Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CIVIL LAW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.47 KB, 7 trang )

DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CIVIL LAW
I.


Thuật ngữ pháp lý

Hệ thống pháp luật là tổng hể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng
và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhâu, được
phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà Nước ban hành theo những hình thức thủ
tục nhất định.



Bộ luật Dân Sự Napoleon (còn gọi là Bộ luật Dân Sự Pháp năm 1804) do ông
Napoleon Banaparte tự phong mình là hoàng đế Pháp ban hành.



Luật La Mã cổ đại:



Là luật pháp của những La Mã cổ đại, tồn tại trong 13 thế kỹ (thế kỹ VII TCN – VI
SCN).



Là truyền thống luật La Mã trong lịch sử luật pháp Châu Âu dựa trên Bộ luật
Jusnatinian.




Là luật thông dụng (luật thành văn) được áp dụng vào thời kỳ trung cổ ở hầu hết
các nước Châu Âu.



Pháp nhân công pháp là cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu, tổ
chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập,
đại diện cho Nhà nước.



PHÁP NHÂN; là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt
động pháp lý khác như kinh tế, xã hội...



Pháp nhân tư pháp là cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu, tổ chức
chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, đại
diện cho tư nhân, không đại diện cơ quan Nhà nước.



TƯ PHÁP: dùng để đề cập đến các tòa án ở các cấp, những người thiết lập nền
móng cho bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động
tốt.( Theo luật học thì cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa



án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải
quyết các tranh chấp.)


Lợi nhuận = doanh thu- chi phí



Doanh thu là số tiền thu về sau khi bán các sản phẩm dịch vụ của một đơn vị cung
cấp.



Chi phí là số tiền phải bỏ ra để vận hành và sản xuất hay cung ứng sản phẩm dịch
vụ.



Phi lợi nhuận là không phân chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu, cổ đông, mà lợi
nhuận của nó được tái sử dụng cho mục tiêu của tổ chức.



NGUỒN LUẬT: là hình thức biểu hiện sự tồn tại của quy phạm phap luật.
II.

Khái niệm “civil law”

Trong lĩnh vực luật so sánh, thuật ngữ civil law là tên gọi của hệ thống pháp

luật lục địa châu Âu (còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã- Đức), là dòng họ pháp
luật lớn nhất trên thế giới mà nền tảng của nó là luật La Mã cổ đại, tồn tại ở các
nước lục địa châu Âu như: Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lúcxăm-bua, Hà Lan, Thụy Sĩ, Scotland, phần lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước
châu Mĩ Latinh, các nước phương Đông kể cả Nhật Bản.
Nhìn một cách tổng quát, dòng họ civil law có các đặc điểm sau:


Chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã;



Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law được phân chia thành công pháp và
tư pháp;



Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law coi trọng lí luận pháp luật;



Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law có trình độ hệ thống hóa, pháp điển
hóa cao;



Dòng họ civil law không coi tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thông dụng và phổ
biến như pháp luật thành văn;





Đối chiếu vớ quy định của pháp luật Việt Nam

Vệc phân loại hợp đồng trong Bộ luật dân sự Napoleon khác vớ sự phân loại hợp
đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Bộ luật dân sự Việt Nam chỉ phân chia thành 5


loại hợp đồng chính là: hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp
đồng phụ,hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.


Dòng họ civil law có chế định hợp đồng hành chính , còn theo pháp luật Việt Nam,
hợp đồng chỉ được coi là chế định của luật dân sự và thương mại, không có khái
niệm hợp đồng hành chính.

III.

