Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp tháo gỡ rào cản trong trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp ( nghiên cứu trường hợp công ty VTC mobile)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN NGỌC BẢO

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN
TRONG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP CÔNG TY VTC MOBILE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN NGỌC BẢO

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN
TRONG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP CÔNG TY VTC MOBILE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Huy Tiến

HÀ NỘI – 2015



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ......................................................... 7
DẪN NHẬP .......................................................................................................... 8
1.

Tên đề tài................................................................................................ 8

2.

Lý do nghiên cứu ................................................................................... 8

3.

Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 10

4.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 11

4.1.


Mục tiêu tổng quát ...................................................................................11

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................12

5.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 12

5.1.

Phạm vi nội dung .....................................................................................12

5.2.

Phạm vi thời gian .....................................................................................12

5.3.

Phạm vi không gian .................................................................................12

6.

Mẫu khảo sát ....................................................................................... 12

6.1.

Khách thể .................................................................................................12


6.2.

Mẫu khảo sát ............................................................................................13

7.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 13

7.1.

Câu hỏi chủ đạo .......................................................................................13

7.2.

Câu hỏi nội dung ......................................................................................13

8.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 13

8.1.

Giả thuyết chủ đạo ...................................................................................13

8.2.

Giả thuyết phụ ..........................................................................................13

9.


Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết ................................................ 14

9.1.

Tiếp cận lý thuyết .....................................................................................14

9.2.

Tiếp cận phương pháp .............................................................................14

9.3.

Các phương pháp thu thập thông tin .......................................................15

10. Cấu trúc dự kiến của Luận văn ......................................................... 16
1


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP ............................... 17
1.1. Tác động của hoạt động nghiên cứu và triển khai và đổi mới công
nghệ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................... 17
1.1.1. Hoạt động nghiên cứu và triển khai ........................................................17
1.1.2. Năng lực NC&TK ....................................................................................21
1.1.2.1.

Khái niệm năng lực NC&TK ..........................................................21

1.1.2.2.


Các yếu tố của năng lực NC&TK ...................................................21

1.1.3. Đổi mới công nghệ và các mối quan hệ ...................................................23
1.1.3.1.

Khái niệm về ĐMCN ......................................................................23

1.1.3.2.

Tiế n triǹ h đổi mới ............................................................................24

1.1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................................................28
1.1.4.1.

Khái niệm chung về năng lực cạnh tranh ........................................28

1.1.4.2.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các yếu tố cấu thành .....29

1.1.5. Vai trò của nghiên cứu và triển khai và đổi mới công nghệ đối với năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp .........................................................................30
1.1.5.1.

Hoạt động NC&TK là yếu tố quan trọng cấu thành của năng lực

cạnh tranh .........................................................................................................30
1.1.5.2.


Tác động của NC&TK và ĐMCN đến từng yếu tố của NLCT ......30

1.2. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm ............................................... 32
1.2.1. Tự chủ ......................................................................................................32
1.2.2. Tự chịu trách nhiệm .................................................................................33

1.3. Quỹ và Quỹ phát triển KH&CN của DN .......................................... 34
1.3.1. Khái niệm quỹ ..........................................................................................34
1.3.1.1.

Quỹ là một nguồn cung cấp, một nguồn dự trữ ..............................34

1.3.1.2.

Quỹ là một lượng tiền hoặc nguồn lực tài chính sử dụng cho một

mục đích sinh lời ..............................................................................................35
1.3.1.3.

Quỹ là khoản để dành ......................................................................36

1.3.1.4.

Quỹ là một loại hình dự trữ bắt buộc ..............................................36

1.3.2. Quỹ phát triển KH&CN của DN ..............................................................37
1.3.2.1.

Nguồn trích thành lập ......................................................................37


1.3.2.2.

Vai trò của Quỹ Phát triển KH&CN DN ........................................38

2


1.4. Rào cản và tác động tới trích lập và sử dụng quỹ phát triển
KH&CN của doanh nghiệp ........................................................................ 39
1.4.1. Khái niệm rào cản ....................................................................................39
1.4.2. Tác động của rào cản tới trích lập và sử dụng quỹ .................................40
1.4.2.1.

Rào cản hành chính .........................................................................40

1.4.2.2.

Rào cản tâm lý .................................................................................41

1.4.2.3.

Rào cản do thiếu thông tin...............................................................41

Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 42
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT
TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 44
2.1. Khái lƣợc về cơ chế tạo nguồn cho NC&TK của DN tại một số
nƣớc trên thế giới ........................................................................................ 44
2.1.1. Khái quát chung .......................................................................................44
2.1.2. Kinh nghiệm một số quốc gia...................................................................45

2.1.2.1.

Tài trợ qua các chương trình ...........................................................45

2.1.2.2.

Khuyến khích tạo nguồn qua thuế ...................................................49

2.1.2.3.

