Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chi
Các van bị hư hại mất chức năng trong tĩnh mạch trướng. - Tĩnh mạch
trướng ở chi dưới.
Tĩnh mạch phình to, xoắn, đau đớn ở chi dưới gây ảnh hưởng cho những
người phải đi lại hoặc đứng trong thời gian dài trên đôi chân của mình. Tình trạng
này được gọi là trướng (giãn) tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch bị tổn thương thì biện
pháp điều trị tốt nhất là tuốt bỏ đoạn tĩnh mạch đó. Loại bỏ một tĩnh mạch không
đặt ra vấn đề gì về lâu dài, vì sẽ có nhiều tĩnh mạch khác đảm nhận tiếp công việc
của tĩnh mạch đã bị tuốt bỏ.
Rủi ro nào có thể xảy ra khi phẫu thuật?
Như đối với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, tuốt bỏ tĩnh mạch cũng đi kèm với
những rủi ro nhất định. Một số rủi ro có thể xảy ra là: bệnh nhân có thể bị xuất
huyết nội hoặc nhiễm trùng; cục máu đông có thể hình thành và di chuyển vào
phổi, gây khó thở do thuyên tắc phổi; tổn thương thần kinh cũng là một tai biến có
thể xảy ra. Do đó việc chăm sóc tiền phẫu và hậu phẫu là hết sức quan trọng.
Chăm sóc tiền phẫu thuật
Một tuần trước khi phẫu thuật, nếu bệnh nhân đang uống aspirin và
ibuprofen thì cần ngừng lại theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân đang dùng
insulin, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc huyết áp, thuốc tim mạch hay
bất kỳ một loại thuốc khác, bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ biết tình hình
bệnh của mình để bác sĩ có những chỉ định phù hợp.
Trước khi phẫu thuật, nếu thấy cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh
nhân uống một viên thuốc ngủ, giúp bệnh nhân ngủ ngon. Trong một khoảng thời
gian do bác sĩ quy định, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn bất kỳ thứ gì trước khi
phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật
Các vết mổ sẽ được băng kỹ lại để giữ sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Điều dưỡng có thể mở băng để kiểm tra các vết khâu một thời gian ngắn sau phẫu
thuật; bệnh nhân cần nghỉ tại giường cho đến khi bác sĩ cho phép đứng dậy. Bệnh
nhân có thể cần sử dụng thêm ôxy qua mặt nạ hoặc qua ống sông mũi.
Biện pháp thở sâu và ho: Các bài tập này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi
sau khi phẫu thuật. Hít thở sâu sẽ mở rộng các khí, phế quản. Ho giúp tống xuất
đờm từ phổi ra. Bệnh nhân nên hít thở sâu và ho mỗi giờ lúc tỉnh táo, kể cả những
khi tỉnh táo vào ban đêm. Hãy hít thở sâu và ho liên tiếp 10 lần mỗi giờ lúc tỉnh
táo. Nhớ kết hợp ho với mỗi lần hít thở sâu.
Có thể chườm nước đá hoặc chườm nóng tuỳ thời điểm sau phẫu thuật cho
bệnh nhân theo hướng dẫn của điều dưỡng.
Vớ (tất) áp lực: Vớ đàn hồi ép chặt khiến máu không tụ lại ở chân để hình
thành huyết khối.
Ngoài ra, bạn cần kê bên chân phẫu thuật trên một cái gối sẽ giúp giảm
sưng; khi bác sĩ cho phép, bệnh nhân có thể bắt đầu tập luyện chân theo hướng dẫn
của thầy thuốc để phòng tránh hình thành cục máu đông. Mức độ luyện tập tùy
thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân.
Lần đầu tiên bệnh nhân được cho phép ra khỏi giường, cần có sự hỗ trợ
của người khác. Nếu cảm thấy yếu mệt hay chóng mặt, nên ngồi hoặc nằm xuống
ngay.
Dùng thuốc
Bệnh nhân cần được dùng kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Kháng sinh có thể được tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường uống; để giảm đau sau
phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau qua đường tiêm hoặc
thuốc uống. Nếu bệnh nhân không thấy bớt đau, cần báo ngay với bác sĩ. Bệnh
nhân cũng có thể dùng thêm thuốc chống nôn làm êm dịu dạ dày và chống nôn. Có
thể dùng kèm với các thuốc chống đau, kháng viêm để giảm thiểu tác hại của
chúng trên dạ dày.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống thuốc chính xác theo
chỉ dẫn của thầy thuốc. Nếu tình hình không cải thiện, báo ngay cho bác sĩ nhưng
vẫn phải tiếp tục dùng thuốc cho đến khi có chỉ định khác. Vẫn tiếp tục uống
kháng sinh theo đơn, ngay cả khi cảm thấy bệnh khá hơn và cần lưu ý đến các tác
dụng phụ của thuốc để kịp thời thông báo với bác sĩ.
Khi bệnh nhân được cho phép tắm, hãy lưu ý các mũi khâu với xà phòng và
nước, phải thay băng ngay khi băng bị bẩn hoặc ướt.
Tránh nâng vật nặng cho đến khi thầy thuốc cho phép.
Mang vớ đàn hồi cao ngang đùi hoặc ngang đầu gối trong thời gian 3-4
tuần sau phẫu thuật.
Sẽ là bình thường nếu cảm thấy có các vùng tê ở chân sau khi phẫu thuật.
Hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng một năm.
Bệnh nhân có thể sẽ tái phát các tĩnh mạch trướng mới sau phẫu thuật, để
ngăn chặn điều này, cần tránh mặc nịt vớ hoặc đai lưng quá chật; tránh ngồi hoặc
đứng trong một thời gian lâu; nên thường xuyên nghỉ ngơi ở tư thế kê cao chân;
không ngồi bắt chéo chân; nếu thừa cân cần phải giảm cân; mang vớ đàn hồi bất
cứ lúc nào có thể. Nếu đeo vớ vào khi còn đang ở trong giường trước khi đứng
dậy, hiệu quả sẽ cao hơn; kê chân giường cho bệnh nhân cao hơn 15 - 20cm để
ngăn ngừa máu dồn xuống chân.
Báo ngay cho bác sĩ nếu vết mổ sưng và đỏ hoặc có mủ, đây là những dấu
hiệu nhiễm trùng; bung chỉ hoặc kẹp staples ở vết mổ; băng thấm đẫm máu; sốt;
chân đau và sưng nhiều hơn.
Khám cấp cứu ngay nếu đau ngực hoặc khó thở đột ngột (khả năng biến
chứng thuyên tắc phổi).