Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Ẩn dụ bổ sung trong thơ ở sách ngữ văn trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.28 KB, 133 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................4
3.2.1. Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài luận văn....................4
3.2.2. Khảo sát đặc điểm của ẩn dụ bổ sung được sử dụng trong thơ ở sách giáo
khoa trung học.........................................................................................................4
3.2.3. Tìm hiểu giá trị diễn đạt và hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung được sử dụng
trong thơ ở sách giáo khoa Ngữ văn trung học........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hai phương pháp: ...........................4
4.1. Phương pháp thống kê phân loại: Các bước tiến hành:.....................................4
4.2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh, ngữ nghĩa và ngữ dụng ................................4
5. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu:...........................................................4
5.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................5
5.3. Tư liệu nghiên cứu............................................................................................5
6. Ý nghĩa của luận văn ...........................................................................................5
6.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................................5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................5
7. Bố cục của luận văn.............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................6
1.1 .MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ BỔ SUNG ..................................6
1.1.1.

Khái niệm...................................................................................................6

1.1.2. Cơ chế ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung.......................................................................8
1.1.3. Các hướng nghiên cứu ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung.............................................13


1.1.4. Một số đặc điểm của ẩn dụ bổ sung..............................................................26


1.2.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẾ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG

HỌC ....................................................................................................................40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................42
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ Ở SÁCH NGỮ
VĂN TRUNG HỌC.............................................................................................43
2.1. CÁC TIÊU CHÍ VÀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI................................................43
2.1.1. Phân loại theo tiêu chí cấu trúc - ngữ nghĩa..................................................43
2.1.2. Phân loại theo tiêu chí kết hợp .....................................................................49
2.1.3. Phân loại theo tiêu chí phân bố ....................................................................54
2.2. CÁC DẠNG THỨC KẾT HỢP CỦA ẨN DỤ BỔ SUNG ..............................59
2.2.1. Dạng thức đầy đủ các thành tố: 17 trường hợp .............................................59
2.2.2. Dạng thức đầy đủ có thành phần mở rộng: 11 trường hợp...........................60
2.2.3. Dạng thức không có thành tố động từ cảm giác: 546 trường hợp.................61
2.2.4. Dạng thức không có thành tố động từ cảm giác, có thành phần mở rộng:....61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2………………………………………………………….85
CHƯƠNG 3 : GIÁ TRỊ CỦA ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ Ở SÁCH
NGỮ VĂN TRUNG HỌC ...................................................................................86
3.1. NHẬN XÉT CHUNG....................................................................................86
3.1.1. Giá trị miêu tả..............................................................................................86
3.1.2. Giá trị gợi cảm xúc ......................................................................................86
3.2. GIÁ TRỊ DIỄN ĐẠT CỦA ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG THƠ Ở SÁCH NGỮ
VĂN TRUNG HỌC ..............................................................................................87
3.2.1. Giá trị lựa chọn các kiểu ẩn dụ bổ sung phổ biến .........................................87
3.2.2. Giá trị kết hợp các thành tố trong ngữ cảnh tu từ và sự đa dạng về mặt kết hợp

..............................................................................................................................91
3.2.3. Giá trị tạo cảm xúc và cảm hứng thẩm mĩ .................................................. 100
3.2.4. Hiệu quả của phương tiện ẩn dụ bổ sung.................................................... 102
3.3. ẨN DỤ BỔ SUNG NHƯ LÀ MỘT NHÂN TỐ PHONG CÁCH NGHỆ
THUẬT............................................................................................................... 111


3.3.1. Ẩn dụ bổ sung là nhân tố phong cách trong thơ trữ tình Xuân Diệu ........... 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3………………………………………………...…...….122
PHẦN KẾT KUẬN…………………………………………………………..….123
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………126


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADBS: Ẩn dụ bổ sung

HQCGKG: Hiệu quả cảm giác khứu giác

ADTT: Ẩn dụ tượng trưng

HQCGTG: Hiệu quả cảm giác thị giác

C: Chủ ngữ

HQCGTH.G: Hiệu quả cảm giác thính giác

C.giác TH: Cảm giác tổng hợp

HQCGVG: Hiệu quả cảm giác vị giác


CNCG: Cảm nhận cảm giác

HQCGVG: Hiệu quả cảm giác xúc giác

C-V: Cụm chủ - vị

TP: Thành phần

DT: Danh từ

TPMR: Thành phần mở rộng

ĐT: Động từ

T.Tố: Thành tố

Đ.tố: Đối tố

TT: Tính từ

ĐTCG: Động từ cảm giác

V: Vị ngữ

ĐTTT: Động từ trung tâm
X.giác: Xúc giác
HD: Hoán dụ
HQCG: Hiệu quả cảm giác
NH: Nhân hóa

SS: So sánh


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong cuộc sống giao tiếp và trong sáng tạo văn chương, sự diễn đạt ý
nghĩ, tình cảm là hết sức phong phú, tinh tế và dạng. Việc sử dụng nhiều biện pháp
tu từ trong văn học nghệ thuật với cách diễn đạt hàm ẩn, bằng các biện pháp tu từ so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ, thì ẩn dụ được dùng phổ biến và luôn luôn thể hiện sự sáng
tạo. Là một kiểu nhỏ trong nhóm ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung xuất phát từ cội nguồn thơ ca
dân gian đến thơ văn trung đại và hiện đại. Hiện tượng ẩn dụ bổ sung đã trở thành
phương diện biểu hiện khá phổ biến nên cần phải nghiên cứu mô tả một cách rất cặn
kẽ để sử dụng và đánh giá, giá trị diễn đạt của phương diện tu từ này.
1.2. Ngôn ngữ được nghiên cứu trên nhiều bình điện. Ẩn dụ cũng được nhiều
chuyên ngành quan tâm như: Từ vựng học, Ngữ nghĩa học, Phong cách học, triết
học ngôn ngữ...và đã thu được nhiều thành tựu. Gần đây, Ngữ dụng học, Ngôn ngữ
học và văn bản cũng rất chú trọng đến lí thuyết hàm ẩn. Trên cơ sở kế thừa có chọn
lọc và phát huy, các tác giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa
mãn được nhu cầu giao tiếp của cộng đồng. Do đó, cách liên tưởng như vậy vừa có
tính truyền thống tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy
chính là ẩn dụ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến.
1.3. Trong tiếng việt ẩn dụ đã được đề cập đến khá nhiều trong những giáo
trình dạy học, trung học của Đỗ Hữu Châu (1962), Đinh Trọng Lạc (1964), Cù Đình
Tú (1975), Nguyễn Thái Hòa (1997)...và giải rác trong một số công trình nghiên
cứu văn học, phê bình văn học của các tác giả Hà Minh Đức (1974), Trần Đình Sử
(1975), Lê Trí Viễn (1998)...Nhưng cho đến nay, trừ một vài luận văn thạc sĩ vẫn
trưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung. Việc hiểu
và nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ,
làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác, nếu biết sử dụng tốt
phương thức này thì cách diễn đạt của ta chắc chắn sẽ súc tích, bóng bẩy, truyền

cảm, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Hơn thế nữa, người thực hiện luận văn là một giáo
viên bậc phổ thông, đang trực tiếp đứng lớp. Cho nên việc hiểu kỹ phương thức ẩn

