Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đề cương KIẾN THỨC, THÁI độ và sự hỗ TRỢ NUÔI CON BẰNG sữa mẹ của NGƯỜI CHỒNG có vợ làm CÔNG NHÂN tại HUYỆN cẩm GIÀNG, TỈNH hải DƯƠNG năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.95 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN QUANG ĐỨC

TÊN ĐỀ TÀI

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ SỰ HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA
NGƯỜI CHỒNG CÓ VỢ LÀ CÔNG NHÂN TẠI HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH
HẢI DƯƠNG NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: YTCC: 60.72.03.01
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hữu Bích

Hà nội 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN QUANG ĐỨC

TÊN ĐỀ TÀI

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ SỰ HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA
NGƯỜI CHA TẠI HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: YTCC: 60.72.03.01
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hữu Bích



Hà nội 2015


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A&T
NCBSM
BSMHT
WHO
UNICEF

Dự án Nuôi dưỡng và Phát triển
Nuôi con bằng sữa mẹ
Bú sữa mẹ hoàn toàn
Tổ chức Y tế Thế giới
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc


ĐẶT VẤN ĐỀ
“Nếu có một loại vắc-xin mới có thể giúp phòng tránh tử vong cho hơn một triệu trẻ
em, chi phí thấp, an toàn, có thể uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh, vắc xin đó sẽ
là một nhu cầu cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm được
tất cả những điều này và còn nhiều hơn thế.” Lancet 1994
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử
vong cho trẻ em [36] . Bú sữa mẹ là một cách vượt trội về sự cung cấp dinh dưỡng lý
tưởng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Các khuyến cáo của y tế công
cộng toàn cầu là trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu để đạt được sự tăng
trưởng, phát triển tối ưu và có được sức khỏe tốt [30, 32, 42] . Nếu mọi trẻ em được bú
mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh và tiếp tục cho bú mẹ cho đến hai tuổi, thì khoảng
800 000 trẻ sẽ được cứu sống mỗi năm.

Trong hai thập kỉ qua, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm đáng kể, nhưng gần 7 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi chết mỗi năm, chủ yếu là do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Trong
số đó, trường hợp tử vong sơ sinh hiện chiếm gần một nửa số trẻ tử vong dưới 5 tuổi. Bú
sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm [36] .Tính trên
toàn thế giới, thì chỉ có 2 trong 5 trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh và
cũng tỷ lệ đó với những trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ toàn [41] . Mặc dù từ năm
1989 Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra khuyến nghị cho
trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến
khi trẻ được 24 tháng tuổi . Ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương, khoảng một nửa số
quốc gia cung cấp dữ liệu có tỷ lệ BSMHT lớn hơn 40%, dưới mức 20% ở Thái Lan và
Việt Nam [41] . Mặc dù sữa mẹ là công thức dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ 6 tháng
đầu đời của trẻ, hiện ở Việt Nam chỉ có 19.6% trẻ được bú hoàn toàn trong giai đoạn
quan trọng này [5] . Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của thế giới là
35% các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu [6]. Trong khi đó chiến lược quốc


gia về dinh dưỡng 2011 – 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt rằng tỷ lệ bú sữa
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% năm 2015 và đạt 35% vào năm 2020 [9] . Tuy
nhiên, dù là thiên phú và góp phần tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, việc nuôi con bằng sữa
mẹ ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức [1, 39] . Nhiều nghiên cứu chỉ
rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cho con bú sớm và bú hoàn toàn như : thông
tin tiếp thị của các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ nhỏ đang bủa vây các bà mẹ và gia
đình, bà mẹ không tin rằng mình có đủ sữa để nuôi con [4] , bên cạnh đó nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu sự hỗ có ảnh hưởng đến BSMHT trong 6 tháng đầu [10] .
Một nghiên cứu can thiệp được thực hiện vào năm 2012 nhằm kiểm định giả thuyết về sự
cải thiện kiến thức của người chồng sau chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe cộng
đồng cho thấy rằng sau can thiệp thì kiến thức của người chồng về BSMHT trong 6 tháng
đầu của người cha trong địa bàn can thiệp được cải thiện đáng kể so với địa bàn không
được can thiệp, đồng thời tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở địa bàn can thiệp
cao gấp 2,6 lần so với địa bàn không can thiệp [25] . Việc thực hành NCBSM có mối liên

quan đến các yếu tố kiến thức cá nhân, trình độ học vấn, thu nhập và vai trò của người
cha hay kiến thức, thái độ chưa tốt về việc NCBSM [16, 17] . Tuy nhiên cuộc điều tra của
Alive & Thrive tại 11 tỉnh thành của Việt Nam chỉ ra rằng chỉ có 11.2% người chồng hỗ
trợ vợ NCBSM, còn lại là sự hỗ trợ từ các nguồn khác. Qua đó, cho thấy sự hỗ trợ của
người cha tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức [4]
Tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về sự hỗ trợ của người chồng/cha về việc NCBSM,
đây sẽ là nghiên định hướng cho các chương trình can thiệp/nghiên cứu tiếp theo về thực
hành bú sớm và BSMHT.
Từ những luận điểm trên nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và sự hỗ trợ nuôi con bằng
sữa mẹ của người cha tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương năm 2014” sẽ góp phần
đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của người cha. Từ đó nhằm
đưa ra khuyến nghị thúc đẩy sự tham gia của người chồng/cha trong việc BSMHT và
chăm sóc dinh dưỡng của trẻ.


Mục Tiêu
1. Mô tả thực trạng BSMHT tại các thời điểm 1 – 4 – 6 tháng ở huyện Kim Thành –

Hải Dương năm 2014.
2. Mô tả sự hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ của người chồng tại các thời điểm 1 – 4 – 6

tháng ở huyện Kim Thành – Hải Dương năm 2014.
3. Xác định mối liên quan giữa giữa một số yếu tố: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học

vấn, thu nhập, giới tính của con, số con hiện tại, tình cảm vợ chồng, kiến thức và
thái độ của người chồng với việc hỗ trợ vợ NCBSM tại huyện Kim Thành – Hải
Dương năm 2014.
4. Xác định mối liên quan giữa thực hành hỗ trợ cho con bú và thực trạng cho con bú
ở các thời điểm tương ứng của người chồng ở huyện Kim Thành – Hải Dương
năm 2014.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

Sự khởi đầu tốt nhất cho trẻ bắt đầu bằng bú sữa mẹ, đó là một cách đơn giản nhất, thông
minh nhất và chi phí – hiệu quả thấp nhất cho sự phát triển khỏe mạnh và bền vững của
trẻ [36] .
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
cho tất cả trẻ đủ tháng khoẻ mạnh, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và
phát triển của trẻ [29].
Bú sớm là trẻ từ 0 – 2 tuổi( hoặc 0 - 4 tuổi ) được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh
[40] .
Bú sữa mẹ hoàn toàn là trẻ sơ sinh 0-5,9 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn vào sữa mẹ. "Bú
mẹ hoàn toàn" được định nghĩa là không có thức ăn hoặc đồ uống khác, không phải ngay
cả nước, ngoại trừ sữa mẹ trong 6 tháng đầu, nhưng cho phép các trẻ sơ sinh để nhận
ORS, thuốc nhỏ và si-rô (các vitamin, khoáng chất và thuốc) [40] .
1.2.

