Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Hoạt động phòng chống và kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút zika tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 01/3/2016

Slide 1

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

- Vi rút được phát hiện đầu tiên trên khỉ vào năm 1947 tại
khu rừng ZIKA của Uganda
- Phát hiện trên muỗi Aedes tại Uganda vào năm 1948
- Khi nhiễm vi rút, bệnh nhân thường có biểu hiện: sốt,
phát ban và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức
đầu, đau mắt,
- Hầu hết các trường hợp nhiễm vi rút ZIKA có biểu hiện
triệu chứng nhẹ và vừa hoặc không có biểu hiện triệu
chứng.
− Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày
Slide 2

Thoát



I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Đường lây truyền:
-Phương thức lây truyền chủ yếu của vi rút ZIKA là qua
muỗi Aedes (giống như sốt XH)
-Một số bằng chứng gợi ý vi rút có thể lây truyền qua đường
máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục, tuy
nhiên sự ghi nhận này là rất hiếm.

Slide 3

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

- Tại châu Á: đã ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào
năm 2007 tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia
- Năm 2013, ghi nhận ổ dịch đầu tiên tại French Polynesia
(Quốc đảo thuộc châu Mỹ), sau đó lây lan ra các đảo khu
vực Thái Bình Dương
- Năm 2013, tại Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường
hợp mắc bệnh do vi rút ZIKA, Thái Lan cho rằng vi rút
ZIKA có thể đã lưu hành tại nước này
-

Trong năm 2015, WHO tiếp tục ghi nhận các trường hợp
mắc bệnh do vi rút ZIKA tại khu vực châu Mỹ, châu Phi
Slide 4


Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

- Từ 2007 đến 25/02/2016, ghi nhận tại 52 nước, vùng lãnh thổ
-Theo WHO, việc lây truyền của vi rút tiếp tục mở rộng
-Một số nước đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập: Thailand, Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ,
Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc (8), Nga (thông qua người du lịch trở về)
Slide 5

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Số lượng các nước và vùng lãnh thổ báo cáo có sự lay truyền của vi rút Zika
Slide 6

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
- Vi rút Zika có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại khu
vực châu Mỹ.
- Từ khi được phát hiện đầu tiên tại Brazil vào tháng
5/2015, đến 25/02/2016 đã lan truyền tới 31 quốc gia và
vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ.
- Dịch bệnh tập trung chính tại khu vực nam Mỹ: Brazil,
Colombia, Venezuela…

Hai lý do vi rút Zika lây truyền nhanh:
1. Người dân chưa từng phơi nhiễm với vi rút Zika nên
không có miễn dịch trong cộng đồng,
2. Loại muỗi Aedes truyền vi rút Zika phổ biến ở hầu hết các
nước khu vực châu Mỹ trừ Canada và Chile,
Slide 7

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
MỘT SỐ THÔNG TIN MỚI ĐÁNG CHÚ Ý:

1.Đã ghi nhận các trường hợp tử vong tai một số nước: Venezuela
(3), Brazil (2) (trước đó đến 19/01/2016 chưa có trường hợp tử vong
nào)
2.Mỹ ghi nhận có 2 phụ nữ bị sẩy thai sau khi trở về trong tình trạng
nhiễm vi rút Zika ở nước ngoài.
3.Brazil xác nhận trường hợp lây nhiễm vi rút Zika qua truyền máu.
4.Mỹ, Pháp xác nhận lần đầu tiền trường hợp lây nhiễm vi rút Zika
qua đường tình dục.
5.Năm 2015 có sự gia tăng đột biến các trường hợp đầu nhỏ tại
Brazil.
6.Venezuela, Colombia và 06 nước khác ghi nhận sự gia tăng bất
thường hội chứng Guillain-Barre nghi ngờ có liên quan tới nhiễm vi
rút Zika.
Slide 8

Thoát



I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
Tình hình dịch bệnh khu vực châu Mỹ

Lần
Lầnđầu
đầughi
ghinhận
nhậntại
tạiBrazil
Brazilsau
sauđó
đólây
lâylan
lanra
raColombia
Colombiavà
vàcác
cácnước
nướckhác
khác
Slide 9

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
Chứng đầu nhỏ bất thường
- Chứng đầu nhỏ là một triệu chứng chỉ tình trạng vòng đầu của trẻ nhỏ
hơn vòng đầu trung bình so với trẻ cùng tuổi, giới và tuổi thai.

