Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.16 KB, 15 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn thị bắc

mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước
trong đời sống xã hội việt nam hiện nay

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2009


đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn thị bắc

mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước
trong đời sống xã hội việt nam hiện nay
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Đoan

Hà nội - 2009



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Bắc


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật từ khi ra đời cho tới ngày nay luôn luôn được coi là công
cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, duy trì trật tự xã hội. Ở Việt Nam hiện
nay, với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân thì vai trò của pháp luật luôn được xác định là công cụ
chủ yếu, cơ bản để quản lý xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh pháp luật còn rất
nhiều công cụ quản lý xã hội khác được Nhà nước thừa nhận, khuyến khích
áp dụng, trong đó có hương ước.
Hương ước là di sản văn hóa đặc sắc của nhân dân Việt Nam. Một phần tâm hồn thuần hậu, chất phác và rất đỗi bao
dung của làng quê Việt đã được ghi lại trong hương ước. Hương ước là tấm gương phản ánh trung thực mọi sinh hoạt của cộng đồng
làng xã xưa, từ cái hay đến cái dở, cả mặt tích cực lẫn điều hạn chế chốn hương thôn. Qua đó, chúng ta có thể thấy lịch sử hình
thành và phát triển của làng xã Việt Nam. Điều này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình xây
dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước quan tâm đẩy mạnh. Bởi lẽ, muốn hiểu thực trạng nông thôn nhằm đưa ra chiến lược
phát triển lâu dài, phù hợp, không thể không bắt đầu từ việc nghiên cứu đặc điểm của làng xã trong quá khứ cũng như tới hiện tại

ngày nay.

Khi làng Việt xưa với cây đa, bến nước, sân đình, với lũy tre xanh
bình dị dần lui vào quá khứ, chúng ta mới giật mình nhận ra, bên cạnh đổi
thay tích cực của nền kinh tế thị trường, biết bao vẻ đẹp thuần khiết nơi
thôn quê đã không còn nữa. Xây dựng nền kinh tế năng động là quan trọng
song để có được sự phát triển bền vững, hài hòa cần phải đi đôi với việc
giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Lớp người xưa
ngày càng vắng bóng, bức tranh làng Việt chỉ có thể được khôi phục nhờ tư
liệu lịch sử, trong đó đáng chú ý là các hương ước.
Trong những năm gần đây, cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa trở thành phong trào quần chúng
rộng khắp cả nước. Vấn đề nghiên cứu hương ước được đặt ra ngày càng cấp thiết, nhằm kế thừa và lưu giữ những phong tục đẹp,


hợp thời đại, đưa vào quy ước làng văn hóa mới. Đó là việc làm đầy công phu, khó nhọc, "gạn đục, khơi trong" cốt để chắt lọc ra
những gì hữu ích cho hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong thực tế đời sống xã hội Việt Nam hiện nay vẫn chưa được
giải quyết một cách triệt để, thỏa đáng cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn. Vì thế, các hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện cũng
như hiệu quả điều chỉnh, quản lý của pháp luật và hương ước trong thực tế còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Việc nghiên cứu một cách
khoa học nhằm làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước đang trở thành một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò, mối quan hệ, hiệu quả
điều chỉnh cũng như những vấn đề còn tồn tại của pháp luật và hương ước trong thực tế đời sống để từ đó có những cái nhìn đúng
đắn, có những giải pháp hiệu quả hơn, thiết thực hơn nhằm xây dựng, thực hiện pháp luật và hương ước mang lại vai trò đích thực là
quản lý xã hội một cách tốt nhất.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống
xã hội Việt Nam hiện nay là đề tài được ấp ủ trong tác giả luận văn từ khá
lâu cũng bởi xuất phát từ những lý do đã nêu trên.
Đồng thời, qua nghiên cứu vấn đề giúp bản thân người viết đi từ
hiểu đến thêm yêu, thêm gắn bó với mảnh đất quê hương, nơi sinh thành,

