Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.04 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như nhà giáo dục người Ý “Maria Montessori” đã từng nói: “Trong mỗi đứa trẻ
đều có những tài năng tiềm ẩn và sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa
thành công cho tương lai mỗi cháu”. Thật vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục
mầm non ở nước ta đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trong
những năm qua, giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực. Tỉ lệ trẻ em đến
lớp tăng, cơ sở trường lớp được xây dựng khang trang, sạch đẹp, đội ngũ giáo viên mầm
non được bổ sung về số lượng và từng bước được nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên
môn. Số lượng trường mầm non được xây mới không ngừng tăng lên, ngoài trường công
thì số lượng trường tư thục và dân lập cũng tăng nhanh đáng kể.
Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn
lực chất lượng cao cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận,
thì giáo dục mầm non đang tồn tại nhiều yếu kém bất cập. Số lượng trường tư tăng nhanh
nhưng việc chất lượng giáo dục chưa được đảm bảo. Ở một số nơi, đặc biệt là các thành
phố lớn, các cấp quản lý còn buông lỏng trong công tác thanh tra, kiểm tra các trường
mầm mon. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ở trẻ em, đặc biệt
hơn cả là tình trạng cố ý gây thương tích đối với trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non tại
nước ta hiện nay.
Chính vì những lẽ trên, chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Tình
hình tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non ở nước
ta hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong nội dung đề tài nghiên cứu này, để làm rõ vấn đề cố ý gây thương tích đối với trẻ
em tại cơ sở giáo dục mầm non, chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, cũng như
hậu quả của vấn nạn này, đồng thời nêu ra dự báo và giải pháp để khắc phục tội phạm cố
ý gây thương tích đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay. Qua
đây, nhóm mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng đối với vấn nạn trên.
3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính là tình hình tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em ở
cơ sở giáo dục mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các cơ sở giáo dục mầm non trên khắp cả nước

1


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành tốt đề tài, chúng tôi đã sử dụng những kiến
thức có được từ quá trình học tập, đọc sách, báo cũng như truy cập Internet để tìm các tài
liệu có liên quan. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích, chúng tôi còn vận dụng
thêm phương pháp so sánh, tổng hợp và một số phương pháp khác để hình thành bài viết
này.
6. Bố cục đề tài
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận thì đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục
mầm non ở nước ta
Chương 3: Dự báo và biện pháp của tội phạm cố ý gây thương tích tại cơ sở giáo
dục mầm non ở nước ta

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học
hành là ngoan”. Tất cả những gì ngây thơ tinh khôi, mỏng manh, non nớt nhất đều là
những từ dành riêng để nói về trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi mầm non từ ba tháng
đến sáu tuổi.1 Bởi đây là lứa tuổi cần được chăm sóc, bảo vệ, che chở, học hành, vui chơi,
phát triển một cách toàn diện về thể lực và trí lực. Tuy nhiên lại có một số người hành