Khuyến khích thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào NC&TK của một

số nước

.........................................................................................................50

2.2. Thực trạng trích lập quỹ phát triển KH&CN của Việt nam .......... 55
2.2.1. Tình hình chung về DN nước ta ...............................................................55
2.2.2. Nhu cầu đổi mới công nghệ và các nguồn đảm bảo ................................ 56
2.2.3. Về nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nội dung số .........62

2.3. Các rào cản doanh nghiệp hiện đang gặp phải trong trích lập và sử
dụng quỹ phát triển KH&CN .................................................................... 64
2.4. Nghiên cứu trƣờng hợp Công ty VTC Mobile ................................. 67
2.4.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................67
2.4.2. Chiến lược phát triển của công ty ............................................................70
2.4.3. Năng lực tài chính ....................................................................................72
2.4.4. Kết quả kinh doanh, thị trường và khách hàng .......................................72
2.4.4.1.


Kết quả kinh doanh .........................................................................72

2.4.4.2.

Sản phẩm, Thị trường và Khách hàng .............................................73

3


2.4.5. Thông tin nhân lực ...................................................................................73
2.4.6. Tổ chức hoạt động nghiên cứu và triển khai ...........................................75
2.4.6.1.

Công nghệ và chất lượng.................................................................75

2.4.6.2.

Phương thức tổ chức NC&TK theo cấu trúc ma trận .....................76

2.4.6.3.

Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai .............................77

2.4.7. Về trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của Công ty .................77

Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 78
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG THÀNH LẬP
VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP ..... 79
3.1. Tiếp cận đề xuất giải pháp ................................................................. 79
3.1.1. Ý tưởng trích lập quỹ từ lợi nhuận trước thuế .........................................79

3.1.2. Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp là xu thế tất yếu ...............................81
3.1.3. Bài học từ kinh nghiệm quốc tế................................................................ 83
3.1.4. Gợi ý của một số chuyên gia được hỏi và phỏng vấn sâu .......................84

3.2. Một số giải pháp khắc phục rào cản ................................................. 85
3.2.1. Nhóm giải pháp cục bộ (tối thiểu) ...........................................................85
3.2.1.1.

Giải pháp cực đoan (hạ sách) ..........................................................85

3.2.1.2.

Các giải pháp về hỗ trợ thuế và ưu đãi liên quan ............................85

3.2.2. Nhóm giải pháp tối đa – trao quyền tự chủ cho DN trong việc trích lập
và giải ngân quỹ ....................................................................................................87
3.2.2.1.

Xóa bỏ lệch chuẩn hành chính trong quản lý nhà nước về KH&CN ..
.........................................................................................................87

3.2.2.2.

Bỏ quy định giới hạn trích10% thu nhập chịu thuế.........................88

3.2.2.3.

Doanh nghiệp được chủ động .........................................................89

3.2.2.4.


Đơn giản hóa thủ tục hành chính.....................................................89

Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 90
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 94

4


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Huy Tiến thầy hướng dẫn trực tiếp học viên hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giảng
dạy các môn học chung, các chuyên đề trong chương trình đạo tạo của khoá học,
qua đó đã truyền đạt cho học viên nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu và bổ
ích.
Học viên xin chân thành cảm Quý Thầy, Cô, cán bộ phụ trách chuyên
môn và hành chính của Phòng Quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm và cán bộ,
viên chức Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia
học tập và nghiên cứu tại trường.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các lãnh đạo, các cán
bộ, công chức, viên chức của Tổng Công ty VTC và đồng nghiệp của VTC
Mobile đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn. Học viên xin cảm ơn mọi sự đóng góp cho việc hoàn thiện
luận văn này.
Hà nội, ngày 8 tháng 11 năm 2015.

5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNV&N:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN KH&CN

Doanh nghiệp KH&CN

DN:

Doanh nghiệp

ĐMCN:

Đổi mới công nghệ

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

KT-XH:

Kinh tế - Xã hội

NC&TK/R&D:

Nghiên cứu và triển khai.


NCCB:

Nghiên cứu cơ bản

NCƯD:

Nghiên cứu ứng dụng

ODA:

Viện trợ chính thức

OECD:

Organisations for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế)

QTCN

Quy trình công nghệ

SX-KD:

Sản xuất - Kinh doanh

UNESCO:

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organisations (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hoá của Liên hiệp quốc)


6


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1. Sơ đồ 1.1. Hoạt động NC&TK và loại hình sản phẩm
2. Sơ đồ 1.2. Tiến trình đổ i mới theo mô hình khoa ho ̣c đẩ y
3. Sơ đồ 1.3. Tiến trình đổ i mới theo mô hình phi tuyến
4. Sơ đồ 2.1. Cơ chế hỗ trợ tạo nguồn cho NC&TK
5. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty VTC Mobile
6. Sơ đồ 2.3. Tổ chức hoạt động NC&TK theo mô hình ma trận

7. Sơ đồ 3.1. Chu kì sống sản phẩm và hỗ trợ tài chính
8. Sơ đồ 3.2. Khả năng NC&TK thành công và chính sách tài trợ
9. Bảng 2.1. Năng lực tài chính của công ty VTC Mobile
10. Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của công ty VTC Mobile
11. Bảng 2.3. Số nhân viên có thể sử dụng ngoại ngữ trong công việc
12. Bảng 2.4. Cơ cấu nhân sự của công ty VTC Mobile
13. Bảng 2.5. Chi phí đầu tư cho hoạt động NC&TK của công ty VTC
Mobile 3 năm gần đây

