Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC




LƢƠNG THỊ XUÂN



VỐN XÃ HỘI TRONG LỰA CHỌN NGHỀ CỦA THANH
NIÊN


(KHẢO SÁT TẠI XÃ QUANG SƠN VÀ PHƢỜNG BẮC SƠN,
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH)




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC





HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LƢƠNG THỊ XUÂN


VỐN XÃ HỘI TRONG LỰA CHỌN NGHỀ CỦA THANH NIÊN
(KHẢO SÁT TẠI XÃ QUANG SƠN VÀ PHƢỜNG BẮC SƠN,

THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH)


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.03.01


Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trƣơng An Quốc






HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lương Thị Xuân, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học này. Tôi
xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên!


Học viên: Lƣơng Thị Xuân






LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn đến lãnh đạo UBND phường Bắc Sơn,
UBND xã Quang Sơn và các gia đình ở đây, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để

tôi có thể thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Trương An Quốc – Giảng viên
hướng dẫn của tôi, đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình suốt thời gian
tôi thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã
giảng dạy suốt 3 năm cao học đã chỉ dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu.
Tuy nhiên, dù đã hết sức cố gắng nhưng do kinh nghiệm, kiến thức còn
hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2014

Học viên


Lƣơng Thị Xuân
1

MỤC LỤC

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT………………………………………….…3
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………… …4
DANH MỤC CÁC BIỂU………………………………………………………… 5
MỞ ĐẦU 6

1. Lí do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 7
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 8
5. Giả thuyết nghiên cứu 8
6. Phương pháp thu thập thông tin 9
7. Phương pháp xử lý thông tin 11
8. Khung phân tích 12
CHƢƠNG 1 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
1.1. Cơ sở lý luận 13
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 13

1.1.2. Khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 18
1.1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 24
1.2. Cơ sở thực tiễn 33
1.2.1. Tổng quan về vị trí, điều kiện tự nhiên 33
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn 35
CHƢƠNG 2 38
HIỆN TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG LỰA
CHỌN NGHỀ CỦA THANH NIÊN 38
2.1. Cách thức tiếp cận nguồn vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên 39
2.1.1. Tiếp cận mạng lưới xã hội liên quan đến việc lựa chọn nghề của thanh niên 41
2.1.2. Cách thức tiếp cận vốn xã hội của thanh niên từ các nhóm, tổ chức xã hội 42
2


2.2. Sử dụng vốn xã hội có được từ việc tham gia vào nhiều mạng lưới xã hội để lựa
chọn nghề 44
2.2.1. Sử dụng vốn xã hội có được trong gia đình để lựa chọn nghề 45
2.2.2. Sử dụng vốn xã hội có được từ các mối quan hệ với các nhóm, tổ chức bên
ngoài 52
2.2.3. Mong muốn nghề nghiệp của thanh niên và sự kỳ vọng của nhóm, tổ chức xã
hội 59
CHƢƠNG 3 62
VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỬ
DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG LỰA CHỌN NGHỀ CỦA THANH NIÊN 62
3.1. Vai trò của vốn xã hội 62

3.2. Những vấn đề liên quan đến tiếp cận và sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề
68
3.3. Giải pháp nâng cao sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề 70
3.3.1. Phát huy vốn xã hội với nguồn vốn con người 70
3.3.2. Sử dụng hiệu quả vốn xã hội từ mạng lưới xã hội 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88



3


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1.
BLĐTB-XH
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
2.
ILO
International Labour Organization (Tổ chức Lao động quốc tế)
3.
UBND
Ủy ban nhân dân

4.
SPSS
Statistical Package for the Social Sciences (Gói thống kê xã hội)
5.
THCS
Trung học Cơ sở
6.
THPT
Trung học Phổ thông







4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu phân theo khu vực 9
Bảng 1.2. Phiếu phỏng vấn sâu phân theo khu vực 11
Bảng 1.3. Hiện trạng giáo dục xã Quang Sơn và phường Bắc Sơn năm 2011 36
Bảng 2.1. Quyết định lựa chọn nghề của thanh niên phân theo khu vực 40
Bảng 2.2. Cách thức tiếp cận vốn xã hội từ các nhóm-tổ chức của thanh niên 43
Bảng 2.3. Sự khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn đối với việc tiếp cận

các thành viên gia đình trong lựa chọn nghề của thanh niên 45
Bảng 2.4. Tiếp cận vốn xã hội trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình
để lựa chọn nghề của thanh niên 48
Bảng 2.5. Kiểm định Chi-bình phương về mối liên hệ giữa các yếu tố từ phía gia
đình với sự lựa chọn nghề của thanh niên 50
Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong gia đình đối với quyết định lựa
chọn nghề của thanh niên 51
Bảng 2.7. Gía trị trung bình số thành viên trong họ và hàng xóm trao đổi về lựa
chọn nghề của thanh niên 53
Bảng 2.8. Nhóm xã hội có đề cập tới việc lựa chọn việc làm của thanh niên 53
Bảng 2.9. Nhóm xã hội có đề cập tới việc lựa chọn nghề của thanh niên phân theo
khu vực 56

