Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở việt nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.09 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀO THỊ CẤM

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG
CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái quát chung về CTCK
1.1.1 Định nghĩa và phân loại CTCK
1.1.2 Đặc điểm CTCK
1.1.3 Các nguyên tắc hoạt động CTCK
1.2 Hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK


1.2.1 Hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK
1.2.2 Hoạt động môi giới chứng khoán và phân loại hoạt động môi
giới chứng khoán
1.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK
1.3.1 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với
nền kinh tế
1.3.2 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với
TTCK
1.3.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với
CTCK
1.3.4 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với
đối với nhà đầu tƣ
1.3.5 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với
đối với các tổ chức phát hành
1.4 Trình tự, thủ tục cáp phép hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK
1.4.1 Các điều kiện cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán
1.4.2 Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN

2.1 Chủ thể của hoạt động môi giới chứng khoán
2.2 Hợp động môi giới chứng khoán

Trang
5

9
9
9

12
15
19
19
25
27
27
28
29
29
30
30
31
35

39
39
40


2.2.1 Khái niệm hợp đồng môi giới chứng khoán
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới
chứng khoán
2.3 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK
2.3.1 Mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng
2.3.2 CTCK chuyển lệnh cho đại diện của công ty tại TTGĐCK/SGDCK
2.3.3 TTGDCK/SGDCK thực hiện việc phép lệnh và thông báo kết
quả giao dịch cho CTCK
2.3.4 CTCK thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tƣ
2.3.5 Quyết toán và hoàn tất giao dịch

2.4 Xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán
2.4.1 Chế tài hành chính
2.4.2 Chế tài dân sự
2.4.3 Chế tài hình sự
2.5 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động môi giới chứng khoán
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của
CTCK tại Việt Nam
3.1.1 Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
3.1.2 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
3.1.3 Những bất cập của pháp luật về hoạt động môi giới chứng
khoán của CTCK
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới
chứng khoán
3.2.1 Quy định pháp luật về chủ thể hoạt động môi giới chứng khoán
3.2.2 Quy định pháp luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề
3.2.3 Các quy định về đạo đức thành nghề của ngƣời môi giới chứng
khoán và CTCK và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
3.2.4 Quy định pháp luật về vốn pháp định đối với hoạt động môi giới
chứng khoán của CTCK
3.2.5 Quy định pháp luật về cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian nhận
lệnh và chuyển lệnh đến thị trƣờng, về thời gian thanh toán

40
43
50
51
52

56
56
57
59
59
65
67
68
71
71
71
74
76
77
77
79
81
82
83


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

89
91
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
TTCK chính thức của Việt Nam hình thành và phát triển từ năm 2000

khi TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động. Qua gần tám năm,
TTCK nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc và đạt đƣợc những
thành công nhất định.
Hiện nay, việc giao dịch chứng khoán tập trung đƣợc thực hiện qua 02
sàn giao dịch là SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và TTGDCK Hà
Nội (HASTC). Trong đó, các cổ phiếu giao dịch tại HOSE là những cổ phiếu
đủ điều kiện niêm yết còn các cổ phiếu giao dịch tại HASTC là những cổ
phiếu chƣa đủ điều kiện niêm yết tại HOSE.
Tính đến hết tháng 11/2008, SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có
239 chứng khoán đƣợc giao dịch trong đó cổ phiếu là 167, chứng chỉ quỹ là 4
và trái phiếu là 68 (1). Trên sàn giao dịch TTGDCK Hà Nội (HASTC) có 161 cổ
phiếu đƣợc giao dịch, tổng số có 162 công ty niêm yết và 36 công ty nộp hồ sơ
xin niêm yết.(2) Trong đó, đã có nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu của Việt
Nam đã “lên sàn“ nhƣ: Vinamilk (VNM); Sacombank (STB), Ngân hàng Á
Châu (ACB), FPT,...