7


DẪN NHẬP
1. Tên đề tài
Giải pháp tháo gỡ rào cản trong trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển
KH&CN của DN (Nghiên cứu trường hợp công ty VTC Mobile).
2. Lý do nghiên cứu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh thị trường là xu thế
tất yếu. Giá cả và chất lượng sản phẩm là lợi thế cơ bản để sản phẩm chiếm lĩnh
và đứng vững trên thị trường. Một trong những yếu tố mang tính quyếtđịnh,
tácđộng mạnhđến việc tạo ra lợi thế trên củaDN là hoạtđộng NC&TK và
ĐMCN. Hoạtđộng NC&TK và ĐMCN giúp DN sáng tạo ra công nghệ mới, sản
phẩm mới, phương pháp quản lý mới, khai thác thị trường mới..., chuyển giao và
áp dụng có hiệu quả các các công nghệ mới trong nước và quốc tế.
Mặc dù vậy, thiếu vốn và nhiều chính sách khuyến khích có liên quan
khác, tại các DN (kể cả DN nhà nước) hoạtđộng này chưa được chúýđầu tư.
Theo báo cáo của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN [21], tỷ
lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các DN hiện chỉ đạt dưới 0,05% doanh thu.
Trong số 300.000DN tại Việt Nam thì có đến 98% DN vừa và nhỏ,phần lớn sử
dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ.
Khoảng 80% - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam
là nhập khẩu: 76% từ thập niên 1980 - 1990; 75% máy móc và trang thiết bị đã
hết khấu hao.
Để tạo xung lực cho đổi mới công nghệ, Nghị quyết Trung ương II khóa 8
Đảng Cộng sản Việt nam chủ trương cho phép các DN trích một tỷ lệ % lợi
nhuận trước thuế chi cho các hoạt động KH&CN. Chủ trương đó được thể chế
hóa trong Luật thuế thu nhập DN 2003 bằng việc quy định các khoản chi phí cho
hoạt động KH&CN là các chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Quy định
này mặc dù đã được xem như là đòn bẩy khuyến khích DN đầu tư cho KH&CN
song không tạo nên cú hích đáng kể cho các hoạt động đổi mới quy mô lớn.
8


Khắc phục điều đó, Luật thuế thu nhập nhập DN năm 2008 cho phép DN trích
tối đa 10% lợi nhuận trước thuế chi cho các hoạt động KH&CN - nguồn chủ yếu
để trích lập quỹ phát triển KH&N của DN.
Tuy nhiên, sau gần 7 năm ban hành Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC về

việc thành lập quỹ phát triển KH&CN của DN(ngày 16 tháng 5 năm 2007) của
Bộ trưởng Bộ Tài chính và 3 năm ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BTC
hướng dẫn về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹnày (ngày 09
tháng 02 năm 2011), số DN thành lập quỹ là không đáng kể và rất khó có thể
giải ngân từ quỹ này nếu không muốn nói là không thể.
Thực vậy, theo Sở KH&CN TPHCM, đến ngày 31/7/2013, trong 137.000
DN mới có 49 DN đã báo cáo thành lập quỹ phát triển KH&CN. Trong đó, có
26 DN đã trích lập quỹ với tổng cộng 346,8 tỉđồng và số tiền DN được giải ngân
cho mục đích KH&CN chỉ chiếm 30%.
Trường hợp công ty VTC Mobile nói riêng và các công ty thuộc Tổng
công ty VTC nói chung cũng không ngoài tình trạng đó. Việc trích lập đã khó,
việc giải ngân càng khó đến mức hoàn toàn không thể giải trình với cơ quan
chức năng tài chính bởi quá nhiều vấn đề hành chính rườm rà phức tạp. Các
công ty VTC đều hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số - một trong
những lĩnh vực công nghệ cao và sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị trường.
Đây là điều may mắn, hiếm có và để “tránh” các thủ tục phức tạp của cơ quan
tài chính trong giải trình các khoản chi hợp lý cho hoạt động KH&CN, công ty
buộc phải dùng cách đưa chi phí này vào giá, giảm lợi nhuận để giành phần
thắng về thời gian.
Sản phẩm công nghiệp nội dung số không thể chiếm lĩnh thị trường nếu
không tiến hành NC&TK, không ĐMCN, vì vậy quỹ phát triển KH&CN là cực
kỳ cần thiết đối với công ty VTC Mobile.
Tử những phân tích trên đây, cùng với việc nghiên cứu trường hợp công
ty VTC Mobile, việc nhận diện các rào cản và tìm giải pháp tháo gỡ hay ít nhất
là hạn chế tác động âm tính của các rào cản đó đến việc trích lập và sử dụng quỹ
phát triển KH&CN của DN nói chung và trường hợp công ty VTC Mobile nói
9