Thành phần trong sữa mẹ:

Sữa mẹ không phải là một loại dịch cơ thể bất biến mà là chất tiết của tuyến vú có thay
đổi thành phần. Sữa non khác với sữa tiết sau đó, và sữa non rất khác với sữa chuyển tiếp
và sữa trưởng thành [2] . Sữa thay đổi theo thời gian trong ngày và trong quá trình cho
con bú. Sữa mẹ chứa không chỉ các chất dinh dưỡng, như protein, chất béo, carbohydrate,
chất khoáng, vitamin, và các nguyên tố vi lượng, rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường [30, 32,

42]. Sữa mẹ còn chứa nhiều thành phần liên quan đến miễn dịch như sIgA, bạch cầu,
oligosaccharides [43] , lysozyme, lactoferrin, interferong, nucleotides, cytokines, và
những chất khác [32, 42] . Một số chất này có tác dụng bảo vệ thụ động tại đường tiêu
hóa và đi đến đường hô hấp trên, ngăn chặn các mầm bệnh gây hại cho niêm mạc và do
đó bảo vệ trẻ bú sữa mẹ khỏi các nhiễm trùng xâm lấn. Sữa mẹ còn chứa các a-xít béo
cần thiết, các men, nội tiết tố, các yếu tố tăng trưởng [32, 42] và các chất có hoạt tính
sinh học khác, có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của
trẻ do bú sữa mẹ.
1.3.
Lợi ích của việc bú sữa mẹ:
1.3.1. Lợi ích cho trẻ:


Trẻ không bú sữa mẹ trong 1 tháng đầu có nguy cơ tử vong cao gấp 6 lần so với những
trẻ được bú sữa mẹ và gấp 14 lần trong 6 tháng đầu, do không được bú sữa mẹ làm gia
tăng tử vong do nhiễm trùng [36] .
Sữa mẹ không những có tất cả những dinh dưỡng mà em bé cần đến, mà nó còn làm giảm
nguy cơ em bé có thể bị nhiễm trùng hoặc những bệnh như: Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng hệ tiêu hóa (chẳng hạn như bị tiêu chảy), Những bệnh về đường hô hấp
(chẳng hạn như suyễn) Những loại ung thư ở trẻ em. Bị béo phì, tiểu đường và bị bệnh
tim về sau.[7, 30, 33, 41]
Cho bé bú sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ em bé bị dị ứng và không chịu được thức ăn,
chẳng hạn như bệnh về tạng phủ. Cho bé bú sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của hàm. Tất
cả các lợi ích của sữa mẹ vẫn chưa được khám phá hết, vì vậy nó không thể được mô
phỏng trong sữa bột. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ít phải
nhập viện hơn trẻ nuôi bằng sữa bột [36] .
1.3.2. Lợi ích cho mẹ:
• Các bà mẹ cho con bú sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường loại II, ung

thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương và chứng trầm cảm sau khi sinh. Các bà

mẹ cho con bú sẽ ít có nguy cơ bị thiếu máu và có hàm lượng oxytocin trong máu
cao hơn nên có thể giảm căng thẳng [7, 28, 33, 41] .
• Nhìn chung các bà mẹ cho con bú thường giảm cân nhanh hơn sau khi sinh [7, 28]
.
1.3.3. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp các bà mẹ tránh thai tốt hơn. Các bà mẹ cho con
bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất sáu tháng sau khi sinh, trong
khi đó đối với các bà mẹ không cho con bú thì quá trình này có thể xảy ra ngay
sau sáu tuần kể từ khi sinh con [28]
1.3.4. Lợi ích cho gia đình:
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém của việc cho trẻ bú bình. Ước
tính trung bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng VNĐ 800,000-1,200,000 đồng mỗi tháng
nếu cho trẻ ăn các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Chi phí này chiếm 53-79% thu nhập bình
quân đầu người (VNĐ 18,227,000) - một phần khá lớn trong tổng thu nhập của một gia
đình [1] .
Nhờ các lợi ích về mặt sức khỏe của nuôi con bằng sữa mẹ, các gia đình tiết kiệm được
thời gian và tiền bạc cho việc khám chữa bệnh [39] .
Việc nuôi con bằng sữa mẹ rất thuận tiện; sẽ dễ dàng hơn khi cho con bú lúc đi xa nhà.
Không cần mang theo bình sữa, làm sạch bình hay pha sữa công thức.


1.3.5. Lợi ích cho xã hội:

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra các con số về lợi ích của Nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn đối với hệ thống y tế nói riêng. Ví dụ như ở Mỹ, một nghiên cứu năm 2001 chỉ
ra rằng nước này có thể giảm thiểu được một gánh nặng chi phí khoảng 3.6 tỷ đô la Mỹ
cho hệ thống y tế nếu tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tăng từ 29% lên 50% [39].
Một nghiên cứu khác năm 2010 đưa ra một con số ấn tượng hơn, nếu 90% trẻ em Mỹ
được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, mỗi năm nước quốc gia này sẽ tiết kiệm được
13 tỷ đô la Mỹ cho các chi phí y tế và phòng tránh được 911 trường hợp tử vong ở trẻ
[13].Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tốt hơn cho môi trường. Không cần phải sản xuất

đóng hộp, chai bình, núm sữa và xà phòng để vệ sinh chúng [33].
Nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, các bà mẹ Việt Nam có thể tiết
kiệm một khoản tiền tương đương VNĐ 11,435,670,000,000 từ việc không chi tiêu cho
các sản phẩm thay thế sữa mẹ [1] .
1.3.6. Lợi ích cho doanh nghiệp:

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp về mặt lâu dài vì các bà mẹ ít
phải nghỉ làm để chăm con ốm – điều này cũng có nghĩa là tạo ra một lực lượng lao động
ổn định. Sữa mẹ cũng là một nguồn lực hữu ích đảm bảo an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ
và các gia đình trên toàn thế giới khi có thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Trong những
trường hợp nguy cấp, nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh gây ra do
nguồn nước nhiễm bẩn và có thể ngăn ngừa tình trạng thân nhiệt thấp [1] .
1.4.
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu:
1.4.1. Trên thế giới :