1 Khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non 2015


2


động không đúng chuẩn mực gây tổn hại đến sức khỏe trẻ em, làm ảnh hưởng đến tâm,
sinh lý của trẻ.
Bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non là việc những người quản lí, giáo
dục thực hiện những hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lí tức giận của họ bằng
cách gây thương tích, lăng nhục về tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm để gây nên
những “sang chấn tâm lý” đối với trẻ.
Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (gọi
chung là cơ sở giáo dục mầm non) được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và
tư thục2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những cơ sở giáo dục mầm non ở các trường tư
thục và dân lập khiến cơ quan quản lí nhà nước không thể kiểm soát hết được và một
thực tế đang diễn ra là ngày càng nhiều các vụ cố ý gây thương tích lại xảy ra liên tiếp tại
đa số các trường dân lập, tư thục này. Người có trách nhiệm quản lí, giáo dục tại các
trường mầm non thường được gọi với cái tên là cô giáo giữ trẻ hay bảo mẫu trên các
trang báo mạng lại chính là người trực tiếp thực hiện những hành vi vừa trái pháp luật,
vừa trái với đạo đức- cố ý gây thương tích đối với trẻ em. Hành vi cố ý gây thương tích
đối với trẻ em được hiểu là việc thực hiện hành vi ngược đãi, đánh đập gây ra những vết
thương trên thân thể của trẻ. Hành vi cố ý gây thương tích này được thể hiện ở nhiều mức
độ khác nhau, nhẹ thì ngắt hoặc véo làm cho đau dẫn đến những vết bầm tím, vết hằn trên
da trẻ, mức độ cao hơn thì giáo viên giật, kéo tóc trẻ, dùng tay chân hoặc kết hợp với các
công cụ như: thước, roi, thìa,…để đánh đập trẻ làm trẻ đau đớn, để lại những vết thương,
vết bầm tím lớn trên thân thể trẻ, nặng hơn thì giáo viên dùng tay kết hợp với các vật
dụng khác để đánh đập trẻ, ở mức độ nặng hơn đến những vết thương lớn, vết thương bên
trong hoặc bị gãy xương, tàn tật và nặng nhất có thể gây ra tử vong đối với trẻ bị bạo
hành.
Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người
thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho trẻ có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định
144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm
sóc trẻ em, những hành vi sau đây: xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với
trẻ em, dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về
thể xác, tinh thần sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Đối với tội cố ý gây
thương tích trong Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì việc xác định tỷ lệ
thương tật là căn cứ quan trọng trong việc định tội đối với người thực hiện. Tuy nhiên,
theo quy định tại khoản 1, điều 104 thì dù tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng phạm tội đối
với trẻ em (điểm d) thì cũng đủ căn cứ để truy tố về tội danh cố ý gây thương tích, nếu tỷ
2 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non 2015

3


lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, còn tỷ lệ lệ thương
tật từ 31% đến 60% hoặc dẫn đến chết trẻ em thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm
năm
Tại nước ta, đã có nhiều hội thảo và đề tài nghiên cứu về tình trang bạo hành trẻ em trong
gia đình, trong trường học và ngoài xã hội. Tháng 5 năm 2009, tại TP Hồ Chí Minh đã
diễn ra hội thảo: “Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường hiện nay – Thực trạng và
giải pháp” do viện nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh phối hợp với trung tâm tư vấn
FDC tổ chức ngày 27 tháng 5 năm 2009 tại TP Hồ Chí Minh với nhiều bài nghiên cứu
của nhiều tác giả: “Cần phải ngăn chặn bạo hành trẻ em trong nhà trường để con em
chúng ta được phát triểm lành mạnh” (Nguyễn Thị Phương – Giám đốc trung tâm FDC),
“Bạo hành trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học – Đôi điều suy nghĩ” (Nguyễn Thị Kim
Bắc – Trung tâm tư vấn FDC). Trên một số tờ báo nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng
đưa ra nhận định, ý kiến về vấn đế bạo hành trẻ em trong trường học: “Đề xuất kiểm soát
tình trạng bạo hành trẻ mầm non” (Trịnh Viết Then – Báo VnExpress); “Vì sao trẻ bị bạo
hành” (Trường Yên – Báo BBC Tiếng Việt); “Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non”
(Hồng Ân – Báo Dân Trí); “Những tồn tại trong tâm lí trẻ bị bạo hành” (Huỳnh Văn Sơn

– Báo Giáo Dục),...
Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, mức hình phạt theo quy định của pháp luật có
thể áp dụng đối với những người này về hành vi hành hạ người khác là không cao, nhưng
cũng đủ tính răn đe. Bởi, khi thực hiện hành vi bạo hành trẻ họ không nhận thức được
mình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, ngoài việc phải chịu hình phạt, những
phản ứng từ dư luận xã hội đã là một "bản án" theo suốt cuộc đời họ.