riêng là rất cần thiết và thời sự. Đây chính là lý do mà học viên chọn “Giải

pháptháo gỡ rào cản trong trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển KH&CN
của DN - trường hợp công ty VTC Mobile” làm đề tài nghiên cứu của Luận văn.
3. Lịch sử nghiên cứu
Với tư cách là cơ sở của cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học (Vũ
Cao Đàm 2005) [6] đã làm rõ các khái niệm cốt yếu trong hoạt động NC&TK,
vai trò của hoạt động này trong phát triển và cách thức thực hiện.
Tác giả Nguyễn Minh Hạnh năm 2006 [17] đã công bố công trình nghiên
cứu của mình về các rào cản trong tổ chức và thực hiện hoạt động NC&TK tại
các DN vừa và nhỏ, trong đó nhấn mạnh đến vai trò lưỡng năng của lãnh đạo
DN: kìm hãm nếu lãnh đạo không coi trọng NC&TK và ngược lại. Điều này có
tác động trực tiếp đến nhu cầu trích lập hay không trích lập quỹ phát triển
KH&CN của DN.
Trong “Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc
thành lập quỹ phát triển KH&CN” năm 2000 [15], TS. Nguyễn Danh Sơn đã
đưa ra khái niệm quỹ phát triển KH&CN với tư cách là tổ chức tài chính phi
ngân hàng, cách thức thành lập, tổ chức và hoạt động, phương thức quản lý quỹ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đưa ra và phân tích rõ nét cách thức quản lý,
giải ngân và áp dụng cụ thể cho quỹ phát triển KH&CN của DN.
Tác giả Hoàng Thanh Hương năm 2002 [13] trong “Báo cáo đề tài cơ sở
về quỹ đổi mới công nghệ của DN” năm 2003 đã trình bày mô hình quỹ đổi mới
công nghệ theo mô hình quỹ đổi mới công nghệ của DN vừa và nhỏ của Nga.
Tuy nhiên, nguồn thành lập quỹ chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách chi cho
KH&CN hàng năm. Ngoài nguồn trên, tác giả còn đề cập tới các nguồn hiến
tặng của các tổ chức, cá nhân, nguồn từ phần trăm lợi nhuận trước thuế (theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương II khóa VIII), ODA v.v… Tuy nhiên đây chỉ là
một nghiên cứu mang tính thăm dò về khả năng thành lập quỹ, mặc dù nó đóng
vai trò như là tiền nghiên cứu cho việc thành lập quỹ đổi mới công nghệ hiện
nay.
10



Tác giả Đặng Duy Thịnh và các cộng sự (từ Bộ Tài chính) [17] trong
“Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở khoa học cho việc thành lập quỹ phát triển
KH&CN của DN” năm 2007 đã tiến hành khảo sát nhu cầu NC&TK của 700
doang nghiệp và trên cơ sở đó đề xuất việc trích lập quỹ phát triển KH&CN của
DN. Đề tài khuyến nghị Quốc hội sửa đổi Luật thuế thu nhập DN với việc nâng
mức cho phép DN trích 10% thu nhập trước thuế chi cho các hoạt động
KH&CN và là nguồn chủ yếu trích lập quỹ phát triển KH&CN. Theo tính toán
của đề tài thì với mức trích lập này, tổng chi cho KH&CN quốc gia sẽ đạt 1,5%
GDP vào năm 2020 và tỷ lệ Ngân sách Nhà nước và DN sẽ là 50/50. Đề tài cũng
đề xuất việc thoái vốn nếu không sử dụng hết quỹ sau một số năm và tái thu thuế
khoản này. Đây là cơ sở để Bộ Tài chính ban hành thông tư số 15/2011/TT-BTC
cũng là khúc mắc cho các DN đã thành lập quỹ phát triển KH&CN.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu về quỹ trên đây chưa dự báo hoặc
đề cập tới các vướng mắc trong sử dụng quỹ nhất là quỹ phát triển KH&CN.
Thực tế sau 3 năm vận hành quỹ (kể từ khi có thông tư số 15/2011/TT-BTC, đã
xuất hiện các vướng mắc (rào cản) trong trích lập, sử dụng hầu như làm triệt tiêu
“xung lực” thúc đẩy ĐMCN, đổi mới sản phẩm của các DN bằng KH&CN –
công cụ đắc lực để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng, đảm bảo phát triển bền vững. Phân tích hiện trạng các vướng
mắc đó, đề xuất giải pháp tháo gỡ hoặc giảm thiểu chính là mục tiêu mà học
viên đặt ra trong nghiên cứu này vì bản thân học viên đang phải đối mặt với nó
trong thực tiễn của công ty VTC Mobile.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1.

Mục tiêu tổng quát
Tìm giải pháp cho DN tháo gỡ rào cản trong việc trích lập, giải ngân quỹ

phát triển KH&CN.


