Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam trong những năm đổi mới (1986 2001)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.64 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

NGUYỄN THỊ ĐỨC

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2001)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2005

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

NGUYỄN THỊ ĐỨC

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2001)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ:
5.03.16

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN YÊN

HÀ NỘI - 2005

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Yên.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu
tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2005
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đức

3


MỤC LỤC
Mở đầu

1

Chương 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam

giai đoạn 1986 - 1996

1.1. Khái quát đường lối văn hoá của Đảng thời kỳ trước đổi mới

7

1.2. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam giai đoạn 1986-1996

22

Chương 2. Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn 1996 - 2001

2.1. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

43

2.2. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

63

Chương 3. Một số thành tựu, kinh nghiệm và giải pháp nâng cao năng
lực lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3.1. Một số thành tựu và kinh nghiệm


78

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị

91

Kết luận

100

Danh mục tài liệu tham khảo

102

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống sôi động, phong phú và đa dạng của các quốc gia, dân
tộc, văn hoá không chỉ là hệ quả mà còn là nguyên nhân, không chỉ là mục
tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn văn hoá
thế giới đã cho thấy, những nước phát triển là những nước biết dựa trên nền
tảng của văn hoá dân tộc, đồng thời biết kết hợp và phát huy những thành tựu
của văn hoá nhân loại.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu
về trình độ phát triển của nhân loại nói chung và từng dân tộc nói riêng. Bởi
giá trị văn hoá của toàn nhân loại cũng như giá trị văn hoá của mỗi quốc gia,
dân tộc là do chính con người qua nhiều thế hệ sáng tạo ra và chính các giá trị
văn hoá đó là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của đời sống con người.

Trước đây cũng như hiện nay, xây dựng một nền văn hoá mới trên cơ
sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển của các quốc gia, dân tộc và hiện nay nó đang nổi lên như một
vấn đề cơ bản, mang tính thời sự nóng hổi trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu
hoá.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của văn hoá đối với sự nghiệp cách mạng,
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đỉnh cao của văn hoá nhân loại,
ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định và dày công xây
dựng một nền văn hoá mới với mục tiêu là giải phóng dân tộc, giải phóng con
người, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân ta. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã xác định văn hoá là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc đấu

5


tranh giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng làm nên những thắng lợi vĩ đại
của cách mạng Việt Nam.
Sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới Việt
Nam luôn nhất quán, được bổ sung, hoàn thiện và phát triển qua từng thời kỳ
cách mạng. Đường lối xây dựng nền văn hoá mới của Đảng là một bộ phận
hữu cơ của đường lối cách mạng Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế chuyển biến nhanh chóng
và sâu sắc, xu thế quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển, các
quốc gia, dân tộc đều phải tiến hành mở cửa, hội nhập, hợp tác để cùng phát
triển. Trước yêu cầu của phát triển và tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước
trên thế giới, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa
phương hoá quan hệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa Việt

Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, đã giành được những thành
tựu rất quan trọng, tạo thêm thế và lực cho đất nước ta.
Tuy nhiên, tình hình mới cũng đặt nền văn hoá dân tộc đứng trước
những thử thách nghiêm trọng. Bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, không ít
những tiêu cực đã nảy sinh làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, làm xói
mòn truyền thống văn hoá dân tộc. Sự hợp tác và giao lưu văn hoá với các
nước tạo điều kiện thuận lợi cho nền văn hoá nước ta tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại, góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước, nhưng mặt
trái của nó cũng tạo ra những thách thức, nguy cơ không thể xem thường, nhất
là về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Nhận thức rõ điều đó, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội. Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam

6


về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn
hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội” [17, tr.110-111].
Việc tìm hiểu và làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá
trong những năm đổi mới vừa qua nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục
những khuyết điểm và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam với những
phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trở thành yêu cầu cấp bách. Vì thế,
việc nghiên cứu quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 2001)” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhất là trong thời kỳ xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đưa văn hoá về đúng
với giá trị của nó với ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể
nêu một số tác phẩm dưới đây:
- Phạm Văn Đồng: Xây dựng nền văn hoá văn nghệ ngang tầm dân tộc
ta, thời đại ta, Nxb. Sự thật, 1975.
- Phạm Văn Đồng: Văn hoá và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1994.
- Từ Sơn: Dõi theo tiến trình đổi mới văn hoá văn nghệ, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1998.
- Lê Quang Thiêm: Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

7


- Đình Quang: Nhận thức và xử lý văn hoá trên thế giới, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Hồ Sĩ Vịnh: Văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Tập thể tác giả: Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên): Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sác dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
- GS,TS. Đỗ Huy: Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó trong
thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Phan Ngọc: Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2002.