4


CHƯƠNG 2: HÌNH TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI
TRẺ EM TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Ở NƯỚC TA
2.1 Thực trạng
Trong những năm gần đây, những vụ bạo hành đối với trẻ em liên tiếp xảy ra.
Nguyên nhân là do xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm lớp mầm non lẻ tẻ nhằm phục
vụ nhu cầu gửi con của đông đảo tầng lớp nhân dân. Những nhóm lớp này mọc lên ‘như
nấm” khiến cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát hết được. Điều này cho thấy,
việc chăm sóc cho trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thật chu đáo khiến chúng ta cần xem xét
lại chiến lược giáo dục và chăm sóc đối với trẻ em.
Bạo hành đối với trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các em như:
đêm đến trẻ có thể giật mình khóc thét, sợ người lớn và người lạ, sợ không đến trường.
Những trường hợp trẻ bị bạo hành trong một thời gian dài sẽ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ,
mắc các hội chứng về thần kinh. Nhiều trẻ em bị bạo hành từ nhỏ thường có những biểu
hiện như: hèn nhát, dễ đầu hàng trước khó khăn, dễ phục tùng người khác vô điều kiện,
còn đứa trẻ chai lì trước nỗi đau da thịt của mình cũng sẽ không đồng cảm với nỗi đau
của người khác, thậm chí, các em còn có xu hướng dùng cả bạo lực để giải quyết xung
đột.
Những vụ bạo hành đối với trẻ không chỉ xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục có đội ngũ
giáo viên không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng mà còn diễn ra ở cơ sở có
giáo viên đã qua trường lớp đào tạo như vụ việc ở trường mầm non tư thục Phương Anh,

đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM. Điều này gióng
lên một hồi chuông về việc đào tạo giáo viên mầm non ở nước ta hiện nay còn bất cập.
Thực tế, cho đến nay chúng ta chưa có một con số thống kê cụ thể về các vụ bạo
hành trẻ em trong nhà trường đặc biệt là trường mầm non mà chỉ có một vài số liệu thống
kê chưa đầy đủ trong các báo cáo liên quan đến các vụ bạo hành trẻ em nói chung trong
trường học diễn ra ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Tháng 8 – 2015 Tổng cục Thống
kê cũng đã đưa ra con số cho biết, có tới gần 74% số trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi
tại Việt Nam đã từng bị bạo hành. Mỗi năm ở Việt Nam có tới 3.000 đến 4.000 vụ bạo
lực trẻ em. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần các em
mà thống kê cũng cho biết có khoảng 100 trẻ em chết mỗi năm do bị đánh đập bạo hành. 3
Vào ngày 16/11/2013, Bé Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi), con chị Võ Thị Huyền, sinh
năm 1989, quê tỉnh Nghệ An, công nhân làm việc tại Khu Công nghệ cao, quận 9, thành
phố Hồ Chí Minh, đã bị người trông trẻ là Hồ Ngọc Nhờ (SN 1995), quê thành phố Cần

3 />
5


Thơ (tạm trú quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) đánh đập, hành hạ dẫn đến tử
vong.4
Hay một vụ kinh hoàng khác, chỉ vì biếng ăn, bé Lê Quang Vinh đã bị cô Trần Thị Xuân
Nữ bế bỏ vào thang máy vận chuyển thức ăn, đóng cửa và bấm cho thang di chuyển từ
lầu hai xuống đất. Thang máy chỉ có cửa ở nơi lấy đồ ra vào, mặt trước của thang giáp
với bức tường tô xi măng nhám. Khi bị nhốt, bé kêu cứu, hai tay bám vào cửa, khi thang
đi xuống thì người bé cọ xát với vách tường. Bé chấn thương quá nặng, máu ướt đẫm từ
đầu đến chân; đầu, mặt và toàn thân bầm dập, sưng húp; mắt trái bị lồi ra. Trần Xuân Nữ
sau đó đã phải lĩnh án 4 năm tù giam. Nhưng sự việc vẫn khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.5
2.2 Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em
tại cơ sở giáo dục mầm non
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em tại cơ sở

