Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Các nguyên tắc kế toán cần tuân thủ khi lập và trình bày BCTC theo IAS 01. Đối chiếu với chuẩn mực kế toán Việt Nam và quan điểm của nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.73 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
Với sức ép của quá trình hội nhập về kinh tế khu vực và thế giới, về đầu tư nước
ngoài, về thống nhất thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán, ... Đặc biệt, mục tiêu của
Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; việc
hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) doanh nghiệp, hài hòa với chuẩn mực
quốc tế là một yêu cầu tất yếu. Cũng như các nước, Việt Nam không thể bỏ qua vấn đề
này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Vì thế, sớm nghiên cứu
để giảm bớt và tiến tới xóa bỏ những khoảng cách, những ranh giới không cần thiết
giữa Hệ thống BCTC DN Việt Nam với các nước, là một trong những điều kiện thiết
yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, thúc đẩy quá trình đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài - trong đó có dịch vụ kế
toán và kiểm toán.
Báo cáo tài chính là một trong những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp
cung cấp ra bên ngoài, nó phản ánh theo cấu trúc tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh của một doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp các thông tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu
hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Có
thể nói thông tin tài chính có được từ BCTC mà doanh nghiệp cung cấp khá phức tạp,
do đó đòi hỏi không chỉ chủ doanh nghiệp mà các nhà đầu tư liên quan nên hiểu biết
những điều cơ bản trong việc lập và trình bày BCTC.
Nếu người sử dụng BCTC có thể hiểu được các yếu tố của các báo cáo này và cách
chúng liên quan đến nhau thì sẽ có thể giúp ích trong việc hiểu tình hình tài chính của
doanh nghiệp cũng như đưa ra quyết định kinh tế hợp lý, có hiệu quả.
Chính vì thế việc lập và trình bày các thông tin trên BCTC cần được quy định cụn thể
và thống nhất trên các văn bản pháp quy của lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và kế
toán nói riêng. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhận thức những vấn đề cần
thiết trong việc lập và trình bày BCTC, chúng em chọn đề tài: “ Các nguyên tắc kế
toán cần tuân thủ khi lập và trình bày BCTC theo IAS 01. Đối chiếu với chuẩn
mực kế toán Việt Nam và quan điểm của nhóm”.



PHẦN 2: CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CẦN TUÂN THỦ KHI LẬP VÀ
TRÌNH BÀY BCTC THEO IAS 01
2.1 Khái quát chung về BCTC
BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản
ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, BCTC chứa đựng
những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ
cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách
khác, BCTC là phương tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp cho những người quan tâm.
“Mục đích của BCTC là việc đưa ra các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt
động và những thay đổi trong tình trạng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết
định kinh t”. Thông thường BCTC được sử dungh với nhiều mục đích khác nhau:
người cho vay muốn biết liệu doanh nghiệp đang tìm ngân quỹ có khả năng hoàn vốn
lại được hay không, các nhà đầu tư quant âm đến khả năng ổn định tài chính và phát
sinh lợi nhuận cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm như thế nào
trong tương lai, những nhân viên có năng lực sử dụng BCTC để đánh giá tình hình tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh hiện tại của một công ty trước khi họ ký két hợp
đồng lao động với công ty đó, các cơ quan ban hành định chế cần các BCTC để đánh
giá hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp đó.
Như vậy, BCTC đóng góp một vai trò to lớn trong việc thông tin về tình hình tài chính
của doanh nghiệp đến với những người quan tâm
Như quy định hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp đều lập bốn loại BCTC bao
gồm: Báo cáo thu nhập( a statement of comprehensive income for the period), Bảng
cân đối kế toán( a statement ò financial position as at the end of the period), Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ( a statement of cash flows for the period) và báo cáo thay đổi vốn
chủ sở hữu( a statement of changes in equity for the period).
2.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các nguyên tắc lập và trình bày BCTC theo IAS
01“trình bày BCTC”, sơlược những định nghĩa, nội dung chính được quy định trong
chuẩn mực, đặc biệt đisâu vào nội dung cũng như phân tích các nguyên tắc lập và trình

bày BCTC, đối chiếu với chuẩn mực Việt Nam và đưa ra quan điểm của nhóm.
2.3 Đối tượng nghiên cứu.

-

Đối tượng nghiên cứu: các nguyên tắc lập và trình bày BCTC trong IAS 01
“Trình bày BCTC”.
2.4 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung bài thảo luận sẽ tập trung phân tích những nguyên
tắc trong việc lập và trình bày BCTC theo IAS 01