1 Nguồn: /> /> />2 Nguồn:
/>menulink=114120&menupage=danhsach_TCDKGD.asp&stocktype=2


Sự phát triển của TTCK Việt Nam đáng chú ý nhất là trong ba năm gần
đây, đặc biệt là trong năm 2006 và đầu năm 2007. Năm 2007, toàn thị trƣờng
đã có khoảng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK,
tăng 241.000 tài khoản so với năm 2006. Các tập đoàn tài chính lớn nhƣ:
Morgan Staley, Merrill Lynch, HSBC,...đã có mặt tại Việt Nam cùng làn sóng
đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ Nhật Bản, Hàn Quốc,...khiến cho TTCK nƣớc ta có
thời điểm phát triển với tốc độ vào loại nhất, nhì thế giới. Số tài khoản giao
dịch chứng khoán của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến hết năm 2007 là 7.900
tài khoản (gồm 7.400 tài khoản của cá nhân và 500 tài khoản của tổ chức).
Nhắc đến TTCK không thể không nhắc đến một định chế trung gian là CTCK. CTCK đóng một vai trò quan trọng

giữa nhà đầu tƣ và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự có mặt của các nhà môi giới chứng khoán rất cần thiết trên TTCK. Chức
năng của họ là nối kết nhu cầu giữa ngƣời mua và ngƣời bán chứng khoán, giúp nhà đầu tƣ nhận định đúng về thông tin của các
loại chứng khoán hiện đang đƣợc niêm yết tại sàn giao dịch để họ có thể đánh giá và quyết định mua hay không mua chứng khoán,
nếu mua chứng khoán thì nên mua loại chứng khoán nào.
Trong thời gian qua, số lƣợng các CTCK đã tăng lên nhanh chóng. Đến thời điểm hiện nay, tổng số CTCK đƣợc
UBCKNN cấp phép hoạt động 101 công ty chính thức đi vào hoạt động.(3)

Về quản lý nhà nƣớc, UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nƣớc về TTCK
Việt Nam nói chung và CTCK nói riêng. Trong thời gian vừa qua, các cơ
quan quản lý đã tích cực có những văn bản pháp lý điều chỉnh giúp cho thị
trƣờng phát triển lành mạnh, minh bạch và ổn định. Đóng vai trò quan trọng
nhất phải kể đến là sự ra đời của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007
và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn đã tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ
và thuận lợi cho các hoạt động trên thị trƣờng.
Tuy vậy, bên cạnh đó cũng còn nhiều văn bản pháp lý còn chƣa phù hợp hoặc chƣa kịp thời
làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của TTCK. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN” làm đề tài nghiên cứu.

Luận văn này sẽ nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành về một trong những nghiệp vụ kinh doanh của CTCK đƣợc hầu hết các
3 Nguồn: />

quốc gia có TTCK quan tâm, đó là nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Hiện nay,
các CTCK Việt Nam cũng coi đây là hoạt động quan trọng nhất của mình vì
đây là một hoạt động tạo ra nguồn thu không nhỏ cho hầu hết các CTCK.
Hoạt động môi giới chứng khoán cũng đóng một vai trò quan trọng trên
TTCK.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động môi giới và thực

trạng pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK, tác giả sẽ tập
trung phân tích những mặt tích cực và mặt hạn chế, từ đó đƣa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hoạt động môi giới
chứng khoán.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh (Ví dụ: So sánh các văn bản
pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nƣớc trên thế giới về hoạt động môi
giới chứng khoán), phân tích, tổng hợp, thống kê dữ liệu xuất phát từ thực
trạng để nghiên cứu.
Luận văn cũng dựa trên cơ sở sử dụng phép duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với các quan điểm kinh tế thƣơng mại tài chính,
dựa trên đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở lý luận chung
và kinh nghiệm của các nƣớc để nghiên cứu và áp dụng vào TTCK tại Việt
Nam.
4. Tính mới của Luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản và các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của
CTCK.


Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về
hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK và so sánh các quy định pháp luật
đó với quy định pháp luật của một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt
động môi giới chứng khoán nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung.
Luận văn đƣa ra những kiến nghị mang tính cụ thể về hoạt động môi
giới chứng khoán để áp dụng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về CTCK nói riêng và TTCK nói chung.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn này gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Khái quát chung về công ty chứng khoán và hoạt động môi giới
chứng khoán của công ty chứng khoán
Chƣơng 2: Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới
chứng khoán của công ty chứng khoán
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng
khoán của công ty chứng khoán tại Việt Nam.


