
phương Đông cổ - trung đại,về hoạt động kinh tế cây trồng vật nuôi của cư
dân nên cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ, chi
tiết về nét đặc sắc trong sử dụng lúa gạo của cư dân phương Đông thời cổ trung đại.. Trong quá trình nghiên cứu, những công trình, tác phẩm trên là cơ
sở cung cấp tài liệu và thông tin cho em thực hiện mục đích nghiên cứu khoá
luận.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu nét đặc sắc trong sử dụng lúa gạo của cư dân Pương
Đông thời cổ - trung Đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5


Đề tài làm rõ quá trình chế biến và vai trò của lúa gạo đối với cư dân
phương Đông thời cổ - trung đại.
Vai trò của lúa gạo trong đời sống hàng ngày cũng như trong các dịp
lễ tết truyền thống của cư dân phương Đông thời cổ - trung đại.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Đề tài tập trung tìm hiều nét đặc sắc trong sử dụng lúa gạo
của cư dân phương Đông thời cổ - trung đại.
Thời gian: Nghiên cứu từ lúc nền nông nghiệp sơ khai, lúa gạo xuất hiện,
phát triển, chế biến và sử dụng của cư dân phương Đông thời cổ - trung đại.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện khoá luận này, phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử
là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng xuyên suốt trong qua trình nghiên
cứu. Trên cơ sở các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau phục vụ cho khoá
luận, đã sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và
so sánh các nguồn tài liệu liên quan tới khoá luận thì mới sử lí tốt các nguồn
tài liệu đó theo đúng yêu cầu đề ra.
5. Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung đề tài được chia thành 2 chương
Chương 1: Nghề nông trồng lúa nước và hình thái ý thức xã hộ của con
người phương Đông thời cổ - trung đại
Chương 2: Nét đặc sắc trong sử dụng lúa gạo của cư dân phương Đông
thời cổ - trung đại

6


Chương 1: NGHỀ NÔNG TRỒNG LÚA NƯỚC VÀ HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ
HỘI CỦA CON NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

1.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cho nghề nông trồng lúa nước.
Phương Đông cổ đại bao gồm Châu Á và Đông Bắc Châu Phi là nơi
phát nguyên những nền văn minh cổ kính nhất của loài người với những nền
văn minh lớn: Trung Quốc, Ấn Độ... Nơi đây đã từng tồn tại những quốc gia
cổ đại đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đó là, Ấn Độ, Trung Quốc Và Đông
Nam Á cổ đại. Các nhà nước cổ đại được xây dựng trên lưu vực các dòng
sông lớn chạy dài trên một dải đất rộng đi từ bờ biển phía Đông Địa Trung
Hải đến bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, các vùng đồng bằng
sông Ấn, sông Hằng, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, địa bàn hội tụ của cư

dân Đông Nam Á có đặc điểm là rất phù xa, màu mỡ, nguồn nước tưới dồi
dào. Tại lưu vực các dòng sông lớn này điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi
cho cuộc sống của con người. Chính những dòng sông đã tạo nên những đồng
bằng rộng lớn, phì nhiêu, là nơi quần tụ đông đúc dân cư sinh sống, đồng
bằng sông Ấn rộng 800.000 km2, đồng bằng sông Hằng rộng 1,1 triệu km 2;
đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Hàng năm, cứ vào mùa mưa hay
tuyết tan, nước từ thượng nguồn đổ về các lòng sông tràn ngập lên những
vùng đất rộng, phủ lên chân ruộng thấp một lớp phù xa màu mỡ, làm cho đất
đai mềm, tơi xốp, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và tạo đều kiện cho
cư dân ở đây sớm phát minh ra nghề trồng lúa nước và bước vào xã hội văn
minh. Không chỉ bồi đắp phù sa, các con sông còn cung cấp nước tưới cho
đồng ruộng, nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Cũng từ các
con sông, cư dân thời cổ có thể khai thác được một lượng lớn thuỷ sản, cung
cấp thức ăn hàng ngày cho họ. Sông ngòi còn là những con đường giao thông
huyết mạch của đất nước, nhất là trong điều kiện giao thông thời cổ còn rất
hạn chế.
Những lưu vực sông lớn đó được ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng
điệp và những vùng sa mạc rộng mênh mông: Dãy núi Himalaya và cao
7


nguyên Pamia ở phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ, cao nguyên Nội Mông, Ngoại
Mông ở phía Bắc Trung Quốc. Những đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên
là tiền đề quy định những đặc điểm chung về tiền đề kinh tế- xã hội ở các
quốc gia phương Đông cổ trung đại. Các lưu vực sông lớn nói trên đều là
những miền đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho sự phát triển của
nông nghiệp: Thủy lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ cach tác.
Bởi vậy, những bộ lạc du cư sống rải rác trên các miền khác nhau của Châu Á
và Đông bắc Châu Phi từ thời đại nguyên thủy đã sớm phát hiện và biết lợi
dụng những điều kiện thiên nhiên thuận lợi để đến định cư ở những thung