Bảng 2.10. Mức độ trao đổi thông tin giữa thanh niên và các nhóm bạn 57
Bảng 2.11. Mức độ giá trị thanh niên nhận được từ nhóm xã hội 58
Bảng 3.1. Mức độ quan trọng của các nhóm xã hội trong lựa chọn nghề của thanh
niên 63
Bảng 3.2. Kiểm định Chi-Square Tests 64
Bảng 3.3 Nhận thức của thanh niên về vốn xã hội 69
Bảng 3.4. Các yếu tố cần có khi lựa chọn nghề…………………………… ….73


5



DANH MỤC CÁC BIỂU
Hình 1. Khung phân tích của đề tài nghiên cứu 12
Biểu 2.1. Quyết định lựa chọn nghề của thanh niên 39
Biểu 2.2. Nhóm-Tổ chức xã hội thanh niên tiếp cận trong lựa chọn nghề 41
Biểu 2.3: Sự giúp đỡ của gia đình liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên 47
Biểu 2.4. Các yếu tố có ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn xã hội của thanh niên đối
với lựa chọn nghề 54
Biểu 2.5. Những giá trị nhận được từ họ hàng và hành xóm trong lựa chọn nghề của
thanh niên 55
Biểu 2.6. Mong muốn của nhóm xã hội với sở thích của cá nhân 60
Biểu 3.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp 66
Biểu 3.2. Quan điểm về việc tiếp cận vốn xã hội khi lựa chọn nghề 67

Biểu 3.3. Sơ đồ cấu trúc 3 người của Coleman 70
Biểu 3.4. Mối quan hệ giữa vốn xã hội và vốn con người 72



6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới hiện nay có nhiều biến động và đang trong giai
đoạn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ giữa năm
2008, mà theo các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá “cuộc khủng hoảng

kinh tế hiện nay còn nặng nề, tồi tệ hơn cả cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới
thời kỳ 1929 – 1933”, nó đã khiến cho 1,2 tỷ thanh niên trên thế giới đang
phải đối diện với vấn đề về việc làm, đồng thời cứ ba công nhân thì có một
người thất nghiệp hoặc làm việc trong điều kiện khắc nghiệt với mức thu nhập
thấp [19]. Thực tế đó phản ảnh rõ nét ở Việt Nam, đi cùng với sự giảm sút
kinh tế là vấn đề về việc làm cho người lao động đã và đang khiến cho các
nhà quản lý đau đầu. Theo báo cáo tại diễn đàn Việc làm cho Thanh niên do
Bộ Lao động – Thương binh –Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO): “Năm 2012 ở Việt Nam, thanh niên độ tuổi từ 15 – 24 thất nghiệp
chiếm 50,4% trong tổng số thất nghiệp hiện nay” [7].
Trong bối cảnh trên, để vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
chính trên thế giới, đồng thời tiếp tục thực hiện quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập với khu vực cũng như toàn cầu, đòi hỏi các nhà quản
lý, cũng như người lao động, mà ở đây là tầng lớp thanh niên - nguồn lao
động trẻ cần vận dụng tốt các nguồn lực bên ngoài và đặc biệt cần phát huy
tốt các nguồn lực trong nước. Trong đó cần quan tâm phát huy các giá trị tích
cực của vốn xã hội. Vốn xã hội được kết tinh đó là sự tin cẩn lẫn nhau (hay
niềm tin), sự có đi có lại (hay sự hỗ tương), những quy tắc (hay hành vi mẫu
mực chung và sự chế tài) và sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vốn xã hội đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, cũng như giải quyết việc làm
7