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ
HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
1.1 Khái quát chung về CTCK
1.1.1 Định nghĩa và phân loại CTCK
Theo quy định của Luật Chứng khoán nhân dân Trung Hoa thông qua
tại kỳ họp thứ VI của Uỷ ban thƣờng vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc
khoá IX ngày 19/12/1998 có hiệu lực ngày 01/7/1999 thì “CTCK là công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần làm nghiệp vụ kinh doanh chứng
khoán”. Hoặc theo Luật Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc
thì “CTCK là công ty cổ phần được Bộ Tài chính và kinh tế cấp phép kinh
doanh chứng khoán”. Theo Luật Chứng khoán Nhật Bản thì “CTCK là bất kỳ
công ty cổ phần nào đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp phép kinh doanh
chứng khoán”. Theo Luật Chứng khoán Thái Lan định nghĩa thì “CTCK là
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng hoặc tổ
chức tài chính được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán”. Theo
Luật Chứng khoán của các nƣớc châu Âu thì “CTCK là pháp nhân hoặc
không phải là pháp nhân thực hiện các dịch vụ kinh doanh chứng khoán cho
bên thứ ba như là nghiệp vụ chính của mình”
Pháp luật Việt Nam có định nghĩa cụ thể khá chi tiết và đầy đủ về
CTCK, theo đó CTCK là tổ chức có tƣ cách pháp nhân hoạt động kinh doanh
chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới

chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tƣ
vấn đầu tƣ chứng khoán.(4)

4 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
CTCK


Hiện nay, theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới thƣờng có các
loại CTCK sau đây:
- CTCK chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty
độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân
hàng không đƣợc trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán.
Ƣu điểm của mô hình này là: Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng
đồng thời tạo điều kiện cho TTCK phát triển có tính chuyên môn hoá cao hơn.
Mô hình này đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Canada…
- CTCK đa năng (CTCK đa nghiệp vụ)
Mô hình này đối lập hẳn với mô hình chuyên doanh, theo đó các ngân
hàng thƣơng mại hoạt động với tƣ cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán,
bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ƣu điểm là ngân hàng có thể
đa dạng hoá, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro do
hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của thị
TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng đƣợc thế mạnh về vốn để kinh
doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng đƣợc nhiều dịch vụ đa dạng
và lâu năm của ngân hàng.
Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế nhƣ không phát triển
đƣợc thị trƣờng cổ phiếu do các ngân hàng có xu hƣớng bảo thủ, thích hoạt
động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Thêm vào đó, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động
kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.

Do những hạn chế trên mà trƣớc đây Mỹ và nhiều nƣớc khác đã áp dụng mô
hình này, nhƣng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nƣớc đã chuyển
sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì mô hình này
đến ngày nay.


Ngoài cách phân loại trên, phụ thuộc vào từng loại hình hoạt động kinh
doanh chứng khoán, có các CTCK sau:
- Công ty môi giới: Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian
thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Trƣờng hợp này, CTCK
phải là thành viên của SGDCK/TTGDCK.
- Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán: CTCK thực hiện nghiệp vụ tƣ vấn
tài chính, đầu tƣ chứng khoán là chủ yếu. Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán là việc
CTCK cung cấp cho nhà đầu tƣ kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích
và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
- Công ty bảo lãnh phát hành: CTCK phân phối chứng khoán mới đƣợc
phát hành cho công chúng qua việc mua bán chứng khoán của tổ chức phát
hành và bán lại cho công chúng để hƣởng lợi nhuận (thƣờng gọi là nhà bảo
lãnh phát hành). Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh
phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trƣớc khi chào
bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức
phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chƣa đƣợc phân phối
hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối
chứng khoán ra công chúng.
- Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: Trƣờng hợp này
CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh là chủ yếu - công ty mua bán chứng
khoán bằng tài khoản của chính mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tự chịu trách
nhiệm về các khoản phí, lỗ và lãi. Tự doanh chứng khoán là việc CTCK mua
hoặc bán chứng khoán cho chính mình. CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị
trƣờng: mua vào khi giá chứng khoán tụt giảm mạnh và bán ra khi giá chứng

khoán tăng cao.
- Công ty dịch vụ đa năng: CTCK hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán mà pháp luật cho phép.


Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thƣơng mại nói chung là rất
nhỏ bé và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại ngắn hạn, trong khi hoạt
động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm
yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho
các ngân hàng, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
28/11/2003 về chứng khoán và TTCK quy định các ngân hàng thƣơng mại
muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình
thành lập một CTCK chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân
hàng. Tại Quyết định số 172/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc các tổ chức tín dụng thành lập CTCK và tham gia
niêm yết trên TTCK cũng nói rất rõ quan điểm trên.
Tiếp theo là Quyết định số 163/2003/QĐ-TTGDCK của Thủ tƣớng
Chính phủ, ngày 05 tháng 08 năm 2003 phê duyệt chiến lƣợc phát triển thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Trong đó có đề cập đến việc
phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam. Theo định
hƣớng này thì CTCK hiện tại và trong tƣơng lai sẽ phát triển theo cả hai loại
hình: “CTCK đa nghiệp vụ và CTCK chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung
cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ”.
1.1.2 Đặc điểm CTCK
CTCK kinh doanh các dịch vụ tài chính và tƣ vấn tài chính trên TTCK
nên có những điểm khác biệt so với các loại công ty khác.
- Về hình thức pháp lý: CTCK đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ở Việt Nam, hình thức của CTCK đƣợc quy định tại điều 59, Luật

Chứng khoán, theo đó CTCK đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty trách


nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện
nay đều quy định nhƣ vậy, bởi lẽ: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần là các hình thức công ty đối vốn, trong đó các cá nhân hoạt động trên cơ
sở đảm bảo uy tín và hoạt động bằng số vốn hiện có và đang lƣu hành tại
doanh nghiệp. Điều này phù hợp hơn với việc kinh doanh chứng khoán đầy
rủi ro tiềm ẩn nếu CTCK hoặc nhân viên CTCK gây ra thiệt hại cho khách
hàng thì CTCK phải bồi thƣờng bằng tiền cho các thiệt hại mà mình gây ra
cho khách hàng.
- Về hoạt động kinh doanh: CTCK hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên
các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Điều này thể hiện ngay trong tên gọi của CTCK. Thông thƣờng, doanh
nghiệp kinh doanh ngành nghề nào thì thể hiện rất rõ trên tên gọi của chúng.
Ví dụ, công ty TNHH xây dựng XYZ, thì có thể biết ngay công ty này kinh
doanh ngành nghề chủ yếu là xây dựng. Cũng nhƣ vậy, tại Điều 6, Quy chế Tổ
chức và hoạt động của CTCK, Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐBTC, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Việc đặt tên
CTCK phải bao gồm các thành tố sau: Loại hình doanh nghiệp; Cụm từ
“chứng khoán”; và Tên riêng. Ví dụ, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo
Việt, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu. Nhƣ vậy, luật pháp
quy định bắt buộc CTCK khi đặt tên phải thể hiện ngay trên tên gọi ngành
nghề kinh doanh chính của mình là phù hợp.
- Về hồ sơ và thủ tục thành lập: Vì CTCK có ảnh hƣởng rất lớn đến
TTCK nên việc thành lập CTCK phải theo những điều kiện cụ thể, trình tự và
thủ tục thành lập đặc biệt và vô cùng chặt chẽ.