2.5 Các nguyên tắc kế toán cần tuân thủ khi lập và trình bày BCTC theo IAS
01
2.5.1 Yêu cầuchung khi cần trình bày báo cáo tài chính.
• Trình bày trung thực
Việc này thườngđạt được khi áp dụngIAS.Chỉ được phép không áp dụng khi việcáp
dụng chuẩn mực kế toán dẫn đến những báo cáo tài chính sai lệch.
• Tuân thủ IAS
Những khía cạnh sau cần được nêu:
 Việc tuân thủIAS cầnđược công bố.
 Việc tuân thủ tất cả các yêu cầu của từng chuẩn mực là bắt buộc.
 Việc công bốkhông thể biện minh được cho việc hạch toán sai.
 Việc tuân thủtheoIAS trước quy định phảiđược nêu ra.
• Chế độ kế toán
Chế độ kế toán đượcáp dụng phảitheo yêu cầu của IAS. Một doanh nghiệp phải xây
dựng cho mình một chế độ phù hợp và tin cậy nếu không có IAS (SIC 18)
• Khái niệm tiếp tục hoạt động
Các báo cáo tài chính phải được trình bày trên cơ sở tiếp tục hoạt động trừ khi có khả
năng là mộtđơn vị sẽ bị thanh lý hoặc ngưng kinh doanh. Nếu không được trình bày

trên cơ sở tiếp tục hoạtđộng,thì phải công bố vàđưa ra lý do tạisao không áp dụng
nguyên tắc này.Những vấn đề chưa chắc chắn liên quan đến khái niệm tiếp tục hoạt
động cũng cần được nêu rõ.
• Cơ sở dồn tích
Sử dụng cơ dồn tích cho việc trìnhbày ,ngoại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Tính nhất quán trong việc trình bày
Việc trình bày và phân loại các khoản mục phải được duy trì giữa các kỳ báocáo ,trừ
trường hợp việc thay đổi giúp cho việc trình bày hợp lý hơn hoặc do yêu cầu của IAS.
• Tính trọng yếu và tập hợp
Các khoản không chủ yếu có cùng bản chất và chức năng được phép tập hợp lại, không
được gộp lại các khoản trọng yếu.
• Bù trừ
Tài sản có và các tài sản nợ không được bù trừ cho nhau,trừ trường hợp đượcIAS cho
phép. Tuy nhiên những khoản tăng giảm không đáng kể và cho phí liên quan đến phát
sinh từ những giao dịch hoặc sự kiện tương tự nhau thì có thể được bù trừ cho nhau.
• Thông tin so sánh
Theo những nội dung sau đây:
 Thông tin số liệu của kỳ trước phảiđược công bố
 Đưa vào các thong tin mô tả hoặc diễn giải có liên quan.
 Phân loại lại thong tin so sánh khi việc phân loại các khoản muc được
sửađổi,tức là phải công bố bản chất số lượng và lý do.
2.5.2 Nguyên tắc cần tuân thủ khi lập và trình bày báo cáo tài chính
Xác định và kỳ báo cáo
• Các báo cáo tài chính cần phảiđược phân biệt với các thong tin khác.
• Từng bộ phận cấu thành cần phảiđược xác định rõ.
• Chủ yếu phải trình bày:
 Tên của doanh nghiệp báo cáo.
 Báo cáo của doanh nghiệp hay của tập đoàn.
 Ngày báo cáo và kỳ báo cáo.



Đơn vị tiền tệtheo báo cáo.
Mứcđộ chính xác.
• Tối thiểu phải có báo cáo năm..
• Các báo cáo phảiđượcđưa ra đúngthời hạn (trong vòng 6 tháng kể từ ngày báo
cáo).
Bảng tổng kết tài sản
Cung cấp thông tin về tình trạng tài chính.
Phân biệt lưu động và dài hạn
• Doanh nghiệp có thể lựa chọn cách phân loại này cho tài sản có và tài sản nợ
• Nếu không lựa chọn cách phân loạinày thì tài sản có và nợ phảiđược trình bày
theo trình tự bao quát về tính thanh khoản .
• Chia các tài khoản có thểthu hồi hoặc thanh toán trong vòng hoặc sau 12 tháng.
Tài sản lưu động gồmcó:
 Tài sản dự tính sẽđược thực hiện hoặc giữđể bán hoặcđể tiêu thụ trong
chu kì kinh doanh.
 Tài sảnđược giữ chủ yếu cho giao dịch hoặc giữ trong một thời gian
ngắn hạn và dự tính sẽđược thực hiện trong 12 tháng.
 Tiền mặt hoặc các tài sản tương đương không bị hạn chế sử dụng.
Nợ ngắn hạn gồm có:
 Nợ có dự tínhđược thanh toán trong chu kỳ kinh doanh thong thường.
 Nợđến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng.
Các khoản nợ dài hạn phải trả lãi được thanh toán trong vòng 12 tháng cũng có thểđưa
vào nợ dài hạn nếu:
 Thời hạn ban đầu trên 12 tháng
 Cóýđịnhđảo nợ.
 Ýđịnhđóđược ghi nhậntheo thoả thuận.
Các thông tin khác trong bảng tổng kết tài sản hoặc trong thuyết minh:
• Các khoản phải trả ( cho ai và từ ai ):
 Công ty mẹ

