Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số vấn đề về công tác xã hội và phát triển cộng đồng trong điều kiện hội nhập mới của không gian kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.09 KB, 4 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP MỚI CỦA
KHÔNG GIAN KINH TẾ ASEAN
PGS. TS. Nguyễn Minh Xuân
Phòng SĐH & QLKH, Trường Đại học Thăng Long
Tóm tắt: Đông Nam Á sẽ bước vào kỷ nguyên hội nhập với sự thống nhất về không
gian kinh tế mới. Các vấn đề về Công tác xã hội & Phát triển cộng đồng đang được đặt ra với
bản thân nội hàm của nó. Trong giai đoạn chuyển tiếp và phát triển ổn định sau này vấn đề
mới nổi lên là di dân và doanh nghiệp xã hội.. Bài báo phân tích các nghiên cứu gần đây với
logic khoa học nhằm thay đổi nhận thức và hành động để thể hiện đúng đắn nhất tâm thế hợp
lý cho hội nhập hiện nay.
1. Đặt vấn đề: Bước vào kỷ nguyên hội nhập với sự thống nhất về không gian kinh tế
mới các vấn đề về Công tác xã hội & Phát triển cộng đồng đang được đặt ra ngày càng bức
xúc khi ngôi nhà chung đang dần hình thành từ mong ước các dân tộc Đông Nam Á (ĐNA).
Nhận diện những nét mới trong điều kiện hội nhập chính là cơ sở để thực hiện các cải cách
trong nội bộ các lĩnh vực như xuất khẩu lao động chống hiện tượng di dân tự phát, quản trị
doanh nghiệp xã hội, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp xã hội, quản trị và phát huy thế mạnh
của một số loại hình kinh tế phù hợp điều kiện đó như liên minh các hợp tác xã..
2. Các vấn đề mới về công tác xã hội và phát triển cộng đồng
2.1 Vấn đề di dân
Một trong các vấn đề đầu tiên nổi cộm lên trong nội hàm các vấn đề xã hội là Vấn đề
di dân . Khi tiếp cận dưới góc độ Công tác xã hôi có thể thấy di cư là hiện tượng xã hội chính
trị rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến các sự phát triển xã hội và con người. 1954 có luồng di
cư lớn, 1975 cũng tương tự..Sau 1986 di cư của VN có những nét đổi mới và mục đích khác
nhau: Đoàn tụ, học tập, kết hôn, làm việc.. Gần đây vấn đề này lại nổi lên rõ rệt và trở thành
vấn đề chính trị-xã hội khá nhức nhối cho nhiều quốc gia Đông Nam Á. Đồng thời với nó là
hiện tượng buôn bán phụ nữ và trẻ em, lợi dụng lao động trẻ.. mặt khác sự khan hiếm việc
làm ở các quốc gia đang là vấn đề bức xúc của công tác xã hội, đặc biệt ở các thành phố lớn
trong một quốc gia (Trung Quốc – hơn 7000người, VN,, Campuchia, hơn 100000 người Châu


Phi). Hơn 4 triệu người VN ở 103 nước với khoảng 100000 SV, 3000000 Phụ nữ, 50 ngàn
phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Theo TTX Nhật dân VN đứng thứ 8 làm ăn ở Nhật.
An ninh di cư cũng là vấn đề được đặt ra cho mỗi quốc gia và có tầm quốc tê. Đặc biệt
hiện nay nhức nhối trong vấn đề này là: Sự lừa gạt trên các trang web.. về ước mơ đổi đời, về
trắng tay (nhiề nơi như Hà Tĩnh có nghĩa trang cho các thủy thủ đoàn bất hợp pháp khi chết bị
ném xuống biển dạt vào bờ, hoặc những cư dân bất hợp pháp bỏ mạng..);
Tại đây cũng cần nhận rõ vấn đề công tác xá hội (CTXH) với người di cư (NDC) ở
Việt Nam: Ta đã có luật về người lao động ở nước ngoài, luật quốc tịch, luật về phòng chống
buôn bán phụ nữ, luật lao động nước ngoài.. là các đạo luật quan trọng, cần được tư vấn cho
các trung tâm tuyền lao động Nhà nước (LĐNN). Cần thiết phải thiết lập các mối quan hệ về
Hợp tác quốc tế (HTQT) trong lĩnh vực này. Vấn đề là khi ta có tốc độ tăng trưởng khá cao sẽ
là nơi “đất hứa” cho một số nước khác. Do vậy phải có cách cư xử hợp lý với NDC. Và tự do
di chuyển lao động có vấn đề mới: Khi hòa nhập ASEAN nếu tìm khuôn mẫu thì mẫu theo
Trường Đại học Thăng Long