1


dụ lại càng cần thiết hơn, bởi nó giúp giáo viên nâng cao khả năng cảm thụ văn
chương, khả năng phân tích tác phẩm sâu sắc và khả năng gợi cảm. Nhờ vậy, mới
mong có được những giờ dạy học sinh động, có sức truyền cảm mạnh, thu hút
được hứng thú của học sinh. Với tất cả những lý do nêu trên tôi quyết định đi vào đề
tài: “Ẩn dụ bổ sung trong thơ ở sách Ngữ văn trung học”.
2. Lịch sử vấn đề
- Lần đầu tiên ẩn bổ sung được nghiên cứu trong cuốn giáo trình Việt ngữ,
tập 3 (Tu từ học) của Đinh Trọng Lạc (1964), và được định nghĩa như sau: " Ẩn dụ
bổ sung (Metaphore Complétive) còn được gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
(Synesthésie) đó là sự kết hợp của hai hay nhiều từ, ngữ chỉ cảm giác sinh ra từ các
trung khu cảm giác khác nhau" [49 tr. 114]
Trong cuốn sách này tác giả đã xem xét phương tiện tu từ ẩn dụ bổ sung trên
các bình diện khái niệm, cơ chế cấu tạo, chức năng, phạm vi sử dụng một cách khái
quát. Ngoài ra, tác giả còn định nghĩa ẩn dụ tượng trưng để phân biệt với ẩn dụ bổ
sung và đưa ra một số ví dụ ẩn dụ bổ sung độc đáo.
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, (1982), tác giả Lê Anh Hiền cũng đề
cập đến ẩn dụ bổ sung, nhưng chỉ mới dừng lại ở một định nghĩa sơ lược và một vài
ví dụ ẩn dụ bổ sung dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt.
Trong cuốn sách Giáo trình tiếng việt, tập 2 (Giáo trình dùng trong các
trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học) (1992), ẩn dụ bổ sung được tác giả Đinh
Trọng Lạc giới thiệu bằng một định nghĩa nhấn mạnh vào cơ chế cấu tạo và một số
ví dụ rút trong tác phẩm "Sông Đà" của Nguyễn Tuân.
Trong cuốn Phong cách học tiếng việt (1993), ẩn dụ bổ sung được tác giả
Nguyễn Thái Hòa đánh giá về chức năng và phạm vi sử dụng. Tác giả cho rằng

phương tiện tu từ này rất có giá trị trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong
văn chương. Theo tác giả, những tác giả của văn học dân gian và văn học viết đặc
biệt là văn học thời kì hiện đại đã dùng ẩn dụ bổ sung rất thành công, "đã đưa cái
mới vào thơ" đã "viết những câu văn tuyệt vời" "bằng những cảm quan và biểu đạt
rất mới" [49,tr.197]. Tác giả còn phân tích cặn kẽ một số ví dụ cụ thể độc đáo đề

2


làm nổi bật giá trị tu từ của loại ẩn dụ này. Nhìn chung, quan niệm trên thống nhất
với Giáo trình Việt ngữ tập 3, nhưng ngắn gọn hơn.
Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng việt (1994), Đinh Trọng
Lạc nhấn mạnh vào khả năng chuyển nghĩa của một số động từ cảm giác như
"nghe", "thấy" thường hay vượt ra khỏi phạm vi tri giác thuộc giác quan của nó để
thay thế các động từ khác và sự phân biệt ẩn dụ bổ sung trong cả văn học dân gian
và văn học viết về mặt chức năng và giá trị tu từ.
Năm 1998, trong cuốn Phong cách học tiếng việt Tác giả không có bổ sung
mới nhưng có phần ngắn gọn, sơ lược hơn so với tài liệu trước đó.
- Trong cuốn Từ điển tu từ - phong cách - Thi pháp học (2005), Nguyễn Thái
Hòa cho rằng ẩn dụ bổ sung có một vị trí độc lập trong nhóm ẩn dụ vì có nguồn gốc
từ ngôn ngữ sinh hoạt. Từ giọng nói, nụ cười, từ một ca khúc đến một món ăn hay
một hàm ý nào đó...theo tác giả, ẩn dụ bổ sung là một phương thức tạo hình tượng
nghệ thuật trong ca dao trữ tình và thơ ca hiện đại giúp con người có thể đi vào một
thế giới khác với thế giới cảm giác bình thường và là một sự phát triển trong văn
học. Qua những công trình nghiên cứu đã dẫn trên, ta có thể nhận xét:
Một là: Vấn đề ẩn dụ bổ sung đã được nhiều người quan tâm. Các tác giả đã
có các ý kiến thống nhất về quan niệm và đều cho rằng: Ẩn dụ bổ sung là một
phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong nhóm ẩn dụ, mà ở đó có sự kết hợp của hai hay
nhiều từ chỉ những cảm giác khác nhau.
Hai là: Các tác giả đều thống nhất và khái lược: Ẩn dụ bổ sung đem lại hiệu

quả tu từ to lớn giúp các nhà văn, nhà thơ bộc lộ cảm xúc tinh tế, miêu tả thế giới
hiện thực sâu sắc, tinh tế, phong phú và sinh động.
Ba là: Nhìn chung các ý kiến của các tác giả chưa bàn sâu đến chức năng của
ẩn dụ bổ sung nhưng đều nhấn mạnh chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật
trong văn học.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu từ năm 1964 đến nay về cơ bản
các tác giả mới chỉ đi xây dựng đưa ra những khái niệm, những nhận xét sơ lược về
ẩn dụ bổ sung mà chưa đi sâu nghiên cứu khảo sát miêu tả toàn diện chi tiết trên

3


bình diện văn thơ để xác định vai trò và vị trí để đánh giá giá trị của nó trong nghệ
thuật sáng tạo văn chương bên cạnh các phương diện tu từ khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của ẩn dụ bổ sung được sử dụng
trong thơ ở sách Ngữ văn trung học góp phần vào việc nghiên cứu ẩn dụ trong tiếng
việt nói chung, ẩn dụ bổ sung được sử dụng trong văn, thơ nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài luận văn.
3.2.2. Khảo sát đặc điểm của ẩn dụ bổ sung được sử dụng trong thơ ở sách
giáo khoa trung học.
3.2.3. Tìm hiểu giá trị diễn đạt và hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung được sử
dụng trong thơ ở sách giáo khoa Ngữ văn trung học.
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hai phương pháp:
4.1. Phương pháp thống kê phân loại: Các bước tiến hành:
- Xác định tiêu chí ẩn dụ tu từ bổ sung:
- Tập hợp theo thể loại văn bản
- Thống kê và phân loại các kiểu ẩn dụ bổ sung để có số liệu cụ thể làm cơ sở

cho việc phân tích, nhận xét đánh giá những đặc trưng về nội dung của hiện tượng.
4.2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh, ngữ nghĩa và ngữ dụng
Phương pháp này được dùng để xác định giá trị lựa chọn và kết hợp các đơn
vị ngôn ngữ cấu tạo ẩn dụ bổ sung làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị biểu đạt của
hiện tượng. Phân tích những ngôn liệu chỉ ra ý nghĩa bổ sung tu từ học, giá trị biểu
cảm, hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung trong ngữ cảnh tu từ học.
5. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cụ thể của luận văn là ẩn dụ bổ sung được xem xét
trong ở các bình diện biểu hiện của cấu trúc, ngữ nghĩa, phân loại, phân bố và đánh
giá, giá trị tu từ học trong thơ ở sách Ngữ văn trung học.