 Công ty con
 Cácđơn vị liên kết
 Các bên liên quan
• Đối với từng hạng mục vốn cổ phần :
 Số cổ phầnđược phép phát hành
 Số cổ phầnđã phát hành và số cổ phầnđãđược thanh toánđủ
 Số cổ phầnđã phát hành nhưng chưa thanh toán đủ.
 Mệnh giá cổ phiếu hoặc ghi không có mệnh giá.
 Cân đối số cổ phần vào đầu và cuối năm
 Quyền ,ưu đãi và hạn chế
 Do doanh nghiệp hoặc chi nhánh, đơn vị liên kết giữ.
 Dự trữđể phát hành dướidạng quyền chọn và hợpđồng bán.
• Bản chất và mục đích từng khoản dự trữ:
 Những cổđông có cổ tức chưa được chính thức chấp nhận thanh
toán.
 Lượng cổ tứcưu đãi tích luỹ chưa được ghi nhận.
Báo cáo thu nhập:
• Thông tin tối thiểu trên báo cáo thu nhập :
 Doanh thu




Kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh.
Chi phí tài chính.
Phân chia lãi/lỗ của cácđơn vị liên kết và liên doanh theo vốn chủ
sở hữu.
 Chi phí thuế.
 Lỗ,lãi từ hoạtđộng thông thường.
 Các khoản bất thường.

 Lợiích thiểu số
 Lỗ hoặc lãi ròng của cả kỳ.
- Các thong tin khác trên báo cáo hoặc trong thuyết minh:
• Phân tích phân loại chi phí theo bản chất và chức năng
• Nếu phân loại theo chức năng thi phải công bố:
 Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh hữu hình.
 Chi phí hao mòn tài sản cốđịnh vô hình.
 Chi phí nhân viên.
• Cổ tức trả cho từng cổ phiếu được công bố hoặc được dự tính.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
- Phản ánh thong tin về việc tăng giảm tài sản thuần.
- Thông tin tối thiểu trong báo cáo vốn chủ sở hữu:

Lỗ / lãi ròng trong kỳ.
• Thu nhập , chi phí, lãi,lỗ tính trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
• Ảnh hưởng cuả những thay đổi trong chếđộ kế toán.
• Ảnh hưởng của việc chỉnh sửa các lỗi cơ bản.
- Các thong tin khác được trình bày trong báo cáo và trong thuyết minh:

Các giao dịch vốn với các chủ sở hữu và các khoản phân chia cho
các chủ sở hữu.
• Cân đối số dư lợi nhuận tích luỹ hoặc lỗ vàođầu và cuối kỳ.
• Cân đối số kết chuyển của từng loại vốn,lãi cổ phần và từng khoản
dự trữ vàođầu và cuối kỳ.
Chếđộ kế toán và thuyết minh.
- Cung cấp những thong tin sau:
• Cơ sở lập và các chếđộ kế toán được lựa chọn.
• Thông tin theo yêu cầuIAS nhưng không được trình bày trong
báo cáo.
• Các thong tin khác giúp yêu cầu việc trình bày trung thực.

- Cấu trúc:
• Trình bày một cách hệ thống.
• Đối chiếu các khoản trong báo cáo tài chính và trong thuyết
minh.
- Trình bày các chếđộ kế toán.
• Cơ sở tính toánđược sử dụng trong khi lập báo cáo tài chính.
• Từng chếđộ kế toán được sử dụng,ngay cả nếu không có trong
IAS hiện hành.
- Các thông tin cầnđược công bố khác:
• Địa chỉ của doanh nghiệp.
• Hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
• Năm thành lập.
• Văn phòng/ địa chỉđăng ký kinh doanh.








Tính chất hoạtđộng/ các hoạtđộng chính.
Tên của công ty mẹ và công ty kiểm soát.

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU VỚI CHUẨN MỰC VIỆT NAM( VAS 21) VÀ IAS 01
3.1 Điểm giống
- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
- Việc áp dụng các chuẩn mực mực, trong mọi trường hợp, nhằm đảm bảo việc trình bày
trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

- Các nguyên tắc cơ bản trong việc lập trình bày báo cáo tài chính, bao gồm:
+ Hoạt động liên tục;
+ Cơ sở dồn tích;
+ Nhất quán;
+ Trọng yếu và tập hợp;
+ Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí trình bày trên báo
cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc
cho phép bù trừ;
+ Thông tin so sánh: Các thông tin trong báo cáo tài chính nhằm so sánh giữa các kỳ
kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin trong báo cáo tài chính của kỳ
trước.
-

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho kỳ kế toán năm.
Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán
năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc
ngắn hơn một năm dương dịch và việc thay đổi này cần được thuyết minh

-

Cho dù sử dụng phương pháp trình bày nào, doanh nghiệp phải trình bày tổng số

tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng đối với từng khoản mục tài sản
hoặc công nợ có bao gồm các khoản dự tính được thu hồi hay thanh toán:
a) Trong vòng 12 tháng sau kỳ báo báo
b) Sau 12 tháng sau kỳ báo cáo.


- Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm:
+ Việc trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán, hoặc khi quy mô, bản chất hoặc

chức năng của một khoản mục đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực
và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp;
+ Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo
tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp.
- Các thông tin phải được trình bày hoặc trong Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc trong
Thuyết minh báo cáo tài chính.
3.2 Điểm khác nhau:
Nội dung
Hệ thống báo cáo tài
chính

IAS 01
Hệ thống báo cáo tài chính của
doanh nghiệp gồm:
a) Bảng cân đối kế toán tại
cuối kỳ;
b) Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ, có thể
trình bày kết quả hoạt động
kinh doanh trong 2 loại báo
cáo: Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và Báo cáo
tổng hợp các khoản thu nhập;
c) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
hữu;
d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

e) Các thuyết minh báo cáo tài
chính, bao gồm thuyết minh về

các chính sách kế toán chủ yếu
và các thuyết minh khác.
f) Bảng cân đối kế toán tại thời
điểm đầu của kỳ so sánh gần
nhất khi doanh nghiệp áp dụng
hồi tố chính sách kế toán hoặc
thực hiện việc điều chỉnh hồi
tố đối với một số khoản mục
trên báo cáo tài chính hoặc khi
doanh nghiệp thực hiện phân
loại lại các khoản mục trên
báo cáo tài chính.

VAS 21
Hệ thống báo cáo tài chính của
doanh nghiệp gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

d) Thuyết minh báo cáo tài
chính.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
hữu được trình bày ở phần
thuyết minh báo cáo tài chính.


Doanh nghiệp có thể đặt tên
khác cho các báo cáo thay vì

sử dụng tên trong chuẩn mực.
Xây dựng chính sách
kế toán khi không có
chuẩn mực kế toán cụ
thể

Trường hợp không áp
dụng các yêu cầu

Kỳ báo cáo

Phân biệt tài sản nợ,
nợ phải trả ngắn hạn
và dài hạn

Tính linh hoạt trong việc áp
dụng các chuẩn mực
Cho phép sử dụng các quy
định mới nhất của các tổ chức
ban hành chuẩn mực khác có
cùng những quy định chung để
xây dựng các chuẩn mực kế
toán, các hướng dẫn kế toán và
các thông lệ được chấp nhận
trong cùng ngành với điều
kiện các quy định này không
mâu thuẫn với các chuẩn mực
kế toán hiện hành và quy định
chung.
Trong một số trường hợp đặc

biệt, cho phép việc không áp
dụng các yêu cầu chung nhằm
đảm bảo báo cáo tài chính
được trình bày trung thực và
hợp lý, khi Ban giám đốc
doanh nghiệp thấy rằng việc
tuân thủ theo các quy định
chung sẽ làm sai lệch báo cáo
tài chính. Tuy nhiên, việc
không áp dụng theo các quy
định chung cần được trình bày.
Không đề cập vấn đề này.
Có thể lập báo cáo tài chính
cho giai đoạn 52 tuần do yêu
cầu thực tế nếu báo cáo tài
chính không có những khác
biệt trọng yếu so với báo cáo
tài chính lập cho kỳ kế toán
năm
Doanh nghiệp có thể trình bày
riêng biệt các tài sản và nợ
phải trả thành ngắn hạn và dài
hạn. Trường hợp doanh nghiệp
không trình bày riêng biệt các
tài sản và công nợ ngắn hạn và
dài hạn, các tài sản và nợ phải
trả được trình bày theo tính
thanh khoản giảm dần nếu việc
trình bày này cung cấp thông


Tính bắt buộc trong việc áp
dụng các chuẩn mực, các chính
sách và quy định. Chuẩn mực
yêu cầu xem xét các quy định
và hướng dẫn trong chuẩn mực
kế toán hiện hành đối với các
vấn đề tương tự hoặc liên quan,
quy định chung hoặc các quy
định trong từng lĩnh vực kinh
doanh.

Không đề cập vấn đề này.
Trong thực tế, các doanh
nghiệp phải được sự đồng ý
của Bộ Tài chính về việc áp
dụng các chính sách kế toán có
sự khác biệt so với các chuẩn
mực.

Việc lập báo cáo tài chính cho
một niên độ kế toán không
được vượt quá 15 tháng.
Không đề cập vấn đề này

Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn
và dài hạn phải được trình bày
thành các khoản mục riêng biệt
trên Bảng cân đối kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp
không thể phân loại được tài

sản và nợ phải trả do đặc thù
của hoạt động thì tài sản và nợ
phải trả phải được trình bày thứ
tự theo tính thanh khoản giảm


Ngày đáo hạn của các
tài sản và công nợ

Mẫu biểu Bảng cân
đối kế toán
Trình bày Báo cáo kết
quả hoạt động kinh
doanh

Cổ tức

Thay đổi nguồn vốn
chủ sở hữu

tin phù hợp và đáng tin cậy
hơn.
Doanh nghiệp cần trình bày
ngày đáo hạn của cả tài sản và
công nợ để đánh giá tính thanh
khoản và khả năng thanh toán
của doanh nghiệp.
Không đưa ra Bảng cân đối kế
toán mẫu hoặc trình tự trình
bày các khoản mục.


dần.