Hồ sơ thành lập CTCK bao gồm(5): Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập
và hoạt động; Bản thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện các

nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo hợp đồng nguyên tắc chứng minh
quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở công ty; Biên bản họp cổ đông sáng lập
hoặc thành viên sáng lập và Nghị quyết về việc thành lập CTCK; Danh sách dự
kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và ngƣời hành nghề chứng khoán cùng bản cam
kết sẽ làm việc cho công ty chứng khoán của những ngƣời này; Danh sách cổ đông
sáng lập, thành viên sáng lập và cổ đông, thành viên khác; Cam kết góp vốn của cổ
đông sáng lập, thành viên sáng lập và cổ đông, thành viên khác nắm giữ từ 5% trở
lên vốn điều lệ của CTCK kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân
hoặc hộ chiếu, sơ yếu lý lịch đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
đối với pháp nhân; Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và nguồn vốn góp của
cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập; Dự thảo Điều lệ công ty đã đƣợc các cổ
đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua; Phƣơng án
hoạt động kinh doanh trong ba (03) năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề
nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy
trình quản lý rủi ro theo quy định của UBCKNN.
Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động(6):
Sau khi nhận đƣợc hồ sơ, trong thời hạn ba mƣơi (30) ngày UBCKNN xem
xét chấp thuận nguyên tắc việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động CTCK.
Trƣờng hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập
và hoạt động CTCK, UBCKNN có quyền đề nghị ngƣời đại diện trong số cổ đông

5 Điều 4, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK, Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24
tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
6 Điều 5, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK, Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24
tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.


sáng lập, thành viên sáng lập hoặc ngƣời dự kiến đƣợc bổ nhiệm, tuyển dụng làm
Giám đốc (Tổng giám đốc) của CTCK giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.
Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày đƣợc chấp thuận nguyên tắc, tổ chức

xin cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán phải hoàn tất việc đầu tƣ
cơ sở vật chất kỹ thuật và phong toả vốn pháp định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.

Hiến pháp năm 1992 và các Luật Tổ chức Bộ máy Nhà nƣớc
(2007), Nxb Tƣ pháp, Hà Nội

2.

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội ngày 27/06/2005

3.

Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/QH11 của Quốc hội ngày 24/6/2004

4.

Luật Doanh nghiệp (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5.

Luật Chứng khoán (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6.

Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 01 năm 2007
về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán


7.

Pháp lệnh 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/03/2003 của Uỷ ban
Thƣờng vụ Quốc hội về trọng tài thƣơng mại.

8.

Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thƣơng
mại.

9.

Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
28/11/2003 về chứng khoán và TTCK

10. Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK
11. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 63/2007/QĐ-TTg ngày 10
tháng 5 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của UBCKNN thuộc Bộ Tài chính


12. Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài
chính ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán.
13. Quyết định số 2328/QĐ-BTC ngày 10 tháng 7 năm 2007 về việc đính
chính Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trƣởng
Bộ Tài chính

14. Quyết định số 599/QĐ-TTg Thủ tƣớng Chính phủ ngày 1100502007
về việc chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh thành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
15. Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ
trƣởng Bộ Tài chính về ban hành Quy chế hành nghề chứng
khoán.
16. Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ban hành ngày 18/12/2008 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán
Việt Nam
17. Quyết định số 124/QĐ-SGDHCM ngày 09/10/2007 Tổng giám đốc
SGDCK về việc ban hành Quy chế giao dịch chứng khoán tại SGDCK
Tp.HCM.
18. Quyết định số 353/QĐ-TTGDHN của Giám đốc TTGDCK về việc ban
hành Quy chế Giao dịch Chứng khoán trên Trung tâm GDCK Hà Nội
19. Quyết định số 243/QĐ-TTGDHN ngày 12/9/2007 của Giám đốc
TTGDCK Hà Nội về việc ban hành Quy chế thành viên giao dịch tại
Trung tâm GDCK Hà Nội
20. Quyết định số 321/QĐ-TTGDHN ngày 9/11/2007 về việc sửa đổi
Quyết định số 353/QĐ-TTGDHN của Giám đốc TTGDCK về việc ban
hành Quy chế Giao dịch Chứng khoán trên Trung tâm GDCK Hà Nội