lũng lớn và canh tác nông nghiệp. Do vậy, nền kinh tế chủ yếu ở các quốc gia
cổ đại phương Đông là nông nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu những lí luận của Mác, trong cuốn “phương thức
sản xuất Châu Á lí luận Mác- Lênin và thực tiễn Việt Nam” Giáo sư Văn Tạo
cũng tán thành phương thức sản xuất Châu Á là một trong những phương thức
tồn tại trong lịch sử nhân loại và đưa ra đặc trưng cơ bản đó là: Chế độ sở hữu
công cộng về ruộng đất, nhà nước chuyên chế phương Đông, công xã nông
nghiệp, tính trì trệ, bảo thủ và tồn tại dai dẳng của những xã hội Châu Á. Trên
nền tảng của phương thức sản xuất Châu Á, các quốc gia cổ đại phương Đông
cũng có những đặc điểm riêng làm cho người ta có thể phân biệt với các quốc
gia chiếm hữu nô lệ phương Tây ( tức Hi Lạp và Rô Ma cổ đại). Những đặc
điểm riêng biệt chủ yếu sau: Đầu tiên Các quốc gia phương Đông ra đời ở
thời kì mà sức sản xuất xã hội còn đang thấp kém, tức giai đoạn cuối thời đại
đồ đá mới tiến lên thời đại đồ đồng. Với điều kiện tự nhiên: đất phù sa, nhiệt
độ cao cùng với việc thực hiện canh tác nông nghiệp thì chỉ cần công cụ bằng
đồng cũng đã tạo ra điều kiện vật chất để các quốc gia này vượt qua thời
nguyên thuỷ chuyển lên xã hôi có giai cấp và nhà nước. Thứ hai là sự tồn tại
dai dẳng và ngoan cố của những tổ chức công xã nông thôn. Sự ra đời của
công xã nông thôn bắt nguồn từ sự phân hoá trong tông tộc và trong các gia
đình phụ hệ. Khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, năng suất lao động trong
8


nghành sản xuất kinh tế ngày càng được nâng cao. Con người có khả năng
tiến hành lao động cá thể hay lao động theo từng đơn vị gia đình nhỏ mà vẫn
đảm bảo duy trì và nâng cao đời sống. Đối với những thị tộc, bộ lạc canh tác
nông nghiệp thì goị là công xã nông thôn. Công xã nông thôn là “tổ chức xã
hội đầu tiên của những người tự do không bị ràng buộc bởi quan hệ dòng
máu” [4; tr57]. Các công xã duy trì nền kinh tế tự nhiên, tự cấp khép kín, giữa
các công xã hầu như không có một mối liên hệ kinh tế hàng hoá nào. Bởi vì,

mỗi công xã đều thoả mãn nhu cầu của mình nhờ sự lao động và sản xuất, còn
những công xã lân cận thì cũng sản suất ra hầu như đũng những sản phẩm
như thế. Vì vậy, sự trao đổi giữa các công xã hầu như không có. Do tính chất
đóng kín như vậy mà các công xã luôn trong tình trạng trì trệ, ở công xã
những tàn dư của chế độ xã hội thị tộc được duy trì và bảo tồn lâu dài. Chính
điều đó làm cho tư duy, ý chí của con người bị hạ thấp, những công xã đã hạn
chế lí chí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất,làm cho nó trở
thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích
nô lệ của các quy tắc cổ truyền làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ
động của lịch sử.
Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, chế độ sở hữu công cộng về
ruộng đất phát triển mạnh mẽ. Nhà vua là người sở hữu tối cao về ruộng đất,
các công xã chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối, người sử dụng
đất đai là các thành viên công xã và phải thực hiện nghĩa vụ cống nạp cho
người sở hữu. Chế độ tư hữu ruộng đất diễn ra hết sức yếu ớt. Như Mác đã
nói “ Việc không có chế độ tư hữu ruộng đất giống như chiếc chìa khoá để
hiểu toàn bộ phương Đông” [9;tr144]. Thứ ba đó là việc sử dụng lao động
của nô lệ chưa phổ cập trong các nghành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ
trong sản xuất kinh tế chưa chiếm vai trò chủ đạo. Cuối cùng sự xuất hiện và
phát triển của một hình thái nhà nước đặc biệt: Nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền một cách mạnh mẽ, người đứng đầu nhà nước là
vua, nắm trog tay quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, nắm cả vương quyền và
9


thần quyền trong xã hội. Nhà nước chuyên chế phương Đông thực hiện 4
chức năng cơ bản: Sở hữu tối cao về ruộng đất, thần quyền tối cao, xây dựng
các công trình công cộng, đáng chú ý nhất là trị thuỷ và thuỷ lợi, bảo trợ nông
dân công xã. Nhận thức nhà nước chuyên chế là đặc điểm chung của các quốc
gia phương Đông cổ đại, đồng thời là nét độc đáo chỉ có ở các quốc gia này.

Trong khi đó, ở phương Tây hình thức nhà nước là nhà nước cộng hoà với
nhiều biểu hiệu khác nhau và ở đó tính dân chủ được đảm bảo trong một
trừng mực nhất định.
Những đặc điểm nêu ra trên đây có thể coi là những nguyên nhân gây
nên tình trạng trì trệ tương đối của xã hội cổ đại phương Đông. Tuy nhiên
chúng ta không được phép nhấn mạnh vào tính chất trì trệ đó để phủ nhận vai
trò hoặc đánh giá thấp vai trò của các quốc gia phương Đông cổ đại đối với
tiến trình phát triển xã hội loài người. Đó là vì phương Đông cổ đại là nơi
chôn rau cắt rốn của những nền văn minh tối cổ của nhân loại, là nơi đặt nền
móng cho văn hoá vật chất và tinh thần mà những thành tựu rực rỡ của nó là
cống hiến vô cùng quý báu và phong phú cho kho tàng văn hoá của thế giới
cổ kim. Phương Đông cổ đại là nơi phát triển nền kinh tế sớm, đã trải qua một
quá trình thống nhất về chính trị, hưng thịnh về văn hoá rất sớm. Phương
Đông cổ đại cũng là nơi nảy sinh những tri thức đầu tiên của loài người về
khoa học và kĩ thuật, về văn hoá và nghệ thuật. Do đó, việc sử lí nông phẩm
đã tạo ra một phong cách ẩm thực vô cùng độc đáo.
Lúc đầu con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, săn bắt hái
lượm là chủ yếu. Do đó, nguồn thức ăn kiếm được không đủ dự trữ cho việc
tồn tại của con người. Trong số những dấu ấn quan trọng về văn hóa của loài
người, nông nghiệp là dấu ấn gần đây nhất, nông nghiệp phát triển từ hành vi
của loài người hay từ những phản ứng thay đổi ở động vật và thực vật dẫn tới
kết quả không thể biết trước được.