4


5.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ nói chung cũng như phương thức ẩn dụ nói
riêng biểu hiện vô cùng sinh động, phong phú. Các biện pháp tu từ ẩn dụ thể hiện
trong phạm vi giới hạn một luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ tập trung vào ẩn dụ bổ
sung thể hiện trong thơ ở sách Ngữ văn trung học cũng rất phong phú.
5.3. Tư liệu nghiên cứu
Để có thể thực hiện được mục đích của mình người viết luận văn xin được
giới hạn vấn đề trong khuôn khổ sau đây: Xem xét ẩn dụ tu từ (còn gọi là ẩn dụ
phong cách; hay ẩn dụ hình tượng, như cách gọi của Đinh Trọng Lạc). Khảo sát ẩn
dụ bổ sung thể hiện trong thơ ở sách Ngữ văn trung học.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu phương tiện tu từ ẩn dụ bổ sung
đầy đủ trong thơ ở sách Ngữ văn trung học, có hệ thống theo cách tiếp cận ngôn
ngữ học, phong cách học. Những kết quả của luận văn về khảo sát, thống kê, phân

loại các kiểu ẩn dụ bổ sung được thực hiện trong luận văn là nguồn minh chứng về
lý thuyết ẩn dụ nói chung và là cơ sở để diễn đạt có hiệu quả cho việc nghiên cứu
phương diện tu từ nghệ thuật nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây sẽ là những kết quả thực tiễn có thể vận dụng vào việc giảng dạy ngữ
văn ở các cấp học theo hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ bình diện nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực cảm thụ văn
chương của giáo viên và học sinh.
7. Bố cục của luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, ngoài phần mở đầu và kết
luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Các kiểu ẩn dụ bổ sung trong thơ ở sách Ngữ văn trung học.
Chương 3: Giá trị của ẩn dụ bổ sung trong thơ ở sách Ngữ văn trung học

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ BỔ SUNG
1.1.1.

Khái niệm
Là một thủ pháp tu từ được khảo sát từ xa xưa, theo đó một sự vật được nói

ra nhưng giường như để nói về một sự vật khác. Vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu
trong rất nhiều lĩnh vực: tu từ học, tâm lý học, triết học, phê bình văn học… Đối với
ngôn ngữ học, ẩn dụ chữa đựng trong những phát ngôn được người nói tạo ra và
được người nghe lí giải, tiếp nhận. Khi phân tích các ẩn dụ với tư cách là một hiện

tượng ngôn ngữ, người nghiên cứu quan tâm đến cấu trúc của các phát ngôn có tính
chất ẩn dụ , những đặc trưng phân biệt với những phát ngôn khác; cách vận dụng ẩn
dụ trong giao tiếp, trong sáng tạo văn học và những hiệu quả của cách vận dụng đó.
Theo Nguyễn Thiện Giáp “ 777 khái niệm Ngôn ngữ học”, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các
sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau. Người ta thường coi ẩn dụ là hiện
tượng sử dụng có tính văn chương một hình tức nghiên cứu ngôn ngữ. Cách hiểu
này có từ thời Aristotle cho tới nay và được các nhà tu từ học và phê bình văn học
chú ý.
Căn cứ vào tính chất của sự giống nhau có thể chia ẩn dụ thành nhiều kiểu
khác nhau, trong đó có một loại ẩn dụ , gọi là ẩn dụ bổ sung. Ẩn dụ bổ sung là sự
kết hợp hai hay nhiều từ, ngữ chỉ những cảm giác sinh ra từ các trung tâm cảm giác
khác nhau tạo ra những ẩn dụ gọi là chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ: khô-tình cảm khô, lời nói khô. Thơm-khúc nhạc thơm…
1) Trong cuốn tu từ học (Rhetorica), Aristotle, người đầu tiên nghiên cứu
một cách hệ thống về ẩn dụ, định nghĩa: “Ẩn dụ là sự áp dụng cho một vật nào đó
một cái tên, mà cái tên này vốn thuộc về một sự vật khác, hoặc là từ loại cho đến
chủng hoặc là từ chủng cho đến loại, từ loại nhỏ cho đến loại nhỏ khác dựa vào sự
đồng dạng”. Aristotle còn chỉ ra bản chất so sánh rút gọn của ẩn dụ, và xem ẩn dụ
như một phép so sánh được rút gọn bằng cách loại bỏ từ so sánh “như”, “như là”,

6


v.v… Ví dụ: ẩn dụ “người là chó sói” là một phép rút gọn từ một phép so sánh
“người giống như là một con chó sói” [51, tr.35].
Chịu ảnh hưởng của quan điểm ẩn dụ là một cách trang trí của ngôn ngữ,
Cicero cho rằng: Lúc đầu ẩn dụ xuất hiện là do sự hạn chế, sự nghèo nàn về từ
vựng, nhưng khi ngôn ngữ đó đã trưởng thành, thì ẩn dụ sẽ làm giàu có thêm cho
ngôn ngữ bằng cách cung cấp những cách diễn đạt hấp dẫn hơn để biểu thị, để bộc

lộ chính mình. Bacheiasa cũng cho rằng: “Tác dụng trang trí của ẩn dụ đã khiến ẩn
dụ trở thành phương tiện để quyến rũ lí trí” [51 ,tr.35] cho những ai nắm được cách
thức, nghệ thuật sử dụng nó.
2) Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983), tác giả
Cù Đình Tú nhấn mạnh vào mối quan hệ liên tưởng về những nét tương đồng của
ẩn dụ đã định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu như sau: “Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm
thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối
quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [55,tr.279].
3) Trong cuốn Phong cách tiếng Việt (1993) các tác giả Đinh Trọng Lạc và
Nguyễn Thái Hòa lại nhấn mạnh bản chất so sánh và cho rằng: “Ẩn dụ là so sánh
ngầm, trong đó vế so sánh được giảm lược đi, chỉ còn vế được so sánh dựa trên cư
sử của phép chuyển nghĩa khi hai đói tượng có một nét nghĩa tương đồng”.
[49,tr.194].
4) Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt(1994), tác giả
Đinh Trọng Lạc bổ sung định nghĩa nhấn mạnh vào tính hình tượng của ẩn dụ như
sau: “Ẩn dụ là định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự giống nhau
hay tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc
hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng,
hoạt động, tính chất) B có tên gọi được dùng cho A” [50,tr.52].
5) Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (2001), tác giả Hữu Đạt
định nghĩ như sau: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn
bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các
yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như

7


vậy, thực chất của phép ẩn dụ chính là dùng tên gọi này để biểu thị sự vật khác dựa
trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc [25,tr.302].
Nhìn chung trong các giáo trình Phong cách học, các tác giả Việt Nam trình