Doanh nghiệp phải trình bày
những thông tin phản ánh sự
thay đổi nguồn vốn chủ sở
hữu:
- Lãi hoặc lỗ thuần của niên
độ;
- Các nghiệp vụ giao dịch về

Thông tin này được trình bày
trong thuyết minh báo cáo tài
chính.

Không đề cập đến vấn đề này.

Bảng cân đối kế toán được lập
phù hợp với các quy định trong
văn bản hướng dẫn thực hiện
chuẩn mực này.
Doanh nghiệp phải trình bày
Chuẩn mực chỉ yêu cầu doanh
các khoản mục thu nhập và chi nghiệp trình bày báo cáo kết
phí ghi nhận trong kỳ:
quả hoạt động kinh doanh
a) Trong một báo cáo tổng hợp riêng.
các khoản thu nhập; hoặc
b) Trong 2 loại báo cáo: Báo
Doanh nghiệp cần trình bày

cáo trình bày lỗ/lãi (báo cáo
Báo cáo kết quả hoạt động kinh
kết quả hoạt động kinh doanh doanh theo chức năng của chi
riêng); báo cáo trình bày các
phí. Trường hợp do tính chất
khoản lỗ/lãi và các khoản thu
ngành nghề kinh doanh mà
nhập khác (báo cáo tổng hợp
doanh nghiệp không thể trình
các khoản thu nhập).
bày các yếu tố thông tin trên
Doanh nghiệp cần trình bày
Báo cáo kết quả hoạt động kinh
Báo cáo kết quả hoạt động
doanh theo chức năng của chi
kinh doanh/Báo cáo tổng hợp
phí thì được trình bày theo bản
các khoản thu nhập theo chức chất của chi phí.
năng của chi phí hoặc theo
chức năng của chi phí hoặc
theo bản chất của chi phí, tùy
thuộc vào cách trình bày nào
cung cấp thông tin hợp lý và
đáng tin cậy hơn.
Thông tin này có thể trình bày Doanh nghiệp cần phải trình
trong Thuyết minh báo cáo tài bày lãi trên cổ phiếu, số cổ tức
chính hoặc trên báo cáo thay
công bố hoặc đề xuất cho kỳ
đổi vốn chủ sở hữu.
của báo cáo tài chính.

Thông tin này cần phải trình
bày trong Thuyết minh báo cáo
tài chính.


vốn với các chủ sở hữu và việc
phân phối lợi nhuận cho các
chủ sở hữu;
- Số dư của khoản mục lãi, lỗ
lũy kế vào thời điểm đầu niên
độ và cuối niên độ, và những
biến động trong niên độ; và
- Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ
của mỗi loại vốn góp, thặng dư
vốn cổ phần, các khoản dự
phòng vào đầu niên độ và cuối
niên độ và trình bày riêng biệt
từng sự biến động.
Lãi từ hoạt động kinh
doanh (Operating
profit) không bao gồm
các khoản chi phí, thu
nhập tài chính

Lãi từ hoạt động kinh doanh là
các khoản lãi từ các hoạt động
kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp nó không bao
gồm những khoản thu nhập tài
chính và chi phí tài chính.

Lãi từ hoạt động kinh doanh là
các khoản lãi từ các hoạt động
kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp nó thường là
nguồn lãi quan trọng nhất và ổn
định nhất của một doanh
nghiệp. Chính vì thế nó phải
được tách biệt ra khỏi các
khoản doanh thu và chi phí tài
chính để tiện việc so sánh và dự
đoán lãi lỗ trong tương lai của
doanh nghiệp. Ví dụ một công
ty có nhiều doanh nghiệp cùng
hoạt động trong một lĩnh vực
chính, các nhà quản lý tập đoàn
cần biết được khoản lãi kinh
doanh của các công ty, các bộ
phận để so sánh, đánh giá việc
thực hiện của các công ty con,
các bộ phận này. Nếu chi phí và
thu nhập tài chính nằm lẫn
trong lãi kinh doanh các nhà
quản lý, các nhà đầu tư không
thể so sánh được lãi hoạt động
kinh doanh (vì các công ty có
những khoản thu nhập và chi

Theo VAS 21 “Trình bày các
báo cáo tài chính” khoản mục
“Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh” bao gồm cả
thu nhập và chi phí tài chính
(cả chi phí lãi vay, chênh lệch
tỷ giá hối đoái).


phí tài chính rất khác nhau)
cũng như rất khó có thể ước
tính khả năng sinh lời của
những năm tới được. Chính vì
vậy theo IFRS lãi kinh doanh
không bao gồm các khoản chi
phí, thu nhập tài chính. Các
khoản chi phí, thu nhập tài
chính được trình bày tách biệt
trên bề mặt của báo cáo kết quả
kinh doanh.