- Năm 2015, ARN của vi rút Zika được phát hiện trong nước ối của phụ
nữ có thai bị chứng đâu nhỏ.
-2/2016, não của hai trẻ sơ sinh mắc chứng não nhỏ, nhau thai và các
mô của thai nhi (bị sẩy thai) ở Brazil có xét nghiệm dương tính với vi rút
Zika
-Trong năm 2015 có sự gia tăng đột biến các trường hợp đầu nhỏ tại
Brazil.

Slide 10

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
Chứng đầu nhỏ

Trong năm 2015 có sự gia tăng đột biến các trường hợp đầu nhỏ tại
Brazil (thành phố Permabuco)
Slide 11

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
Chứng đầu nhỏ bất thường

Đến nay 6 nước đã báo
cáo ghi nhận sự gia
tăng bất thường của
chứng đầu nhỏ (Brazil,

French Polynesia, El
Salvador, Venezuela,
Colombia và Suriname),
2010 -2014

2015 -2016

Các quốc gia có các ca bệnh Zika và tỷ lệ
chứng đầu nhỏ /1000 trẻ được sinh ra
theo bang tại Brazil 2010-2014, 2015-2016
Slide 12

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
Hội chứng Guillain-Barré

- Hội chứng Guillain-Barré là một chứng rối loạn do hệ
thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần
kinh ngoại biên.
-

2015, Brazil ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc hội chứng
thần kinh có tiền sử trước đó nhiễm vi rút Zika (1.708
trường hợp, tăng 19% so với năm 2014)

- Từ 01/12/2015 đến 26/02/2016 El Salvador đã ghi nhận
118 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré, trong đó
có 5 trường hợp tử vong.


Slide 13

Thoát


I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)
Hội chứng Guillain-Barré

- Tại French Polynesia trong 42 người mắc hội chứng
Guillain-Barré có 88% trường hợp có nhiễm vi rút Zika
- Các nước khác như Colombia, Suriname, và Venezuela
cũng đã báo cáo về sự gia tăng các trường hợp mắc hội
chứng Guillain-Barré cùng với sự gia tăng số người nhiễm
vi rút Zika.
- Nguyên nhân: Có nhiêu giả thuyết được đưa ra như
- Do vi rút Zika
- Do Miễn dịch
- Do thuốc
Slide 14

Thoát


II. NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN CÁO CỦA WHO (25/2/2016)
Biện pháp phòng chống vẫn là: phòng chống muỗi đốt và
diệt lăng quăng/bọ gậy, muỗi:
-Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách thu dọn những vật
dụng đựng nước nơi muỗi có thể đẻ trứng, diệt muỗi
-Người dân sống trong khu vực lưu hành muỗi Aedes cần

phòng muỗi đốt bằng bôi hóa chất đuổi muỗi hoặc mặc quần
áo dài để tránh bị muối đốt
-Phụ nữ đang/ sẽ mang thai có khả năng phơi nhiễm nên tư
vấn nhân viên y tế để theo dõi thai và dự phòng.
-Người du lịch khi đi đến vùng lưu hành vi rút Zika tự bảo vệ
bản thân khỏi muỗi đốt, phụ nữ mang thai nên tư vấn cán bộ
y tế trước và sau khi trở về.
Slide 15

Thoát


II. NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN CÁO CỦA WHO
- Sự lây truyền dịch bệnh do vi rút Zika vẫn tiếp tục gia tăng
- Các chùm ca bệnh chứng đầu nhỏ và Hội chứng GuillainBarré tại Brazil là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây
quan ngại quốc tế.
- Mối quan hệ nhân quả giữa phụ nữ mang thai nhiễm vi rút
Zika và chứng đầu nhỏ là có khả năng cao.
- Cần nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, phòng
chống dịch bệnh do vi rút Zika.