bày theo quan điểm truyền thống để giảng dạy, chưa phải là công trình nghiên cứu
riêng về ẩn dụ.
1.1.2. Cơ chế ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung
1.1.2.1. Cơ chế ẩn dụ
1) Năm 1936, I.A. Richards đưa ra quan niệm: ẩn dụ là do hai nhân tố hợp
thành: nhân tố thứ nhất là cái mốc so sánh (vihicle), nhân tố thứ hai là đối tượng so
sánh (tenor). Nhân tố vận chuyển (giữa mốc so sánh và đối tượng so sánh) hiện nay
được gọi là nguồn hay cơ sở. Đó là cái ý nghĩa trực tiếp, ý nghĩa do câu chữ của từ
được dùng theo lối ẩn dụ biểu thị. Nhân tố sắc thái, còn gọi là chủ đề hay đích, là
cái ý nghĩa ẩn dụ nhằm đạt đến. Với ẩn dụ “Một hạt mần của hy vọng”, chẳng hạn,
thì cái cơ sở là “hạt mầm”, cái chủ đề, hay sắc thái, là hy vọng”. Richards cho rằng
“ẩn dụ không phải chỉ nằm trong các từ được dùng mà nó cong nằm trong sự liên hệ
giữa các ngữ cảnh do cả cơ sở, cả chủ đề và đối tượng so sánh tạo nên” (Dẫn
theo[51, tr.36])
2) Năm 1962, Max Black dựa trên ý kiến của Richards, đã nhẫn mạnh rằng
ẩn dụ không phải là một từ cô lập, cũng không phải là một từ mới, một cách gọi tên
sự vật, mà là một sự vị từ hóa, ý nghĩa của nó được biểu đạt bằng cả một câu. Theo
ông, ẩn dụ không phải gọi tên một thực thể, mà là một sự trình bày. Quan điểm này
đã đưa ẩn dụ vào phạm vi một diễn ngôn có ý nghĩa chứ không phải chỉ dừng lại ở
một từ. Khác với lí thuyết về sự thay thế, cho rằng ẩn dụ là yếu tố trang trí thay thế
cho một từ tên gọi bình thường, với một tu từ ẩn bên trong, mà không mang đến cho
câu một nhận thức nào mới. Khác với lí thuyết về so sánh, bắt nguồn từ Aristotle,
cho rằng ẩn dụ là so sánh ngầm, mà chúng ta có thể khôi phục được bằng cách thêm
các từ so sánh, nhưng theo quan điểm này, ẩn dụ cũng không mang thêm nhận thức
nào. Black đưa ra một lí thuyết khác, lí thuyết tương tác về ẩn dụ (interaction
theory), nhấn mạnh chức năng nhận thức của ẩn dụ. Sự đóng góp của ẩn dụ đối với

8



ngôn ngữ và tư duy là kết quả của sự tương tác giữa các chủ thể chính và chủ thể
thứ yếu (gần giống với sắc thái và cái gọi là mốc so sánh (vehicle) của Richards).
3) Năm 1968, Nelson Gootman nhấn mạnh tính hệ thống của ẩn dụ. Sự quan
tâm đến ẩn dụ từ Richards đến Gootman đã mở rộng từ lý thuyết về văn học và tu từ
sang triết học về ngôn ngữ, và sang việc nghiên cứu một cách khoa học các ngôn
ngữ tự nhiên. Giá trị về lí thuyết tương tác của ẩn dụ được các nhà triết học, các nhà
phương pháp luận khoa học, quan tâm trước hết là chức năng của ẩn dụ trong ngôn
ngữ khoa học, chức năng khoa học. Nó cũng được các nhà tâm lí quan tâm khi xây
dựng các mô hình về tư duy, ở đó, “vai trò của ẩn dụ đối với nhận thức được đặc
biệt chú ý” [51,tr.37].4) Năm 1981, Lakoff và Johnson cũng nhấn mạnh đến tính
liên kết hệ thống của ẩn dụ và chức năng của chúng khi con người xây dựng nên
nền tảng cho hệ thống nhận thức của mình trên những kinh nghiệm đã tiếp nhân
được [51,tr.37].
Như vậy, về quan niệm ý kiến của các tác giả đều thống nhất cho rằng: ẩn dụ
là một phương tiện tu từ chuyển nghĩa, lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để biểu thị
đối tượng kia dựa trên cơ sở nét nghĩa tương đồng giữa hai đối tượng. Về cơ chế
cấu tạo, ở mỗi góc độ khác nhau, các tác giả đều đã đề cập đến các khía cạnh cơ chế
cấu tạo của ẩn dụ, bổ sung cho một cái nhìn đầy đủ về ẩn dụ. Ngoài ra những lí giải
về ẩn dụ, riêng về ẩn dụ bổ sung ta thấy còn có những cách lí giải khá đặc biệt.
1.1.2.2. Cơ chế ẩn dụ bổ sung
1) Trong phần lịch sử nghiên cứu của vấn đề chúng tôi đã điểm qua những
công trình nghiên cứu về ẩn dụ bổ sung của một số tác giả tiêu biểu, nhưng trước
hết phải kể đến quan niệm về cơ chế ẩn dụ bổ sung của tác giả Đinh Trọng Lạc
trong giáo trình Việt ngữ, tập 3, (Tu từ học) 1964. Cách lý giải của tác giả như sau:
(1) Ẩn dụ bổ sung (Métaphore Complétive) “cơ sở tâm lý là sự tác động lẫn
nhau giữa các giác quan, là sự hợp nhất của chúng” [48,tr.114].
(2) “Ẩn dụ bổ sung khác ẩn dụ tượng trưng (Métaphore Complétive) ở chỗ
dụng bổ sung là kết hợp giữa hai khái niệm về cảm giác dựa trên cơ sở là tính đồng
loại giữa chúng”, ví dụ: một mùi măng đắng, giọng ngọt xớt, tiếng sắc nhọn… “Ẩn


9


dụ tượng trưng không phải là kết hợp của hai loại cảm giác mà là sự kết hợp của
một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm giác”. Ví dụ: Nỗi buồn dìu dịu,
những ý nghĩ đắng cay, cỏ cây một màu khổ não, ngọn lửa cách mạng, bình minh
lịch sử, ý chí gang thép, ý bước ngoặt vĩ đại… Ở đây, sự kết hợp của các từ ngữ
“nguồn” với “dìu dịu”, “ý nghĩ” với “đắng cay”…” không phải được thực hiện trên
cơ sở tính đồng loại của hai yếu tố (bởi vì một yếu tố thì trừu tượng, một yếu tố thì
cụ thể) mà là trên cơ sở của tính tiếp cận của chúng” [48,tr.115-116]. Cơ chế ẩn dụ
bổ sung chính là ở cơ sở để phân biệt ẩn dụ bổ sung với ẩn dụ tượng trưng, tức là
phân biệt Synesthésie thật với Synesthésie giả.
2) Trong Từ điển Thi pháp và Tu từ (1989), Henri Morier lí giải cơ chế ẩn dụ
bổ sung như sau: “Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là kiểu dặc biệt của sự tương giao
(Correspondanke), theo đó sự rung động của dây thần kinh cảm giác (Ví dụ thính
giác) lay động một dây thần kinh thuộc vào một trật tự (loại) cảm giác khác (ví dụ
thị giác) do đó tiếp nhận một sự tác động gần như đồng thời, xa lạ với cơ quan được
sử dụng. Chúng ta đã xác định nó như là một sự tương giao phản xạ hoặc có suy
nghĩ” [62,tr.1176].
Morier (1989) đứng ở quan điểm tâm lí ngôn ngữ học, cho rằng: Ẩn dụ bổ
sung thuộc nhóm “ tượng trưng gián tiếp” gọi là “những tương ứng phản xạ hoặc
chuyển đổi cảm giác” [62,tr.318]. Hiện tượng đó “dựa vào việc tiếp nhận đồng thời
một cảm giác đã cho, chuyền đến ý thức bởi một kênh của một cơ quan xác định (Ví
dụ cảm giác, thính giác)”. Tất cả những cảm giác đó “diễn ra như là cái cảm giác
lan tỏa, khi đạt đến một trung tâm chung, mà ở đó thể hiện những nhận định về giá
trị (có quan hệ đến cường độ hoặc đến phẩm chất) đã sản sinh ra một hiệu quả X
theo hướng của sự lan tỏa”[62,tr.321]. Nghiên cứu “phản xạ” Morier còn thấy
chuyển đổi cảm giác có thể chuyển hồi bởi có một quan hệ chủ quan và hiển nhiên
giữa các cảm giác, “giữa sự êm dịu của tay sờ vào nhung” với “ánh sáng ve vuốt”,
và “sự ngọt ngào của tiếng sáo”. Theo tác giả, còn “có thể nói một cách không phân