giáo dục mầm non
Trường công quá tải:
Hệ thống trường mầm non công lập đang quá tải nên việc xin một suất học cho trẻ
em sẽ trở nên rất khó khăn nếu không đủ các tiêu chuẩn như nộp hồ sơ đúng thời hạn.
Với mức độ tăng dân số mạnh mẽ tại các đô thị trong thời gian qua, và mỗi phường
thường chỉ có một đến hai trường mầm non. Các trường mầm non công lập chỉ đáp ứng
khoảng 40 - 60% số trẻ tại địa phương. Vì thế, khi trường đã nhận đủ số học sinh theo
quy định, thì những em khác sẽ không còn cơ hội và gia đình phải gửi con họ vào các
trường tư thục.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân - Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Sen cho biết: Lớp
đầu vào của mầm non Hoa Sen là từ 36 tháng là 50 cháu được duyệt vào 2 nhóm lớp.
Tổng hồ sơ mà phụ huynh đến nộp tại trường là 195 bộ. Công tác tuyển sinh ở nhà trường
là cũng chỉ sẽ bốc thăm thôi. Trường tuyển sinh những trẻ sinh năm 2014, từ tháng 1 đến
tháng 8. Sự quá tải trẻ ra lớp không chỉ xảy ra ở khu vực thành phố mà cả các vùng nông
thôn. Chẳng hạn như trường mầm non Vân Diên huyện Nam Đàn dù có đến 2 cơ sở với
19 nhóm lớp nhưng hiện chỉ mới có 245/600 trẻ độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi được học tại
trường mầm non xã. Vì vậy, năm học mới 2016-2017, nhà trường chỉ ưu tiên nhận trẻ 5
tuổi và tuyển mới trẻ sinh năm 2014 tuy nhiên lứa tuổi tuyển mới cũng chỉ được 78/216
trẻ toàn xã.6
4 />5 />
6


Sự buông lỏng quản lý:
Việt Nam có hai cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến trẻ em gồm Cục Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Vụ Giáo dục mầm non
(thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bên cạnh đó, còn có một hệ thống quản lý hành chính
tại địa phương và các tổ chức chính trị xã hội. Nhưng hầu hết những vụ bạo hành trẻ em
lẫn sai phạm trong các trường mầm non được phát hiện là do phụ huynh, người dân và
các cơ quan báo chí.

Việc cấp phép các trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân lẫn
quản lý các hoạt động của các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua.
Điều này thể hiện ở việc hàng nghìn các cơ sở mầm non tư thục không đạt tiêu chuẩn quy
định về trường học vẫn được cấp phép thành lập rõ ràng nếu các cơ quan quản lý chuyên
ngành lẫn chính quyền địa phương làm đúng quy định và có trách nhiệm, thì không thể
có những cơ sở mầm non tư nhân chưa đạt tiêu chuẩn quy định về trường học, không thể
có các giáo viên chưa có trình độ chuyên môn trông dạy trẻ tại các trường này, không thể
có các cơ sở trông giữ trẻ không giấy phép.
Từ phía người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, giáo viên mầm non:
Nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng giáo viên gây thương tích cho trẻ em
là do sự nhận thức của giáo viên. Hiện nay, nhiều giáo viên thiếu kiến thức về sự phát
triển tâm sinh lý của trẻ. Họ không có khả năng nắm bắt, phát hiện những nhu cầu và
không biết về giới hạn trong từng thời kỳ phát triển của trẻ, do đó không thấu hiểu, thông
cảm và uốn nắn trẻ. Hơn nữa, lối ứng xử và nghiệp vụ sư phạm của nhiều giáo viên còn
hạn chế. Mặc dù, các trường sư phạm nói chung là nơi đào tạo cho giáo viên các phương
pháp tổng thể, toàn diện, cơ bản về nghiệp vụ sư phạm. Các giáo trình sư phạm đã đề cập
đầy đủ các vấn đề về ứng xử trong quan hệ thầy trò, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Nhưng
đó cũng chỉ là những bài học, còn việc tiếp thu được hay không thì phụ thuộc vào cách
lĩnh hội, bản lĩnh, nhân cách và sự rèn luyện của mỗi người.
Yếu tố kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người nuôi dạy và
trẻ nhỏ. Hiện nay, thu nhập của hầu hết người của giáo viên mầm non và người giữ trẻ ở
mức thấp và khó có thể sống được với đồng lương cơ bản đó. Do đó, nhiều người nuôi
dạy trẻ phải chịu nhiều áp lực từ công việc, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
Nên họ rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ tổn thương, dễ nổi giận, dễ thất vọng, bị
ức chế tâm lý và người chịu hậu quả nặng nề hơn cả chính là những đứa trẻ ở trường
mầm non đó. Theo bà Vũ Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Dịch Vọng Hậu
(Cầu Giấy - Hà Nội): “Nghề giáo viên mầm non vất vả nhưng điều đáng buồn nhất là
6 />
7