369


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

cộng đồng châu Âu là khuôn mẫu tốt có thể nghiên cứu học tập, nhất là vấn đề đi lại. Với
khuôn mẫu đó ta sẽ có sự giống nhau nhiều hơn là khác biệt. Dòng NDC sẽ là vấn đề cần tiếp
tục NC và phát triển.
2.2 Doanh nghiệp xã hội
Một vấn đề mới đang được các nhà quản lý và các nhà xã hội học quan tâm, đó là
doanh nghiệp xã hội (DNXH), vai trò và nhìn nhận như thế nào cho sự phát triển trong một
cộng đồng kinh tế mới?.
Khái niệm “DNXH”: là doanh nghiệp mà tinh thần kinh doanh mang lại lợi ích cho xã
thay vì lợi nhuận (dựa trên nền nhân từ của CNXH), từ 3 yêu cầu: Phúc lợi; Môi trường;
Dung hòa lợi ích. Vấn đề là tìm giải pháp thúc đẩy các vấn đề xã hội bằng các nguồn lực. Một

số nguồn liệu pháp dân chủ, công bằng xã hội, trao quyền người yếm thế, bền vững.. Cũng
cần khẳng định các doanh nghiệp xã hội là con đường thứ 3 phát triển xã hội (còn gọi là “nền
văn hóa cho đi” – Nhà chính trị thế giới – Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới Chiandra
từng nêu). Nhìn lại lịch sử hình thành thì các doanh nghiệp xã hội xuất phát từ một phong trào
ở Brasin, trước tiên từ sự phát triển kinh doanh, lan tỏa nền văn hóa, giúp đỡ những người
nghèo..Lý do tồn tại từ sự trải nghiệm tình yêu đối ứng của chúa. Từ đó ai cũng có cơ hội
tham gia. Ở đây cần xét thêm một số vấn đề: như Quan hệ xã hội: Tái gắn kết thông qua các
thị trường đã “thuần hóa”: Bằng thực hiện các doanh nghiệp siêu nhỏ; Tìm kiếm các giải pháp
cho các xung đột; Hình thức trợ giúp người nghèo; Cộng đồng dựa trên sự hoạt động của các
cá thể; Các chiến lược dựa trên sự tham gia của người dân (bản thân doanh nghiệp, người dân
và toàn cầu). Có thể đưa ra khuyến cáo là: Đây là một mô hình cho một thế giới thực (mô
hình EOC) Các doanh nghiệp nhỏ tạo ra mức sống cao hơn cho người dân. Các thông tin này
cần có trên các website thường xuyên hơn.
Một mảng đối tượng được quan tâm của loại hình doanh nghiệp là các doanh nghiệp
xã hội cung cấp các dịch vụ xã hội cho các nhóm thanh niên nhiều thiệt thòi.
Thông qua một số kết quả tìm kiếm gần đây: Vấn đề vốn xã hội của các doanh nghiệp
xã hội: những người có niềm đam mê, có mưu cầu cuộc sống khá hơn; Các hỗ trợ của Nhà
nước, khách sạn, nhà hàng. Hướng đến niềm tin về các nhu cầu dịch vụ Xã hội; Những người
nước ngoài song có tình yêu với Việt Nam. Cũng cần nêu rõ đặc điểm doanh nghiệp Xã hội:
Hoạt động cơ chế tự vận hành với số vốn ít hỏi: khách hàng là các thanh niên chịu thiệt thòi..,
Là sự công nhận các quyền của các Thanh thiếu niên chịu thiệt thòi, cho phép họ trở nên chủ
động và khá hơn. Thực tế cũng chỉ rõ các thách thức: như khung pháp lý còn thiếu và yếu,
khái niệm DNXH còn chưa được hiểu đúng. Có thể đi tới kết luận sơ bộ rằng: Các giá trị
DNXH dần được hiểu đúng để đóng góp cho sự phát triển; DNXH đóng góp cho hiểu biết về
lòng tin và hiểu biết XH về CTXH. DNXH đóng góp cho xóa đói giảm nghèo. Các kiến nghị:
Nên xem xét vào vấn đề này trên phạm vi thế giới; Cần ban hành các khung chính sách cho sự
phát triển XH. Cải tổ chính sách Kinh tế Việt Nam.
Để tạo nguồn cán bộ quản lý các DNXH thì vấn đề đào tạo thực hành đang được đặt
ra đúng tầm hơn. Công tác đào tạo thực hành trong các nhà trường cần thích ứng như thế
nào trong một xã hội có phân công lao động đã đổi mới với đặc thù tự do hơn trong di chuyển