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM
4.1 Quan điểm của nhóm về IAS 01 và VAS 21

Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Việc được xây dựng
dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính
(BCTC) của các doanh nghiệp, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị
trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhóm có ý kiến cho rằng, VAS
hiện mới chỉ là sự vận dụng đơn giản IAS trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, thực tế
VAS chưa hòa hợp với IAS và chưa cập nhật theo những thay đổi của IAS những năm
gần đây.
Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân

thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên
IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc
điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ
bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị
trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp
Xét về lập và trình bày BCTC được quy định trong chuẩn mực VAS 21 của Việt
Nam.VAS 21 ban hành ngày 30/12/2003 dựa trên IAS 01 đã điều chỉnh phù hợp với
đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam.Do đó mặc dù có những điểm giống nhau nhưng
VAS 21 có những yếu tố không đồng nhất với IAS 01 và bộc lộ nhiều hạn chế. Các
nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày BCTC: Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn
tích; Nhất quán; Trọng yếu và tập hợp; Bù trừ; Thông tin so sánh được VAS áp dụng
triệt để, song khi trình bày trên BCTC, có một vài điểm khác biệt trong quy định:
Điểm xuất phát của lợi nhuận gắn với giá trị vốn


Khái niệm lợi nhuận tổng hợp đã chỉ ra điểm xuất phát của lợi nhuận gắn với giá
trị vốn. Vì lợi nhuận kế toán là tất cả những khoản thu nhập chi phí và các giao dịch
ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu (không kể các khoản có nguồn gốc từ chủ sở hữu). Như
vậy, ngoài những kết quả đã thực hiện và đi vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh, những khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu cũng được tập hợp và trình bày trong
thành phần lợi nhuận tổng hợp khác. Điểm xuất phát của lợi nhuận gắn với giá trị vốn
này theo IAS hoàn toàn khác biệt với khái niệm lợi nhuận kế toán theo VAS. Về bản
chất, các yếu tố thu nhập và chi phí đều làm ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu, lợi nhuận
kế toán theo VAS nằm trong mối tương quan với yếu tố thu nhập và chi phí thể hiện sự
biến động vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, do lợi nhuận kế toán theo VAS không xuất phát
từ giá trị vốn, nên có những khoản dự trữ khác ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu nhưng
lại được trình bày ở trạng thái tĩnh trên Bảng cân đối kế toán mà không được xem là
kết quả lợi nhuận kế toán.
Các yếu tố của báo cáo về kết quả kinh doanh
Vì khác nhau ở điểm xuất phát của lợi nhuận gắn với giá trị vốn, nên định nghĩa

về các yếu tố của hai báo cáo: BCKQHĐKD và Báo cáo lợi nhuận tổng hợp có điểm
khác biệt:
- Các yếu tố của Báo cáo lợi nhuận tổng hợp gồm thu nhập và chi phí. Định
nghĩa yếu tố thu nhập và chi phí theo IAS 1 hiểu theo ý nghĩa toàn diện , đó là tất cả
kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, hoạt động khác và kể cả
những giao dịch và sự kiện khác ảnh hưởng vốn chủ sở hữu (không kể các giao dịch có
nguồn gốc từ chủ sở hữu) làm tăng/giảm tài sản và nợ phải trả. Tất cả các yếu tố này
được trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, góp phần đo lường sự gia tăng trong
giá trị tài sản thuần trong kỳ.
- Trong khi đó, VAS 21 yêu cầu trình bày các yếu tố thu nhập và chi phí nhưng
các yếu tố này không nêu rõ về các giao dịch và sự kiện khác, ví dụ : chênh lệch tỷ giá,
chênh lệch đánh giá lại tài sản, đây là các khoản dự trữ do điều chỉnh lại giá trị của tài
sản/nợ phải trả mà kết quả chưa đi vào lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
Vốn và bảo toàn vốn
Khi nghiên cứu về các lý thuyết lợi nhuận, chúng ta đã tiếp cận rất nhiều khái
niệm lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Rõ ràng là, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
vấn đề về vốn (năng lực kinh tế) và bảo toàn vốn (không thay đổi ở điểm cuối kỳ so
với đầu kỳ). Để đo lường lợi nhuận, các kế toán viên đã đặt ra các nguyên tắc kế toán
và dựa trên chứng cớ khách quan để đưa ra kết quả lợi nhuận kinh tế. Cùng với sự phát
triển kinh tế và sự thay đổi giá trị tiền tệ, vấn đề đo lường lợi nhuận lại tiếp tục được
nghiên cứu và hoàn thiện để đảm bảo kết quả lợi nhuận đạt được sau khi vốn được bảo
toàn. IASB đã đề cập đến khái niệm vốn và bảo toàn vốn trong các IAS.Lợi nhuận
tổng hợp cũng là kết quả lợi nhuận kế toán sau khi đã bảo toàn vốn.Bởi vì, những lợi
ích cũng như rủi ro liên quan đến tài sản hiện hữu đã được tính toán và dự trữ trong lợi


nhuận tổng hợp để đảm bảo vốn được bảo toàn.Khái niệm bảo toàn vốn đã tạo cầu nối
giữa vốn và lợi nhuận bởi vì nó chỉ ra được điểm xuất phát của việc xác đinh lợi
nhuận.VAS không đề cập đến khái niệm vốn và bảo toàn vốn.
Phương pháp đo lường các đối tượng kế toán