mức lương của giáo viên mầm non hiện nay thấp nhất trong hệ số lương của giáo viên”.
Với cách tính như hiện nay, lương giáo viên mầm non có hệ số 1,86. Một giáo viên mới
ra trường chỉ nhận mức lương hơn 2 triệu đồng, giáo viên có kinh nghiệm 6-10 năm cộng
với chế độ phụ cấp mức lương cũng chưa quá 5 triệu đồng.7
Tình yêu thương đối với trẻ chưa đặt đúng mức, thường rơi vào hai thái cực hoặc
quá yêu thương chiều chuộng, hoặc quá ít.
Có những người nuôi dạy đã xem trẻ là người lớn thu nhỏ, nên đặt ra yêu cầu quá
cao cho trẻ.
Một số người nuôi dưỡng lại luôn so sánh con mình với những đứa trẻ cùng tuổi
và gây áp lực cho trẻ bằng những hình phạt. Với trẻ em, có quy luật sự phát triển không
đồng đều, có nghĩa là ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ em sẽ phát triển một khía cạnh nào
đó, và mỗi trẻ là khác nhau. Ví dụ có em biết đi đi sớm nhưng chậm biết nói, có em nói
sớm nhưng chậm biết đi
Một số người nuôi dạy trẻ đã bị đặt áp lực quá lớn (trẻ phải lên cân, trẻ phải ăn hết
suất) hoặc tự mình gây áp lực cho mình để thể hiện mình là người có trách nhiệm, có
quyền lực hơn trẻ.
Nguyên nhân từ xã hội:
Nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là do ảnh hưởng từ quan niệm
giáo dục truyền thống “thương cho roi cho vọt”. Theo một nghiên cứu của Viện Tâm lý
học, các giáo viên sử dụng các hình thức trừng phạt bằng bạo lực, đe dọa bắt nguồn từ tập
quán, truyền thống văn hóa thế hệ trước để lại. Theo nếp nghĩ của người Việt Nam, người
thầy rất có quyền uy, sức mạnh. Nhiều phụ huynh còn quan niệm rằng: “Phải đánh mới
nên người”. Bởi thế có phụ huynh thậm chí ủng hộ cô giáo đánh đòn con mình như một
biện pháp trừng phạt giúp trẻ biết lỗi và lần sau không mắc nữa.
Sự phát triển của xã hội, sự biến động của môi trường sống, tình trạng gia đình
dân nhập cư đổ về các trung tâm thành phố, khu công nghiệp làm việc và sinh sống ngày
càng nhiều. Từ đó kéo theo sự gia tăng số lượng trẻ ồ ạt, trong khi điều kiện cơ sở vật
chất, nơi trông giữ trẻ không đáp ứng được.
Khó khăn về kinh tế nên những người dân nhập cư đành phải nhắm mắt gửi con

tại các nhà trẻ tư, nhóm trẻ hay nhờ những bảo mẫu là người thân quen không có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ trong công tác nuôi dưỡng giáo dục trẻ, làm gia tăng tỷ lệ hành vi
bạo hành trẻ.

7 />
8


Công tác thanh, kiểm tra của các cấp quản lý tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ chưa kịp
thời và triệt để.
Sự thiếu quan tâm, kiểm soát của người dân xung quanh khu vực trẻ đươc nuôi
dưỡng, giáo dục cũng dễ dẫn đến những hành vi bạo hành xảy ra cho trẻ.
2.2.2 Điều kiện dẫn đến tội phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em tại cơ sở giáo
dục mầm non
Từ phía gia đình:
Họ đã không tìm hiểu kỹ và quan tâm hơn đến cơ sở mầm non mà họ gửi gắm con
cái của mình. Họ hầu như giao phó con mình cho nhà trường, cho cô giáo. Họ tin tưởng
tuyệt đối vào cô giáo. Nếu có điều gì bất thường đối với con, thay bằng việc truy tìm
nguyên nhân từ con mình, họ thường hỏi các cô giáo và luôn nhận được câu trả lời là do
con họ nghịch ngợm nên trợt ngã, hoặc xảy ra xô xát với bạn. Họ thường gửi “phong bì”
cho các cô giáo trong các dịp lễ tết, thậm chí cho từng tháng với mong muốn cô giáo
quan tâm đến con mình hơn, và không đánh cũng như quát mắng đứa trẻ. Nghĩa là, họ
biết sẽ có bạo hành trong cơ sở mầm non họ gửi con cái, và họ chấp nhận bằng cách mua
chuộc cô giáo.
Từ phía xã hội:
Những người dân gần cơ sở mầm non, những tổ chức xã hội trên địa bàn, không
thể không biết sự việc. Nhưng họ bàng quan, thậm chí vô cảm với những hành vi bạo
hành trẻ. Nhiều người trả lời báo chí rằng, họ biết sự việc, nhưng không nghĩ là có sự bạo
hành mất nhân tính như vậy, mà chỉ nghĩ là các cô giáo chỉ hay đánh để răn dỗ con trẻ.
Từ phía nhà trường:

Phần lớn các trường tư thục chỉ có một số lượng nhỏ các giáo viên có bằng cấp
chuyên môn, chủ yếu dạy các lớp học sinh lớn. Còn giáo viên dạy các lớp học sinh nhỏ
và các cô bảo mẫu thường chưa được đào tạo nghề nghiệp hoàn chỉnh. Và để bù đắp sự
thiếu hụt này, nhà trường thường tuyển dụng những người chỉ được đào tạo ngắn hạn,
thậm chí cả những người chưa có chuyên môn và chỉ mới tốt nghiệp phổ thông. Trường
hợp tại Cơ sở mầm non tư thục Phương Anh là một ví dụ.
Trường mầm non tư thục Phương Anh, đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình
Phước, quận Thủ Đức, TP HCM. Điều này gióng lên một hồi chuông về việc đào tạo giáo
viên mầm non ở nước ta hiện nay còn bất cập. Đó là việc đào tạo chỉ để cấp bằng chứ
không phải đào tạo để có được giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ, kỹ năng cũng như
đạo đức thực sự.Vụ việc chính cô giáo đã có bằng cấp sư phạm bạo hành trẻ mầm non
vừa qua cho thấy, họ chưa được huấn luyện đủ năng lực nghề nghiệp để xử lý những tính
9


huống như trẻ hay khóc, biếng ăn, nghịch ngợm...Thay vì phải sử dụng những biện pháp
chăm sóc, dỗ dành và những kỹ năng khác, những cô giáo lại dọa nạt, đánh đập trẻ để
giải quyết.
Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm, trông trẻ mầm non là dễ dàng nhưng
thực sự công việc này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tâm lý của
trẻ một cách rất bài bản. Ngoài ra, tiêu chuẩn của một giáo viên mầm non còn là phải có
phẩm chất đạo đức tốt, thực sự yêu thương trẻ.
Ở nhiều nước trên thế giới, các cơ sở giáo dục mầm non đều tuyển dụng những
giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, thạc sĩ. Việc xác định sinh viên tốt nghiệp ngành
mầm non hết sức ngặt nghèo, trải qua nhiều công đoạn. Nếu sinh viên nào không có đủ
trình độ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chăm sóc trẻ thì nhà trường không cấp bằng tốt
nghiệp cho người đó.
2.2.3 Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội
Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội được thể hiện qua cách cư xử
của họ trong từng tình huống phạm tội cụ thể. Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong

cơ chế hành vi phạm tội, không nên quan niệm sai lầm cho rằng các vụ án hình sự, do
nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm tội. Trong một số trường hợp, vai trò của
nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh, thúc đẩy tội phạm được thực hiện. Xét trong tội
phạm cố ý gây thương tích đối với trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non thì nạn nhân trực
tiếp là trẻ em mầm non độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi, do đó khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn
nhân là không có, dễ dàng cho hành vi tội phạm được thực hiện, hoặc nhân thân người
phạm tội cũng dễ phát sinh tội phạm do tác động của nạn nhân, do tác động của công
việc,…
Mỗi đứa trẻ sinh ra với khí chất khác nhau, có em nóng nảy, có em ưu tư, bình
thản, Vì vậy khi thực hiện yêu cầu của người nuôi dạy mỗi em biểu hiện rất khác nhau.
Người chăm sóc trẻ lại so sánh theo cách thông thường là đều trẻ con sao đứa này ăn
nhanh và cho là ngoan, nghe lời, đứa kia ăn chậm bị cho là lì lợm, không nghe lời. Nếu
người nuôi dưỡng không hiểu rõ, không nắm bắt được đặc điểm trong lứa tuổi lúc này dễ
xảy ra những mâu thuẫn, xung đột.
Trẻ thường khóc lóc, la hét, không nghe lời, không chịu ăn, chịu chơi, chịu ngủ.
Tình trạng ấy được lặp đi lặp lại làm cho người trông giữ cảm thấy bực bội, khó kiểm
soát cảm xúc và hành vi. Đó chính là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn
đến bạo hành