- Tập thể tác giả: Đề cương văn hoá Việt Nam chặng đường 60 năm,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Nghĩa Trọng: Văn hoá văn nghệ trong đổi mới, Nxb. Đại học
Sư phạm, 2003.
- PGS,TS. Đinh Xuân Dũng: Mấy cảm nhận về văn hoá, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004.
Từ nhiều góc độ khác nhau, các tác giả chủ yếu đề cập đến khái niệm,
bản chất, đặc trưng, vai trò và phương hướng phát triển của nền văn hoá Việt
Nam gắn liền với sự phát triển của đất nước; đồng thời cũng giải thích các chủ
trương của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam, mà chưa có đề tài chuyên biệt nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng
ta trên lĩnh vực văn hoá trong những năm đổi mới dưới góc độ lịch sử Đảng.
Tuy nhiên, những công trình trên tạo điều kiện cho luận văn kế thừa về mặt
nội dung và phương pháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích:

8


Luận văn đi sâu tìm hiểu và làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm đổi mới vừa qua.
* Nhiệm vụ:
- Khái quát đường lối văn hoá của Đảng trước thời kỳ đổi mới.
- Làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng ta về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đánh giá đúng thực trạng nền văn hoá Việt Nam trong những năm đổi
mới vừa qua.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá trong công cuộc đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng:
Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Đảng trong quá trình lãnh đạo
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu những quan điểm cơ bản của Đảng ta trên lĩnh vực văn hoá
Việt Nam trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2001, nghĩa là từ Đại hội lần
thứ VI đến trước Đại hội lần thứ IX của Đảng.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng ta, luận văn dựa vào
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.

9


Luận văn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành của khoa học lịch
sử như phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích và tổng hợp để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá một số quan điểm cơ bản của Đảng ta trong quá trình
lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
- Đánh giá thực trạng nền văn hoá Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
trong những năm đổi mới vừa qua.
- Rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Lịch sử Đảng
về lĩnh vực văn hoá thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1990): Một số vấn đề trong công
tác quản lý văn hoá nghệ thuật hiện nay, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà
Nội.

2.

Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,
tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

3.

Trường Chinh (1985), Về văn hoá, nghệ thuật, tập 1, Nxb. Văn hoá, Hà
Nội.

4.

Đinh Xuân Dũng (2004), Mấy cảm nhận về văn hoá, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

5.

Thành Duy (1996), Văn hoá trong phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb.
Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

6.

Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III, tập 1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

11


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số
định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên, 2001), Xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.
24. Phạm Văn Đồng (1975), Xây dựng nền văn hoá Việt Nam ngang tầm với
dân tộc ta, thời đại ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
25. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

12


26. Võ Nguyên Giáp-chủ biên (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo
dục thế hệ trẻ, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
28. Đỗ Huy (1996), Mô thức xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb.
Văn hoá thông tin, Hà Nội.
29. Đỗ Huy (2002), Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó
trong thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình lý luận văn
hoá và đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
31. Võ Văn Kiệt (1993), Trấn hưng, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc là
nhiệm vụ trực tiếp của báo chí, xuất bản, Tạp chí Nghiên cứu văn hoá,
nghệ thuật. Hà Nội.
32. Thành Lê (2002), Văn hoá và lối sống, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
33. Trường Lưu (1999), Văn hoá một số vấn đề lý luận, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
34. C. Mác Và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Hồ Chí Minh (1995, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1996) , Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (1981), Văn hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
40. Phạm Quang Nghị (7/1998), “Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp phát
triển kinh tế-xã hội ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (13).

13


41. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.
42. Đình Quang (1995), Văn học, nghệ thuật với xã hội và con người trong
sự phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Từ Sơn (1998), Dõi theo tiến trình đổi mới văn hoá, văn nghệ, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Tập thể tác giả (1999), Những vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
45. Tập thể tác giả (2001), Bản sắc dân tộc trong văn hoá, văn nghệ, Nxb.
Văn học, Hà Nội.
46. Tập thể tác giả (2004), Đề cương văn hoá Việt Nam chặng đường 60
năm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Võ Văn Thắng (8/2005), “Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây
dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8).
48. Lê Quang Thiêm (Chủ biên, 1998), Văn hoá với sự phát triển xã hội Việt
Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Phú Trọng (2002), Vì một nền văn hoá Việt Nam dân tộc, hiện
đại, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
50. Viện Văn hoá (1993), Văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

51. Hồ Sĩ Vịnh (1999), Văn hoá trong tiến trình đổi mới, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

14



×