11


4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về NC&TK và ĐMCN của DN và tác
động của quỹ phát triển KH&CN để thực hiện các hoạt động này;
4.2.2. Nhận diện rào cản trong thực tế trích lập và giải ngân quỹ phát
triển KH&CN của các DN nói chung và của công ty VTC Mobile
nói riêng, làm rõ nguyên nhân nảy sinh;
4.2.3. Đề xuất và phân tích một số giải pháp tháo gỡ xoay quanh trục
trao quyền chủ động cho DN, các cơ quan nhà nước chỉ hỗ trợ và
hậu kiểm.

5. Phạm vi nghiên cứu
5.1.

Phạm vi nội dung
Luận văn nghiên cứu giải pháp tháo gỡ rào cản trong việc trích lập và sử

dụng hiệu quả Quỹ Phát triển KH&CN của DN để thực hiện hoạt động NC&TK
và ĐMCN - trường hợp công ty VTC Mobile.
5.2.

Phạm vi thời gian
Số liệu và dữ liệu sẽ được thu thập, khảo sát từ năm 2008 trở lại đây

(trong khoảng 5 năm), có phân tích hồi cố về quá trình hình thành chủ trương

trích lợi nhuận trước thuế đến khi pháp chế hóa thành Quỹ và vận hành nó trong
thực tế 3 năm gần đây.
5.3.

Phạm vi không gian
Nhu cầu thành lập và giải ngân quỹ phát triển KH&CN của DN – trường

hợp VTC Mobile.
6. Mẫu khảo sát
6.1.

Khách thể
Thành lập và giải ngân quỹ phát triển KH&CN để thực hiện hoạt động

NC&TK và ĐMCN tại DN - Công ty VTC Mobile
12


6.2.

Mẫu khảo sát
Các yếu tố cản trở và cách thức khắc phục các cản trở đó tại DN trong

tổng công ty VTC và trường hợp công ty VTC Mobile.
7. Câu hỏi nghiên cứu
7.1.

Câu hỏi chủ đạo
Giải pháp nào là giải pháp cơ bản để tháo gỡ rào cản trong việc trích lập


và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN nói chung và công ty VTC Mobile
nói riêng?
7.2.

Câu hỏi nội dung
7.2.1.Trong trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của DN nói
chung và Công ty VTC Mobile nói riêng gặp phải những rào cản
nào?
7.2.2. Những biện pháp nào có thể được áp dụng để đảm bảo tính chủ
động cho các DN tháo gỡ rào cản trong việc trích lập và sử dụng
quỹ phát triển KH&CN của DN nói chung và Công ty VTC
Mobile nói riêng?

8. Giả thuyết nghiên cứu
8.1.

Giả thuyết chủ đạo
Trao quyền chủ động cho DN là giải pháp cơ bản tháo gỡ rào cản trong

trích lập, sử dụng quỹ phát triển KH&CN để thực hiện các hoạt động NC&TK
và ĐMCN của DN nói chung và Công ty VTC Mobile nói riêng;
8.2.

Giả thuyết phụ
8.2.1. Thủ tục hành chính trong xét duyệt đề tài dự án, soát xét các khoản

chi phí hợp cho NC&TK và ĐMCN là những rào cản chính trong trí lập quỹ
phát triển KH&CN của DN nói chung và Công ty VTC Mobile nói riêng;
8.2.1. Các cơ quan chức năng đóng vai trò hỗ trợ, hậu kiểm nhằm đảm
bảo quyền chủ động trích lập và giải ngân được thực thi đúng mục tiêu phát triển

13


KH&CN phục vụ đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển
bền vững.
9. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
9.1.

Tiếp cận lý thuyết
- Tiếp cận tổ chức học: Các loại hình hoạt động NC&TKvà ĐMCN ở DN,

khi nào tự làm, khi nào liên kết và khi nào thì mua licence.
- Tiếp cận tâm lý học: Nhận diệntâm lý sính ngoại, lơ là NC&TK nội sinh
của các cấp lãnh đạo hiện nay và của các lãnh đạo DN trong ngành nội dung số,
tác động tiêu cực đến việc thành lập quỹ phát triển KH&CN với tư cách là xung
lực cho đổi mới bằng KH&CN (Tài liệu của tác giả Nguyễn Minh Hạnh trên
đây).
- Tiếp cận toán học: Để tính toán nhu cầu của DN (nhất là DN nhà nước,
các Tổng công ty) trong trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN. Theo khảo
sát của nhóm chuyên gia do TS Nguyễn Quang Tuấn chủ trì thì các DN này do
sức ép của cổ đông, do cơ chế nhiệm kỳ v.v… nên không muốn trích lập quỹ mà
chỉ muốn sử dụng cơ chế về tính “hợp lý của các khoản chi cho KH&CN” khi
tính thu nhập chịu thuế.
9.2.