10


CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP CỦA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Ở
NƯỚC TA
3.1 Dự báo của tội phạm cố ý gây thương tích tại cơ sở giáo dục mầm non ở nước ta
Số lượng trẻ đến tuổi mẫu giáo ngày càng tăng, kéo theo các trường mầm non xuất
hiện ngày càng nhiều dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát về cơ sở vật
chất và nhân lực cũng như chất lượng trong các cơ sở nuôi dạy trẻ. Từ đó nảy sinh nhiều
trường mầm non tư thục, nhóm trẻ, nhà trẻ ngoài công lập và phát triển một cách mạnh

mẽ, ồ ạt, đặc biệt ở các thành phố lớn. Do đó mới để xảy ra hàng loạt vụ hành hạ trẻ như
trong thời gian qua.
Những vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra trong thời gian qua chủ yếu xảy ra ở các
trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân. Đối với các trường công lập, thi
thoảng vẫn xảy ra, nhưng không nhiều. Do các trường tư thục xuất hiện ngày càng nhiều
dẫn đẽn độ ngũ giáo viên đạt trình độ không đủ để giảng dạy chăm sóc trẻ. Do đó nhiều
trường trường tư thục đã tuyển dụng nhiều giáo viên chưa đạt trình độ và bằng cấp
chuyên môn. Phần lớn thì đội ngũ giáo viên có bằng cấp có trình độ cao thường chọn các
trường công lập để làm việc. Vì các trường công lập có mức lương thường cao hơn và ổn
định hơn trường tư thục. Mức lương của các giáo viên ở các trường mầm non tư thục
không cao, các chính sách bảo hiểm xã hội không lâu dài. Do đó phần lớn các trường tư
thục chỉ có một số lượng nhỏ các giáo viên có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu dạy các lớp
học sinh lớn. Còn giáo viên dạy các lớp học sinh nhỏ và các cô bảo mẫu thường chưa
được đào tạo nghề nghiệp hoàn chỉnh.
Không những vậy, trong thời gian qua việc đào tạo giáo viên mầm non ngày càng
xuống cấp, nên việc thi năng khiếu đã bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ. Vì thế nhiều giáo viên
mầm non ra trường thiếu hẳn tâm huyết cũng như niềm đam mê với nghề nghề lẫn tình
yêu thương đối với con trẻ. Vì vậy, các giáo viên không tâm huyết với nghề hoặc chưa
từng được đào tạo chuyên môn. Thì việc dạy dỗ một số lượng trẻ lớn như vậy chắc chắn
gây ức chế và quá tải cho các giáo viên này. Do đó, nhều giáo viên thường dùng bạo lực
để dạy dỗ trẻ cũng như chỉ làm để hoàn thành nhiệm vụ của mình mà không quan tâm
chăm sóc trẻ.
Từ những điều trên đây, ta có thể dự đoán được tình hình tội phạm đối với hành vi
cố ý gây thương đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non ngày càng tăng. Mặc dù
trước đây, đã có nhiều vụ bạo hành trẻ em tại các trường mầm non và các cơ sở trông trẻ
tư nhân và những bạo hành trẻ em mất nhân tính này đã bị pháp luật trừng trị nhưng vấn
nạn này không có dấu hiệu giảm.
11