cho người lao động nói chung và cho lực lượng lao động là thanh niên nói

riêng. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu: “Vốn xã hội trong lựa chọn
nghề của thanh niên - Khảo sát tại xã Quang Sơn và phường Bắc Sơn, thị
xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”. Đề tài lựa chọn nghiên cứu vốn xã hội ở khu
vực thành thị và nông thôn nhằm so sánh đối chiếu cách thức tiếp cận, cũng
như sử dụng vốn xã hội của thanh niên ở hai khu vực. Từ đó, đánh giá vai trò
của vốn xã hội trong định hướng việc làm của thành niên và đề xuất các giải
pháp nhằm phát huy vốn xã hội trong giải quyết việc làm cho thanh niên.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần làm rõ khái niệm vốn xã hội, cũng như hướng
tiếp cận vốn xã hội trong thực tiễn, mở ra hướng nghiên cứu mới đánh giá vai
trò của vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên. Công trình có thể là tài

liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu với kết quả đạt được góp phần cung cấp nguồn thông tin
thực nghiệm về vai trò cũng như việc sử dụng vốn xã hội của thanh niên trong
lựa chọn nghề, góp phần giúp cho thanh niên phát huy được tổng hợp các
nguồn vốn để phát triển sự nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu việc sử dụng vốn xã hội đối với việc lựa chọn nghề, từ đó
đưa ra hướng giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn xã hội giúp thanh niên chọn
lựa được nghề phù hợp.
3.2 Mục tiêu cụ thể

8

- Mô tả được thực trạng sử dụng vốn xã hội trong việc lựa chọn nghề
của thanh niên.
- Phân tích các vai trò của vốn xã hội đối với việc lựa chọn nghề của
thanh niên.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng vốn xã hội trong việc
lựa chọn nghề cho thanh niên.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên.
4.2 Khách thể nghiên cứu

Đề tài lựa chọn khách thể nghiên cứu là thanh niên trên địa bàn phường
Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Quang
Sơn và phường Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 đến tháng
11 năm 2013.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
sử dụng và vai trò vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên. Trong đó,
có sự so sánh đối chiếu khu vực thành thị và nông thôn để làm nổi bật sự khác
biệt trong việc sử dụng vốn xã hội đối với lựa chọn nghề của thanh niên ở hai
khu vực này.

5. Giả thuyết nghiên cứu
- Thanh niên đã sử dụng vốn xã hội từ việc tham gia vào các mối quan
hệ xã hội để lựa chọn nghề
9

- Vốn xã hội vai trò rất quan trọng đối với việc lựa chọn nghề của thanh niên
6. Phƣơng pháp thu thập thông tin
6.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sưu tầm và tổng quan các tài
liệu có liên quan đến vốn xã hội và khu vực nghiên cứu, đó là các công trình
nghiên cứu về vốn xã hội, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, cũng như những nghiên cứu khác về vốn xã hội. Những tài liệu được

tổng quan đều được trích nguồn đầy đủ trong luận văn.
6.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp
6.2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn sâu: Các mẫu phỏng vấn sâu được thiết kế để thu
thập thông tinh định tính thực hiện mục tiêu của đề tài. Đối với mỗi địa bàn
nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành thực hiện các phỏng vấn sâu đối với các đối
tượng cụ thể sau:
Bảng 1.1. Phiếu phỏng vấn sâu phân theo khu vực
Đối tƣợng
Địa phƣơng
Quang Sơn
Bắc Sơn

Thanh niên
10
10
Nhóm xã hội thanh niên tham gia
06
06
Tổng
32

6.2.2. Phƣơng pháp tính toán kích thƣớc mẫu
Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy, nghiên cứu tiến hành tính toán
kích thước mẫu theo công thức tính mẫu tỷ lệ dựa trên số liệu thống kê về

thanh niên trên địa bàn nghiên cứu.
10

pqtN
pqNt
n
22
2





Trong đó, - n: Dung lượng mẫu
- N: Tổng thể
- t: Hệ số tin cậy của thông tin
- p và q: Phương án trả lời nhị phân
-
:

Sai số
Từ công thức tính kích thước mẫu tỷ lệ, đồng thời căn cứ vào tổng số
thanh niên tại địa phương nghiên cứu ước tính 1098 người (Báo cáo thống kê
cơ cấu dân số trên địa bàn xã Quang Sơn và phường Bắc Sơn), cùng với độ
tin cậy 95 % và sai số cho cho phép 5% chúng ta tính được dung lượng mẫu

như sau:
pqtN
pqNt
n
22
2



=




25,0)96,1()05,0(1098
25,0)96,1(1098
22
2
284 (mẫu)
Như vậy, số mẫu cần lựa chọn nghiên cứu là 284 mẫu. Bên cạnh đó,
trong quá trình khảo sát để khắc phục những rủi ro từ khâu thu thập thông tin
như thông tin lấy được không đầy đủ và không chính xác, phiếu thông tin
phát đi không thu lại được, nghiên cứu tính thêm mẫu dự phòng. Theo kinh
nghiệm của các nhà nghiên cứu, số mẫu dự phòng thường bằng khoảng 30%
số lượng mẫu chính. Do vậy, số mẫu dự phòng trong nghiên cứu sẽ là 85 mẫu.