Trong hai thập kỉ qua, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm đáng kể, nhưng gần 7 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi chết mỗi năm, chủ yếu là do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Trong
số đó, trường hợp tử vong sơ sinh hiện chiếm gần một nửa số trẻ tử vong dưới 5 tuổi. Bú
sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm [36] .
Phân tích các dữ liệu về thực hành nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã làm nổi bật lên sự cần
thiết cho các chương trình cải thiện việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tính
trên toàn thế giới, thì chỉ có 2 trong 5 trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh
và cũng tỷ lệ đó với những trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ toàn. Các dữ liệu cho
thấy rằng có 74 % trẻ được tiếp tục bú sữa mẹ đến lúc 1 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới
( WHO) khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi và xa hơn nữa, lúc thời
điểm mà tỉ lệ cho con bú đến lúc 2 tuổi là 49%. Ước tính về tỷ lệ nuôi dưỡng thích hợp


cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi trên toàn thế giới thì bị hạn chế bởi các loại thức ăn rắn, bán

rắn hoặc các loại thức ăn mềm lúc trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi, có 65% trẻ em được hưởng lợi
từ việc thực hành này ( không tính Trung Quốc). Điều này cho thấy rằng việc truyền
thông hướng dẫn chế độ phù hợp với lứa tuổi của trẻ đã được cải thiện đáng kể [35] .
Tỷ lệ thực hành cho con bú theo khuyến cáo của WHO rất khác nhau giữa các khu vục. Ở
Tây và Trung Phi tỷ lệ cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh là 35% và ở Đông và Nam
Phi là 60%. Về tiếp tục cho con bú đến 2 tuổi, mức độ dao động từ 21 % ở khu vực Đông
Á và Thái Bình Dương, đến 75% ở Nam Á.
Biều đồ: Tỷ lệ được bú sữa mẹ 1 giờ đầu sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn, nhận các loại
thức ăn ngoài sữa mẹ và tiếp tục cho con bú đến lúc 2 tuổi trên toàn thế giới 2009 – 2013.

Phân tích số liệu xu hướng trên 62 quốc gia (không bao gồm Brazil và Trung Quốc) thì
trong 1 thập kỉ qua, tình trạng BSMHT đã được cải thiện trên toàn thế giới và trong hầu
hết các khu vực. Các nước kém phát triển nhất đã đạt những thành tựu đáng kể, trong giai
đoạn từ năm 2000 đến 2012 tỷ lệ BSMHT trong 6 tháng đầu tăng từ 38% lên 50% .
Nhưng các nước khu vực châu Á thì lại cho thấy không có thay đổi nào đáng kể [35] .
Biểu đồ: Tỷ lệ trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn ( 0 – 5 tháng tuổi) theo từng khu vực, từ
năm 2000 đến 2012.


Ở các nước Tây và Trung Phi trong những năm 90, tỷ lệ cho con bú hoàn toàn tăng từ 7%
lên 18%. Tuy nhiên, trong 1 thập kỉ gần đây thì sự tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng
cho bú rất ít. Cần có những nỗ lực để lấy lại đã tăng trưởng ở những khu vực này và dựa
trên những thành công hiện tại của các nước kém phát triển. Ở các nước khác nhau, tỷ lệ
thực hành BSMHT phát triển không đồng đều giữa các năm đã được ghi nhận. Điều này
cho thấy rằng sự cần thiết phải duy trì những thành tựu đã đạt được. Khi so sánh tỉ lệ bú
sớm 1 giờ sau sinh ở 3 khu vực: Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, Đông Á và Thái Bình
Dương, Trung Đông và Bắc Phi, thì những người nghèo cho con bú 1 giờ sau sinh cao
hơn 20% so với những người dân giàu có ở trong cũng một khu vực. Nhìn chung, so với
thế giới những trẻ ở khu vực nghèo khó của Nam Á gặp nhiều điều kiện bất lợi nhất cho
việc bú sớm sau sinh, nhưng trẻ em nghèo ở nhóm các nước khu vực Châu Mỹ Latinh và

vùng Caribe có tỷ lệ bú sữa mẹ sau sinh một giờ cao nhất [35] .
1.4.2. Châu Á:


Ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương, khoảng một nửa số quốc gia cung cấp dữ liệu có tỷ
lệ bú sữa mẹ hoàn toàn lớn hơn 40%, cụ thể 3/4 số trẻ ở CHDCND Triều Tiên, Sri Lanka,
Campuchia và quần đảo Solomon được BSMHT, ở Ấn Độ là khoảng 1/2, khoảng 1/ 3 ở
Philippines, Indonesia và Malaysia. Tỷ lệ BSMHT thấp, dưới mức 20% ở Thái Lan và
Việt Nam. Ở một số nước trong khu vực như Lào, Mông Cổ, Việt Nam BSMHT được
phổ biến hơn ở những phụ nữ nghèo và chỉ có 1/4 hay ít hơn số phụ nữ giàu có ở Lào,
Việt Nam, Thái Lan cho con BSMHT trong 6 tháng đầu. Campuchia đã có những nỗ lực
đáng kể trong việc cải thiện cho con bú. Tháng 6/2004, chính phủ Campuchia đã tuyên
bố rằng bú sữa mẹ sớm và hoàn toàn trong 6 tháng đầu là can thiệp ưu tiên hàng đầu để
hỗ trợ trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. Trong vòng 18 tháng, ở quốc gia này dã diễn
ra các hoạt động truyền thông nâng cao tỷ lệ cho con bú. Tỷ lệ BSMHT cho trẻ dưới 6
tháng tăng từ 7% năm 2000 lên 60% vào năm 2005, tương ứng với số trẻ vừa không hoàn
toàn giảm từ 67% xuống 28% [27] .
1.4.3. Việt Nam:

Theo Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030
do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ tiêu đầu tiên của mục tiêu 5 là tăng tỷ lệ BSMHT
trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015, và 35% vào năm 2020 [9] . Mặc dù sữa mẹ là
công thức dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ 6 tháng đầu đời của trẻ, hiện Theo kết quả


công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì tỷ lệ NCBSHT trong 6 tháng đầu trên toàn
quốc chỉ chiếm 19.6% [5] . Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của thế
giới - 35% các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Nghiên cứu cắt ngang tại 11 tỉnh của dự án Alive & Thrive ( A&T) trong vòng 5 năm
( 2010 – 2014) Bảng số liệu cho thấy về tỷ lệ bà mẹ thực hiện NCBSM theo khuyến cáo

của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Gần như tất cả trẻ em đã từng được bú sữa mẹ. Chỉ có
0,5% trẻ không được bú mẹ. Một nửa trong số 10,834 bà mẹ có trẻ dưới 24 tháng tuổi
(50,5%) nói rằng họ bắt đầu cho bú trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Các bà mẹ có con từ 6
đến 23,9 tháng tuổi có nhiều khả năng họ cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh cao hơn so
với các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi (51,7% so với 49,5%). Chỉ 1/5 (20%) trẻ sơ sinh
dưới 6 tháng tuổi được cho bú mẹ hoàn toàn, và 54,6% trẻ ở độ tuổi này được bú mẹ là
chủ yếu. Tỷ lệ tiếp tục cho bú tới khi trẻ 1 tuổi khá cao (79,5%) nhưng tỷ lệ cho trẻ bú mẹ
tới 2 tuổi chỉ là 18,2% [4] .
Bảng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong tổng số đối tượng tham gia của dự án Alive
& Thrive ( n = 10,834)