3.2 Biện pháp của tội phạm cố ý gây thương tích tại cơ sở giáo dục mầm non ở nước
ta
Cơ quan quản lý nên thường xuyên thanh tra, kiểm tra các nhà trẻ về chuyên môn,
nghiệp vụ để phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ. Cần đẩy mạnh đầu tư cơ
sở hạ tầng nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho công tác nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của xã
hội. Người dân cần đoàn kết, có tinh thần cộng đồng cao để giám sát các hoạt động của
những cơ sở nuôi dạy trẻ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bạo hành sớm ngăn chặn
hoặc báo với cơ quan có trách nhiệm để xử lý.
Cần phải thay đổi khâu tuyển dụng và đào tạo giáo viên mầm non. Hiện nay, ở
một số nước trên thế giới, tiêu chuẩn tuyển giáo viên khá khắt khe. Ngoài việc phải đáp
ứng kiến thức chuyên môn, giáo viên phải trải qua một đợt thi trắc nghiệm mức độ chịu
đựng tâm lý đủ để kiềm chế và có cách ứng xử khi có những xung đột hay mâu thuẫn xảy
ra với trẻ em. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, để hạn chế
tối đa hiện tượng bạo hành trẻ em ở các cơ sở giao dục mầm non thì khâu tuyển chọn
giáo viên đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu nghề là việc làm hết sức quan trọng.
Ngoài ra, ngành giáo dục - đào tạo cần phải có những nỗ lực mới trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và tào tạo.
Trong không gian sư phạm của nhà trường đại học, cao đẳng, giáo dục đạo đức nhà giáo
phải được đặt lên hàng đầu, trọng tâm và thường xuyên... Giải quyết tốt công tác này
chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ “dạy tốt, học tốt”. Bản thân
các thầy cô phải có trách nhiệm tự trang bị kiến thức, kỹ năng cho mình. Là người quản
lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, ngoài tài năng phải hội đủ những đức tính như sự mực thước
trong cuộc sống, lòng yêu nghề, long yêu trẻ tận tâm tận lực với sự nghiệp. Ở góc độ đạo
đức, thầy, cô giáo phải là những người vừa có tình yêu thương, vừa nghiêm khắc với các
em và với chính cả bản thân mình.
Các cơ sở giáo dục mầm non cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh
thần của người nuôi dạy trẻ. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục mầm non,
đào tạo thế hệ trẻ cho đất nướ. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta những năm qua đã dành
cho ngành giáo dục - đào tạo sự quan tâm đặc biệt. Trên địa bàn cả nước, tuy nơi này nơi
kia vẫn còn những khó khăn nhưng nhìn chung đời sống giáo viên đã được cải thiện. Tuy

nhiên, so với mặt bằng chung thì với mức lương cơ bản của giáo viên mầm non hiện nay
là thấp. Đa số giáo viên rất khó khăn khi chỉ sống bằng đồng lương, nhiều người phải đi
làm thêm các công việc khác nhau để cải thiện đời sống và đây là áp lực rất lớn đối với
họ. Do đó, để giảm áp lực và tạo điều kiện cho giáo viên mầm non chuyên tâm công tác
trước hết đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên cần phải được đảm bảo.

12


Hệ thống pháp luật cần có các chế tài cụ thể đối với các hành vi bạo lực, đặc biệt
là các hành vi dẫn đến nguy cơ bạo lực và xâm hại (sao nhãng, bỏ rơi...), các hành vi bạo
lực tinh thần (mắng nhiếc, chửi bới, hạ nhục, gây sức ép...). Hiện nay, nhiều vụ bạo lực,
xâm hại trẻ em thường không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nguyên nhân chính
là do chúng ta thiếu một hệ thống bảo vệ trẻ em được vận hành có cơ chế, quy trình chặt
chẽ, định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng cơ quan. Sự theo dõi, phối hợp,
đánh giá chưa được giao cho một cơ quan, một ngành chịu trách nhiệm chính. Do đó, cơ
chế, quy trình, cơ cấu trách nhiệm và chức năng bảo vệ trẻ em trước hết phải được định
rõ, cụ thể trong luật.

KẾT LUẬN
Trường mầm non, là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, là nơi ươm mầm cho
thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Thế nhưng, hành vi cố ý gây thương
tích đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non ở nước ta lại ngày phổ biển và đang giống
lên hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng và xã hội.
Mong rằng qua những phân tích, đánh giá về tình hình tội phạm cố ý gây thương
tích đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non sẽ nhận được sự quan tâm của mọi người,
góp phần hạn chế và phòng ngừa tội phạm trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

2. Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ,
cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
3. Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non 2015
Trang thông tin điện tử
1. />2. />3. />4. />
13


14



×