10


Tuy có những đặc điểm chung nhưng các nước Ấn Độ, Trung Quốc và
Đông Nam Á đều có những mặt thuận lợi riêng cho sự phát triên kinh tế của
mình.
Trước hết, đất nước Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía

Nam Châu Á, nhưng hầu như ngăn cách với châu lục này bởi giải núi cao
nhất thế giới Himalaya, nên còn gọi đây là một tiểu lục địa.
Ấn Độ chỉ có thể liên hệ với thế giới bằng đường bộ về phía Tây qua đèo
Bolan (nay ở phía Nam Pakistan) vượt núi Toba Kakar, hoặc về phía TâyBắc, từ Taxila qua Kabun (nay là thủ đô Apganixtan), vượt dãy Hinducuc
hiểm trở để đến Iran và Trung Á: Nhưng Ấn Độ có hai mặt giáp biển, nằm
giữa đường biển từ Tây (Hồng Hải và vịnh Ba Tư) sang Đông (biển Đông và
Thái Bình Dương), nơi dừng chân bắt buộc của đường hàng hải Tây- Đông.
Bán đảo Ấn Độ hầu như bị cắt đôi bởi dãy núi Vinđia, nửa phía Bắc là
hai đồng bằng rộng lớn, do sông Hằng (Ganga) tạo nên ở phía Đông- Bắc, và
sông Ấn (Indus) tạo nên ở phía Tây- Bắc.
Nửa phía Nam, Dêcan là núi Vinđia kéo dài thành cao nguyên Đêcan,
núi cao, rừng rậm chiếm phần lớn diện tích, lại thêm dãy núi Đông Gát và
Tây Gát chạy dọc hai bờ Đông, Tây của bán đảo. Tuy nhiên hai vùng duyên
hải hẹp và dài là nơi thuận lợi cho cư dân sinh sống.
Bán đảo Ấn Độ có chiều ngang rộng từ 67 0 – 870 kinh Đông ( khoảng
2100 km) nằm trên 3 múi giờ. Chiều dài từ 70 đến 320 vĩ bắc ( khoảng 3000
km).
Từ trung lưu sông Indus, còn con đường bộ qua đèo Gôman nhưng rất xa
và hiểm trở nên ít dùng, đi đường biển là thuận tiện nhất.
Gió biển đem lại mưa, khí hậu dịu mát hơn và nước sinh hoạt cho dân
hai vùng duyên hải Đông Tây. Vùng sông Hằng ở Đông - Bắc chụi ảnh hưởng
của gió mùa, trồng lúa nước và những cây cối gần gũi với đời sống của dân
Đông Nam Á.

11


Miền Bắc Ấn Độ có nhiều sông ngòi và miền Nam Ấn Độ lại lắm rừng
nhiều núi, có núi cao rừng già bí hiểm lại có hai dải bờ biển dài vào loại nhất
trên thế giới tạo ra sa mạc nóng nắng. Có thể nói, đây là một tiểu lục địa

thống nhất, cách biệt với bên ngoài vừa chia cắt khác nhau với bên trong,
hùng vĩ và đa dạng.
Từ sớm, người Đraviđa cư trú ở Đồng bằng sông Ấn đã phát minh ra
nghề trồng lúa ở Haráppa và Môthengio. Đraviđa đã có những kho làm chứa
và những chiếc cối để sử lí thóc.
Ở lưu vực sông Hằng, người Aryan đã học kĩ thuật canh tác nông nghiệp
của người Đraviđa.
Trung Quốc là một trong những cái nôi của nghề thuần dưỡng cây lúa. Ở
đây có hai dòng sông lớn chảy qua là Hoàng Hà (dài 4000 km) ở phía Bắc và
Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử dài (5000 km ) ở phía Nam. Hoàng
Hà từ xưa thường hay gây ra lũ lụt, nhưng do đó đã được bồi đắp cho đất đai
thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công
cụ lao động còn tương đối thô sơ.
Lịch sử Trung Quốc cổ đại kéo dài gần 2.000 năm (từ khoảng thế kỉ
XXI TCN đến năm 221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Quốc từ
lưu vực Hoàng Hà đã dần dần được mở rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III
TCN, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt quá dãy Vạn lí trường
thành ngày nay,phía Tây mới đến đông nam tỉnh Cam Cúc và phía nam chỉ
bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.
Là một quốc gia rộng lớn, tình hình khí hậu ở các nơi của Trung Quốc cổ
đại không giống nhau: Miền Tây đất cao, nhiều núi, khí hậu khô hanh, miền
Đông thấp hơn, gần biển nên khí hậu tương đối ôn hoà.
Từ sớm, con người đã đến địa bàn Trung Quốc ngày nay cư trú, con
người đã sinh sống trên đất Trung Quốc cách đây hàng triệu năm. Từ thời
Tam Hoàng, cư dân Trung Quốc đã biết đến nghề nông trồng lúa, theo truyền

