Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chứng giãn tĩnh mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.75 KB, 3 trang )

Chứng giãn tĩnh mạch – Nguyên nhân, triệu
chứng và điều trị
Đừng quên Like - chia sẻ nếu bài viết hữu ích:
Định nghĩa
Mục lục [Ẩn]








Định nghĩa
Giải phẫu bệnh
Căn nguyên
Triệu chứng
Biến chứng
Tiên lượng
Điều trị
Giãn khu trú những tĩnh mạch của chi dưới.
Giải phẫu bệnh
Các tĩnh mạch bị giãn rộng, kéo dài ra, và trở nên ngoằn ngoèo, các van
trong tĩnh mạch trở nên không hiệu quả về chức năng, và để cho máu trào
ngược lại về phía thấp.
Căn nguyên
GIÃN TĨNH MẠCH NGUYÊN PHÁT: căn nguyên chưa rõ, thường mang
tính chất gia đình (di truyền), chủ yếu xảy ra ở nữ giới. Người ta cho rằng
giãn tĩnh mạch là do thành tĩnh mạch bị yếu bẩm sinh và/hoặc hệ thống
van trong những tĩnh mạch sâu không hiệu quả về chức năng.
GIÃN TĨNH MẠCH THỨ PHÁT:





Hội chứng sau-viêm tĩnh mạch: xảy ra sau khi tĩnh mạch sâu bị tắc
do huyết khối đã đượcthông lại.



Có thai: các tĩnh mạch chậu bị chèn ép.



Tư thế đứng lâu.




Những nguyên nhân hiếm gặp: rò động-tĩnh mạch ở chi (giãn tĩnh
mạch trong trường hợp này có định khu không điển hình), hội chứng
Klippel-Trenauney (giãn tĩnh mạch thường chỉ ở một bên chi dưới với phần
mềm và khung xương bị phì đại).
Triệu chứng
Mới đầu xuất hiện giãn các tĩnh mạch nông với những tĩnh mạch ngoằn
ngoèo, mất thẩm mỹ, nhưng không có triệu chứng.
Tiếp sau đó, bệnh nhân cảm thấy bị nặng chân, đau âm ỉ, chóng mỏi, và
đôi khi phù mắt cá chân vào cuổì ngày.
Giãn tĩnh mạch thường phát triển trong khu vực phân nhánh của tĩnh mạch
hiển trong và hiển ngoài. Khám thực thể, nhìn, sờ và làm các nghiệm pháp
Trendelenburg và Perthes (xem những từ này) cho phép đánh giá tình
trạng g.ụìị, phẫu và chức năng của hệ thống tĩnh mạch, và khả năng của

những tĩnh mạch thông (tĩnh mạch nối tiếp giữa hệ thống tĩnh mạch nông
và sâu của chi dưới).
Xét nghiệm bổ sung: siêu âm Doppler và chụp tĩnh mạch sẽ bổ sung cho
khám lâm sàng, nhất là để can thiệp ngoại khoa hoặc nếu nghi ngờ các
tĩnh mạch chậu-đùi bị chèn ép.
Biến chứng



Viêm-huyết khối tĩnh mạch nông ở tĩnh mạch bị giãn: biến chứng này
có thể xảy ra nhất là sau một chấn thương. Biến chứng biểu hiện bởi đau,
và sờ nắn thấy những thừng tĩnh mạch rắn. Biến chứng viêm huyết khối
tĩnh mạch nông có thể lan rộng tới tĩnh mạch sâu qua những tĩnh mạch
thông.



Vỡ giãn tĩnh mạch : hiếm khi một chấn thương nhẹ có thể là nguyên
nhân gây ra chảy máu ngoài nặng, nhưng ở những bệnh nhân nằm liệt
giường và sống cô đơn thì biến chứng này đôi khi rất nặng.
Tiên lượng
Những trường hợp giãn tĩnh mạch nguyên phát có tiên lượng tốt hơn so
với giãn tĩnh mạch thứ phát. Giãn tĩnh mạch thường diễn biến ổn định và


chậm chạp tới suy yếu tĩnh mạch mạn tính rồi gây ảnh hưởng tới các mô
của da và loét da.
Điều trị



Tránh đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu liên tục. Khi nằm thì kê chân
cao. Băng ép chân hoặc đi tất đàn hồi dính sát da.



Thuốc hướng tĩnh mạch: trên thị trường có nhiều biệt dược mà hiệu
quả còn phải được khẳng định.



Gây xơ cứng tĩnh mạch bị giãn: tiêm vào các tĩnh mạch bị giãn một
chất gây xơ cứng là biện pháp thích hợp nhất là đối với những tĩnh mạch
nhỏ trong trường hợp suy yếu tĩnh mạch tràn lan mà thành của các tĩnh
mạch không còn trương lực nữa. Phải ngừng sử dụng thuốc tránh
thaiuống trong 6 tuần trước khi bắt đầu biện pháp điều trị này.



Phẫu thuật tĩnh mạch: cắt quai tĩnh mạch hiển trong, phối hợp với cắt
bỏ tĩnh mạch này (tiếng Anh: stripping: lột bỏ tĩnh mạch), và thắt những
tĩnh mạch nối bị suy yếu là biện pháp được giành cho những trường hợp
tổn thương các thân lớn tĩnh mạch nông, khi các tĩnh mạch sâu vẫn còn
chức năng tốt. Cũng có thể phẫu thuật ngoại trú cắt những đoạn tĩnh mạch
ngắn bị giãn.
Phải tiết kiệm những đoạn tĩnh mạch chính còn lành để dự phòng trường
hợp cắt bỏ đoạn động mạch bị tắc cần tới mảnh ghép. Trong trường hợp
vết loét bị nhiễm khuẩn và phù thì nên hoãn lại phẫu thuật tĩnh mạch cho
tới khi vết loét đã đã sạch.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×