Trong 284 mẫu nghiên cứu, được tiến hành theo phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo danh sách học sinh đang học ở các trường
THPT và cao đẳng trên địa bàn đã tính tới sự cân bằng giới tính và cân bằng
giữa phường và xã trực thuộc thị xã Tam Điệp, sau đó dùng bảng số ngẫu
nhiên để tiến hành chọn mẫu

11

Nghiên cứu chúng tôi lựa chọn phỏng vấn sâu 32 trường hợp bao gồm
thanh niên và một số nhóm xã hội để tìm hiểu đi sâu tìm hiểu cách thức tiếp
cận, cũng như sử dụng và làm rõ sự khác biệt giữa việc sử dụng vốn xã hội
của thanh niên ở hai khu vực.

6.2.3. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến
Để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao, chúng tôi tiến hành lựa chọn
phương pháp phỏng vấn cấu trúc để thu thập thông tin liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Căn cứ vào dung lượng mẫu được tính toán số lượng bảng hỏi sử
dụng cho nghiên cứu là 284 bảng.
Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân theo khu vực
Khu vực
Số lƣợng mẫu
Nông thôn
142
Thành thị
142

Đồng thời, để nghiên cứu đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin, trong
nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu điều tra thử nghiệm. Số phiếu
được điều tra bằng 10% tổng số phiếu của cuộc điều tra, tức 28 phiếu. Kết quả
nghiên cứu thử chúng tôi đã điều chỉnh để hoàn thiện phiếu thu thập thông tin
để đảm bảo thông tin thu thập được có độ tin cậy cao.
7. Phƣơng pháp xử lý thông tin
Những thông tin thứ cấp tổng quan từ các tài liệu được phân tích, giá và
trích dẫn trong luận văn. Bên cạnh đó, những thông tin sơ cấp thu thập trên địa
bàn nghiên cứu được xử lý theo hai phương pháp: thông tin từ bảng hỏi được xử
lý bằng Gói thống kê xã hội (Statistical Package for the Social Sciences - SPSS)
và được đưa vào luận văn phân tích dưới hình thức bảng số liệu và các biểu đồ;
đồng thời những thông tin định tính được xử lý thông qua phân tích phỏng vấn

sâu và được trích dẫn trong luận văn dưới dạng các hộp thoại.
12

8. Khung phân tích




























Sử dụng vốn xã hội có từ
các mối quan hệ xã hội
Bối cảnh kinh tế - xã hội
Quyết định lựa chọn nghề

Thanh niên

- Giới tính
- Trình độ học vấn
- Khu vực

Nhóm xã hội
- Gia đình - Bạn bè
- Họ hàng - Tổ chức xã hội
- Làng xóm - Tổ chức nghề

13

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu bắt đầu quan tâm
tới vốn xã hội, ban đầu là những quan điểm được một số nhà khoa học đưa ra
tìm hiểu về vốn xã hội, sau đó là những công trình nghiên cứu đánh giá vai
trò của vốn xã hội đối với nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục. Những nghiên cứu trên đã mở ra một hướng đi mới, một cách tiếp cận
mới nhằm khai thác và phát huy các giá trị của vốn xã hội trong các mặt của
đời sống.
Đầu tiên là cách hiểu về vốn xã hội, nhiều học giả đưa ra các định

nghĩa khác nhau về vốn xã hội, nhưng quan điểm Bourdieu được nhiều người
đồng ủng hộ. Ông cho rằng vốn xã hội là nguồn lực xuất phát từ mạng lưới
quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đa số trường hợp, mạng lưới này đã
có từ lâu và đã được thể chế hóa. Tác giả Buordieu cho rằng: “Vốn xã hội là
một thuộc tính của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội. Bất cứ ai cũng có thể
thu thập một số vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy, và
hơn nữa bất cứ ai cũng có thể dùng vốn xã hội để đem lại những lợi ích kinh
tế thông thường. Song, khả năng thực hiện điều ấy tùy thuộc vào trách nhiệm
xã hội móc nối và mạng lưới xã hội của người ấy” [5].
Cùng với các lý thuyết đưa ra làm rõ khái niệm của vốn xã hội là các
nghiên cứu đánh giá vai trò của vốn xã hội. Tác giả Fukuyama trong bài báo
14