12


thuyết ông Thần Nông đã dạy dân trồng lúa, ông Thần Tắc dạy người Chu

trồng lúa…từ đó, các ông được tôn vinh là thủy tổ của nghề nông trồng lúa.
Đông Nam Á là một khu vực nằm gọn trong khoảng khoảng 92 0 kinh
Đông đến 1400 kinh Đông, 280 vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến 150 vĩ Nam, diện
tích trên 4 triệu km2.
Đông Nam Á là khu vực sinh tụ nhỏ nhưng phong phú: có nhiều sông,
nhiều đồng bằng màu mỡ hình thành từ phù sa của các con sông đó, khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm rất thuận lợi cho sinh trưởng của cây trồng, vật
nuôi. Từ sớm, cư dân Đông Nam Á đã thuần dưỡng cây lúa, đưa Đông Nam
Á thành một trong những trung tâm thuần dưỡng giống lúa sớm nhất thế giới.
Trong các ghi chép của Khang Thái, Chu Ứng thì từ đầu công nguyên lúa đã
dư thừa. Lúa gạo được cư dân chất lên thuyền đem bán cho thương nhân bên
ngoài
Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh chủ yếu của gió
mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương
đối nóng và ẩm. Vì thế Đông Nam Á còn được gọi là khu vực “Châu Á gió
mùa”. Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn
bao gồm cả miền Nam Trường Giang và miền Đông Ấn Độ nữa. chính gió
mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể khô
cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, đã trở nên xanh tốt và trù
phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như: Cuala Lampo, Xingapo,
Gia cát ta… Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước
cho con người dùng cho đời sống và sản xuất hàng năm, tạo nên những cánh
rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu
đã trở thành trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc
trưng như: Hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương…và cây lương
thực đặc trưng là cây lúa nước. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều có hệ sinh
thái đều có rừng ngập mặn ven biển.

13



Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực làm thành những vùng
nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, đồng bằng, tạo nên những
quan cảnh đa dạng, với độ ẩm khá cao. Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á
thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên quy mô
lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những nghành kĩ thuật
tinh tế, phức tạp . Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng
đồng bằng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà, cũng không có
những cánh đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn
ở đây tuy nhỏ hẹp, nhưng lại rất phong phú, đa dạng, con người có thể khai
thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn. Những điều kiện đó rất thuận
lợi cho cuộc sống của con người trong buổi đầu, nhưng không khỏi khô ng
ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền kinh tế sản xuất lớn, tạo
nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này
của khu vực.
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho những bước đi đầu
tiên của con người trong buổi đầu lịch sử; dồi dào về nguồn thức ăn, lương
thực, nhuyễn thể. Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về
cả nhiệt độ và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức phong phú, đa
dạng, kết hợp rừng- suối, đồi ruộng, có biển, có đồng bằng, đã tạo nên những
không gian lý tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ. Điều đó giải thích
vì sao, từ rất cổ xưa, con người đã đến đây sinh sống.
Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra
một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi
tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Trong tính thống nhất khu vực nền
văn hóa đó có nguồn gốc và bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, được phát
triển liên tục trong suốt triều dài lịch sử.
Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung tạo nên tính thống nhất
của cư dân toàn vùng. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á
có những nét chung về văn hóa vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn

14


hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước làm phương thức hoạt
động kinh tế chính. Đông Nam Á là một trong những nơi trồng trọt cổ của
loài người. Văn hóa Hòa Bình chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều
giống lúa khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây
trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung
lũng chân núi. Theo một số nhà nghiên cứu thì chủ nhân văn hóa Hòa Bình là
một trong số ít người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới, niên đại của nông
nghiệp ở đây lên tới 10000 năm trước công nguyên vì thế họ cho rằng “Đông
Nam Á đã có một cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới”. Sang thời
đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước
sang thời kì trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước lúa nước ở vùng thung
lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở các thung lũng rệ
chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập
nước. Cùng với việc trồng lúa nước, thì con người thời kì này cũng đã thuần
dưỡng trâu bò làm sức kéo. Từ đó, nông nghiệp trồng lúa nước trở thành cội
nguồn, thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực. Đó là “một nền văn
minh có đủ sắc thái biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan
xen phức tạp…Nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước,
văn hóa xóm làng.
Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy đã làm cho các nước
phương Đông tập trung vào sản xuất, lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm.
1. 2. Hoạt động kinh tế nông nghiệp của cư dân
Từ khi mới hình thành đến nay cư dân các nước phương Đông thời cổ
trung đại đã chú ý đến sự phát triển kinh tế và lấy kinh tế nông nghiệp trồng
lúa nước làm trọng tâm.
Ở Ấn Độ, cư dân Ấn Độ đã tiến hành làm kinh tế nông nghiệp, với điều
kiện thuận lợi do sông Hằng và sông Ấn mang lại, kinh tế nông nghiệp Ấn Độ

từng bước phát triển qua các thời kì lịch sử. Ấn Độ cũng là một trong những
quốc gia của nền văn minh lúa nước. Cây lúa vẫn được xem là cây trồng
15


