Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Bai 6 muc chet va cac yeu to anh huong 14 5 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 47 trang )

Bài 6: Mức chết và các yếu tố
ảnh hưởng
BM Dân số học
Viện đào tạo YHDP&YTCC


Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Trình bày được khái niệm chết, sự cần thiết NC

mức chết.
- Trình bày được một số thước đo chủ yếu đánh

giá mức chết.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến mức

chết.


1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức chết
 Chết là 1 trong các yếu tố của quá trình tái SX dân

số, là hiện tượng tự nhiên;
 Theo TCYTTG: chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả

những biểu hiện của sự sống ở 1 thời điểm nào đó,
sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất
cả những biểu hiện của sự sống mà không có một
khả năng nào khôi phục lại được).



1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức chết
 Hiện tượng chết của con người chính là chết gắn

liền với sự kiện sinh sống. Khái niệm này phân biệt
với chết bào thai, đó là hiện tượng chết trước khi
được sinh ra, hay nói cách khác là chết trước khi có
hiện tượng sống;
 Độ dài cuộc sống (một đời người): là khoảng thời

gian từ khi sinh ra đến khi chết.


1.2. Sự cần thiết NC mức chết
 Để đánh giá được khả năng chết của nhóm dân cư cao, thấp

như thế nào;
 NC để tìm ra nguyên nhân chết, từ đó tìm cách tác động để

giảm mức chết;
 NC để xác định ảnh hưởng của chết đến vấn đề gia tăng DS,

cơ cấu DS, chết là 1 trong những yếu tố để dự báo dân số.


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.1. Tỷ suất chết thô (Crude Death Rate):
Định nghĩa: là số người chết trung bình tính trên 1000 người
trong một khoảng thời gian nhất định.

D

CDR= ----- x 1000
P
D: số người chết trong năm
P: dân số trung bình năm hoặc DS giữa năm


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.1. Tỷ suất chết thô:
Ý nghĩa:
-Đánh giá mức chết bao trùm của dân số;
-Được tính toán cùng với tỷ suất sinh để tính tỷ suất tăng dân số

trong một thời kỳ nhất định (hàng quý, hàng năm hoặc mỗi 5
năm, 10 năm);
-Tỷ suất chết thô có nhược điểm là phụ thuộc vào cơ cấu dân số

(đặc biệt là cơ cấu tuổi);
-Không có ý nghĩa để phản ánh mức chết thực sự của dân số.


Biến động tỷ suất chết thô trên thế giới


Biến động mức chết giữa các vùng ở Việt Nam


Tỷ suất chết thô ở Việt Nam 1960 - 2009


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết

2.2. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (Age Specific Death
Rate-ASDR)
Định nghĩa: Là tỷ số giữa số chết của một độ tuổi (một nhóm
tuổi) trên 1000 người thuộc độ tuổi (nhóm tuổi) đó trong năm.
Dx
ASDRx= ---------- x 1000
Px
Trong đó ASDRx: tỷ lệ chết đặc trưng theo tuổi x
Dx: số người chết ở tuổi x trong năm
Px: dân số TB ở độ tuổi x trong năm


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.2. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
Ý nghĩa:
-Loại trừ được sự khác biệt về mức chết của từng tuổi,

phản ánh đúng bản chất mức chết của từng độ tuổi và
không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi của dân số;
-So sánh sự biến đổi về tử vong ở cùng một độ tuổi qua

thời gian;


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.2. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
Ý nghĩa:
-Có thể dùng để đánh giá so sánh trình độ phát triển

kinh tế – xã hội, y học, chăm sóc y tế của các nước

(vùng) khác nhau;
-Làm cơ sở để xây dựng bảng sống, tính tuổi thọ trung

bình dân số


Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi ở VN


Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi ở VN


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.3. Tỷ suất chết TE < 1 tuổi (Infant Mortality RateIMR)
Định nghĩa: là mức chết trung bình của 1000 trẻ sinh
sống trong cùng 1 năm.
D0
IMR= ------ x 1000
B0
(D0 :Số TE < 1 T chết trong năm)
(B0:Số TE sinh sống trong năm)


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.3. Tỷ suất chết TE < 1 tuổi
Ý nghĩa:
-Là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu dân

số;
-Đo mức chết của bộ phận dân cư có mức chết cao nhất;

-Là một trong những chỉ số nhạy cảm nhất đánh giá mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, sinh học, chất
lượng chăm sóc y tế, tiến bộ của y học, điều kiện kinh tế
xã hội;


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.3. Tỷ suất chết TE < 1 tuổi
Ý nghĩa:
-Là một chỉ tiêu cơ bản để so sánh và đánh giá các yếu tố

(môi trường, sinh học, chất lượng chăm sóc y tế, tiến bộ
của y học, điều kiện kinh tế xã hội) giữa các quốc gia
(vùng) khác nhau;
-So sánh và đánh giá mức chết, phản ánh trình độ phát

triển kinh tế – xã hội, thành tựu y học đạt được giữa các
nước khác nhau trên thế giới.


IMR Việt nam

Nguồn: Điều tra biến động DS và KHHGĐ của Tổng cục thống kê.
Việt Nam 20 năm Đổi mới 1986-2005. Tổng cục thống kê.



Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi trên Thế giới
Năm


IMR (‰)

Tăng, giảm so với
năm trước(‰)

2003

51,38

2004

51,23

-0.29

2005

50,11

-2.19

2006

48,87

-2.47

2007


43,52

-10.95

2008

42,09

-3.29

2009

40,85

-2.95



2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.4. Tỷ suất chết bà mẹ (Maternal Mortality Rate:
MMR)
Định nghĩa: Tỷ suất chết bà mẹ là số phụ nữ chết do
sinh đẻ trong một năm tính trên 100.000 trẻ sinh ra sống
trong năm đó.
Dw
MMRatio= ------- x 100.000
B0
Trong đó:
Dw: Số bà mẹ chết do những biến chứng về thai nghén
và sinh đẻ trong năm.

B0: Số trẻ em được sinh ra sống trong năm.


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.4. Tỷ suất chết bà mẹ (Maternal Mortality Rate:
MMR)
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì chết mẹ là
tất cả những tử vong của phụ nữ đang có thai hoặc trong
vòng 42 ngày sau khi đình chỉ thai nghén, không phân
biệt tuổi thai và vị trí có thai, do bất kỳ nguyên nhân nào
gây ra hoặc nặng lên bởi tình trạng thai nghén hoặc do
quản lý thai nghén, loại trừ nguyên nhân tai nạn.


2. Các thước đo chủ yếu đánh giá mức chết
2.4. Tỷ suất chết bà mẹ (Maternal Mortality Rate: MMR)
Ý nghĩa:
-Nói lên mức độ nguy hiểm của thai nghén đối với những

tai biến sản khoa;
-Phản ánh chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ

trong thời kỳ thai nghén và sinh đẻ;
-Phản ánh trình độ tổ chức và quản lý về lĩnh vực sản phụ

khoa.


×