khoa học “Vốn xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp tới” đã phân
tích khái niệm của vốn xã hội và mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển
Để làm rõ vấn đề, ông đã lấy kết quả nghiên cứu về vốn xã hội ở Mỹ và một
số quốc gia ở Mỹ La Tinh nhằm minh chứng cho những lý giải của mình. Từ
đó, Fukuyama đưa ra những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu về vốn xã
hội: các điều kiện thể chế hợp pháp chính thức để thúc đẩy nguồn vốn xã hội;
cần chia sẻ thông tin về những thành quả đạt được của vốn xã hội, cũng như
những yếu tố tiêu cực; mối quan hệ nguồn vốn xã hội và chính trị; mối quan
hệ giữa vốn xã hội và sự thay đổi văn hóa [14].
Tiếp theo, Alejandro Portes trong nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc của
vốn xã hội và những áp dụng trong xã hội học hiện đại đã chỉ ra nguồn gốc của

vốn xã hội: nằm ngày trong cơ cấu các quan hệ của con người; cùng với, sự
đoàn kết và liên kết xã hội là những gốc rễ tạo ra vốn xã hội. Đồng thời, ông
phân tích những hệ quả tác động của vốn xã hội thông qua các nghiên cứu
nhiều nhà khoa học. Bên cạnh đó, Alejandro Portes còn chỉ ra những mặt tiêu
cực của vốn xã hội, do mối quan hệ chặt chẽ của các thành viên trong nhóm
khiến cho các cá nhân khác khó tiếp cận, cùng với những nguyên tắc của nhóm
buộc thành viên phải tuân thủ cũng sẽ tạo ra phản tác dụng [15]. Từ quan điểm
của Alejandro Portes, khi nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó chúng ta cần xem
xét cả những tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội.
Ngoài ra, trong nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói
nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia” của Grootaert (1999), tác giả đã phân
tích vai trò của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô. Tác giả này chỉ ra

rằng vốn xã hội đã giúp làm giảm đi khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo
cùa các hộ gia đình. Tác giả cũng nhận định rằng vốn xã hội mang lại lợi ích
dài lâu đối với các hộ gia đình, mà cụ thể ở đây là việc tiếp cận đối với tín
dụng. Nhờ vào việc tiếp cận với tín dụng, hộ gia đình có thể tạo ra thu nhập
15

ổn định [2].
Nghiên cứu về vốn xã hội được xem xét ở nhiều khía cạnh mà nó có
tác động liên quan. Tác giả Harry Goulbourne cho rằng: khi nghiên cứu vốn
xã hội cần quan tâm tới bối cảnh xã hội, bởi bối cảnh xã hội ở nhiều nơi có sự
khác biệt. Kết luận trên có được từ nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ
giữa gia đình, công đồng và vốn xã hội ở một số quốc gia Châu Á [16].

Như vậy, những nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới mới chỉ tập
trung làm rõ khái niệm vốn xã hội, cũng như ảnh hưởng của vốn xã hội đối
với phát triển, với cộng đồng và đói nghèo. Vẫn cần có thêm nhiều công trình
nghiên cứu vai trò của vốn xã hội không chỉ ở các lĩnh vực kinh tế, tài chính
mà còn ở các lĩnh vực xã hội, để có đánh giá toàn diện về các khía cạnh tác
động mà vốn xã hội mang lại.
1.1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam những nghiên cứu về vốn xã
hội đang được chú trọng. Nghiên cứu về vốn xã hội ở nước ta, phát triển từ
những nghiên cứu mang tính tổng quan về các quan điểm và lý thuyết vốn xã
hội, cho tới các công trình nghiên cứu đánh giá tác động của vốn xã hội trên
các mặt kinh tế, xã hội.

Khi bàn về khái niệm và lý thuyết vốn xã hội các tác giả trong nước
như Trần Hữu Dũng, Lê Ngọc Hùng, Trần Hữu Quang, Hoàng Bá Thịnh,
Nguyễn Tuấn Anh bên cạnh việc giới thiệu các quan điểm khác nhau của
nhiều học giả trên thế giới, các ông cũng đưa ra những nhận định và quan
điểm riêng về vốn xã hội. Những nghiên cứu trên, là cơ sở lý luận cho
những nghiên cứu ứng dụng vốn xã hội ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Nguyễn Qúy Thanh về “Sự giao
thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình: So sánh gia
16

đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc” là một trong những công trình
nghiên cứu đầu tiên về vốn xã hội ở Việt Nam. Trong nghiên cứu tác giả đã

chỉ ra vốn xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh doanh nhỏ ở
Việt Nam và Hàn Quốc. Theo quan điểm của tác giả vốn xã hội được tạo ra
từ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vốn xã hội là tiền đề tạo
ra các nguồn vốn khác như vốn tài chính, vốn con người [17].
Tiếp theo, Nguyễn Tuấn Anh và Fleur Thomése qua nghiên cứu “Quan
hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất duới góc nhìn
vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ”, các tác giả đã chứng minh rằng chính
nhờ vào nguồn vốn xã hội nên các hộ nông dân có thể tiến hành dồn thừa, đổi
ruộng một cách phi chính thức mà không cần dựa trên một loại giấy tờ hay
một quan hệ mang tính chính thức và pháp lý nào. Đấy là một trong những
yếu tố quan trọng giúp quá trình sản xuất nông nghiệp được linh hoạt, hiệu
quả hơn. Năm 2010, tác giả Nguyễn Tuấn Anh có nghiên cứu về “Họ hàng

như là vốn xã hội: Các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội của quan hệ họ
hàng đang chuyển đổi ở một làng miền Bắc Việt Nam”. Với nghiên cứu này
tác giả đã làm rõ sự biển đổi vai trò của vốn xã hội trong quan hệ họ hàng.
Chẳng hạn người nông dân đã sử dụng vốn xã hội trong các quan hệ họ hàng
để bảo đảm các lợi ích kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nghề
thủ công, cũng như việc quay vòng vốn. Ngoài ra, người viết cũng làm rõ vai
trò của vốn xã hội trong việc tạo ra nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ trẻ em
đến trường, tức là góp phần tạo ra vốn con người [2].
Tác giả Nguyễn Duy Thắng trong nghiên cứu năm 2007 về “Sử dụng
vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác
động của đô thị hóa” đã chỉ ra những đặc trưng của vốn xã hội ở Việt Nam
qua các thời kỳ, đồng thời phân tích những tác động của đô thị hóa và việc sử

dụng vốn xã hội trong chiến lược của nông dân ven đô. Qua nghiên cứu tác
17

giả đã cho thấy, quá trình đô thị hóa đã làm cho mối quan hệ và mạng lưới xã
hội của nông dân ngày càng mở rộng ở các phường xã, điều đó làm cho lối
sống của người nông dân thay đổi, cũng từ đó kéo theo những ảnh hưởng của
nó tới vốn xã hội [18].
Có thể thấy, những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam mới chỉ tập
trung ở các khía cạnh về sinh kế được xem xét trên quy mô các hộ gia đình,
còn thiếu nghiên cứu xem xét vốn xã hội tác động tới việc làm, đặc biệt là
việc làm của thanh niên. Trong khi đó, những nghiên cứu về việc làm cho
thanh niên hiện nay thường lại tập trung vào những định hướng, các yếu tố tác

động đến việc làm của thanh niên. Trong đề tài “Định hướng giá trị của thanh
niên trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm”, tác giả Trần Xuân Vinh chỉ ra:
nghề nghiệp và việc làm chính là mối quan tâm hàng đầu và là giá trị quan
trọng nhất của thanh niên hiện nay. Tác giả cũng nhấn mạnh đến giá trị việc
làm bên cạnh hàng loạt các giá trị khác mà người thanh niên cần đạt được như
học vấn, phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống. Qua đó ta cũng thấy được
tầm quan trọng của nghề nghiệp việc làm đối với tầng lớp thanh niên nói
chung, sinh viên nói riêng [10].
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Trương An Quốc với mảng
chủ đề “Hội nhập việc làm nghề nghiệp của người tốt nghiệp đại học - Khảo
sát trên địa bàn thành phố Hà Nội” đề tài cấp Quốc gia nghiệm thu tháng 12
năm 2006, đã mô tả hiện trạng phân công lao động xã hội của lực lượng lao

động có trình độ giai đoạn những năm đầu sau tốt nghiệp. Khảo sát đi sâu tìm
hiểu nhu cầu của xã hội về lao động, việc làm và nghề nghiệp, cùng với mức
độ đáp ứng và được đáp ứng của người lao động có trình độ. Đề tài cũng nêu
lên mức độ thành công trong nghề nghiệp - việc làm tùy thuộc vào nhiều yếu
tố mà trước hết có lẽ cần phải nói tới chất lượng và trình độ các quan hệ xã
hội (vốn xã hội) cũng như phẩm chất, năng lực và trình độ (vốn văn hóa) của
18

người lao động. Qua đó, tác giả đã đưa ra một số hướng giải pháp thực giúp
người lao động tìm được công việc phù hợp [19].
Cùng với đó, nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp còn được trình
bày trong cuốn sách “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” của Tổng cục