chính ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, các vị vua vẫn được xem là người sở hữu tối cao về
ruộng đất, nhưng cũng thừa nhận chiếm hữu tư nhân.
Vào năm 5000 TCN, người Sumer đã phá triển các kỹ thuật canh tác nông
nghiệp thiết yếu như canh tác nông nghiệp mở rộng trên quy mô lớn ngoài
vùng đồng bằng thì cư dân đã mở rộng canh tác ra lưu vực các con sông lớn
phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hàng năm. Thời kì nay trồng lúa chủ
yếu được gieo trồng một vụ, đến thời đại đồ đồng với sự ra đời của lưỡi cày
đồng đã làm cho năng xuất gieo trồng tăng lên, người dân đã tiến hành gieo
trồng hai vụ một năm.
Suốt thời kì cổ đại đến thời kì phong kiến, nghề thủ công và thương mại
Ấn Độ không ngừng phát triển, nhưng nói chung chậm chạp và khó khăn.
Một mặt vì Ấn Độ thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh tương tàn và
khốc liệt; giữa các tiểu vương, các cuộc chiến tranh xâm lược ngoại tộc…đã
làm cho trạng thái xã hội Ấn Độ luôn bất ổn, ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát
triển kinh tế công thương. Mặt khác, sự phát triển chậm chạm của nền nông
nghiệp đã làm cho thủ công nghiệp luôn gắn chặt vào nông nghiệp, nền kinh
tế tự cấp tự túc trong các công xã nông thôn là trở ngại lớn cho sự phát triển
kinh tế hàng hóa- tiền tệ và thương mại. Chiến tranh đã tàn phá rất nhiều các
đô thị của Ấn Độ, nhưng ở mỗi một tiểu vương có một đô thị được chọn làm
thủ phủ, vì thế Ấn Độ vẫn bảo tồn được các đô thị. Hơn nữa, bờ biển Ấn Độ
dài, có nhiều thành phố ven biển, nhiều hải cảng cho nên sinh hoạt cho nên
sinh hoạt đô thị vẫn được duy trì ngay sau khi cuộc chiến kết thúc.
Để phục vụ cho canh tác nông nghiệp, nhiều công trình thủy lợi phục vụ
cho việc tưới tiêu được xây dựng. Nhiều loại cây được cấy trồng như lúa gạo,
ngô, mì, kê, đậu, vừng, lạc…ở những nơi thuận tiện nguồn nước, một năm

người Ấn Độ có thể cấy trồng hai vụ lúa. Từ thời cổ đại, cư dân đã xây dựng
hồ chứa nước lớn phục vụ việc tưới tiêu các vùng quanh kinh thành. Chẳng
hạn, Xuntan Ala Útđin (1296-1316), đã cho đào một hồ lớn ở ngoại thành

16


Đêli để chứa nước với diện tích 0,5 x 0,4 dặm. Vì vậy, đồng ruộng ở các địa
phương quanh năm tươi tốt. Một người đương thời nhận xét rằng: “các vùng
trở nên phồn thịnh, ruộng đồng nối với ruộng đồng, vườn tược nối với vườn
tược, làng ấp nối với làng ấp”. Dưới thời Xutan phirudo (1357-1388), một hệ
thống kênh rạch để chứa nước với tổng chiều dài chừng 200 km được xây
dựng nối liền các con sông Giumna và Sátlây. Nhờ vậy cả một vùng rộng lớn
quanh năm các khu vực này được đảm bảo nguồn nước tưới cho nông nghiệp
và các loại cây trồng khác, cũng chính từ đó mà diện tích canh tác được mở
rộng. Thời này có tới 21 loại lúa khác nhau được trồng ở Ấn Độ.[15;tr 198]
Ở Trung Quốc, nền kinh tế nông nghiệp được phát triển mạnh mẽ trong
suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc. Thời Tam Hoàng Ngũ đế cư dân đã
trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác. Ngay từ thời nhà Hạ (khoảng thế kỉ
XXI – XVI TCN), cư dân Trung Hoa cổ đại đã biết sử dụng đồng đỏ, nhưng
số lượng vẫn còn ít. Sang đến thời nhà Thương (khoảng thế kỉ XVI – 1066
TCN), khi mới đóng đô thì triều Thương ở phía nam Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà
Nam ngày nay, để tránh nước lũ lụt triều Thương đã nhiều lần chuyển chỗ ở
nhưng cuối cùng lại chuyển về Hà Nam. Về mọi mặt thời Thương có bước
phát triển lớn hơn so với triều Hạ, đồng thau đã được sử dụng phổ biến và đều
được chế tác với một trình độ nghệ thuật cao, trang trí hoa văn tinh xảo. Việc
trao đổi buôn bán cũng đã phát triển, nên dẫn đến sự phân hóa giai cấp đã hết
sức rõ rệt thể hiện ở mộ táng. Dưới hai thời kì này, kinh tế đã có bước chuyển
biến rõ rệt.
Triều Tây Chu ( khoảng 1066 – 771 TCN), là bộ lạc cư trú ở thượng lưu

Hoàng Hà, thủy tổ của tộc Chu là Khí vì trồng lúa giỏi nên được tôn làm thần
trồng trọt. Thời Tây Chu do tích luỹ được kinh nghiệm nên kinh tế đã có bước
phát triển mới so với đời Thương nhà Hạ nhưng việc quy hoạch đồng ruộng
gắn liền với hệ thống nước tưới, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển
đáng kể, tuy nhiên nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất tự nhiên, những nhu