biệt:
Tôi nghe thấy cây sáo xanh hát trong nhung lụa

10


Hoặc: Tôi sờ được, ôi! Những cây sáo xanh, những âm sắc nhung lụa của
chúng
Hoặc: Tôi nhìn thấy, cuối cùng, tôi nhìn thấy cây sáo (mượt mà như)
nhung”.
Cái sự “nghe thấy cây sáo “hát trong nhung lụa” “sờ được” “những âm sắc
nhung lụa” của “những cây sáo xanh”, hay “nhìn thấy” cây sáo – hay là những âm
thanh của nó – “mượt mà như nhung”, là những “chuyển đổi cảm giác từ thính giác
ra thị giác, xúc giác”. Đặc biệt trong câu thơ cuối, “Maurice de Pie nhấn mạnh vào
sự chuyển đổi ra thị giác đối với một cảm giác thính giác”, và động từ “nhìn thấy”
được lặp lại rất có ý nghĩa, nó làm cho sự chuyển đổi này là kép, bởi vì nó nối cùng
một lúc những âm thanh với thị giác và xúc giác”. Còn “đối với phó động từ thì nó
để lộ ra ở tác giả cái ý thức mà tác giả đạt đến, trong sự tương ứng này, một trong
những sự tinh tế cao nhất của cách biểu đạt tượng trưng” [62,tr.322].
Trong số các chuyển đổi cảm giác sự “nghe” có màu sắc được biết đến nhiều
hơn cả. Dựa trên quan điểm tâm lí ngôn ngữ học, H. Morier giải thích rằng: “Hiện
tượng chuyển đổi cảm giác có tính ổn định, tổng quát, được từ vựng hóa”. Chúng ta
thường nói: Những màu nóng, bức, lạnh… những âm thanh chua, ngọt, mềm, êm,
mượt… “tính từ “doux” (dịu, ngọt, nhạt, êm, nhẹ, mềm…) được dùng đúng là vào
vị giác và xúc giác, mà người ta không thể nói chắc được rằng nghĩa nào trong hai
nghĩa đó là ngọn nguồn của chúng”.
Xem xét với sự vận động của chuyển đổi cảm giác, H. Morier còn xác định:
“Với tư cách là hiện tượng ngôn ngữ học, sự chuyển đổi cảm giác dường như phải
phục tùng quy luật thứ bậc đặt lên đỉnh những cơ quan cảm giác sẵn có mức độ cao
nhất, trong sự khu biệt tương đối”, từ đó đưa ra cách thiết lập trật tự của các cảm

giác: Xúc giác – cảm giác cơ thể (nóng, lạnh) – vị giác – khứu giác – thính giác –
thị giác, và xếp đặt trật tự đó theo chiều dọc, thị giác chiếm vị trí thứ nhất, điều đó
cho thấy rằng những biểu thức chuyển đổi cảm giác đi theo – từ nguồn xác định đến
đối tượng xác định – một hướng đi lên hoặc đi xuống như sau:

11


Thị giác

Màu

Thính giác
Khứu giác
Vị giác

Trắng Tối Sẫm Đỏ

Tiếng Sáo Giọng Giọng
Mùi

Chói Đen

Bài hát

Xanh lơ
Hồi chuông

Hương thơm cầu kinh


Dịu

Chua

(~) cái đói

Cảm giác Lạnh
Xúc giác

Béo

Mượt mà

H. Morier nhận xét: Theo quan niệm của các nhà ngôn học, ngôn ngữ thông
thường thích những chuyển đổi cảm giác theo hướng đi lên: “Một giọng trắng” có lẽ
là cách biểu đạt ngoại lệ”, còn người nghệ sĩ, vốn đi tìm theo bản năng, những hình
thức độc đáo thăm dò thế giới của các tri giác theo tất cả các chiều và đối lập với
chuẩn, sẽ rơi vào những chuyển đổi cảm giác “đi xuống”, chẳng hạn: Một loại rượu
(bằng phẳng, bẹp, dẹp, vin plat) – là cách biểu dạt đại chúng. “xúc giác yếu tố xác
định dường như được nâng lên (hai bậc) đến yếu tố được xác định là “rượu”. Ngược
lại, nhà điêu khắc khi nói về khối đổi màu nâu hay hoe vàng lại hạ thấp yếu tố xác
định thị giác từ trên xuống dưới của thang độ cho đến bề dày của đất nặn hoặc đá
gọt” [62,tr.339].
Những chuyển đổi theo hướng đi lên tuy có đem lại tính hình ảnh cho ngôn
ngữ, nhưng đã trở thành các cách biểu đạt thông thường trong lời nói tự nhiên, giá
trị gợi tả, bộc lộ cảm xúc, do đã quá quen thuộc trở nên cũ mòn không còn sinh
động nữa, vì vậy người nghệ sĩ với khát khao sáng tạo đã đi tìm những cách biểu
đạt mới., có giá trị gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc hơn. Những
chuyển đổi cảm giác theo hướng đi xuống với khả năng biểu đạt tinh tế, giàu hình
ảnh, sinh động, xuất sắc và mới lạ, khác phục được sự nhàm chán, tẻ nhạt, mất giá

trị biểu cảm, đã thỏa mãn, trong một chừng mực nhất định, khát vọng chinh phục
của những người chinh phục thế giới. “Một giọng trắng” đó là cách diễn đạt hình
ảnh, mới lạ, bên cạnh rất nhiều những khám phá thành công của các nhà nghệ sĩ.

12


Tây Hồ một thoáng mưa rơi
Lá sen không ướt, ướt hết lời anh trao…
(Nguyễn Trọng Oánh)
Nào đâu những đêm vàng trên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
(Thế Lữ)
Đây là những chuyển đổi cảm giác theo hướng đi xuống ưa dùng của các nhà
nghệ sĩ. Những chuyển đổi cảm giác từ thị giác đến vị giác, đến khứu giác, thính
giác đến xúc giác…, là những sáng tạo bất ngờ, thú vị khắc họa thành công hình
ảnh vị chúa sơn lâm hùng vĩ, kiêu hãnh một thời đã qua trong sự nhớ tiếc của con
hổ sa cơ bị giam giữ trong vườn bách thảo hoặc tạo nên cái duyên dáng mượt mà
như ca dao cho câu thơ mà vẫn sâu lắng giàu suy tư…
Từ những phân tích trên có thể thấy trông quá trình tìm tói cách diễn đạt
người ta có thể “ưa thích hơn một trật tự của bước đi sáng tạo, bằng cách đảo lại các
mũi tên bởi “ý niệm” lo lắng đến đối tượng được miêu tả”, khiến người ta đi tìm cái
so sánh của nó, bằng con đường chuyển vị, trong viễn cảnh này chuyển đổi cảm
giác dân gian đi xuống, ngược lại người nghệ sĩ nâng những nhận xét của mình lên
những cảm giác cao” [62,tr.339]. Như vậy, Từ điển Thi pháp và Tu từ của Morier
miêu tả khá đầy đủ, chi tiết ẩn dụ bổ sung, nhưng chưa lí giải cơ chế của sự chuyển
nghĩa ẩn dụ nói chung, trong đó có ẩn dụ bổ sung.
1.1.3. Các hướng nghiên cứu ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung
1) Theo hướng nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa
Theo lí thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa trong Cơ sở ngữ nghĩa học và Từ

vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, “giữa các trường nghĩa thiếu đường
ranh giới rứt khoát, và tình trạng một từ có thể có mặt trong một số trường” [16,
tr.286]. Hiện tượng này là do từ có tính nhiều nghĩa biểu vật. Vì thế, một từ có thể
đi vào nhiều trường biểu vật khác nhau tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của
nó. Ví dụ: Những từ: suy nghĩ, phán đoán, cắt, gọt, vá, may… chỉ nằm trong trường
biểu vật [chỉ hoạt động của con người].