Biểu đồ Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ là chủ yếu theo tuổi (n=6,068)

Biểu đồ thể hiện sự giảm đều theo độ tuổi của việc bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ là chủ yếu
ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn giảm từ 41,4% ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng
tuổi tới chỉ 6,2% ở trẻ 5 tháng tuổi, và tỷ lệ bú mẹ là chủ yếu đã giảm từ 81,9% xuống
21,7% trong cùng khoảng thời gian [4] .
Không cho con bú sớm, không cho con bú hoàn toàn và không tiếp tục cho con bú lâu
dài cũng như thiếu chế độ ăn bổ sung phù hợp đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về
sức khỏe của trẻ. Điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2010 về tỉ lệ suy dinh
dưỡng cho thấy trẻ em nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi), 20/63 tỉnh, thành có
mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tỷ
lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi) năm 2010 toàn quốc là
29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến 31 tỉnh tỷ lệ trên
30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần
1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD thấp
còi và khoảng 520.000 trẻ em SDD gầy còm [5] .
Có nhiều yếu tố góp phần đến suy dinh dưỡng. Một trong những quan trọng nhất là tỷ lệ
thấp của BSMHT từ lúc sinh ra đến sáu tháng đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng

BSMHT là một trong những biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để chống lại tỷ lệ tử vong
trẻ em [38] . Bằng việc cải thiện những thực hành dinh dưỡng của bà mẹ dành cho trẻ
trong 24 tháng đầu đời, chúng ta có thể giảm tỷ lệ thấp còi và qua đó tăng cường sức


khỏe và khả năng phát triển kinh tế của người dân Việt Nam [11] . Tuy nhiên, khi tỷ lệ bú
sữa mẹ hoàn toàn còn thấp so với trung bình của thế giới thì việc cải thiện tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em Việt Nam cũng chưa được cải thiện. Số liệu điều tra dinh dưỡng của
năm 2014 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới
5 tuồi tuổi 14,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi) và 24,9% ( chỉ tiêu chiều cao/tuổi) [6] . Kết
quả đó cho chúng ta thấy rằng, việc cần thiết cải thiện tình trạng cho con bú có liên quan
đến việc tình trạng dinh dưỡng sau này của trẻ, sau 4 năm (2010 – 2014) thì tình trạng
suy dinh dưỡng vẫn chưa được cải thiện đáng kể khi mà tình trạng bú sữa mẹ hoàn toàn
vẫn còn cao.
Tại Việt Nam, Năm 2011, Alive&Thive phối hợp với Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học
(ISMS) tiến hành điều tra tại 11 tỉnh. Cuộc điều tra này cũng thu thập thông tin về tình
trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ nhỏ. Báo cáo đưa ra các kết quả chính về kiến thức, niềm
tin và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 11 tỉnh: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Tiền Giang và Cà Mau đã cho thấy rằng 30,7% các bà mẹ có trẻ dưới 6 tháng tuổi cho
biết họ gặp khó khăn liên quan đến việc cho trẻ bú, như các vấn đề về vú, không đủ sữa
mẹ, trẻ ngậm bắt vú không tốt, trẻ lười bú, trẻ ốm thì bà mẹ sẽ nhờ giúp đỡ hay xin lời
khuyên của mẹ đẻ và mẹ chồng là chủ yếu, còn việc tìm đến sự hỗ trợ của chồng lại rất
thấp ( 11.2%) [4] .
Biểu đồ: Những nguồn trợ giúp chủ yếu về NCBSM

Các nguyên nhân chính được đưa ra cho sự trì hoãn trong việc cho con bú sớm là do quan
niệm sai rằng sữa mẹ chưa “về” trong những giờ đầu sau sinh, do mổ đẻ hoặc các lý do
khác làm cho mẹ không được nằm cùng con ngay sau khi sinh, do cơ sở y tế quá tải và sự
sẵn có của sữa bột trên thị trường cùng với việc quảng cáo quá mức của các công ty sữa.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cho con uống nước sau mỗi lần bú sữa mẹ là một việc


làm rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, các bà mẹ thường
cho là mình không có đủ sữa để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con đến khi con được 6
tháng, do đó họ thường bắt đầu cho con uống thêm sữa ngoài và/hoặc sử dụng các loại
thức ăn khác khi con được khoảng 4 tháng tuổi. Đối với những người mẹ có việc làm
(chiếm tỉ lệ 20-30%), yêu cầu phải trở lại làm việc sau 4 tháng nghỉ sinh con là một thách
thức đối với việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Thiếu hỗ trợ từ người thân trong gia
đình và từ các cán bộ, nhân viên y tế cũng là một nguyên nhân khác khiến cho người mẹ
không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn [10] .
1.5.
Một số nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng BSMHT:
1.5.1. Sự hỗ trợ của người người cha:

Liên quan đến thực hành NCBSM, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng thực hành
NCBSM có mối liên quan đến các yếu tố cá nhân và vai trò của người cha trong gia đình
như nghề nghiệp, trình độ học vấn, sự hài lòng về giới tính của con, sở thích và thái độ
liên quan đến việc chăm sóc dinh dưỡng cho con [16, 17]
Nghiên cứu cắt ngang của Giugliani và cộng sự (1994) điều tra các mối liên quan giữa
quyết định của các bà mẹ về việc cho con bú với sự hỗ trợ của các nhân viên y tế và
người nhà. Kết quả cho thấy rằng việc ý kiến và sự hỗ trợ của người cha cho con bú là
nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy người mẹ cho con bú (OR = 32,8) [19].
Đồng ý với quan điểm trên của Giugliani và cộng sự. Một nghiên cứu khác diễn ra gần
đây, cũng là một nghiên cứu cắt ngang trên 76 bà mẹ đến phòng khám sức khỏe cộng
đồng tại Calgary, Alberl năm 2012 của Cynthia A Mannion và cộng sự [21] . Những
người tham gia được sẽ trả lời bảng câu hỏi quan điểm về sự hỗ trợ của người cha cho
con bú, cũng như đo lường sự tự tin, hài lòng về khả năng cho con bú của các bà mẹ.
Nghiên cứu cũng đã phân tích mối liên quan giữa sự hỗ trợ của người cha và kết quả cho
con bú bằng mô hình hồi quy tuyến tính, các phân tích mô tả nhân khẩu học cũng được