Tiếp cận phương pháp
- Tiếp cận hệ thống: Đây sẽ là tiếp cận xuyên suốt trong quá trình thực

hiện Luận văn từ việc xây dựng đề cương, thiết kế câu hỏi, phân tích hiện trạng
trích lập, vận hành, giải ngân quỹ cho các hoạt động NC&TK, ĐMCN đến việc

khuyến nghị giải pháp chủ yếu, các nhóm biện pháp, mối quan hệ nhân quả giữa
NC&TK với ĐMCN, với sức cạnh tranh của sản phẩm, nội hàm của công
nghiệp nội dung số nói chung và của công ty VTC Mobile nói riêng v.v…;
- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Trong nhận xét và phân tích chủ quan
và khách quan về thực trạng tổ chức hoạt động NC&TK tại các DN nội dung số
và tại VTC Molbile và việc giải ngân các khoản chi cho các hoạt động này;

14


- Tiếp cận cá biệt / so sánh: Học viên sử dụng tiếp cận này trong nghiên
cứu trường hợp công ty VTC Mobile; trong nghiên cứu so sánh tương quan giữa
phương thức đảm bảo tài chính cho hoạt động NC&TKvà ĐMCN của DN Việt
nam, VTC Mobile với các nước như Hàn quốc, Đài loan, Trung Quốc v.v…
nhằm rút ra bài học cho bản thân và cho công ty.
9.3.

Các phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu tài liệu: Thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến cho trình

độ CN và nhu cầu NC&TK và ĐMCN của DN nói chung và Công ty VTC
Mobile nói riêng, các đảm bảo cho nhu cầu này và thông tin có liên quan đến cơ
sở lý luận của đề tài;
- Phương pháp phỏng vấn: Học viên sẽ tiến hành phỏng vấn/phỏng vấn
sâu một số chuyên gia, một số nhà quản lý, một số lãnh đạo DN nội dung số
cũng như tại VTC Mobile về các vấn đề có liên quan. Học viên kết hợp phương
pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp qua bảng câu hỏi (xem Phụ lục 1). Việc
phỏng vấn sâu được thực hiện trực tiếp với đối tượng là chuyên gia quản lý và
lãnh đạo một số DN thuộc tổng công ty VTC và bảo đảm khuyết danh trong luận
văn này.


15


10.Cấu trúc dự kiến của Luận văn
DẪN NHẬP
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Tác động của hoạt động nghiên cứu và triển khai và đổi mới công
nghệ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.

Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

1.3.

Quỹ và Quỹ phát triển KH&CN của DN

1.4.

Rào cản và tác động tới trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN
của doanh nghiệp

Tiểu kết chƣơng 1
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNGQUỸ PHÁT
TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.


Khái lƣợc về cơ chế tạo nguồn cho NC&TK của DN tại một số nƣớc
trên thế giới

2.2.

Thực trạng trích lập quỹ phát triển KH&CN của Việt nam

2.3.

Nghiên cứu trƣờng hợp Công ty VTC Mobile

Tiểu kết chƣơng 2
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG THÀNH LẬP
VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.

Tiếp cận đề xuất giải pháp

3.2.

Một số giải pháp khắc phục rào cản

3.2.1. Nhóm giải pháp cục bộ (tối thiểu)
3.2.2. Nhóm giải pháp tối đa – trao quyền tự chủ cho DN trong việc trích lập
và giải ngân quỹ
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


16


CHƢƠNG 1. CƠ SỞLÝ LUẬN CỦA VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Tác động của hoạt động nghiên cứu và triển khai và đổi mới công
nghệ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hoạt động NC&TK, ĐMCN với tư cách là những khái niệm côngcụ bởi

liên quan trực tiếp đến việc thành lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của
DN nênsẽ được xem xét một cách chi tiết. Đơn giản là vì, rất khó có thể giải
thích cho các nhà quản lý tài chính hiểu được nếu như cứ nhầm lẫn bản chất của
nghiên cứu và phát triển (Luật KH&CN năm 2013), nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ. Theo Vũ Cao Đàm (2015) đây chính là căn nguyên dẫn
đến sự lệch chuẩn trong xác định phổ hoạt động của chu trình này làm nảy sinh
các khó khăn trong trích lập, đặc biệt trong sử dụng quỹ phát triển KH&CN của
DN.
1.1.1. Hoạt động nghiên cứu và triển khai
Hoạt động nghiên cứu và triển khai là hoạt động nghiên cứu khoa học (R)
và triển khai thực nghiệm công nghệ (D). Định nghĩa này tương đối phổ quát
khả dĩ làm cơ sở phân định chế độ tài chính phù hợpcho từnggiai đoạn của hoạt
động NC&TK. Theo đó, hoạt động NC&TK được chia thành 3 giai đoạn: giai
đoạn nghiên cứu cơ bản; giai đoạn nghiên cứu ứng dụng và triển khai (xem sơ
đồ1.1)[7] dướiđây.
Theo cách phân chia trên sơ đồ 1.1 thì:
- Nghiên cứu cơ bảnlà những nghiên cứu phát hiện thuộc tính, cấu trúc,
động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với
các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện,

phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát,
ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Ví dụ, thuyết tiến hóa của
Darwin, thuyết tương đốicủa Einstein; quy luật giá trị thặng dư của Marx.