Dạy nghề. Cuốn sách đã đưa ra những khái quát về nghề nghiệp và việc làm,
mối quan hệ giữa việc làm và tương lai, nghề nghiệp và sự thành đạt. Bên
cạnh đó, cuốn sách còn chỉ rõ những yêu cầu cần có ở một người lao động
như: năng lực, tư duy, tinh thần trách nhiệm, giao tiếp. Cùng với đó, chi tiết
về việc làm, các ngành nghề đang tăng trưởng ở Việt Nam và nguồn cung cấp
thông tin về việc làm cũng được trình bày cụ thể trong cuốn sách này.
Như vậy có thể thấy, ở nước ta vẫn còn thiếu các công trình nghiên cứu
đánh giá vai trò của vốn xã hội đối với lựa chọn nghề nói chung và lựa chọn
nghề của thanh niên nói riêng. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vốn
xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên. Đồng thời, để đo lường được vốn xã
hội chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu điều tra bao trùm toàn bộ các phương
diện của vốn xã hội ở các cấp độ khác nhau như gia đình, họ hàng, hàng xóm,

bạn bè, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà thanh niên
sử dụng để chọn nghề. Kết quả đạt được từ đề tài nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra
một góc nhìn mới về tác động của vốn xã hội với vấn đề việc làm, có thể đóng
góp như một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
1.1.2. Khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.2.1. Vốn xã hội
Trong khi vốn xã hội là khái niệm hầu như chỉ bao hàm các thành tố
trừu tượng. Vốn xã hội và nguồn lực xã hội là hai phạm trù kinh tế có nhiều
vùng giao thoa nhau hoặc lồng trong nhau, ví dụ văn hóa là một thành tố vô
cùng quan trọng trong vốn xã hội, song thành tố này cũng quan trọng không
19


kém trong nguồn lực xã hội – ví dụ như trong lối sống… Sự giao thoa hay
lồng trong nhau của hai phạm trù này chứng tỏ cuộc sống vô cùng phong phú
và linh động, song cũng phản ánh những tiến bộ mới trong tư duy - trước hết
là tư duy trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Vốn xã hội là những chuẩn mực được tạo ra từ một quá trình vận động
xã hội và được chấp nhận, để hướng mọi người tới cách ứng xử giống nhau,
khuyến khích sự hợp tác với nhau, hay cùng nhau chia sẻ những giá trị chung.
Nền tảng chủ yếu của những chuẩn mực này là mối quan hệ có đi có lại
(reprocity) và sự chia sẻ những giá trị cùng nhau thừa nhận giữa những con
người với nhau hoặc trong một cộng đồng. Những chuẩn mực này được mở
rộng mãi ra có khi sẽ tạo thành nhân sinh quan, xa hơn nữa là tạo thành giáo
lý về lẽ sống – ví dụ như chúng ta thường thấy trong Đạo Phật, Đạo Khổng,

trong Thiên chúa giáo, trong các tôn giáo khác (tham khảo: World Bank 1999,
Putnam, 2000, Prusak, 2001, Fukuyama 2002 )
Cần đặc biệt nhấn mạnh yếu tố văn hóa và yếu tố lịch sử đóng vai trò
rất quan trọng trong việc tạo ra và làm phong phú vốn xã hội. Nhưng để nuôi
dưỡng, tiếp tục làm giàu và phát triển vốn xã hội đã sẵn có, thì còn phải đồng
thời phát triển nhà nước pháp quyền và xã hội công dân (còn gọi là xã hội dân
sự), điều kiện không thể thiếu cho việc nâng cao phẩm chất công dân.
Đối với những nước đang phát triển tìm đường đi lên, việc phát triển
vốn xã hội trên cơ sở phát triển nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là
bảo đảm tốt nhất loại bớt những hiện tượng hoang dã trên con đường hướng
tới tương lai, là cách trả giá ít nhất những cái giá phải trả trong quá trình này,
và là cách sử dụng tối ưu, tiết kiệm nhất mọi nguồn lực có thể huy động được.

Muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường trở thành một quốc gia hiện
đại phải tích tụ phong phú cho mình nguồn vốn xã hội cần thiết.
20

Có thể nói dứt khoát, tìm con đường phát triển từ nghèo nàn lạc hậu lên
hiện đại cho một quốc gia trên cơ sở phát huy vốn xã hội, nhà nước pháp
quyền và xã hội công dân là con đường tiệm tiến, mang nhiều tính xã hội chủ
nghĩa nhất. Bởi lẽ: (1) con đường này hàm chứa nhiều nhất các giá trị công
bằng, dân chủ, văn minh, (2) vốn xã hội làm cho phát triển gắn được với nâng
cao yếu tố văn hóa - điều không thể thiếu cho phát triển bền vững. Nhờ vào
“lợi thế nước đi sau”, các nước đang phát triển ngày nay có nhiều thuận lợi
tận dụng những thành quả của văn minh nhân loại để khai phá cho mình con

đường phát triển này [20].
Theo tác giải Pierre Bourdieu đưa ra định nghĩa về vốn xã hội: “Là tổng
hợp các nguồn lực, hữu hình hay vô hình hoặc sự tích lũy của một cá nhân
hay một nhóm bởi một mạng lưới bền vững của các mối quan hệ qua lại có
mức độ thể chế hóa nhiều hay ít đã được thừa nhận. Phải thừa nhận rằng vốn
có thể mang đến một sự khác biệt về các hình thức mà không thể thiếu được
trong việc giải thích cấu trúc và những động lực về sự khác biệt giữa các xã
hội” [1]
Tương tự như Bourdieu, tác giả Jame Coleman đã đưa ra một khái
niệm rất rộng về vốn xã hội mà không dựa vào cơ sở nghiên cứu lĩnh vực hẹp
“Vốn xã hội được định nghĩa bằng chức năng của nó. Nó không phải là những
thực thể riêng lẻ mà là những thực thể đa dạng, với hai thành tố chung: chúng

bao gồm một số khía cạnh của cấu trúc xã hội và tất nhiên là chúng linh hoạt
trong các hành động của các tác nhân – dù các tác nhân hoặc liên kết các tác
nhân – trong cấu trúc đó. Cũng giống như các hình thức khác của vốn, nhờ
vốn xã hội có thể đạt được những mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội
thì không thể đạt được” [1]
Đối với Putnam, một giáo sư xã hội học ở Đại học Harvard lại nhấn
mạnh khía cạnh vi mô của vốn xã hội: “Những mối liên hệ trong mạng kết nối
21

giữa các cá thể từng con người với nhau, giữa cá thể con người và xã hội, về
những mối quan hệ tạo ra sự có đi và có lại, sự tin cậy nhau về những chuẩn
mực hình thành từ những mối quan hệ này. Với nghĩa như vậy, vốn xã hội

liên quan mật thiết đến phẩm chất công dân” (Putnam, 2000). [19]
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn xã hội, song nhìn
chung vốn xã hội được xem như là tập hợp các mối quan hệ của mỗi cá nhân
trong các mạng lưới xã hội và khả năng tạo ra các mối quan hệ mới của mỗi
cá nhân đó. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội
hóa của họ và thông qua sự tương tác giữa các cá nhân. Vốn xã hội được duy
trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả
năng tiếp cận và huy động các nguồn lực được gắn vào các mối quan hệ, chia
sẻ thông tin, kiến thức, cơ hội việc làm, tình cảm, các chuẩn mực, giá trị.
Vốn xã hội được xây dựng trên cơ sở các cá nhân cùng chia sẻ những
chuẩn mực và quy tắc để tạo ra sự tin cậy lẫn nhau. Sự tin cậy này cho phép
các cá nhân quan hệ và hợp tác với nhau để tạo ra các mạng lưới xã hội. Tuy

nhiên, khả năng tạo ra vốn xã hội là khác nhau ở mỗi cá nhân, nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như gia đình, dòng họ, nơi cư trú (nông thôn, đô thị), học
vấn, giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo [1].
Trong nghiên cứu chúng tôi đi sâu tìm hiểu việc tiếp cận và sử dụng
vốn xã hội ở khía cạnh nhóm xã hội và lựa chọn yếu tố khu vực-hay nơi cư
trú để so sánh việc tiếp cận vốn xã hội của thanh niên ở hai khu vực. Trong
quá trình sinh sống, học tập, vui chơi thanh niên mở rộng tham gia vào các
nhóm, tổ chức xã hội như hàng xóm, bạn bè, trường học, tổ chức đoàn thanh
niên. Mạng lưới quan hệ xã hội chính là điều kiện cần để thanh niên có thể
tiếp cận với vốn xã hội và sử dụng các giá trị của vốn xã hội thông qua quá
trình tương tác với các thành viên trong nhóm xã hội mà thanh niên là thành
viên trong đó. Như vậy, đi sâu tìm hiểu vốn xã hội trong khía cạnh các mối

×