Slide 16

Thoát


TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM

Việt Nam chưa nghi nhận trường hợp nhiễm Vi rút Zika


Slide 17

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
1- Chỉ đạo
 Phó Thủ tướng có Công văn chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh do
vi rút Zika gây nên (1060/VPCP-KGVX ngày 19/02/2016)
 Cập nhật tình hình dịch bệnh Zika để cung cấp cho các cơ quan báo, chí,
các địa phương và đăng tải trên website của BYT, Cục YTDP
 Báo cáo Văn phòng Chính phủ hàng tuần về tình hình dịch bệnh trong đó
có vi rút Zika
 Họp Ban chỉ đạo do Bộ trưởng chủ trì ngày 02/02/2016
 Họp EOC do Thứ trưởng chủ trì ngày 29/01/2016, 16/02/2016
 Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch bệnh do vi rút Zika và
các biện pháp phòng, chống đã triển khai
 Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc
tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika
 Công văn gửi TTYTDP, TT KDYTQT tăng cường hệ thống giám sát
 Xây dựng Kế hoạch hành động của BYT phòng chống Zika
Slide 18

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
1- Chỉ đạo

GS. TT Nguyễn Thanh Long chỉ đạo tại cuộc họp Văn phòng EOC ngày 16/2/2016

Slide 19

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
2- Kiểm tra, giám sát:
- Bộ trưởng trực tiếp giám sát
và chỉ đạo công tác phòng
chống dịch bệnh tại Sân bay
Tân Sơn Nhất và tại Thành
phố Hồ Chí Minh
- Lãnh đạo Bộ đã tiếp tục đi
kiểm tra công tác phòng
chống dịch bệnh tại: Bệnh
viện BNĐ TW

Slide 20

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
3. Công tác giám sát, dự phòng:
1. Giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu nhằm phát hiện sớm trường
hợp đầu tiên xâm nhập.
2. Thực hiện tốt các hoạt động giám sát tại cộng đồng
- Giám sát người trở về từ vùng có dịch trong vòng 12 ngày
- Các Viện VSDT/Pasteur thực hiện giám sát trọng điểm tại nhiều khu
vực, lồng ghép với giám sát sốt xuất huyết.

3. Ban hành hướng dẫn giám sát và sơ đồ giám sát
4. Họp văn phòng EOC với các đại diện với các đơn vị liên quan
5. Duy trì báo cáo bệnh truyền nhiễm dựa vào sự kiện (EBS)
6. Tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù
hợp.
Slide 21

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI

Slide 22

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
4. Điều trị
Ban

hành hướng dẫn điều trị bệnh do vi rút Zika
Sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu
vực cách ly, giường bệnh
Sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ địa phương cấp cứu,
điều trị.

Slide 23

Thoát



III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
5. Xét nghiệm
Bộ

Y tế chỉ đạo việc tiếp tục rà soát để bổ sung thêm các đơn vị có
đủ khả năng và điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút
Zika .
Các

Viện VSDT Trung ương và Viện Pasteur Hồ Chí Minh chủ động
thực hiện xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán xác định vi rút Zika.
Tập

huấn quy trình xét nghiệm để thống nhất trong cả nước

Xét

nghiệm 83 trường hợp có biểu hiện triệu chứng tương tự bệnh
do vi rút Zika đầu năm 2016 tại 8 tỉnh có mật độ lưu hành muỗi
Aedes cao khu vực phía Nam không có trường hợp nào dương tính
với vi rút Zika.

Slide 24

Thoát


III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI

6. Công tác truyền thông
 Biên soạn hỏi đáp về bệnh do vi rút
Zika.
 Biên soạn khuyến cáo đối với phụ nữ
có thai với vi rút Zika.
 Xây dựng poster, tờ rơi, thông điệp
hướng dẫn phòng chống cho khách
nhập cảnh.
 Đối tượng:
+ khách trở về từ vùng có dịch
+ Cộng đồng để chủ động phòng chống
+ Đối tượng khác
Slide 25

Thoát


×