13


Những từ như chân, tay, tim, lưng, đầu…vừa có mặt trong trường biểu vật
[các bộ phận cơ thể người] vừa có mặt trong trường biểu vật [các bộ phận cơ thể
động vật] lại vừa có mặt trong trường biểu vật [các bộ phận của sự vật, hiện tượng
tự nhiên]. Do hiện tượng một từ có thể đi vào nhiều trường, đã tạo nên sự giao thoa,
xuyên thấm vào nhau giữa các trường nghĩa. Hai trường biểu vật giao thoa với nhau
khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia. Đó là sự chuyển trường
nghĩa của từ.
Cơ sở của sự chuyển trường là sự đổi ý nghĩa của từ, là hiện tượng nhiều
nghĩa của từ. Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không
còn nữa, nó đã bị quên đi, nhưng thông thường cả nghĩa đầu tiên và nghĩa mới cùng
tồn tại, cùng hoạt động, rất khó nhận ra nghĩa nào là nghĩa đầu tiên của từ.
Sự chuyển đổi nghĩa do nhiều nguyên nhân, nhưng “động lực” chủ yếu thúc
đẩy sự chuyển đổi ý nghĩa là do nhu cầu giao tiếp. Có những nhu cầu về mặt trí tuệ
nhưng cũng không hiếm những nhu cầu về mặt tu từ. Ngôn ngữ luôn đứng trước đòi
hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị những sự vật, hiện
tượng và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn
đạt, những tên gọi cũ mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn
tượng sâu sắc ở người đọc người nghe nữa. Vì vậy, việc “thay đổi ý nghĩa của từ
sẵn có, thổi vào chúng những luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống
động, giàu tính dân tộc, có tính nhân dân đậm đà, đề được chấp nhận nhanh chóng”

[16, tr. 152], đáp ứng được những nhu cầu nói trên của giao tiếp. Đó là cách khai
thác và phát huy tiềm năng ngôn ngữ.
Theo Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu (1996), “trong
những ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn dụ dùng
tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác
quan khác”, hay cảm giác của trí tuệ, tình cảm” [16,tr. 160].
Trong lời nói tự nhiên, chúng ta có thể gặp rất nhiều hiện tượng lấy từ gọi tên
cảm giác này để gọi cảm giác khác. Ví dụ: “Chua”, “cay”, “mặn”, “ngọt”,
“đậm”, “nhạt”…là các từ gọi tên cảm giác vị giác, được dùng để gọi cảm giác

14


thính giác như: “giọng chua loét”, “tiếng hò ngọt lịm”, “lời nói ngọt ngào”…hay
dùng để gọi cảm giác thị giác như: “màu đỏ nhạt”, “màu nâu đậm”…; “Nặng”,
“nhẹ”, “êm”…là những từ gọi tên cảm giác xúc giác, “thơm” là từ gọi tên cảm giác
khứu giác, lại được dùng cho cảm giác thính giác, thị giác như: “nhẹ giọng chứ”,
“tiếng hát rất ấm”, “màu hồng nhẹ”, “màu xanh êm dịu”, “nói thơm quá”… Trong
những cách nói như trên, các cảm giác không có tính chất thuần túy thính giác, thị
giác nữa, mà đã mang nặng tính chất trí tuệ, tình cảm” [16,tr.160]. Đây là một luận
điểm rất quan trọng, nó chỉ ra sự bình giá trong sáng tạo của các tác giả.
Chúng ta đã biết, ngôn ngữ nghệ thuật là một ngôn ngữ tạo hình trên cơ sở
những hình ảnh tâm lí của các tín hiệu ngôn ngữ. Tính tạo hình của ngôn ngữ được
thể hiện ở sự dồi dào về các tên gọi hay về các tổ hợp từ vựng biểu thị các sự việc,
sự vật, hiện tượng…có thể quan sát, thể hiện được bằng cảm quan. Các sự việc, sự
vật, hiện tượng đó hoặc là những cái gắn liền và do đó được dẫn ra để tiêu biểu cho
một cái gì tổng quát hơn, trừu tượng hơn; hoặc là những cái được mượn để nói thay
cho một sự vật, sự việc, hiện tượng, tính chất…khác đang nói tới dù chúng không
liên hệ thực sự với nhau trong thực tế. Theo Đỗ Hữu Châu, “thủ đoạn thứ nhất là
hoán dụ và các biến thể, thủ đoạn thứ hai là ẩn dụ và các biến thể” [16,tr.50]. Ẩn dụ

bổ sung là một kiểu ẩn dụ, vì vậy nó cũng mang đặc trưng này.
So sánh giữa ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung, qua những phân tích trên, có thể thấy
sự chuyển nghĩa ở ẩn dụ rất rộng, từ trường biểu vật này sang trường biểu vật khác,
như: từ trường biểu vật về con người sang trường biểu vật về động vật, vật thể tự
nhiên, vật lí… Ví dụ: Tay [bộ phận cơ thể người] chuyển sang [bộ phận của đồ vật];
tay bầu, tay bí [bộ phận của thực vật].
Chân [bộ phận cơ thể người] chuyển sang: chân bàn [bộ phân của đồ vật],
chân núi [vị trí vật thể tự nhiên].
Trái lại, ở ẩn dụ bổ sung, sự chuyển nghĩa chỉ giới hạn trong phạm vi trường
cảm giác của con người, vì cảm giác ở sự chuyển nghĩa này mang nặng tính chất trí
tuệ, tình cảm, cái mà chỉ con người mới cảm nhận và diễn đạt được.

15


Như vậy, Ngữ nghĩa học lí giải hiện tượng ẩn dụ bằng cơ chế chuyển đổi
trường nghĩa, và Từ vựng – ngữ nghĩa đã miêu tả, lí giải bản chất chuyển nghĩa ẩn
dụ trong đó có ẩn dụ bổ sung.
2) Theo hướng nghiên cứu lí thuyết tín hiệu học
Vận dụng lí thuyết tín hiệu học, J. Cohen lí giải hiện tượng chuyển nghĩa của
các tín hiệu ngôn ngữ như sau:
Một tín hiệu a (Sa) có nghĩa (1) (Sé1) chuyển thành nghĩa (2) (Sé2) “đồng
thời cũng là sự vi phạm mã của lời nói thích ứng, nằm trên bình diện cú đoạn; ẩn dụ
là một sự vi phạm mã của ngôn ngữ ở bình diện đối vị. Ta có:
Sa
Sé1

Cú đoạn

Sé2


Đối vị

Ngữ cảnh

[61, tr.214]
Sự đi lệch cú đoạn chỉ được tạo ra để gây ra sự đi lệch đối vị. Nhưng ẩn dụ tu
từ không chỉ là sự chuyển nghĩa đơn thuần mà là sự chuyển đổi kiểu loại hay bản
chất của nghĩa, từ nghĩa ý niệm sang nghĩa cảm xúc. Chính vì vậy không phải ẩn dụ
nào cũng có tính chất tu từ”
Sa
Sé1
Sé2

= Biểu vật
= Biểu niệm
[61, tr.214]

Tác giả còn nhấn mạnh rằng, trong sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ, ẩn dụ
được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là thơ ca. Đó là sự vi phạm mã của lời nói, bởi vì
ngôn ngữ đã tái lập lại mã bằng sự chuyển đổi, mà mục đích của thơ ca là đạt được
sự hòa trộn của ngôn ngữ, đồng thời cũng là sự hòa trộn của tâm lí. [61,tr.214-215]