thực hiện. Tác giả đã kết luận rằng các bà mẹ cảm thấy tự tin hơn về khả năng cho con
bú của mình khi nhận được sự hỗ trợ tích cực của người cha, bằng cách động viên và
tham gia các hoạt động cho con bú [26] . Ngược lại, nếu người cha có thái độ tiêu cực thì
người mẹ cảm thấy tự tin về khả năng cho con bú của mình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, sự hỗ trợ của người cha giúp cho các bà mẹ tự tin cho con bú không phân
biệt bất kì kinh nghiệm cho con bú trước đó hay là tuổi của trẻ sơ sinh. Thật vậy, tầm
quan trọng vai trò của người cha trong việc hỗ trợ cho con bú đã được biết đến từ lâu,
nhưng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên thực tế việc thực hành hỗ trợ cho con bú của
người cha có ít tiến triển tích cực trong những năm qua. Nghiên cứu của Nigel Sherriff
và cộng sự (2011) đã thực hiện phỏng vấn sâu với 8 người cha ( tuổi từ 28 – 47 ) từ các
tầng lớp kinh tế - xã hội khác nhau sống ở Brighton và Hove (Anh), nghiên cứu được


triển khai là một phần của dự án tiếp thị xã hội lớn, tập trung vào việc tăng tỷ lệ BSMHT
ở Brighton và Hove. Số liệu cho thấy những người cha rất quan tâm đến việc cho con bú
và muốn được tham gia nhiều hơn trong việc chuẩn bị, hỗ trợ cho con bú. Họ cũng yêu
cầu thêm nhiều thông tin về lợi ích cho con bú một cách dễ dàng hơn cũng như chi tiết
liên quan đến vấn đề thực hành hỗ trợ người mẹ. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này
là phạm vi nhỏ và cũng cần nghiên cứu thêm [23]. Ở một bài viết khác, tác giả Nigel
Sherriff và cộng sự đã tóm tắt nhiều nghiên cứu khác nhau giải thích tại sao người cha
nên được tham gia vào các dịch vụ y tế công dành cho gia đình, bao gồm cả dịch vụ thai
sản. Tác giả đã ví người cha là nguồn nhân lực chưa được khai thác trong việc hỗ trợ
người mẹ và nhân viên y tế trong việc cho con bú [34] .
Ở Việt Nam chỉ có một số ít nghiên cứu về hiểu biết về vai trò của người cha trong việc
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Năm 2012, nghiên cứu của Trần Hữu Bích và
cộng sự nhằm kiểm định giả thuyết về sự cải thiện kiến thức của người cha sau chương
trình can thiệp giáo dục sức khỏe cộng đồng, sử dụng thiết kế nghiên cứu phỏng thực
nghiệm, trước - sau, có đối chứng. Tại giai đoạn trước can thiệp, 251 cặp vợ chồng có vợ
đang mang thai được chọn vào can thiệp (CHILILAB Chí Linh) và 241 cặp tương ứng
được chọn vào nhóm không can thiệp (Thanh Hà). Đối tượng can thiệp là những người

cha có vợ đang mang thai. Hình thức can thiệp là các hoạt động truyền thông qua loa dài,
tư vấn cá nhân và nhóm; các hoạt động vui chơi tại cộng đồng cùng với các sản phẩm
truyền thông như pano, tờ rơi, cốc và áo phông có in hình ảnh và thông điệp của chương
trình được gửi tới người cha. Sau can thiệp, kiến thức về NCBSM hoàn toàn trong 6
tháng của người cha ở địa bàn can thiệp được cải thiện một cách đáng kể so với người
cha tại địa bàn không can thiệp. Kiến thức về khái niệm đúng, tầm quan trọng của
NCBSM hoàn toàn và thời gian NCBSM hoàn toàn là 6 tháng của người cha ở địa bàn
can thiệp cao hơn gấp 2,6 lần, 1,86 lần và 1,9 lần so với người cha ở địa bàn không can
thiệp. Chương trình đã thành công trong cải thiện kiến thức của người cha về NCBSM
hoàn toàn. Các hoạt động can thiệp cần tiếp tục duy trì và mở rộng tại chí Linh và Hải
Đương cũng như nghiên cứu việc triển khai can thiệp trên qui mô lớn hơn nữa để tăng
cường kiến thức của người cha nhằm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn. Đây là nghiên cứu đầu
tiên ở Việt Nam có đối tượng can thiệp là người cha nhằm mục đích thay đổi kiến thức
và sau đó khuyến khích vai trò của họ, như là một nguồn lực tại hộ gia đình, trong việc
đảm bảo NCBSM với sự tham gia của cộng đồng, hệ thống y tế và đoàn thể. Hạn chế của
nghiên cứu này là sự “phơi nhiễm” của người cha đối với chương trình can thiệp không
đồng đều do đối tượng người phụ nữ có tuổi thai trải rộng từ 7 – 30 tuần nên có thể ảnh
hưởng đến sự hiểu biết của người chồng của các phụ nữ có giai đoạn mang thai khác
nhau. Tuy nhiên hạn chế này không tác động đến giá trị của kết quả nghiên cứu so sánh
với địa bàn nghiên cứu. Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị nên khuyến khích, mở rộng,


duy trì và đánh giá tiếp tục mô hình này tại thị xã Chí Linh cũng như ở quy mô lớn hơn
tại những địa phương có bối cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội tương đồng với Chí Linh
[25] .
1.5.2. Yếu tố liên quan đến bà mẹ:
Bà mẹ có kiến thức khác nhau về NCBSM. Hơn ¾ bà mẹ biết trẻ nên được bú mẹ trong
vòng một giờ đầu sau sinh. Nhìn chung, 74,4% bà mẹ biết trẻ nên được bú sữa non và
52,5% biết trẻ nên được tiếp tực bú đến 2 năm tuổi. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những
nhầm lẫn về NCBSM. Trong khi, 52,5% bà mẹ biết rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ bú sữa

mẹ là tốt, nhưng chỉ có 23,2% bà mẹ biết nên bắt đầu cho trẻ uống thêm nước ngoài sữa
mẹ khi trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. Nhầm lẫn này có thể do thực tế nhiều bà mẹ không coi
nước là một loại thức ăn do đó họ không nghĩ rằng cho trẻ uống nước là cản trở NCBSM
hoàn toàn. Tương tự như kiến thức, niềm tin của bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cũng khác
nhau. Nhìn chung các bà mẹ tin rằng nên cho trẻ uống nước hoặc sữa bột trước 6 tháng
tuổi vì trẻ có nhu cầu, bà mẹ thiếu sữa, trẻ khát hoặc do thời tiết nóng. Bà mẹ cũng lo
lắng trẻ uống sữa được vắt ra và bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị ốm. Bà mẹ không tin rằng
các bà mẹ khác sẽ làm như vậy hoặc họ không tin rằng các bà mẹ khác mong đợi họ làm
như vậy. Kết quả này cho thấy, cần có nhiều các can thiệp để thay đổi nhận thức và quan
niệm của cả cộng đồng, không chỉ riêng các bà mẹ [4] .
1.5.3. Sự hỗ trợ của bà nội/bà ngoại:

Nghiên cứu tiền cứu đánh giá ảnh hưởng của bà về thực hành cho con bú của Lulie RO
Susin và cộng sự ( 2005) trên 601 bà mẹ đẻ thường tại bệnh viện trường đại học ở ở
thành phố Porto Alegre, bang Rio Grande do Su. Dữ liệu được thu thập ở các thời điểm 1
– 2 – 4 – 6 tháng sau khi sinh. Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà là người ảnh
hưởng nhất hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú, nhưng không định lượng được các hình thức hỗ trợ
và ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến việc cho con bú như thế nào. Nghiên cứu của
Lulie RO Susin và cộng sự là nghiên cứu đầu tiên trong việc định lượng của một số yếu
tố liên quan đến bà trong việc thực hành cho con bú. Tác giả cho rằng việc không
BSMHT trong tháng đầu có liên quan đến bà nội/bà ngoại, bà có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến việc cho trẻ bú, cả về thời gian cho trẻ bú và BSMHT. Những bà mẹ thường xuyên
tiếp xúc với mẹ đẻ thì có khả năng cao không cho con BSMHT trong 6 tháng đầu, mặt
khác, nếu thường xuyên tiếp xúc với ông bà nội thì lại không ảnh hưởng đáng kể đến thời
gian cho con bú. Trong nghiên cứu lại không tìm thấy mối liên hệ giữa việc thường
xuyên tiếp xúc với bà nội/bà ngoại trong việc không BSMHT trong tháng đầu tiên. Tuy
nhiên, thực tế một tỷ lệ đáng kể là cả hai bà nội/bà ngoại ( khoảng một nửa trong số đó)
đều khuyên rằng nên dùng nước, trà hoặc loại sữa khác nên góp phần đáng kể vào việc
giảm tỷ lệ BSMHT trong 6 tháng đầu. Hơn nữa, trong nghiên cứu thì 75% các bà nội/bà



ngoại có con trong năm 1960 hay 1970 , thời điểm mà BSMHT chưa được nhìn nhận
đúng nên việc bú sữa mẹ rất thấp, thậm chí là việc sử dùng các loại trà được các bác sĩ
nhi khoa khuyến cáo, và niềm tin sữa mẹ không đủ dưỡng chất cho trẻ vẫn nằm trong hệ
tư tưởng của bà nội/bà ngoại. Do vậy, trong nhiều trường hợp bà nội/bà ngoại truyền kinh
nghiệm của mình cho con đẻ/con dâu/ con rể trong việc cho con bú mà bà nội/bà ngoại
cho mà họ cho là thích hợp nhất [12, 26] .
Cũng đồng tình với kết quả trên của tác giả Lulie RO Susin và cộng sự, năm 2013
nghiên cứu định tính khám phá các yếu tố liên quan đến quyết định nuôi con bằng sữa
công thức của các bà mẹ có trẻ nhỏ được tiến hành trên 3 cộng đồng ở Newfoundland và
Labrador, Canada của Kimberly Bonia và cộng sự. Hầu hết những người tham gia đều
cho rằng người bà đóng một vai trò quan trọng trong quyết định chế độ dinh dưỡng của
trẻ. Quan trọng hơn, tất cả những đối tượng tham gia đều nói rằng bà ngoại đều không
khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ. Mặc dù nghiên cứu này cho thấy bà ngoại không cung
cấp kinh nghiệm về bú sữa mẹ cho con của họ, nhưng điều quan trọng là cung cấp thông
tin cho các nhân viên y tế, bà ngoại là đối tượng có ảnh hưởng lớn đến bú sữa mẹ nên cần
có các chương trình cải thiện kiến thức về lợi ích cũng như thực hành bú sữa mẹ cho bà
ngoại, nhằm làm tăng tỷ lệ bú sữa mẹ trong cộng đồng [12, 26] . Hạn chế của nghiên cứu
này là được tiến hành trên mẫu nhỏ và chỉ trên những bà mẹ tự nguyện tham gia, còn
những đối tượng không tham gia, có thể nghiên cứu đã bỏ qua những đối tượng quan
trọng mang các đặc điểm như tự ti hoặc là mâu thuẫn với gia đình về vấn đề cho con bú,
nên có thể nghiên cứu đã không thu thập được những thông tin quan trọng này. Thêm vào
đó, đối tượng duy nhất của nghiên cứu là phụ nữ, nhưng chúng ta thừa nhận là người cha
và những đối tượng khác có tầm ảnh hưởng quan trọng trong quyết định và hỗ trợ cho
con bú. Do vậy, nghiên cứu cũng khuyến nghị các nghiên cứu khác nên tiến hành trên
nhiều đối tượng khác nhau như người cha đơn thân, các cặp vợ chồng đồng tính hoặc
những người chăm sóc khác. [26]
1.5.4. Sự hỗ trợ của nhân viên y tế:
Cán bộ y tế và các cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bước khởi đầu cho
một bà mẹ thành công đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này. Cán bộ y tế tại các cơ

sở y tế có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cần được đào tạo để có thể giúp đỡ
các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh; hướng dẫn cách cho trẻ
bú đúng và cách duy trì nguồn sữa mẹ [10] .
Năm 2007, 34 cuộc thử nghiệm nhằm đánh giá phân tích tác động hỗ trợ cho con bú ảnh
hưởng như thế nào đến bú sữa mẹ sớm và BSMHT diễn ra ở 14 quốc gia, với sự tham gia
của 29.385 phụ nữ cho con bú. Các tác giả kết luận rằng, tất cả các hình thức hỗ trợ cho
con bú đều làm tăng thời gian cho con bú và giảm ngừng bú trước 6 tháng. Khi phân tích
sâu hơn, thì sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế làm kéo dài thời gian cho trẻ bú, còn sự hỗ trợ


từ người thân thì có hiệu quả trong việc kéo dài thời gian BSMHT. 23/34 cuộc thử
nghiệm được triển khai ở 7 nước có thu nhập cao và 7 cuộc thử nghiệm ở các nước có thu
nhập trung bình và thấp, do đó nghiên cứu cũng khuyến nghị cần có thêm các nghiên cứu
khác để làm rõ những rào cản về văn hóa, yếu tố sinh học, tôn giáo, kinh tế - xã hội và
các yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện hướng dẫn thực hành lâm sàng để hỗ trợ cho trẻ
BSMHT ở các quốc gia khác nhau [14] .
Nghiên cứu can thiệp trên 1400 bà mẹ cho con bú ở bệnh viện St. Michael, Bristol từ
tháng 10 năm 1996 đến tháng 11 năm 1998 cũng chỉ ra rằng khi bà mẹ được nữ hộ sinh ở
bệnh viện hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” ( hand-off) cho con bú sau sinh thi làm gia tăng
đáng kể tỷ lệ BSMHT trong 2 tuần đầu ( p<0.001) và sáu tuần ( p = 0.02), tỷ lệ các bà mẹ
cho rằng bản thân không đủ sữa đã giảm đáng kể sau khi được hướng dẫn ( p = 0.02). Khi
nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ nhân viên y tế các bà mẹ cảm thấy mình có đủ sữa cho con
nên không cho trẻ ăn hay uống bất kì chất lỏng nào khác ngoài sữa mẹ [20] .
Sau Tuyên ngôn Innocenti WHO và UNICEF phát động Sáng kiến Bệnh viện bằng hữu
trẻ em (The Baby-Friendly Hospital Initiative – BFHI) vào năm 1992 nhằm bảo vệ, thúc
đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ, trong đó UNICEF và WHO kêu gọi thực
hiện 10 bước ”Nuôi con bằng sữa mẹ thành công” ở tất cả các cơ sở chăm sóc bà mẹ, trẻ
em, bởi vì các cán bộ, nhân viên y tế có vai trò rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các
quyết định của người mẹ về lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay đã
có hơn 15.000 cơ sở tại 152 quốc gia đã thực hiện Sáng kiến Bệnh viện bằng hữu trẻ em,