nơi cất giữ những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm. Bởi bên cạnh đó, sự vươn lên
mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian gần đây đã khiến những giá trị văn
hóa lịch sử ấy đứng trước nguy cơ bị xói mòn nghiêm trọng. Khi thực hiện
đề tài này, tác giả mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào
việc ngăn chặn nguy cơ ấy.
Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy cán bộ cấp xã, thôn - những
người được giao trọng trách soạn thảo quy ước làng văn hóa mới, hoặc
không có khái niệm gì về hương ước cổ truyền hoặc cho rằng nghiên cứu
nó là điều không cần thiết. Tư liệu mà họ căn cứ vào là pháp luật của Nhà
nước và nếp sinh hoạt hiện nay trong làng xã. Kết quả là nhiều hương ước,
quy ước mới được ban hành mang nặng tính áp đặt và gán ghép. Thực trạng
đáng buồn trên đây càng thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này với mục đích:
bước đầu làm sáng tỏ các giá trị đích thực của hương ước để kế thừa những
kinh nghiệm quý báu phục vụ công cuộc xây dựng quê hương.


Bên cạnh những lý do trên, qua luận văn tác giả hy vọng góp thêm
tài liệu để tìm hiểu làng xã Việt Nam trên các mặt văn hóa, phong tục, quản
lý xã hội... Từ đó có thể lý giải một số vấn đề về nông thôn và nông dân
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Vì nghiên cứu về lịch sử làng xã, về nông
thôn và nông dân Việt Nam rất cần có những tài liệu gốc như hương ước.
Cái tâm đã sẵn, song khả năng, thời gian và điều kiện mọi mặt còn
hạn chế nên mặc dù người viết hết sức cố gắng giải quyết các vấn đề đặt ra,
luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp, để tác giả được học hỏi và
nâng cao trình độ hiểu biết của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là đề tài hấp dẫn cả về khoa học, lý luận và thực tiễn, pháp luật và
hương ước đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực
khác nhau như: lịch sử, dân tộc học, văn hóa, pháp luật, ngôn ngữ... Các

công trình nghiên cứu hương ước hoặc đã được tập hợp thành sách hoặc
còn in rải rác trên các báo, tạp chí chuyên ngành (Nghiên cứu lịch sử, Dân
tộc học, Nhà nước và pháp luật...).
Pháp luật và hương ước được tìm hiểu ở rất nhiều góc độ; có khi nó
là đối tượng nghiên cứu trực tiếp, cũng có khi hương ước trở thành dẫn
chứng không thể thiếu được để minh họa cho một khía cạnh nào đó trong
đời sống làng xã.
Các công trình nghiên cứu trực tiếp về pháp luật và hương ước
có thể chia thành 3 nhóm chính sau:
1. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu, gồm các sách và bài báo
đã được công bố như: hai cuốn sách của tác giả Bùi Xuân Đính: Lệ làng phép
nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1985 và Hương ước và quản lí làng xã, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, đã nêu lên mối liên hệ cũ và mới trong nội
dung hương ước xưa và nay đồng thời tác giả cũng nêu rõ những vấn đề mà


hương ước hiện nay cần giải quyết; Lê Đức Tiết: Về hương ước lệ làng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, cho thấy một cái nhìn khá toàn diện
về hương ước trong suốt quá trình từ khi hình thành, mối quan hệ với pháp
luật cũng như vai trò của hương ước trong đời sống xã hội nông thôn Việt
Nam; Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, do Đào Trí Úc chủ biên là
tâm huyết của tập thể các tác giả về hương ước xưa và nay, mối quan hệ
giữa pháp luật và hương ước đồng thời nêu bật lên vị trí, vai trò của hương
ước với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn hiện nay; Vũ Duy Mền: Tìm lại
làng Việt xưa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006. Nhiều bài nghiên cứu
có giá trị về hương ước đã được giới thiệu trên các báo, tạp chí. Tác giả Vũ
Duy Mền qua loạt bài in trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4/1982, số 3 +
4/1989, số 1/1993 đã xác định thuật ngữ khoán ước, hương ước, giới thiệu
nội dung của nó, trình bày nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước

trong làng xã vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Gần đây, cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa
được đẩy mạnh đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu hương ước thuận lợi
hơn. Mặt khác, xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực mở ra cơ hội cho các
nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức mới. Một số
học giả đã dày công nghiên cứu, đặt hương ước làng Việt trong mối quan
hệ tương đồng và dị biệt với "hương qui" của Trung Quốc, "luật làng" của
Nhật Bản. Như cuốn Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã
hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, của Phan Đại Doãn, hay công
trình Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto Nhật Bản
(thế kỉ XVII - XIX), của Viện Sử học, Hà Nội, 2001, do Vũ Duy Mền chủ
biên.
2. Các công trình chuyên sưu tầm và giới thiệu hương ước, chủ yếu
là tập hợp các bản hương ước theo phạm vi từng tỉnh như: Ngô Đức Thịnh,
Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu với: Luật tục Ê-đê, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996; Võ Quang Trọng, Phạm Quỳnh Phương giới thiệu về:


Hương ước Hà Tĩnh, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh, 1996; cuốn: Hương
ước Nghệ An, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, do Ninh Viết Giao chủ
biên; Hương ước Thái Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000, do
Nguyễn Thanh biên soạn.
3. Các luận án, luận văn, khóa luận về hương ước như: Luận án Phó
tiến sĩ Lịch sử năm 1996 của Bùi Xuân Đính với đề tài: Về một số hương
ước làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, đã trình bày những nội dung cơ bản, vai
trò và tác động của hương ước trong quản lí làng xã; Luận án Tiến sĩ Luật
học năm 2003 của Nguyễn Huy Tính với đề tài: Hương ước mới - một
phương tiện góp phần quản lí xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, đã
phân tích những biến đổi lịch sử từ hương ước làng xã cổ truyền đến hương
ước mới, khẳng định hương ước mới là phương tiện tự quản, tự điều chỉnh

hữu hiệu của làng xã, có quan hệ biện chứng với pháp luật; đồng thời tác
giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện hương ước
mới.
Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học đã chọn hương
ước làm đối tượng nghiên cứu như: Hoàng Hoa Vinh với đề tài: Vai trò của
hương ước làng Nhất trong việc xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Hà Nam,
(Đại học Văn hóa Hà Nội, 2000; Dương Xuân Thoạn với đề tài: Hương
ước với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004...
Trong khóa luận tốt nghiệp của mình (2004), sinh viên Đào Thu
Vân khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã "Bước đầu tìm
hiểu công cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường của ông cha ta (qua nguồn tài
liệu hương ước làng người Việt trước cách mạng tháng Tám - 1945)"…
Ngoài các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước nêu trên,
rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp làng xã, gián tiếp về
mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước đã được xuất bản. Một số tác
giả đề cập đến hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng xã như:


Ngô Tất Tố với hai thiên phóng sự: Việc làng, Nxb Mai Lĩnh, Hà Nội, 1937
và Tập án cái đình, Nxb Văn họ, Hà Nội, 1977, tập trung phê phán những
thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu - một lực cản kéo lùi sự phát triển của
các vùng thôn quê; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 1990; Lệ làng Việt Nam, Nxb Hà Nội, 1999, của Hồ Đức
Thọ bàn về những tập tục, lệ làng... Trong khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức
làng xã nhiều nhà sử học cũng đã sử dụng hương ước như một nguồn tư
liệu đáng tin cậy nhất: Xã thôn Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959,
của Nguyễn Hồng Phong; Trần Từ với Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ
truyền ở Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984; Phan Đại Doãn Nguyễn Quang Ngọc: Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam
trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Nguyễn Minh Đoan:

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2008, cũng đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước ở
Việt Nam và rất nhiều các công trình khác nữa.
Như vậy, vấn đề về pháp luật, về hương ước của nước ta đã được nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau. Song, cho
đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, cụ thể về mối quan hệ giữa pháp luật và hương
ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay theo hướng giải quyết triệt để cả vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn mối quan hệ
này. Với luận văn của mình, tôi mong được đóng góp công sức vào việc nghiên cứu mối quan hệ nêu trên được thấu đáo hơn, mang
lại những giá trị thiết thực trong việc nâng cao chất lượng của những công cụ điều chỉnh xã hội.

3. Nhiệm vụ của đề tài
Phân tích một cách khoa học và hệ thống về mặt lý luận mối quan
hệ giữa pháp luật và hương ước. Sưu tầm, tập hợp các bản hương ước mới
(có đối chiếu với các bản hương ước cổ) phân tích luận giải mối quan hệ
của chúng với pháp luật trong quản lý xã hội. Trên cơ sở đó nghiên cứu làm
rõ các giá trị văn hóa và lịch sử của hương ước, đồng thời, chỉ ra những
điểm cần phát huy, hoàn thiện mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước
trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ
giữa pháp luật và hương ước trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò, thực trạng,
những ưu khuyết điểm của pháp luật và hương ước trong việc thực hiện vai
trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
+ Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: tập trung nghiên cứu về
hương ước của các làng xã nông thôn Việt Nam trên cả ba miền Bắc,
Trung, Nam.
Về thời gian: đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và
hương ước trong quản lý xã hội tập trung vào giai đoạn từ năm 1986 đến
nay.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
+ Nguồn tư liệu. Chúng tôi coi các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực và
các bản hương ước mới là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất, bên cạnh


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1993), Trong họ ngoài làng, Nxb Mũi Cà Mau.
2. Toan Ánh (1995), Nếp cũ con người Việt Nam: Phong tục cổ truyền, Nxb
Văn hóa, Hà Nội.
3. Toan Ánh (1999), Làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mê Linh (2000), Lịch sử Đảng bộ
huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc.
5. Cao Văn Biền (1996), "Sự quản lý của Nhà nước đối với hương ước
trong lịch sử", Nghiên cứu lịch sử, (3).
6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam (2000), Thông tư số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTWMTTQVN ngày 31/03 hướng dẫn việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Hà
Nội.
8. Chính phủ (1998), Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg, ngày 19/6 của Thủ
tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Hà Nội.
9. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn
hóa - xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (đồng chủ biên) (1994), Kinh
nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


13. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
14. Bùi Xuân Đính (1996), Về một số hương ước làng Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Lịch sử, Hà Nội.
15. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã
hội, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Bùi Xuân Đức (2003), "Hương ước cổ và hương ước mới - nhìn từ góc
độ so sánh", Nghiên cứu lập pháp, (8).
18. Ninh Viết Giao (chủ biên) (1998), Hương ước Nghệ An, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
19. Ninh Viết Giao (2000), "Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày
nay", Văn hóa dân gian, (1).
20. Vũ Thị Hiên (1993), "Hội thảo về xây dựng quy ước làng văn hóa",
Nhà nước và pháp luật, (2).
21. Diệp Đình Hoa (1994), "Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật
hiện đại", Nghiên cứu lịch sử, (1).
22. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, tập 1, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
23. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, tập 2, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
24.

Hương ước bản Cóc, xã Tường Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (2004).

25.


Hương ước làng Đăk Mót, trị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum (2007).

26.

Hương ước làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (2006).

27.

Hương ước làng văn hóa thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (2002).

28.

Hương ước làng Xa Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội (2006).

29. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển
của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


30. Vũ Ngọc Khánh (2001), Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh
Niên, Hà Nội.
31. Nguyễn Thế Long (2000), Hà Nội xưa qua hương ước, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
32. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
33. Vũ Duy Mền (1989), "Góp phần xác định thuật ngữ khoán ước, hương
ước", Nghiên cứu lịch sử, (3+4).
34. Vũ Duy Mền (chủ biên) (2001), Hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam
với luật làng Kanto Nhật Bản (thế kỉ XVII - XIX), Viện sử học, Hà
Nội.
35. Vũ Duy Mền (2006), Tìm lại làng Việt xưa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.

36. Vũ Duy Mền, Bùi Xuân Đính (1982) "Hương ước, khoán ước trong
làng xã", Nghiên cứu lịch sử, (4).
37. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb pháp lý, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Cảnh Minh (1996), Giáo trình một số vấn đề trong làng xã
Việt Nam, Trung tâm Đào tạo từ xa, Huế.
41.

Quy chế thôn Phú Thái, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (2005).

42.

Quy ước bản Tà La Cáo, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Lai Châu (2007).

43.

Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (2008).

44.

Quy ước làng Trang Liệt, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội (1991)

45.

Quy ước làng văn hóa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội (2002).

46.

Quy ước làng văn hóa thôn Nhật Tiến, xã Liên Châu, huyện Yên lạc, Vĩnh Phúc (2008).


47.

Quy ước thôn Già, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (2003).


48. Văn Tạo (1993), Chúng ta kế thừa di sản nào trong khoa học kỹ thuật,
pháp luật và hương ước, nông thôn và nông nghiệp, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
49. Thái Vĩnh Thắng (2003), "Hương ước một hình thức pháp luật đặc thù
của Việt Nam", Nghiên cứu lập pháp, (2).
50. Nhất Thanh (1992), Đất lề quê thói, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
51. Nguyễn Thanh (biên soạn) (2000), Hương ước Thái Bình, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
52. Trương Thìn (2005), Hương ước xưa và quy ước làng văn hóa ngày
nay, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
53. Ngô Đức Thịnh, Phan Đăng Nhật (đồng chủ biên) (2000), Luật tục và
phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
54. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu (1996), Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Đức Thọ (1999), Lệ làng Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
56. Dương Xuân Thoạn (2004), Hương ước với việc xây dựng làng văn hóa
ở huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học văn hóa, Hà Nội.
57. Lê Minh Thông (2003), "Hương ước trong quá trình cải cách pháp luật
và dân chủ hóa nông thôn", Trong sách: Hương ước trong quá
trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Đinh Khắc Thuân (chủ biên) (1996), Tục lệ cổ truyền làng xã Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

59. Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước lệ làng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.


60. Nguyễn Huy Tính (2003), Hương ước mới - một phương tiện góp phần
quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
Luật học, Hà Nội.
61. Võ Quang Trọng, Vũ Ngọc Khánh (2000), Hương ước Thanh Hóa, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Võ Quang Trọng, Phạm Quỳnh Phương (1996), Hương ước Hà Tĩnh,
Sở Văn hóa Thông tin, Hà Tĩnh.
63. Đào Trí Úc (chủ biên) (2004), Hương ước trong quá trình thực hiện
dân chủ ở nông thôn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Đào Trí Úc, Hoàng Đức Thắng (1997), "Hương ước và mối quan hệ
giữa hương ước và pháp luật", Nhà nước và pháp luật, 8(112),
1997.
65. Văn phòng Chính phủ (2001), Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành hương ước, quy ước, (số 4248/VPCP-PC, ngày
13/9), Hà Nội.
66. Đào Thu Vân (2004), Bước đầu tìm hiểu công cuộc bảo vệ tài nguyên
môi trường của ông cha ta (qua nguồn tài liệu hương ước làng
người Việt trước Cách mạng tháng 8/1945), Khóa luận tốt nghiệp,
khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
67. Viện Sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
68. Viện Sử học (1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
69. Tân Việt (2006), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
70. Hoàng Hoa Vinh (2000), Vai trò của hương ước làng Nhất trong việc

xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học văn hóa, Hà Nội.
71. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.



×