16


Theo tác giả, ẩn dụ có hai cấp độ, ẩn dụ bổ sung là một cấp độ của ẩn dụ, và
được các nhà ngôn ngữ học biết đến như một kiểu ẩn dụ, nằm trong hệ thống những
chuyển nghĩa ẩn dụ. Liên quan đến hai cấp độ đó là sự thích ứng tùy theo mối quan
hệ giữa hai cấp độ có nghĩa, tức là có ít nhất hai cách qui chiếu. Những tín hiệu nào

đó qui chiếu vào cái thích ứng trong ngữ cảnh thì tạo ra các ẩn dụ.
Ví dụ :

Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)

Trong ngữ cảnh của câu ca dao trên, tín hiệu “Thuyền” không còn thích ứng
với đồ vật dùng làm phương tiện giao thông trên mặt nước như qui chiếu vốn có
của nó, mà thích ứng với cái không phải là thuyền, đó là người con trai. Tín hiệu
“ Bến” cũng không còn thích ứng với địa điểm địa lí bên bờ sông làm nơi neo đậu
của tàu thuyền, mà thích ứng với cái không phải là bến, đó là người con gái. Hiện
tượng chuyển nghĩa ẩn dụ - sự vi phạm mã của tín hiệu trong ngữ cảnh – đã tạo nên
các ẩn dụ tu từ “Thuyền”, “Bến” để thay thế các tín hiệu vốn có làm cho cách diễn
đạt vừa mới lạ sâu sắc, vừa ý nhị duyên dáng.
Theo lí thuyết tín hiệu học tác giả đã phân tích trên cả hai bình diện đối vị và
cú đoạn. Bình diện đối vị, là sự chuyển trường, qui chiếu sự vật. Bình diện cú đoạn,
là thao tác phân tích ngữ cảnh. Thực chất đó là sự chuyển mã trong những ngữ cảnh
tu từ. Vì vậy, Luận văn dùng luận điểm này làm cơ sở để phân tích ngữ cảnh tu từ
của ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung.
3) Theo hướng nghiên cứu ngữ dụng học
Việc vận dụng ngữ dụng học vào phân tích các ẩn dụ, Eve E. Sweetsser
không chỉ dừng lại ở văn bản mà còn quan tâm đến các mối quan hệ giữa các ngôn
ngữ và lịch sử, ngôn ngữ và xã hội, ngôn ngữ và tâm lí con người. Năm 1993, trong
cuốn Từ nguyên học đến Ngữ dụng học – các bình diện văn hóa và ẩn dụ của cấu
trúc ngữ nghĩa, Sweetser đã chỉ ra: “Những nghiên cứu khu vực về mối tương phản
có tính hệ thống, ở đó cấu trúc các trường nghĩa riêng biệt thường gợi ra những bình
diện hấp dẫn của ngành ngôn ngữ học”…”cách xử lí nhận biết các khu vực nghĩa đó

17



có thể chỉ ra nhiều vấn đề về nghĩa trong phạm vi từng khu vực bị “đóng kín” và
những nghĩa giống nhau được liên kết về mặt lịch sử”, và “có một khối lượng giữ
liệu đa nghĩa có cấu trúc ẩn dụ”. Tác giả còn khẳng định “ Ẩn dụ vận hành nhiều
đến mức người sử dụng đều tìm thấy mối liên kết một lĩnh vực bên trong giữa nhận
thức và cái nhìn, hay giữa thời gian và không gian, tồn tại tự nhiên trong mối liên
kết xuyên lĩnh vực” [60,tr.19]. Nghiên cứu mối liên quan có tính ẩn dụ và hệ thống
giữa các lĩnh vực lịch sử, tâm lí, xã hội rõ ràng là rất cần thiết, cho nên không chỉ
nghiên cứu mối quan hệ tương đồng mà cả sự gia tăng nghiên cứu có tính khu vực
các mối tương phản ngữ nghĩa sẽ giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ giống nhau
như thể nào giữa hai ý nghĩa của từ.
Về mối quan hệ giữa cái nhìn và cái biết, về điều quan sát và nhận thức,
Sweetser nêu vấn đề: người ta cứ nói về ẩn dụ, “nhiều hơn một số ý niệm chung về
những liên quan giữa các lĩnh vực, nhưng nói thế là không đủ, chẳng hạn sự hiểu
biết và cái nhìn có mối liên quan với nhau hay không”. [60,tr.19]
Theo tác giả, trường hợp mối quan hệ giữa sự hiểu biết và cái nhìn cần “phải
được xem xét song song với các trường hợp khác”. Traugott và Dasles (1985) cũng
đã chỉ ra: “các động từ thuộc về cơ thể thường xuyên có nghĩa hành vi hay là nghĩa
tâm lí, và những nghĩa tâm lí có ý nghĩa hành vi, trong đó sự chuyển đổi hướng
tương phản không xuất hiện”. “Tính đồng hướng (unidirectionaliiy) của những
chuyển dịch tư duy ấy được giải thích bằng tính đồng hướng liên kết của một quan
hệ ẩn dụ (cái được nhìn X là Y không phải cũng như và cũng không hàm ý được cái
nhìn X là Y)” [60,tr.19]. Năm 1987, trong một công trình nghiên cứu khác,
Sweetser cũng đã chứng minh rằng hai cái gối lên nhau nhưng thuộc các hệ thống
ẩn dụ khác nhau liên quan đến lớp từ vựng hoạt động thể chất/chuyển động/định vị
với những lĩnh vực trạng thái tâm lí và hành vi ngôn ngữ. Cả hai hành vi ngôn ngữ
và trạng thái tâm lí đều được “xử lí bằng ẩn dụ thông qua không gian”.
Phạm vi nghiên cứu ẩn dụ của sweetser mở ra rất rộng nhưng chỉ có thể soi
sáng cho luận văn trong việc xác định các tiêu chí của ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung.

Sweetser còn cho rằng những thiết lập có tính ẩn dụ riêng rẽ đã gợi ra trong nhận

18


thức của chúng ta về sự xử lí ngôn ngữ học của “những phát biểu tâm lí và những
hành vi ngôn ngữ có thể tạo thêm nghĩa của những động từ thuộc cơ thể và động từ
hoạt động như là nguồn gốc đối với lớp từ vựng thuộc lĩnh vực nghĩa trừu tượng”;
trong đó “những động từ cơ thể / hoạt động tiến triển một cách hệ thống trở thành
những ý nghĩa trừu tượng khác nhau”. Như vậy, “ hoạt động tinh thần và hoạt động
ngôn ngữ đều hướng tới những từ có tính cách ẩn dụ…”. Hơn nữa, “không phải
ngẫu nhiên nguồn gốc từ nguyên học của những động từ ngữ vi và tâm lý trùng hợp
nhau trong một số khu vực mà có thể phân biệt được trong khu vực khác” [60,tr.20].
Vì vậy, những vấn đề: “kiểu thống nhất nào đang được xem xét trong mạng chuyển
đổi ngữ nghĩa chữ nghĩa”, “giữa nghĩa thể chất và phát ngôn tâm lý có gì liên hệ với
nhau? tại sao “ sự nhìn lại gắn với sự hiểu biết hơn là sự vâng lời/ sự chú ý hay là
sự “nếm” của con người?” và lý giải cấu trúc ẩn dụ rộng hơn trong đó có vấn đề
“thế nào là ngữ cảnh của ẩn dụ cá nhân và những biến đổi chuyển nghĩa?” [60,tr.37]
theo tác giả, là những vấn đề cần được quan tâm xem xét. Chúng ta vẫn biết có một
sự mơ hồ của biểu đạt tình thái “gốc” (hay deontic) và giác quan. Các nhà ngôn
ngữ học đã nêu “đặc trưng nghĩa gốc là nghĩa chỉ ra sự bắt buộc, sự cho phép hay
tính khả năng, khác với nghĩa nhận thức luận (ebistemic) là nghĩa chỉ ra sự cần
thiết, sự đoán chắc hay là tính có thể trong suy luận”.
Như vậy, cách lý giải về ẩn dụ của tác giả dựa trên các cơ sở: quan hệ giữa
cảm giác và tâm lý, quan hệ giữa cái nhìn và sự diễn đạt, quan hệ giữa từ nguyên
và ẩn dụ,… Nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, trí tuệ và khách thể, tác giả còn chỉ ra
rằng: “ phần trí tuệ và khách thể của đời sống tâm lý của chúng ta được gắn một
cách có quy tắc với thị giác, mặc dù những giác quan khác một cách ngẫu nhiên
cũng tạo nghĩa trí tuệ không kém một phần lớn những hiện tượng tương tự trong sự
xử lý ngôn ngữ nói chung có cái nhìn của trí tuệ” [60,tr.37]. Chính vì thế, “thao tác