trong đó có Việt Nam [31] . Ở Cuba 49/56 bệnh viện cả nước và các cơ sở hộ sinh được
chứng nhân là bệnh viện thân thiện với trẻ theo tiêu chuẩn của WHO/UNICEF, tỷ lệ
BSMHT lúc 4 tháng tăng gấp 3 lần sau sáu năm triển khai. Trung Quốc hiện có 6000
bệnh viên bằng hữu trẻ em, sau 2 năm tỷ lệ BSMHT ở khu vực nông thông tăng 29%
năm 1992 lên 68% năm 1994, khu vực đô thị tăng từ 10% lên 48% [37].
1.5.5. Chính sách hỗ trợ:
Thời gian nghỉ ít, thiếu các phòng vắt sữa, thiết bị vắt và lưu trữ sữa, thiếu sự hỗ trợ từ
các doanh nghiệp và đồng nghiệp là những thách thức đối với những bà mẹ đi làm. Tỷ lệ
các bà mẹ cho con bú giảm nhanh sau khi trờ lại công việc, khoảng 39% bà mẹ ngừng
cho con bú sau khi trở lại làm việc. Chỉ có 7.6% các bà mẹ tiếp tục cho con bú đến 1 năm
[46] . Ở Đài Loan, nghiên cứu thuần tuần tập tương lai, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cấu
trúc trên 24.200 phụ nữ bà mẹ sau sinh con tại 2 thời điểm 6 tháng và 18 tháng để tìm
hiểu mối liên quan giữa công việc của mẹ và cho con bú sữa mẹ. Nhìn chung 67.9%,
39.4%, 2.4% và 12.7% bà mẹ tiếp tục cho con bú tương ứng với các thời điểm 1, 3, 6 và
12 tháng. Phụ nữa có thời gian nghỉ đẻ ít hơn 6 tháng ngừng cho con bú sớm hơn so với
những bà mẹ nghỉ hơn 6 tháng, và những bà mẹ không đi làm thì lên tới 18 tháng sau
sinh [15] . Nghiên cứu ở Mỹ về sự ảnh hưởng của thời gian làm việc của mẹ ảnh hưởng


như thế nào đến việc bú sữa mẹ cũng cho thấy những phụ nữ được hưởng chế độ thai sản
so với những phụ nữ phải trở lại công việc sau 1 – 6 tuần sau sinh thì những phụ nữ chưa
phải đi làm có tỷ lệ cho con bú sớm cao hơn ( OR=1,46, CI 95%: 1.08 – 1.97), tiếp tục
cho con bú vượt qua 6 tháng ( OR = 1.41, CI 95%:0.87 – 2.27) và cho con bú sữa mẹ là
chủ yếu hơn 3 tháng ( OR: 2.01, CI 95%: 1.06 – 3.80) cao hơn so với những phụ nữ phải
đi làm từ lúc 1 – 6 tuần sau sinh [44] .
Chế độ nghỉ thai sản là chìa khóa đảm bảo mọi trẻ sinh ra đều được bú mẹ hoàn toàn từ
giây phút chào đời cho tới khi được 6 tháng tuổi. Năm 2011, theo điều tra của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) về việc thực thi chính sách nghỉ thai sản và thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, có đến 78% lao động nữ nhận thức được sữa
mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, nhưng chỉ có 36% trẻ được tiếp tục cho bú

mẹ đến 19 – 24 tháng do người mẹ phải đi làm trở lại. Năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã
quyết định tăng thời gian nghỉ thai sản từ 4 lên 6 tháng từ ngày 01tháng 05 năm 2013.
Quyết định này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện để phụ nữ sau khi sinh được ở nhà
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, song vẫn có rất nhiều người muốn
tiếp tục cho con bú đến 24 tháng. Phần lớn các nơi làm việc đều chưa có cơ sở vật chất và
hỗ trợ giúp vắt và trữ sữa tại chỗ. Do đó, năm 2012, A&T phối hợp với Ban Nữ công,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giải quyết vấn đề này bằng cách trực tiếp hợp tác
với các doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị để tạo ra một môi trường làm việc cho phép
người mẹ vắt và trữ được sữa mẹ, cũng như hỗ trợ họ đảm bảo sự phát triển và tăng
trưởng khỏe mạnh của trẻ - nguồn nhân lực tương lai của đất nước [8] . Hầu hết phụ nữ
Việt Nam cống hiến từ 30 đến 35 năm đời mình cho công việc và sự nghiệp và trung bình
mỗi người có từ 1 đến 2 con. Cho phép phụ nữ nghỉ từ 6 tháng đến 1 năm trong số 30
năm đi làm của họ là một sự đầu tư thông minh vì sức khỏe và năng suất của 50% lực
lượng lao động hiện tại và 100% lực lượng lao động tương lai [3] .
1.5.6. Tình trạng mổ đẻ ảnh hưởng đến BSMHT:
Một nghiên cứu tổng quan đã tổng hợp kết quả của 53 nghiên cứu về tình hình nuôi con
bằng sữa mẹ tùy theo phương pháp đẻ trên 554.568 đối tượng ở 33 nước (trong đó có 35
nghiên cứu ở các nước có thu nhập cao và 18 nghiên cứu ở các nước có thu nhập trung
bình và thấp). So với các bà mẹ đẻ thường, tỉ lệ đã từng cho bú ở các bà mẹ đẻ mổ thấp
hơn 14% (tỉ suất chênh OR 0,86; khoảng tin cậy (95% CI): 0,82, 0,91) và cho con bú
hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp hơn 19% (OR: 0,81, 95% CI: 0,67, 0,98) [22] . Kết quả
điều tra ban đầu của Dự án Alive & Thrive tại Việt Nam cho thấy rằng cắt tầng sinh môn
và sinh mổ đều ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú sớm sau sinh. 67,6% sản phụ sinh thường
cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh, tỷ lệ này ở sản phụ bị cắt tầng sinh môn và
sinh mổ tương ứng là 54% và 11,3% (P<0,001). Các bà mẹ sinh mổ có ít khả năng tránh
cho trẻ ăn thức ăn lỏng như sữa hơn và có nhiều khả năng nhất cho trẻ ăn sữa bột cho trẻ