21. Quyết định số 03/QĐ-SGDHCM của Tổng giám đốc SGDCK ngày
04/1/2008 về việc ban hành Quy chế thành viên giao dịch tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
22. Thông tƣ 04/1999/TT-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc
hƣớng dẫn việc thành lập CTCK của Ngân hàng thƣơng mại.
23. Thông tƣ số 100/2004/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài
chính hƣớng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán

24. Thông tƣ 72/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung
Thông tƣ số 100/2004/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài
chính hƣớng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.
25. Thông tƣ 97/2007/TT-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2007 hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3
năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
và TTCK.
26. Công văn số: 2066/UBCK-QLQ của UBCKNN ngày 13 tháng 10 năm
2008 về việc tăng cƣờng củng cố hoạt động của các tổ chức trung gian
trên thị trƣờng chứng khoán
27. Công văn số: 617/UBCK-GS của UBCKNN ngày 13 tháng 4 năm 2008
về việc tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động giao dịch chứng
khoán của các CTCK
SÁCH, BÀI BÁO THAM KHẢO
1.

Ủy ban Chứng khoán nhà nƣớc: Giải pháp hoàn thiện các quy định
của pháp luật về chủ thể kinh doanh chứng khoán, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ


2.

Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng
chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

3.

Chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán – Những kiến thức cơ bản,

Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, 1/1999.

4.

Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
(khóa IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp nhà nƣớc, Phần 3 – Các giải pháp lớn.

5.

Luật Chứng khoán nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 1998

6.

Giáo trình Thị trƣờng chứng khoán – Học viện Ngân hàng, Nhà
xuất bản Thống kê, 2004

7.

Giáo trình Thị trƣờng chứng khoán – Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng,
Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997

8.

Giáo trình Thị trƣờng chứng khoán – Trƣờng Đại học Tài chính Kế
toán, Nhà xuất bản Tài chính, năm 1993.

9.

Phạm Thị Giang Thu - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều

chỉnh

các

chủ

thể

kinh

doanh

chứng

khoán

-

/>10.

Đinh Xuân Hạ - Quản lý các nghiệp vụ giao dịch trên thị trƣờng
chứng khoán – Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999

11.

Lê Minh Toàn: Phân biệt Công ty chứng khoán với Công ty cổ phần,
Công ty TNHH thành lập theo Luật Doanh nghiệp- Tạp chí Chứng
khoán Việt Nam số 4, 4/2004.

12.


Nguyễn Thu Hằng - Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn- Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam số 10, ra ngày 15/10/2007

13.

Hoàng Lộc - Thị trƣờng chứng khoán đón chuyển động mới – Theo
Vnexpress Chủ nhật, 06/04/2008.


14.

Minh Anh - Sẽ mạnh tay với vi phạm chứng khoán trong năm 2008
Theo Báo điện tử Tổ Quốc, Thứ năm, 03/01/2008.

15.

Quốc An - Xử phạt vi phạm về chứng khoán: Đột biến! –
Vneconomy, Theo VnEconomy, Thứ ba, 04/12/2007

16.

Bài “Cung cấp kiến thức tối thiểu để hành nghề” - Theo Lao Động,
Thứ năm, 25/10/2007.

17.

Bài “Thành lập công ty chứng khoán: Cái khó không phải là vốn”Theo VnExpress, Thứ sáu, 08/06/2007

18. Bài “Tổng quan nền kinh tế Việt Nam” trên: Diễn đàn doanh

nghiệp:
khoan.htm
19.

Bài “Để thị trƣờng chứng khoán phát triển bền vững” - Theo VENO
trên Tạp chí Kế toán:
/>
20.

Bài “Môi giới chứng khoán là gì?” - Lao Động số 248 Ngày
25/10/2007 Cập nhật: 8:58 AM, 25/10/2007

21.

Bài “Nghề môi giới chứng khoán” trên:
/>
22. Bài “Từ 1/1/2007: Đƣợc thực hiện nghiệp vụ bán khống chứng khoán”
trên: />CÁC WEBSITE THAM KHAO
1. Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc:
2. Ngân hàng Nhà nƣớc: />3. Các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
4. Các công ty chứng khoán Việt Nam


5. Sở giao dịch chứng khoán HCM:
/>6.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội:
/>
7. />



×