17


LOẠI HÌNH NGHIÊN
CỨU

Hoạt động R&D
1. Nghiên cứu
cơ bản
2. Nghiên cứu
ứng dụng

3. Triển khai
thực nghiệm

Nghiên cứu cơ
bản thuần túy
Nghiên cứu cơ
bản định hướg
Tạo vật mẫu
(Prototype)
Tạo quy trình
s/x vật mẫu
Sản xuất thử
Série Nº 0


R
&

Nghiên cứu
tổng thể
Nghiên cứu
chuyên đề
Lưu ý:

D

Triển khai =
Technological
Experimental
Development, gọi
tắt là Development

SẢN PHẨM

Nghiên cứu cơ bản Lý thuyết
Nghiên cứu ứng
dụng

Vận dụng lý thuyết để
mô tả, giải thích , dự
báo, đề xuất giải pháp

Triển khai

Prototype (vật mẫu),

pilot và làm thử loạt
đầu (série 0)

Sơ đồ 1.1. Hoạt động NC&TK và loại hình sản phẩm
Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý
và nghiên cứu cơ bản định hướng;
+ Nghiên cứu cơ bản thuần tuý, còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do,
hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự
vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng;
+ Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã
hội, v.v… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản
định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề;
+ Nghiên cứu nền tảng, là nghiên cứu về qui luật tổng thể của một hệ
thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên
như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng, điều tra cơ bản về
kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng;
+ Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Nghiên
cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, đồng thời có thể
dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn;
- Nghiên cứu ứng dụnglà sự vận dụng qui luật được phát hiện từ nghiên
cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp
18


và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa
rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về sản phẩm,
về tổ chức quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần
lưu ý rằng, kết quả nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể áp

dụng kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế vẫn còn phải tiến hành một loại
hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai;
- Triển khai, còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực
nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và
các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các vật mẫu
(prototype) và những công nghệ sản xuất vật mẫu, với những tham số khả thi về
kỹ thuật. Điều cần lưu ý là, sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu
khả thi kỹ thuật, nghĩa là còn phải tiếp tục hoàn thiện về mặt kỹ thuật. Để áp
dụng được kết quả triển khai, còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi
khác, như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội.
Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng thí nghiệm và triển khai bán
đại trà;
+ Triển khai trong phòng thí nghiệm, là loại hình triển khai nhằm khẳng
định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến qui mô áp dụng.
Trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các
phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính (trong nghiên cứu nông nghiệp).
Trên một qui mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các
xưởng thực nghiệm thuộc tổ chức nghiên cứu hoặc xí nghiệp sản xuất;
+ Triển khai bán đại trà, còn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm
chứng giả thuyết về hình mẫu trên một qui mô nhất định, thường là qui mô áp
dụng nhỏ, hay qui mô bán công nghiệp.
Khái niệm triển khai được áp dụng trong cả nghiên cứu khoa học kỹ thuật
và xã hội, trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được
áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới, trong
cácnghiên cứu khoa học xã hội có thể lấy ví dụ thử nghiệm một phương pháp
19


giảng dạy ở các lớp thí điểm, hoặc thử nghiệm tạo một mô hình quản lý mới

v.v…
Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên
cứu được trình bày trong sơ đồ 1.1. Việc phân chia các loại hình nghiên cứu là
để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch
nghiên cứu, cụ thể hoá các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa các đối tác.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả ba loại hình nghiên
cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.
Liên quan đến chế độ tài chính đối với hoạt động KH&CN của DN, cũng
cần làm rõ khái niệm “phát triển công nghệ”. Phát triển công nghệ là hoạt động
sau nghiên cứu nhằm làm chủ, hoàn thiện, nhân rộng tác dụng của CN [9,18].
Đây là mảng hoạt động quan trọng trong chu trình nghiên cứu - sản xuất của DN
nhưng lại không được quy định trong Luật KH&CN năm 2013. Luật này chỉ quy
định “phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử
nghiệm”1. Theo tài liệu [7], phát triển công nghệ bao gồm: i) Mở rộng công nghệ
(extensive development of technology) hoặc phổ dụng công nghệ (diffusion of
technology) là hoạt động nhân rộng việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất;
ii) Nâng cấp công nghệ (intensive development of technology hoặc techonology
upgrading) là hoạt động NC&TK để hoàn thiện và nâng cao trình độ của công
nghệ đã được áp dụng trong sản xuất của DN. Nội dung này thuộc phạm trù của
chính sách đổi mới [12]. Đó là sự ĐMCN dựa trên kết quả NC&TK các công
nghệ của bản thân DN hoặc ký hợp đồng chuyển giao CN để nhận một công
nghệ có trình độ cao hơn từ các DN khác (chuyển giao ngang), hoặc nhận một
CN mới từ kết quả pilot của các tổ chức NC&TK (chuyển giao dọc), hoặc thậm
chí ký hợp đồng chuyển giao CN từ nước ngoài (bao gồm cả chuyển giao dọc và
chuyển giao ngang).