sức lao động, công cụ và cả sản phẩm làm ra. Công tác đào tạo thực hành trong khối nhà
trường đại học. Đặc biệt là Triết lý đào tạo: Công bằng, hạnh phúc cho mọi người. Ở đây có
thể đề cập một số nét về Chương trình thực hành của đối tượng sinh viên (SV) ở một số nước
Trường Đại học Thăng Long

370


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

như Philipines, Indonesia. Đối với các SV CTXH ở đó có 2 đợt thực hành/năm ở cộng đồng.
Với những người học chuyển đổi hoặc thạc sỹ có 01 kỳ để có trải nghiệm về thực tế xã hội và
có cam kết thực hiện cộng đồng. Và cũng từ đó đề xuất được những vấn đề thực tiễn kết hợp
lý thuyết. Đợt thực hành 01 là 1000h/01 năm thực hành. Còn học chuyển đổi có 06 trình để
thực hành… Cử nhân CTCĐ có 18 ĐVHT, thông thường có 9 ĐVHT , 750 h., yêu cầu 250
giờ xưởng. Có các Điều phối viên ở trường và cơ sở, tuần nào lãnh đạo cũng phải thâm nhập
kiểm tra. Các hoạt động của SV do nhà trường và đơn vị đối tác đề ra thống nhất. Giúp cho
tạo ra các hân viên CTXH vừa có bản lĩnh chính trị vừa chuyên sâu. Điều quan tâm của chúng
ta là những người yếu thế, tật nguyền. Các SV, Cộng tác viên đều có chứng chỉ hành nghề.
Các môn học chuyên ngành của khối sinh viên công tác xã hội và cơ sở nên tập trung ở các
môn Hành vi con người, Trị liệu CTXH, Làm việc nhóm… Mặt khác một điều cực kỳ quan
trọng là định hướng hoạt động CTXH cần mạng lưới cộng đồng từ Chính phủ đến các tổ chức
xã hội: Khi thực hành ta sẽ có các dạng hoạt động cộng đồng và các cam kết từ các cộng
đồng. Cán bộ giáo viên là thành viên điều hành đắc lực cho các mạng xã hội đó..
2.3 Chính sách bảo trợ Liên minh Hợp tác xã
Ngoài các vấn đề nêu trên của CTXH và Phát triển cộng đồng còn có các vấn đề với
các loại hình kinh tế mà trước đến nay ta chưa có kinh nghiệm nhiều (hoặc làm ở một dạng
biến thể khác) thì hiện nay khi hội nhập ĐNA ta cần có đinh hường chính sách như thế nào?
Một trong các ví dụ đó là các chính sách để bảo trợ Liên minh Hợp tác xã, loai hình có
quan hệ khá chặt chẽ với DNXH.