17


cầu trong đời sống hàng ngày của nhân dân đều dựa vào kinh tế tự cấp, tự túc,
trao đổi mua bán các sản phẩm thủ công nghiệp khá phát triển.
Thời Xuân Thu- Chiến Quốc (722TCN - 481 TCN) đã diễn ra các cuộc
chiến tranh thống nhất Trung Quốc nên mọi mặt của đời sống cũng có sự phát
triển. Kinh tế thời kì này có một tiến bộ mới quan trọng đó chính là sự ra đời
của đồ sắt thúc đẩy công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp cùng phát
triển, đến thời Chiến Quốc đồ sắt được sử dụng phổ biến, nhiều loại công cụ
bằng sắt như lưỡi cày, cuốc, xẻng, liềm, búa… Vấn đề thủy lợi thời kì này
cũng được coi trọng, thế kỉ V TCN nước Ngô thời Phù Sai đã đào một con
kênh nối liền Trường Giang với sông Hoài gần Hoàng Hà để phục vụ phát
triển nông nghiệp, thời Chiến Quốc thủy lợi càng được chú trọng phát triển
nên đã tạo điều kiện cho việc khai phá đất hoang và thực hiện thâm canh tăng
năng suất. Theo sự tính toán của Lý Khôi một chính khách ở nước Ngụy thì
mỗi mẫu ruộng trung bình mỗi năm thu hoạch được 1 thạch 5 đấu năm được
mùa có thể thu hoạch được 6 thạch. Sự phát triển về kinh tế cũng đã kéo theo
sự phát triển của xã hội, nhiều đô thị trung tâm chính trị mọc lên với nhiều
thành phố nổi tiếng. Nó đã tạo nên một bản sắc Trung Quốc thời cổ đại.
[4;261.265]
Vào thời Chiến Quốc, đất nước Trung Quốc đã xây dựng các công trình
thủy lợi lớn. Nhân dân ở dọc Hoàng Hà đã đắp hàng nghìn km đê dọc theo
sông Hoàng Hà. Quan Trung có khơi con mương nước Trịnh, tưới tiêu cho cả

một vùng đất đai ở phía Bắc sông Vị. Ở vùng Tứ Xuyên thuộc nước Tần, hệ
thống thủy lợi Đô Giang Yển được xây dựng vào năm 256 TCN để tưới cho
một vùng nông nghiệp rộng lớn mà ngày nay vẫn còn được sử dụng để cung
cấp nước. Nhân dân các nước Tê- Ngụy- Sở đều đào mương ngòi thông với
các con sông Hoàng Hà, Tế, Nhữ, Tứ, Trường Giang. Hệ thống mương máng
đó gọi là “ Hồng Câu” rất thuận tiện cho việc trồng ruộng và vận chuyển bằng
đường thủy. Vào thế kỷ 2, dưới thời nhà Hán, người Trung Quốc cũng sử
dụng bơm chuyền để đưa nước từ thấp lên cao. Chúng được vận hành bởi bàn
18


chân có bàn đạp với các guồng nước hoặc bằng sức kéo của trâu, bò. Nhân
dân Giang Nam cũng xây dựng một hệ thống sông đào trên lưu vực Thái Hồ.
Nhân dân nước sở đào mương tười nước ở lưu vực Hán. Nước được dùng cho
các công trình công cộng cung cấp nước cho các khu dân cư đô thị và các khu
vườn của cung điện, nhưng hầu hết được dẫn vào các kênh thủy lợi để tưới
cho các cánh đồng.
Tóm lại, công trình thủy lợi được xây dựng ở khắp nơi từ lưu vực Hoàng
Hà tới lưu vực Trường Giang, từ bờ biển phía Đông đến Tứ Xuyên. Nhưng vì
tình trạng phân tranh giữa các nước mà người ta không thể nào thực hiện
được việc thống nhất quản lý công tác thủy lợi. Do đó công trình thủy lợi một
phần nào chưa phát huy được đầy đủ tác dụng của nó trong điều kiện lịch sử
lúc bấy giờ[8;tr44]
Ở Đông Nam Á có nhiều quốc gia, nhiều tộc người khác nhau. Vì thế,
phong tục, tập quan rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu văn hóa.
Mặc dù rất đa dạng, song tập tục ấy vẫn có nét gần gũi, tương đồng nhau, là
mẫu số chung quy tụ, giao thoa trên cơ sở nền văn hóa bản địa Đông Nam Ánền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Sáng tạo ra những giá trị rất
riêng, rất độc đáo.
Đông Nam Á là một trong những nơi trồng trọt cổ của loài người. Trong
đó, phải kể đến cây lương thực đặc trưng của khu vực là lúa nước.Theo các

nhà nông học, Đông Nam Á được coi là cái nôi của cây lúa nước và là năm
trung tâm thuần dưỡng lúa sớm nhất thế giới. Văn hóa Hòa Bình chứng minh
cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa khác nhau, xuất hiện nền nông
nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí,
các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Theo một số nhà nghiên cứu thì
chủ nhân văn hóa Hòa Bình là một trong số ít người biết trồng trọt đầu tiên
trên thế giới, niên đại của nông nghiệp ở đây lên tới 10000 năm trước công
nguyên vì thế họ cho rằng “Đông Nam Á đã có một cuộc cách mạng nông
nghiệp sớm nhất thế giới”[9;tr15].
19


Sang thời đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông
Nam Á đã bước sang thời kì trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước lúa nước
ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở các
thung lũng hệ chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi
với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, thì con người thời kì này
cũng đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo. Từ đó, nông nghiệp trồng lúa nước
trở thành cội nguồn, thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực. Đó là
“một nền văn minh có đủ sắc thái biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng
kết cấu đan xen phức tạp…Nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp
trồng lúa nước.
Cách đây 6000 năm, cư dân cổ Đông Nam Á bắt đầu chuyển từ nông
nghiệp trồng vườn (rau củ) sang trồng lúa. Từ đầu thiên niên kỉ II TCN, cư
dân Đông Nam Á đã phổ biến trồng lúa nước trên chân ruộng thấp, dần dần
họ đã tiến hành định cư ở vùng đồng bằng rộng lớn, kết hợp với thuần dưỡng
chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm và phát triển nghề dệt.
Cũng trong khoảng thiên niên kỉ I TCN, nhiều nơi trong khu vực Đông
Nam Á đã bước những bước tiến dài trong chinh phục tự nhiên, phát triển
kinh tế của tộc người. Nhìn chung họ đã đạt được một trình độ đáng kể trong

các lĩnh vực ví như sự phát triển của nghề trồng lúa nước trên chân ruộng
thấp.
Vào thời sơ kì ở trung tâm đảo Java, ngay giữa vùng đồng bằng Kedu
phì nhiêu, trù phú, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp là cơ sở cho
người Java tạo dựng nên một nền văn hóa nghệ thuật phong phú.
Ở giai đoạn sau từ thế kỉ X trở đi, trình độ sản xuất nông nghiệp và chinh
phục tự nhiên của cư dân Đông Nam Á đã có những bước nhảy vọt đáng kể,
có thể coi đây là giai đoạn phát triển kinh tế cực thịnh nhất của khu vực.
Nhiều vùng kinh tế quan trọng được hình thành, có khả năng cung cấp lượng