1

Những hoạt động này được Bộ Tài chính đều cho là ý tưởng và không chi cho ý tưởng khi duyệt chi từ quỹ phát


triển KH&CN của doanh nghiệp.

20


1.1.2. Năng lực NC&TK
1.1.2.1. Khái niệm năng lực NC&TK
Năng lực NC&TK là năng lực tiến hành các hoạt động NC&TK nhằm
tạo ra và ứng dụng các kết quả thu được vào thực tiễn đời sống. Năng lực
NC&TK thể hiện qua các yếu tố nguồn lực đầu vào cho hoạt động NC&TK,
chính là nguồn lực tạo nên sức mạnh của hoạt động NC&TK và đảm bảo sự thực
thi các ý tưởng nghiên cứu [5].
Năng lực ứng dụng kết quả NC&TK cũng bao gồm các yếu tố nguồn lực
đầu vào để có thể áp dụng các kết quả NC&TK đã được tạo ra vào thực tiễn sản
xuất, đời sống và mang lại các hiệu quả về khoa học, công nghệ, kinh tế, xã
hội...
Năng lực NC&TK, tiếp cận ở góc độ liên quan đến năng lực công nghệ,
là một yếu tố cấu thành năng lực công nghệ cùng với các yếu tố khác như hạ
tầng thông tin, hạ tầng công nghiệp, năng lực thực hiện các dịch vụ kỹ thuật.
1.1.2.2. Các yếu tố của năng lực NC&TK
Với cách tiếp cận theo các yếu tố đầu vào của hoạt động NC&TK, năng
lực NC&TK thường được xem xét trên các yếu tố cơ bản là nhân lực, tài chính,
thông tin KH&CN và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NC&TK [10].
- Về nhân lực, năng lực NC&TK của một tổ chức thể hiện qua số lượng,
cơ cấu về trình độ chuyên môn, về biên chế (chính nhiệm, kiêm nhiệm, hợp
đồng), về giới tính...của nhân lực tham gia hoạt động NC&TK và khả năng đáp
ứng các yêu cầu của hoạt động này. Theo OECD, nhân lực NC&TK là toàn bộ
những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động NC&TK và những người thực
hiện các dịch vụ trực tiếp cho hoạt động NC&TK như cán bộ quản lý, cán bộ
hành chính, nhân viên văn phòng trong đơn vị NC&TK [8, tr.104]. Ngoài ra

năng lực về nhân lực còn được thể hiện qua việc phối hợp sử dụng nhân lực
(chuyên gia) ở bên ngoài và tình hình đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhân
lực bên trong tổ chức.
21


- Về thông tin KH&CN, năng lực NC&TK biểu hiện qua nguồn thông
tin được dự trữ, cập nhật, sử dụng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đi kèm để phục vụ
cho việc quản lý, sử dụng nguồn thông tin đó. Ngoài ra năng lực về thông tin
còn thể hiện qua mức độ cập nhật, sử dụng, tính đa dạng và độ tin cậy của nguồn
cung cấp thông tin đầu vào.
- Về tài chính, năng lực NC&TK biểu hiện qua khả năng huy động các
nguồn kinh phí để đầu tư cho hoạt động NC&TK và mức độ đáp ứng yêu cầu
của hoạt động này. Tính đa dạng của các nguồn kinh phí là yếu tố thể hiện sức
mạnh và tính năng động của tổ chức biết khai thác các nguồn lực tài chính khác
nhau để phát triển năng lực nghiên cứu. Các nguồn tài chính ở đây có thể là từ
ngân sách Nhà nước, từ hoạt động của tổ chức, từ các tổ chức tài trợ trong và
ngoài nước, từ các hợp đồng NC&TK và chuyển giao công nghệ với các đối tác
khác...
Ngoài ra các phương thức cấp phát và thanh toán, việc hình thành Quỹ
phát triển KH&CN, cũng là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực tài chính trong hoạt động NC&TK .
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NC&TK, năng lực NC&TK được
thể hiện chủ yếu qua việc tổ chức các cơ sở phục vụ NC&TK như các phòng thí
nghiệm, labô công nghệ, cơ sở thực nghiệm, sản xuất thử, gia công, chế tạo, thử
nghiệm, giám định chất lượng sản phẩm (từ sản xuất thử)…; tình hình đầu tư
trang thiết bị phục vụ NC&TK tại các cơ sở này và mức độ đáp ứng yêu cầu
hoạt động NC&TK. Bên cạnh đó khả năng phối hợp với các cơ sở bên ngoài qua
các hình thức thuê thiết bị, đặt hàng hoặc hợp tác thực hiện…cũng là yếu tố góp
phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức đặc biệt khi tổ chức đó là

DN.Đơn giản là vì không phải DN nào cũng có bộ phận NC&TK (dưới dạng
nhóm nghiên cứu, ban nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu) và không phải khi nào
DN cũng tự nghiên cứu.
Cũng cần nói thêm rằng, ngoài 4 yếu tố trên, cơ chế tổ chức hoạt động
NC&TK (tính linh hoạt, năng động, phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa
22


×