IAS 01 yêu cầu trình bày BCTC nhằm giúp các đối tượng sử dụng BCTC hiểu
rõ hơn về bản chất của các nghiệp vụ kinh tế, đòi hỏi nhiều hơn xét đoán nghề nghiệp
trong việc đưa ra cách xử lý kế toán thích hợp và đề nghị sử dụng giá trị hợp lý như
một cơ sở đo lường chủ yếu nhằm tăng tính đáng tin cậy và thích hợp của thông tin
trình bày trên BCTC. Giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả là “giá trị đầu ra” của tài
sản hay nợ phải trả. Giá trị đầu ra có thể được xác định trực tiếp từ thị trường hay ước
tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật định giá. Từ quan điểm này, làm phát sinh các
khoản lãi/lỗ được ghi nhận như là một khoản dự trữ liên quan đến sự thay đổi giá trị tài
sản thuần.Các khoản này gọi là lợi nhuận tổng hợp khác (gồm lãi/lỗ đánh giá lại tài
sản, lãi/lỗ đối với quỹ lợi ích nhân viên, lãi/lỗ từ chuyển đổi BCTC, lãi/lỗ đánh giá
công cụ tài chính…) và được trình bày trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. Trong khi đó,
vấn đề cốt lõi của đo lường lợi nhuận theo VAS dựa trên phương pháp giá gốc. Việc
đánh giá lại tài sản được thực hiện khi có quyết định của Nhà nước. Giá trị đánh giá lại
dựa trên bảng giá do Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản xác lập. Chênh
lệch tỷ giá hối đoái được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán trong giai đoạn đầu tư
xây dựng cơ bản và khi chuyển đổi BCTC của hoạt động ở nước ngoài (phản ánh trên
BCTC hợp nhất).
Từ đó ta thấy rõ được hạn chế của thông tin về kết quả kinh doanh theo VAS 21:
Bản chất của lợi nhuận
Về bản chất thì lợi nhuận là sự gia tăng giá trị tài sản thuần trong kỳ. Từ những
khác biệt giữa VAS và IAS đã trình bày ở phần trên về vấn đề vốn và bảo toàn vốn
chưa được đề cập trong VAS, cũng như đo lường các đối tượng kế toán theo nguyên
tắc giá gốc được chấp nhận, cho thấy rằng lợi nhuận kế toán theo VAS chưa tiến đến
gần bản chất của nó. Chỉ khi nào xác định điểm xuất phát của việc đo lường lợi nhuận
gắn với giá trị vốn, thì lợi nhuận sẽ tiến đến gần hơn với bản chất của nó. Hiện nay,
thấy rằng việc trình bày thông tin lợi nhuận trên BCKQHĐKD theo VAS-21 chưa tập
hợp tất cả những giao dịch ảnh hưởng đến vốn (không kể các khoản có nguồn gốc từ
chủ sở hữu) mà chỉ trình bày kết quả thu nhập, chi phí đã thực hiện, như vậy đã bỏ sót
một phần những giao dịch ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu như: chênh lệch tỷ
giá, chênh lệch đánh giá lại tại sản,…Do đó, thông tin lợi nhuận kế toán trên

BCKQHĐKD là chưa toàn diện.
Giá trị mong đợi nhận được trong tương lai đối với nguồn lực hiện tại và rủi ro từ
sự thay đổi giá trị tài sản


Xuất phát từ việc đo lường các đối tượng kế toán theo giá gốc, thông tin về lợi
nhuận kế toán chỉ dựa trên những kết quả đã thực hiện trong quá khứ làm gia tăng giá
trị tài sản thuần mà không phản ánh giá trị mong đợi nhận được cũng như rủi ro đối
với nguồn lực hiện hữu. Người sử dụng thông tin về kết quả lợi nhuận, ngoài việc đánh
giá khả năng sinh lợi và năng lực hoạt động trong quá khứ, còn mong đợi ở kết quả lợi
nhuận những dòng tiền mà doanh nghiệp có thể nhận được trong tương lai từ nguồn
lực của mình. Để phản ánh giá trị mong đợi này, cần phải cộng thêm vào kết quả lợi
nhuận kế toán những thay đổi trong giá trị tài sản so với giá gốc chưa được ghi nhận
để phản ánh đúng giá trị tương lai sẽ nhận được.Cũng như phải dự trữ trước những rủi
ro sẽ gánh chịu trong thông tin về kết quả lợi nhuận giúp cho người sử dụng khả năng
dự đoán để đưa ra các quyết định kinh tế.Xét trong dài hạn, tất cả những thay đổi giá
trị tài sản sẽ được ghi nhận hết vào kết quả lợi nhuận, tuy nhiên thông tin về lợi nhuận
kế toán hiện nay làm chậm trễ kết quả lợi nhuận thực sự.Như vậy là đã từ chối một
phần quan trọng của toàn bộ bức tranh hoạt động của doanh nghiệp. Nếu nói rằng tối
đa hóa lợi nhuận là mục tiêu sống còn của một doanh nghiệp, bằng cách chỉ nhìn vào
một phần bức tranh hoạt động của các kết quả đã đạt được trong quá khứ, lợi nhuận kế
toán làm cho việc đánh giá sự thành công của nhà quản trị trong việc tạo ra lợi nhuận
kém chính xác hơn. Hạn chế này không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng
thông tin về kết quả kinh doanh đó là khả năng dự đoán.
Ngoài ra, chế độ kế toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo một cách cứng
nhắc, làm triệt tiêu tính linh hoạt và đa dạng của hệ thống BCTC, trong khi IAS không
đưa ra mẫu biểu cụ thể của báo cáo. Theo VAS 21, doanh thu và chi phí tài chính được
tính vào lãi /lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là
không phù hợp với thông lệ quốc tế, khi các khoản lãi /lỗ bán cổ phiếu vốn không phải
của hoạt động mang tính thường xuyên của DN lại được hiểu là kết quả hoạt động kinh