Loại hình này vốn đầu tiên ra đời ở Anh, 1964 Liên minh HTX QT – IYC: HTX ở
Philipin cũng có chung mục đích và chung vốn đầu tư (luật HTX RA9520 ở PLP2008). Triết
lý hoạt động: Tình đoàn kết của dạng kinh tế tập thể tạo ra giá trị, dựa trên 7 nguyên tắc hợp
tác của Hiệp hội HTX ở các nước Đông Nam Á như Philipines (RA9520). Hiện nay ở
Philipines có hơn 23000 HTX có đăng ký. Đã có một số kết quả: Đã cải thiện những bất cập
trong tổ chức và vận hành HTX theo mô hình cũ, mở rộng các thành viên cả về số lượng và
chất lượng, xây được dinh thự lớn, các sản phẩm cho vay tăng, dịch vụ y tế tăng rõ rệt.. Vốn
đã trả thường đạt 180 triệu pexo Philipines/01 HTX.
Như vậy: HTX là mô hình kinh tế tập thể đã và đang có giá trị, đặc biệt ý nghĩa kết
hợp với mô hình DNXH đang được hoạt động hiệu quả trong nhà trường: Thực tế cho thấy có
thể làm tốt nhất, hợp tác hiệu quả ở cả nông thôn và đô thị. Khi hạn chế được các mặt hạn chế
cố hữu thì quy mô HTX ngày càng phát triển.
3. Kết luận
Các thực tế nghiên cứu cho thấy, cùng với sự mở cửa hòa nhập của Việt Nam vào thị
trường ĐNA, nằm trong tiến trình nhất thể hóa các nền kinh tế khu vực này thì sự chuẩn bị
đầy đủ về mặt tư duy, kinh nghiệm là bước đi cần thiết để cải thiện tình hình. Để làm được
điều này trước tiên cần có cách nhìn tổng thể nhận diện sự khác và giống nhau của nền kinh tế
nước ta với các nước đối tác ĐNA, đặc biệt trong bối cảnh mới. Từ sự nhận diện về một xã
hội mới với chính thể chính trị khác nhau, cách nghĩ và làm khác nhau sẽ cho ta các lý do để
tồn tại cùng các giải pháp phù hợp với những nét mới đó.
Bài báo đóng góp một cách nhìn của các nhà quản lý, các nhà khoa học xã hội, từ đó
xác định các nguyên nhân và điều kiện cần thiết để thực hiện các cải cách trong nội bộ các
lĩnh vực như xuất khẩu lao động chống hiện tượng di dân tự phát, quản trị doanh nghiệp xá
Trường Đại học Thăng Long

371


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II


hội, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp xã hội, quản trị và phát huy thế mạnh của liên minh
các hợp tác xã vv. và vv.
4. Tài liệu tham khảo
[1]. GS.TS. Đặng Cảnh Khanh. “Di dân ở Việt Nam và các vấn đề đặt ra với công tác
xã hội, Hội thảo công tác xã hội và phát triển cộng đồng”. Hội thảo công tác xã hội và phát
triển cộng đồng. Đại học Thăng Long 5/2015.
[2]. TS. Phạm Tiến Nam. “Nghiên cứu các doanh nghiệp xã hội trong việc cung cấp
các dịch vụ xã hội tới nhóm thanh niên chịu nhiều thiệt thòi: Kinh nghiệm của Việt Nam”. Bộ
môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long. Hội thảo công tác xã hội và phát triển cộng đồng.
Đại học Thăng Long 5/2015.
[3]. GS.TS. Emmanuel M.Luna và GS.TS. Oscar P.Ferrer. “Công tác giáo dục đạo
đức và đào tạo thực hành tại khóa Công tác xã hội và phát triển cộng đồng”. Trường Công
tác xã hội và Phát triển cộng đồng, Đại học Quốc Gia Philippines-Diliman. Hội thảo công tác
xã hội và phát triển cộng đồng. Đại học Thăng Long 5/2015.
[4]. Jommar A. de Guzman. “Banko Kabayan; Kinh nghiệm của một doanh nghiệp
kinh tế giáo hội”. Trường Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng, Đại học Quốc Gia
Philippines-Diliman. Hội thảo công tác xã hội và phát triển cộng đồng. Đại học Thăng Long
5/2015.
[5]. Mary Jane R. Demegillo. “Các chiến lược cho việc thành lập và tăng cường các
hợp tác xã”. Trường Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng, Đại học Quốc Gia PhilippinesDiliman Hội thảo công tác xã hội và phát triển cộng đồng. Đại học Thăng Long 5/2015.
SOME PROBLEM OF SOCIAL WORK AND COMMUNITY DEVELOPMENT IN
NEW OPENNING OF ECONOMIC SPACE ASIAN
Dr. CSc. Nguyen Minh Xuan
Department of Post Graduate & Science Research Management of TLU
Abstract: South Asia will go to openning era with the unity economic space. Problems
of social work and development community are setted to their self On-function. In this
connected times and stability development time the new problems is known refugee and social
company. The paper takes analities to some of recent researchs about science logic to change
ideologies and actions to appear our correctional position for openning era


Trường Đại học Thăng Long

372



×