20


lớn thóc lúa và các sản phẩm tự nhiên. Thậm chí, thóc còn được dùng làm
trung gian trao đổi, mua bán.
Vấn đề gây trăn trở cho các nhà nghiên cứu là làm thế nào một cộng
đồng nông nghiệp, một nền văn minh thảo mộc lại có thể trở nên phát triển
thịnh vượng. Sự thống nhất của các quốc gia phong kiến dân tộc trong thời kì
này đã tạo điều kiện cho những hệ thống thủy lợi lớn ở Đông Nam Á ra đời và
hoàn chỉnh. Người Ăng - co đã tạo ra một hệ thống thủy lợi độc đáo, đầy
thông minh và sáng tạo phù hợp với điều kiện sống trên thềm cao dốc 30 0 so
với mặt hồ sông Tônglêsáp và có thể chứa nổi một lượng nước khổng lồ vào
mùa mưa và sông siêm Riệp đổ xuống. Hệ thống hồ chứa nước ở kinh đô Ăng
- co rộng hàng trăm km 2,…Các Baray có một không hai, được xây dựng bằng
công sức của cả một triều đại đã đem lại cho Ăng - co một lượng nước lý
tưởng dùng cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp. một năm người
Ăng - co có thể sản xuất hai vụ lúa và một vụ rau đậu ngắn ngày. Không có hệ
thống thủy lợi này thì người Ăng – Co không thể phát minh ra những nền văn
minh của nhân loại.
Trong thế kỉ XI, người Java cũng đạt được thành tựu đáng kể trong việc

chế ngự dòng sông Solo và Branta, tạo điều kiện cho sự phát triển cả nông
nghiệp và thương mại. Cư dân Đại Việt, cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã biết trị
thủy, cư dân Champa đã làm các công trình thủy lợi nhỏ, cư dân Phù Nam đã
xây dựng các công trình thủy lợi lớn, sang thời kì độc lập tự chủ vấn đề thủy
lợi này mang nhiều ý nghĩa đối với sự tồn tại của đất nước.
Người Khơme, vốn được kế thừa các phương pháp tười tiêu từ thời
Punan, đã thấy khu vực Ăng – Co là một vùng lí tưởng để xây dựng một hệ
thống sử dụng nước khiến cho đất đai sinh lợi tối đa để phục vụ con người.
Hệ thống này nhằm giải quyết một vấn đề được đặt ra do mưa gió mùa quá
nhiều và quá nặng hạt trong một thời gian ngắn. Điều họ đã làm là xây dựng
một hệ thống thủy nông rộng lớn, đảm bảo có thể tích trữ được càng nhiều
21


nước càng tốt trong mùa mưa, để có thể sử dụng chúng một cách hợp lý vào
mùa khô cho con người và tưới tiêu thường xuyên cho những cánh đồng lúa.
Hệ thống này xây dựng dựa vào hệ thống các baray, các bể dự trữ nước
khổng lồ, mỗi bể có tới dung lượng 30 triệu mét khối, trong đó có một bộ máy
kì diệu để thải nước ra khi cần thiết với một số lượng nước thích hợp. Toàn bộ
khu vực được chia tỉ mỉ thành những thửa ruộng lúa ô vuông, có khả năng thu
hoạch ba hay thậm chỉ bốn vụ lúa mỗi năm. Ngoài ra mạng lưới kênh nước
còn phục vụ nhiều mục đích khác của con người.[5;tr 214]
Như đã trình bày, xã hội phương Đông thời cổ trung đại là xã hội nông
nghiệp. Nền sản xuất cổ truyền đều là nền sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự
nhiên nói chung đều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chính các con sông
là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp và văn minh nông nghiệp. Không
chỉ trong lịch sử xa xưa mà ngày nay nông nghiệp vẫn còn phát triển và phổ
biến ở nhiều quốc gia phương Đông.
1.3. Hình thái ý thức xã hội của cư dân
1.3.1 Sùng tín các sức mạnh tự nhiên có liên quan tới đời sống của

cư dân canh tác nông nghiệp
Từ xa xưa khi những người Aryan tràn vào Ấn Độ, do điều kiện lao
động sản xuất mà họ đã hình thành nên niềm tin, tín ngưỡng sùng bái các lực
lượng tự nhiên như: Nước, biển, gió, trời…và với trí tưởng tượng của mình
họ đã sáng tạo nên một hệ thống các thần linh như: Thần biển Varuna, thần
sấm sét Indra, thần gió Vayu…lúc đầu họ coi tất cả các vị thần là có quyền
lực như nhau để sáng tạo ra của cải vật chất, hạnh phúc cho con người, nhưng
về sau người ta quy hết các vị thần sáng tạo ấy vào một vị thần sáng tạo duy
nhất và tối cao và đấng tối cao ấy bị trừu tượng hóa thành nguyên nhân cho
mọi vật.