doanh chủ yếu.
4.2 Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế
Có nhiều lý do để giải thích cho sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS, trong đó có những
nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán.
Nguyên nhân trực tiếp
- VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS tương ứng được ban hành đến cuối
năm 2003, nhưng sau đó không được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và
IFRS mới được ban hành sau năm 2003;
- IAS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm bảo
tính ‘liên quan’ của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá
gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS;
- IAS cho phép sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến
IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều


hơn.
Nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán
- Thứ nhất, văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp
dụng IAS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì BCTC theo IAS sử dụng nhiều ước
tính kế toán, ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận
trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên, điều này cũng giảm
nhiều sự phù hợp của thông tin trên BCTC. Đặc điểm văn hoá này là yếu tố ảnh hưởng
gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS.
- Thứ hai, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển
kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20, thị trường vốn của Việt Nam là
một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành hơn mười
năm nay. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới
chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi
đó, định hướng của IAS là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị

trường và hỗ trợ thị trường vốn, một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích
chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những
người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế.
Do vậy, định hướng phát triển của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường
vốn không mạnh như IAS; nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và
hợp lý như IAS để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện
nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài
chính chất lượng cao vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết
định của họ.
- Thứ ba, Việt Nam là một nước theo hướng điển chế luật (code law) hay luật thành
văn (civil law), khác với các nước theo hướng thông luật (common law). Trong các
nước theo hướng điển chế luật, nhìn chung, sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về
tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các nước theo hướng thông luật. VAS
được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật của một nước theo hướng điển chế
luật trong khi IAS được phát triển phù hợp với hệ thống luật của các nước theo hướng
thông luật. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy
chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về
phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo; việc soạn thảo, ban
hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước
thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi
đó, tại các quốc gia phát triển IAS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào
chế độ kế toán quốc gia; việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện thông qua việc
giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và
trình bày BCTC; chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức
tư nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và
sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong các
văn bản luật.


Bởi vậy, cần có những giải pháp góp phần gia tăng mức độ hòa hợp trên BCTC của

các DN ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập:
+ Trong IAS/ IFRS , giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong sự đo lường và
ghi nhận các yếu tố BCTC.
+ Khẩn trương đánh giá sửa đổi, bổ sung cập nhật 26 chuẩn mực đã ban hành cho phù
hợp với những thay đổi của IAS/ IFRS và thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
+ Nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban hành 5
chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch phát sinh trong đời sống
kinh tế.
+ Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp
với yêu cầu của IAS/IFRS.
KẾT LUẬN
Việc áp dụng IAS/IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đôit cách thức ghi nhận, đo
lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế
toán, là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng
nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. IAS/ IFRS được
chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị
trường chứng khoán thế giới. Việc sử dụng IAS/IFRS mang lại những lợi ích rõ ràng
như: tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và sự hội nhập về kế toán giúp cho các
công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế. đến nay đã có hơn 119 quốc gia trên thế
giới thực hiện việc yêu cầu( bắt buộc) hoặc cho phép( không bắt buộc) các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán của họ sử dụng IAS/ IFRS khi lập và trình bày
BCTC.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />page=4
4. />page=4
5. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS.
BIÊN BẢN HỌP NHÓM ( LẦN 1)
Nhóm 05



Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung công việc:
Nhóm trưởng phân công công việc theo đê cương nhóm đã thảo luận từ trước( cuối
buổi học). Cụ thểBIÊN BẢN HỌP NHÓM( LẦN 2)
Nhóm 05

Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung công việc:
Nhóm sửa lại nội dung bài thảo luận. Nhóm trưởng phân công bạn thuyết trình và làm
slide. Cụ thể:
Người thuyết trình:
Người làm slide:

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
Nhóm 05
ST
T
1
2
3

Họ và tên

Mã sinh viên

Đánh giá Chữ ký



4
5
6
7
8
9

Nhóm trưởng



×