cơ thể và sự cảm xúc” được tác giả cho là “một khu vực nguồn đối với những từ
gồm hai nghĩa, cả cái nhìn (gây ra một kích thích có thể nhìn thấy) và thao tác dữ
kiện - tâm lý (nắm được sự kiện bằng hiểu)”. Vì vậy, một từ như là thấy rõ

19


(discern), vốn từ nghĩa gốc “tách rời ra” [C.Y: dis-cern], hiện nay có hai nghĩa: “
nhìn thấy” và “hiểu thấu đáo bằng tâm lý” [60,tr.38].
Ví dụ: Khi nói: “Tôi thấy rõ lắm”; “Thấy rõ như trong lòng bàn tay” là biểu
thị sự quan sát trực tiếp bằng thị giác - ghi nhận hình ảnh của hiện thực khách quan
- của hoạt động nhìn.
Nhưng khi nói: “Tôi đã thấy rõ rồi”; “Tôi thấy rồi” thì lại là kết quả của
hoạt động trí tuệ.
Tác giả nêu vấn đề: Sự “nắm bắt” và thao tác nắm bắt rõ ràng là thuộc về
kiểm tra, “Những sự kiện nào phải kiểm tra, những sự kiện nào được hiểu (“ đã bắt
được”) hay những sự kiện nào không hiểu?”. Theo tác giả: “Một cách tương tự,
cách nhìn thấy(visual picking out) và sự điều chỉnh thích rõ ràng thuộc về kiểm tra”
(từ scope = phạm vi, cơ hội. Trong tiếng Anh, thuộc phạm vi kiểm tra, trong khi từ
này trong tiếng Hy Lạp lại thuộc về vi phạm vi nhìn). Như vậy, sự nhìn và nhận
thức (intellection) “được xem xét trong những cách song song”, bởi vì “năng lực tạo
tiêu điểm của thị giác - khả năng rút ra từ một cách khác là một đặc trưng dễ nhận
(salient) của sự nhìn và của tư duy”, nhưng “chắc chắn là không phải đặc trưng của
những giác quan khác trừ thính giác. Còn sự nghe (hearing) thì thiếu tiêu điểm có
sẵn và kém rõ rệt hơn sự nhìn” [60,tr.38]. Thực tế đã cho thấy, quan sát hiện thực
khách quan từ nhiều hướng bằng cách đưa mắt từ vật này sang vật khác trong khi
phải có một cố gắng lớn để nghe được nhiều thứ gây ra âm thanh và phân biệt rõ
chúng.
Như vậy, trên cơ sở những quan điểm đã dẫn, và sự so sánh giữa ẩn dụ và ẩn
dụ bổ sung, cho thấy: hiện tượng ngôn ngữ dựa trên cơ chế của sự chuyển đổi nghĩa

trong phạm vi trường nghĩa cảm giác, một trường nhỏ thuộc con người, là nhận thức
xuất phát từ sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan, đều được hình thành do nhu
cầu giao tiếp và chịu sự ràng buộc sâu sắc của dụng học trong mục đích giao tiếp
của con người.
Trong cuốn Hàm ẩn (1986) Orecchioni cũng cho rằng: giống như hoán dụ,
giảm nhẹ, phóng đại, trào lộng…, ẩn dụ là một phép chuyển nghĩa cổ điển “dựa

20


trên mối liên hệ tương tự giữa hai đối tượng tương ứng với hai nghĩa vị có liên quan
(như đối tượng mặt trăng và đối tượng lưỡi liềm)” [63,tr.97]. Và “phép chuyển
nghĩa (trope) chỉ là một trường hợp đặc biệt của hành chức hàm ẩn, được đặc trưng
bởi sự kiện một nội dung hàm ẩn trở thành được chiếu vật” [63,tr.94].
Ta vẫn biết, nói bằng hàm ẩn là nói được nhiều hơn cả, vì vậy người ta
thường nói bằng hàm ẩn, nhất là trong những sáng tạo bằng ngôn từ, nhiều những
nội dung hàm ( những điều nói bằng các từ có ẩn ý, những ý nghĩa đằng sau được
hiểu ngầm giữa các dòng) đè nặng lên các phát ngôn mà chúng có vai trò mấu chốt
trong sự hành chức của bộ máy tương tác” [63,tr.6].
Cái ý nghĩa đằng sau được hiểu ngầm giữa các dòng, chính là cái ý định, cái
mục đích,” thể hiện năng lực tu từ - dụng học” (Rhetorico – pragmatique)
[63,tr.194], của người nói muốn đạt tới được gửi vào phát ngôn. Nội dung những ý
nghĩa đó khi đã được mã hóa, trở thành yếu tố cấu trúc của yếu tố ngữ nghĩa,
nhưng cũng có khi không được mã hóa, mà người tiếp nhận phải dựa vào nội dung
tường minh của phát ngôn, dựa vào cảnh huống chuyên biệt (specific situations),
dựa vào sự hiểu biết về thế giới để thực hiện sự suy ý, để giải mã nó. Bởi vậy, tác
giả khẳng định: “ một phát ngôn không có nghĩa tự nó(sens-en-soi)”, “nó” muốn
nói cái điều mà người nhận nghĩ rằng nó muốn nói thế” [63,tr.308-309]. Nói cách
khác, cái ý nghĩa hàm ý không có trong từ, cũng không được tạo ra bởi riêng người
nói, lại càng không phải bởi riêng người nghe. Montaigne cũng cho rằng: “Lời nói

ra một nửa thuộc về người nói còn một nửa thuộc về người nghe” (Dẫn theo
[63,tr.309]). Nghĩa là, ý nghĩa hàm ẩn được tạo ra trong một quá trình động, dựa
trên sự thương lượng về ngữ nghĩa giữa người nói và người nghe - một sự tương tác
– trong một ngữ cảnh nhất định và nghĩa tiềm ẩn (potential) của phát ngôn. Nhưng
không phải bản chất của chúng khu biệt nội dung hàm ẩn với nội dung hiển ngôn,
mà là “chế định của chúng - kiều thể hiện, cách thức chúng “chứa” trong phát ngôn
= được đồng nhất cùng một lần sự hiện diện trong phát ngôn nào đó một nội dung
hàm ẩn nào đó, tạo đặc trưng cách thức tồn tại của chúng” [63,tr.8], mà dụng bổ
sung là một trong những cách thức đó.

21


×