sơ sinh trong 3 ngày đầu tiên(P<0,001) [4] . Tuy nhiên, tỉ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6
tháng đầu ở các bà mẹ cho con bú sớm sau khi đẻ mổ không khác biệt so với những bà

mẹ cho con bú sớm sau khi đẻ thường. Kết quả này củng cố thêm bằng chứng về mối liên
hệ giữa việc cho bú sớm và cho bú hoàn toàn đã từng được báo cáo trước đây trong một
số nghiên cứu ở Mexico và các nước khác [45] . Các kết quả này cũng cho thấy rằng tỉ lệ
cho bú sớm thấp là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn ở trẻ được đẻ mổ
thấp hơn so với trẻ được đẻ thường. Một số yếu tố thường đi kèm với mổ đẻ có thể giải
thích phần nào sự liên quan giữa mổ đẻ với giảm tỉ lệ cho bú sớm, trong đó có việc tách
riêng mẹ và con, sự đau đớn và khó chịu sau khi mổ và sự khác biệt về sinh lý và nội tiết
giữa quá trình đẻ mổ và đẻ thường. Ngoài ra, những sản phụ nữ quyết định chọn mổ đẻ
theo yêu cầu thường ít có ý định cho con bú bởi vì có thể họ không thoải mái với diễn
biến tâm sinh lý bình thường của việc đẻ tự nhiên và cho con bú [22] .
1.5.7. Chế độ thai sản cho người cha:

Một nghiên cứu thuần tập tương lai ở Thụy Điển nhằm mục đích mô tả ảnh hưởng của
tình trạng kinh tế và chế độ thai sản của người cha ảnh hưởng như thế nào đến thời gian
cho con bú. Dữ liệu được lấy từ 51.671 trẻ ở 2 thành phố Orebro and Uppsala. Nghiên
cứu chỉ ra rằng những người cha được hưởng chế độ thai sản thì khả năng trẻ bú sữa mẹ
cao hơn ở những thời điểm 2 – 4 – 6 tháng so với những người cha không được hưởng
chế độ thai sản (tháng 2 (p <0,001), tháng 4 (p <0,001), và tháng 6(P <0,001)) . Nếu như
người cha được nhận chế độ thai sản thì người cha sẽ tham gia tích cực trong việc và gạt
bỏ được những cảm giác thiếu tự tin và thiếu cơ hội để phát triển mối quan hệ cha con.
chăm sóc trẻ nhỏ, người cha dành nhiều thời gian cho trẻ hơn Như vậy, nếu cha mẹ chia
sẻ thời gian hưởng chế độ thai sản cho nhau để hỗ trợ việc cho con bú thì BSMHT trong
6 tháng đầu theo khuyến nghị của WHO sẽ đạt được, điều này rất quan trọng đối với sức
khỏe cộng đồng [18]
1.5.8. Các yếu tố thuộc về trẻ:

Điều tra quốc gia năm 2002 ở Mỹ, phân tích các yếu tô nhân khẩu học trển 2115 bà mẹ
độ tuổi từ 15 – 44 có số con từ 2 trở lên. Các biến chính được quan tâm là thứ tự sinh và
thời điểm bắt đầu cho trẻ bú ở các trẻ khác nhau trong một gia đình. Kết quả cho thấy các
bà mẹ có hai, ba, bốn, năm và nhiều hơn thì khả năng cho con bú lần lượt là 52,6%,

48,4%, 44,7%, và 57,1%. Nếu bà mẹ cho trẻ đầu tiên bú thì có thể những trẻ tiếp theo sẽ
được bú như trẻ đầu tiên, bất kể bà mẹ có bao nhiêu con. Ngược lại, nếu trẻ đầu tiên mà
không được bú thì khả năng những trẻ tiếp theo trong tương lại sẽ bú ít hơn. Hơn 70% bà
mẹ lựa chọn ăn sữa giống nhau ở tất cả các con của họ, cho dù đó là bú sữa mẹ hay ăn
sữa công thức. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung cho con bú hay không thôi, chứ chưa


nói tới cho con bú đến bao lâu, và mối liên hệ giữa số thứ tự sinh với thời gian cho con
bú. Do việc cho con bú có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, qua đó, gián
tiếp ảnh hưởng đến khoảng cách sinh giữa các con. Ngoài ra, các bà mẹ sẽ dừng cho con
bú khi họ tiếp tục có thai đứa tiếp theo. Vì vậy, nghiên cứu cũng đề xuất các nghiên cứu
tiếp theo có thể xem xét mối quan hệ giữa thứ tự sinh và thời gian cho con bú [24] .
1.5.9. Thông tin về địa bàn nghiên cứu:

1.5.10. Khung lý thuyết:


Thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ

Yếu tố của con:
-

Yếu tố của vợ:

Giới tính
Tình trạng sức khỏe
Số con trong một gia đình và số
thứ tự sinh
Được ăn bổ sung sớm

Phương pháp sinh

-

Áp lực công việc

Sự hỗ trợ của người cha:
-

Chia sẻ công việc nhà
Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ
Hỗ trợ tinh thần/ động viên
Đáp ứng những nhu cầu của bà mẹ

Chuẩn mực xã hội

Sự tự tin

Yếu tố cá nhân của cha:
-

Kiến thức về cho con bú
Tuổi
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Quan hệ tình cảm vợ chồng

Niềm tin

Đặc điểm hộ gia đình:

-

Điều kiện kinh tế HGD
Loại hình gia đình


CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Bộ số liệu gốc:
2.1.1. Mục đích:

Dự án này sẽ tăng cường sự phát triển thể chất, dinh dưỡng, tình cảm và nhận thức của
trẻ.
 Trực tiếp bằng việc thức đẩy sự tương tác có hiệu quả giữa cha và trẻ.
 Gián tiếp bằng việc tăng cường sự hỗ trợ của người cha trong nuôi con bằng sữa

mẹ.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu:

400 cặp vợ chồng có trẻ sơ sinh tại mỗi huyện ( can thiệp và không can thiệp) với người
cha là đối tượng đích của nghiên cứu can thiệp.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Thời gian: Tuyển chọn đối tượng khi bà mẹ đang mang thai từ 12 tuần đến 25 tuần và
theo dõi trong 12 tháng.
-

Địa điểm nghiên cứu:
• Địa bàn can thiệp: 10 xã huyện Kim Thành
• Địa bàn so sánh: 10 xã huyện tương đương những không tiếp giáp với


địa bàn can thiệp ( Huyện Cẩm Giàng)
2.1.4. Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế bán thử nghiệm có nhóm đối chứng không tương đồng ( dạng thuần tập).
2.1.5. Biến số:


×