Các chế định pháp luật đặc thù
1. Chế định pháp nhân : là sản phẩm sáng tạo của các luật gia La Mã cổ đại, là
cội nguồn ủa hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu.
Pháp nhân là thực thể trừu tượng được tạo nên từ sự tập hợp của nhiều thể
nhân và được giao năng lực pháp luật theo ý chí của các thể nhân thành viên.
Năng lực pháp luật của pháp nhân hoàn toàn độc lập với năng lực pháp luật của
các thể nhân tạo ra nó. Tuy nhiên, không phải tập hợp thể nhân nào cũng tạo thành
pháp nhân.
Theo quan điểm của các luật gia lục địa Châu Âu thì việc hình thành pháp nhân
có 2 lợ ích cơ bản đó là:


Làm đơn giản hóa đời sống pháp luật;




Làm cho đời sống pháp luật được ổn định lâu dài;

Cũng bởi vì dòng họ Civil Law phân chia thành công pháp và tư pháp nên pháp
nhân cũng được chia thành pháp nhân công pháp (personne morale de droit
public) và pháp nhân tư pháp ( personne morale droit prive).


Trong đó các pháp nhân tư pháp bao gồm:
Các công ty thương mại và dân sự (societes civiles et societes commerciales):

đó là các tổ chức trong đó các thành viên góp chung vốn, hoạt động kinh doanh vì
mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hoạt dộng của các công ty này được điều chỉnh bằng luật dân sự và luật
thương mại.
VD: Các công ty dân sự như công ty mở trường học, công ty luật.
Các công ty thương mại như công ty vô danh, công ty hợp danh, công ty
cồ phần…


Các hiệp hội (associations): là các tổ chức hoạt động vì một mục đích khác
ngoài mục đích kiếm lời (trong Điều 1 luật năm 1901). Các hiệp hội này còn được
gọi là các tổ chức phi lợi nhuận vì các thành viên gia nhập không vì mục đích thu
lợi nhuận.
Các

tổ


chức

nghiệp

đoàn

(Associations

profssionelles,

syndycats

professionnels): là các tổ chức cũng giống như các hiệp hội không vì mục đích lợi
nhuận.


Ngoài ra ở Pháp còn có 7 loại pháp nhân công pháp gồm: Nhà nước, chính
quyền vùng, chính quyền tỉnh, chính quyền lãnh thổ hải ngoại, chính quyền
xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp công.



Việc phân biệt các pháp nhân công quyền dựa trên tiêu chí lãnh thổ không
gặp mấy khó khăn vì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt tỉnh với xã hay nhà
nươc với vùng.

2. Chế định luật nghĩa vụ: là chế định đặc thù của các hệ thống pháp luật thuộc
dòng họ civil law vì trong các hệ thống pháp luật khác không có khái niệm này. Tuy
nhiên, xét về nội dung định nghĩa luật nghĩa vụ tương đương với chế định hợp đồng
và trách nhiệm pháp lí ngoài hợp đồng trong hệ thống pháp luật XHCN.

Hợp đồng (theo Điều 1101 BLDS Napoleon) là thỏa thuận giữa các bên, theo đó
một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao
vật, làm hoặc không làm công việc nào đó.
Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:


Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện



Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng



Đối tượng của hợp đồng phải xác định



Căn cứ của hợp đòng phải hợp pháp.( Điều 1108 BLDS Napoleon).
Trong bộ luật dân sư Napoleon hợp đồng được chia làm 8 loại:



Hợp đồng song vụ (Điều 1102): là hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ qua lại giữa các
bên.




Hợp đồng đơn vụ (Điều 1103): là hợp đồng mà theo đó chỉ có một hay nhiều chủ

thể này có nghĩa vụ, còn một hay nhiều chủ thể kia chỉ có quyền.



Hợp đồng ngang giá (Điều 1104): là hợp đồng mà phần nghĩa vụ của bên này được
xác định một cách chắc chắn khi giao kết là tương đương với phần nghĩa vụ của
bên kia.



Hợp đồng không ngang giá (Điều 1104): là hợp đồng mà các bên không biết trước
được giá trị của tài sản mình được nhận hoặc công việc của bên kia sẽ làm cho
mình có tương đương với tài sản mà mình chuyển giao hoặc công việc mà mình
làm cho bên kia hay không.



Hợp đồng không có đền bù (Điều 1105): là hợp đồng mà một bên thực hiện cho bên
kia một lợi ích mà không nhận lại từ bên kia một lợi ích nào cả.