22


Cũng từ đây, khi sản xuất trong xã hội phát triển vai trò tối cao của Bà la
môn được thể hiện rõ nét qua các nghi lễ hiến sinh của người Hindu giáo. Đó
là các nghi lễ thể hiện lòng tin, sự sùng tín của các tín đồ vào các vị thần linh
của mình. Trong những người Hồi giáo luôn trực một niềm tin thần thánh nào
đó vào các lực lượng siêu nhiên mà họ coi là các vị thánh linh thiêng, là các
bậc hiện sinh siêu việt và mang tính tự nhiên mà luôn luôn bên cạnh họ, họ
coi đó là những người sáng tạo ra thế giới và bảo vệ cuộc sống của họ. Lễ
hiến sinh của người Hindu giáo, họ sẽ lập một đàn tế trời, và một giàn lửa sẽ
được dựng lên để thiêu cháy những vật hiến tế. Lửa được sử dụng ở đây bởi
người Ấn Độ tin rằng nó mọc trên ngọn rượu Sôma, thần lửa Agni chính là
biểu tượng cho sinh hoạt của mỗi gia đình, giúp họ cất được rượu ngon để
cúng tế thần linh. Rượu chính là chất môi giới giữa con người và thần linh.
Trong quan niệm của người Hindu giáo thì bộ ba vị thần được coi là ba
mặt đấng tối cao duy nhất tượng trưng cho sự hài hòa của đời sống xã hội và
tinh thần là Brahma- Vishnu- Siva, đó là những vị thánh của người Hindu
giáo. Ngoài ba vị thần này thì Hindu giáo còn thờ nhiều vị thần như: Nữ thần

Kali, thần voi Gannesha,…đặc biệt nữ thần Kali mà nhiều người cho rằng là
nữ thần của cái chết và cũng như thần Shiva- thần hủy diệt. Người Hidu quan
niệm rằng hủy diệt đã bao gồm yếu tố sáng tạo và trong sự sáng tạo đã bao
hàm yếu tố hủy diệt. Trong quá trình sinh hóa của vũ trụ cả hai tuy đối lập
nhưng lại thống nhất với nhau và thiêng liêng như nhau. Không có sự sống
nào không tiến tới hủy diệt và hủy diệt lại gieo mầm cho sự sống, theo người
Hindu đây vừa là hung thần vừa là phúc thần. Thần Bò được tôn sùng, từ lâu
người Hinđu tôn kính Bò thiêng và nó được đồng hóa với Mẹ Đất. Bò là một
trong những lễ vật quý báu đưa ra trong buổi lễ tôn giáo của người Hinđu. Bò
tượng trưng cho sự thịnh vượng và phong phú, với những tình cảm có thật của
người dân đối với con Bò.
Người Trung Quốc có rất nhiều tập tục cúng tế thể hiện sự sùng bái các
thần tự nhiên như: Tế trời, tế sao, tế thủy thần, tế cây thần…
23


Tế trời là một tập tục cúng tế rất cổ xưa của người phương Bắc. Trước
công nguyên hai thế kỉ cư dân đã có tập tục cúng lễ tế trời. Trong sử kí có nói:
“ Nơi mà cư dâm Trung Quốc chọn để tế trời được đặt tại chân núi có mây
trời suối ngọc. Sau khi triều Tấn chiếm đoạt đất này, dời về Hưu Đồ đất của
vua nên Hưu Đồ có người vàng cúng trời, bắt trước cách thức cúng trời vậy,
sau khi Mông Cổ thiết lập triều Nguyên, tục tế trời vẫn được duy trì”. Nguyên
sử có viết: “Từ thời xa xưa đã có lễ tế trời, quần áo đẹp đẽ, vật cúng tinh
khiết, vua thân chinh đến, thần thích giúp cúng lễ. Có thể thấy được việc tôn
sùng Thần Trời từ thời xưa đã có.[1;tr1860]
Trải qua những năm tháng , nghi thức tế lễ trời cúng dần thay đổi. Thời
hiện đại ngày nay lấy ngày ba mươi cuối tháng của mỗi năm làm ngày tế trời.
Nửa đêm hôm đó, người của gia đình dân tộc Mông Cổ đều đốt một đống lửa
ngoài cánh đồng. Phía Tây hoặc trong sân lều tròn Mông Cổ đều đặt một cái
bàn bát tiên, thịt một con cừu đặt trên bàn làm vật tế,…và một bình rượu, rồi

đọc lời cúng trời, lời cúng trời đều do ông tổ các họ truyền lại, cũng có khi
cho thêm nội dung mới vào. Lời cúng trời thời xưa truyền lại có đoạn như
sau:
…Vì người Mông Cổ, Trời đã truyền lại cho các dân tộc
Làm cho người Mông Cổ được sinh sôi thịnh vượng
Con cháu tổ tiên nhiều đời của Bột, nhi, đặc, kì, nặc
Đã rải ra khắp sa mạc mênh mông…
Đọc song lời cúng cả nhà hướng về đống lửa, cúi đầu ba lần đem bốn đĩa
vật cúng “Bạch thực” rượu trong bình và đuôi cừu cắt ra một mảnh, tất cả
quăng vào trong đống lửa. Người trong nhà phải trông coi đống lửa cho đến
khi đống lửa tắt, nghi thức cúng trời mới kết thúc.
Tế trời đối với người Mãn gọi là Sánh la cán việc cúng tế này thường
được đặt vào ngày thứ hai của lễ lớn. Trước lễ tế một ngày, phải xin đem gậy
thần trong sân xuống đặt nằm, sau đó rửa sạch đầu gậy đặt vào bức bình
phong. Ngày hôm đó khi mặt trời vừa ửng hồng, việc cúng lễ bắt đầu. Trước
24


×