Tải bản đầy đủ (.pptx) (69 trang)

lịch sử Giáo dục mầm non việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 69 trang )

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ GD HỌC MẦM NON
NHÓM 1
LỚP: MẦM NON B – K34


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1




Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân, thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, trước khi ban hành sắc lệnh về việc thành lập ngành học sư phạm
thì ngày 10 tháng 8 năm 1946 lịch sử đã chứng kiến sự ra đời của giáo dục mầm
non bằng sắc lệnh số 146/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Sắc lệnh đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục
mới, trong đó ghi rõ: “bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và
tổ chức theo điều kiện của Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau”.


Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
năm 1946 đã ghi: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho những người
mẹ của trẻ em, đảm bảo phát triển các nhà đỡ đẻ, các nhà trẻ và
vườn trẻ”.


Từ đó, khi chuẩn bị chương trình cải cách giáo dục lần thứ I, Bộ
cũng đã xác định: “Bậc học ấu trĩ đảm nhận việc giáo dục tổ chức


hay kiểm soát”.
Từ đó, ngày 10 tháng 8 hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thành
lập giáo dục mầm non của ta.


Cùng với Ban Giáo dục ấu trĩ được thành lập
ngày 15/12/1945, trường mẫu giáo Tây Hồ ngoại
thành Hà Nội chỉ có 20 cháu do các nhân sĩ tổ chức
được coi là trường đầu tiên của giáo dục mầm non
sau cách mạng Tháng 8.



Cũng trong những năm này, nhiều nơi ở Trung Bộ đã mở
các lớp ấu trĩ, vỡ lòng, khai tâm. Phần lớn giáo viên là những
người dạy bình dân học vụ kiên nhiệm dạy trẻ với tính chất công
tâm (không nhận thù lao).


Ngày 19 - 12 - 1946, nhân dân ta đã cầm súng đứng lên để tự vệ: " Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh". Bước đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
ngành GD cách mạng của nước Việt Nam tuổi trẻ lại gặp những khó khăn mới.
Thầy, trò, nhà trẻ, mẫu giáo phải tản cư, phải di chuyển về nông thôn và các
khu vực an toàn. Lúc này, phụ nữ đóng một vai trò to lớn.


Tiếp theo là các trường mẫu giáo Ẩm Thượng, các lớp ở huyện Hạc Trì,
Thanh Ba, Hạ Hòa (Phú Thọ) và trong một số cơ quan ở Tuyên Quang, Bắc
Giang, Yên Bái, các trường thuộc liên khu IV cũ…; cuộc khách chiến chống
Pháp rộng mở, ngày càng ác liệt cũng là giai đoạn giáo dục mầm non dần

dần phát triển trong gian khó khăn ở nhiều nơi thời kỳ 1946 – 1954.


Tuy còn sơ khai và nhiều bỡ ngỡ nhưng ở Việt Bắc, Trung
du, đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu IV…đều có các lớp ấu trĩ viên,
lớp vỡ lòng, các nhà trẻ, nhiều nơi còn mở Dục Anh viện, Cô
nhi viện để nuôi dạy con liệt sĩ, thương binh và gia đình quân
nhân không nơi nương tựa.


Tới cuối năm 1948 đã có 200 cô mẫu giáo, mở
trên 300 lớp ấu trĩ thu hút hàng chục nghìn
cháu đến lớp.


Ngày 02/11/1949, Bộ Quốc gia giáo dục đã tổ chức hội nghị
mẫu giáo toàn quốc đầu tiên trong lịch sử mầm non nước ta tại
thôn Ngòi, xã Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Hội nghị đã
định rõ hơn mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục mẫu
giáo, những quan điểm về giáo dục trẻ thơ tại hội nghị này đến
ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị cơ bản.


Các lớp huấn luyện, đào tạo cô mẫu giáo, các lớp mẫu giáo
dân lập của các liên khu lại được mở ra nhiều trong những năm
1950 – 1951 do có sự chỉ đạo thống nhất của ban mẫu giáo trung
ương thuộc Bộ Quốc gia giáo dục.


Từ năm 1952, cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt. Ngành học mẫu giáo tạm

ngừng phát triển, tập trung phát triển các lớp vỡ lòng.
Trong thời gian đó trại trẻ Kheo Khao – Bắc Kạn , trại trẻ mẫu giáo Quân đội
được thành lập ( năm 1951) như một hiện tượng đặc biệt của mẫu giáo Việt
Nam.


Ảnh về trẻ tại Khe Khao


Các cháu ở trại trẻ Quân đội (Thái Nguyên) đến thăm nhà Bác


Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Giám đốc trại trẻ Khe Khao được
Đảng và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam giao cho nhiệm
vụ tổ chức một trai trẻ mới để đón các cháu từ miền Nam tập kết ra
Bắc và tổ chức trại Nhi đồng miền Bắc để đón các cháu ở Khe Khao
về.


Trại trẻ mẫu giáo Quân đội cũng được chuyển về Hà Nội từ
cuối năm 1954 và đặt tại 12A Lý Nam Đế. Số trẻ đông hơn nên
phải tuyển thêm nhiều giáo viên và nhân viên phục vụ mới.
Nhưng chỉ tồn tại được gần 2 năm, sau đó các cháu được
chuyển về các trường, lớp mẫu giáo bán trú của thành phố để
được sống cùng cha mẹ, có sự chăm sóc – giáo dục của cha
mẹ.


Bác Hồ với các cháu ở Trường mẫu giáo của Tổng cục Chính trị tại số 26A,
phố Lý Nam Đế, Hà Nội, năm 1954.



KL: Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến anh dũng chống Pháp
của dân tộc, giáo dục mầm non trong giai đoạn này đã từng bước vược
qua bỡ ngỡ ban đầu, trưởng thành trong khó khăn, khẳng định tính
đúng đắn của đường lối và giá trị thực tiễn của nó trong sản xuất,
chiến đấu.



×