Hợp đồng có đền bù (Điều 1106): là hợp đồng trong đó mỗi bên sau khi thực hiện
cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ phía bên kia một lợi ích tương ứng.



Hợp đồng có tên( K1.Điều 107): là loại hợp đồng có hệ thống các quy phạm pháp
luật chiều chỉnh đối với mỗi loại




Hợp đồng không có tên(K1.Điều 107): là hợp đồng không được pháp luật đặt rõ tên
là hợp đồng
Theo BLDS Việt Nam (Điều 405) thì phân chia thành 5 loại hợp đồng chính: hợp
đồng song vụ,hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ và hợp đồng vì lợi
ích của người thứ 3.
Ngoài ra ta còn có thể phân chia theo quan điểm khoa học để phân biệt các loại
hợp đồng sau đây:



Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm thỏa thuận: là loại hợp đồng mà chỉ cần sự thỏa
thuận của các bên là có thể thực hiện được. (ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản)



Hợp đồng chưa có hiệu lực từ thời điểm thỏa thuận: là hợp đồng mà mà sự thỏa
thuận của các bên chưa đủ điều kiện để phát sinh hiệu lực. Loại hợp đồng này có
thể chia làm hai nhóm:


+

Nhóm thứ nhất: là các hợp đồng chỉ có hiệu luật khi các bên tuân thủ những thủ
tục chặt chẽ quy định từ trước. Nếu các bên không tuân thủ các thủ tục đó thì hợp

đồng sẽ vô hiệu.(ví dụ: hợp đồng mua bán nhà ở và đất đai.)
+ Nhóm thứ 2 là các hợp đồng thực tế: đây là nhóm hợp đông có hiệu lực vào thời
điểm các bên chuyển giao cho nhau trên thực tế đối tượng của hợp đồng như hợp

đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác,hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố
tài sản.
Hợp đồng thực hiện ngay và hợp đồng thực hiện theo định kì:
+ Hợp đồng thực hiện ngay: là loại hợp đồng phát sinh các nghĩa vụ được thực hiện
ngay tức thì.
+ Hợp đồng thực hiện theo định kì là hợp đồng mà việc hực hiện được tiến hành
trong thời gian nối tiếp nhau kéo dài.
+ Hợp đồng cá thể và hợp đồng tập thể:
+ Hợp đồng cá thể là hợp đồng do các cá nhân hay pháp nhân đơn lẽ giao kết với
nhau và chỉ có hiệu lực áp dụng đối với các bên giao kết đó.
+ Hợp đồng tập thể là hợp đồng được giao kết giữa một nhóm cá nhân hay tổ chức
có hiệu lực đối với tất cả các thành viên trong nhóm, cho dù từng thành viên trong
nhóm không phải là chủ thể trực tiếp giao kết hợp đồng.
+ Hợp đồng chủ thể đơn và hợp đồng chủ thể kép:
+ Hợp đồng chủ thể đơn khi mỗi bên chủ thể chỉ bao gồm cá nhân hay tổ chức duy
nhất.
+ Hợp đồng chủ thể kép khi mỗi bên chủ thể bao gồm một nhóm cá nhân hay tổ chức.
Về hiệu lực của hợp đồng (Điều 1134 BLDS Napoleon): Hợp đồng được giao kết
hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên giao kết. Hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ
trên cơ sở có thỏa thuân chung hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định. Hợp
đồng phải thực hiện một cách có thiện chí.
Các bên giao kết hợp đồng phải thực hiện những nghĩa vụ được nêu ra trong
hợp đồng và cả những nghĩa vụ theo yêu cầu của nguyên tắc công bằng, theo tập
quán hay theo quy định của pháp luật.


Tài liệu tham khảo

1


Luật La Mã - Nguyễn Ngọc Điện giảng viên trường Đại Học Cần Thơ

2

Bộ luật Dân sự 2015


3

Giáo trình luật so sánh nhà xuất bản Công An Nhân Dân Hà Nội -2014



×