Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tu duy bien luan va cac ky nang can thiet trong tuyen truyen va ho tro nguoi nop thue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.63 KB, 24 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THÙY LINH
1583401020029

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Môn: Tư duy biện luận ứng dụng
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02

PGS.TS. DƯƠNG THỊ HOÀNG OANH

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 07 NĂM 2016


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN ................................................................. 1
Câu 1 ....................................................................................................................... 1
Câu 4 ....................................................................................................................... 2
PHẦN 2: VIẾT BÁO CÁO – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 4


2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Ý nghĩa và giới hạn của đề tài ............................................................................. 5
5.1. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 5
5.2. Giới hạn của đề tài ...................................................................................... 5
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................... 6
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN ........................................................................................ 6
1.1.1. Dịch vụ hành chính công ........................................................................ 6
1.1.2. Dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ của ngành thuế ........................................... 6
1.1.3. Tư duy biện luận ứng dụng và tầm quan trọng
của tư duy biện luận ứng dụng ................................................................ 6
1.1.3.1. Tư duy biện luận và tư duy biện luận ứng dụng ......................... 6
1.1.3.2. Tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng dụng.......................... 7
1.1.4. Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng
tiếp nhận đầu vào, sản sinh đầu ra........................................................... 8
1.1.4.1. Kỹ năng nghe biện luận ............................................................. 8
1.1.4.2. Kỹ năng đọc biện luận ............................................................... 8


ii

1.1.4.3. Kỹ năng nói biện luận ................................................................ 8
1.1.4.4. Kỹ năng viết biện luận ............................................................... 9
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......................................................... 9
CHƯƠNG 2: TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ

TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................... 10
2.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ
NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG ................... 10
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bình Dương .. 10
2.1.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại
Cục Thuế tỉnh Bình Dương ................................................................... 12
2.2. VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ ............... 14
2.3. VẬN DỤNG TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ ............... 15
2.3.1. Kỹ năng nghe ....................................................................................... 15
2.3.2. Kỹ năng nói .......................................................................................... 16
2.3.3. Kỹ năng đọc ......................................................................................... 16
2.3.4. Kỹ năng viết ......................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG TƯ DUY BIỆN LUẬN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................... 18
3.1. GIẢI PHÁP ................................................................................................... 18
3.2. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 19
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1

CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1: Theo bạn thì tư duy biện luận là khả năng bẩm sinh hay là kỹ năng có thể

rèn luyện và đào tạo được? Tại sao bạn lại nghĩ như thế?
Với xã hội phát triển và guồng công việc tất bật như hiện nay, hàng ngày, mỗi
người chúng ta đều phải tiếp nhận một khối lượng lớn thông tin khác nhau tùy theo
đặc điểm công việc. Trong đó, có không ít thông tin thiếu chính xác mà nếu không
gạn lọc sẽ dẫn đến những sai lầm không đáng có khi ra quyết định. Kỹ năng tư duy
biện luận là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta khám phá ra những khía cạnh
khác nhau của vấn đề.
Một số người sinh ra đã có khả năng tư duy, lập luận tốt, nhưng không phải
bất cứ ai cũng có may mắn đó. Sự chây lười trong suy nghĩ, sức ì của tâm lý… là
những yếu tố khiến chúng ta dễ dàng thỏa hiệp với những luồng quan điểm khác
nhau, thiếu suy xét dẫn đến không thể đưa ra chính kiến riêng của bản thân. Để có
thể tiếp cận vấn đề trên nhiều phương diện, khả năng suy nghĩ thấu đáo, thực tế và
sâu sắc, tạo ra những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động thì rèn luyện tư
duy biện luận là điều cần thiết.
Tư duy biện luận là kỹ năng có thể rèn luyện và đào tạo được, để phát triển
được tư duy biện luận thì cần một quá trình hình thành lâu dài. Vậy thì, rèn luyện tư
duy biện luận như thế nào? Trước tiên, ta phải đảm bảo tích lũy đủ kiến thức về vấn
đề cần bàn luận, đây là điều kiện trước hết để hình thành tư duy biện luận, vì chúng
ta không thể bàn về một vấn đề mà không có sự hiểu biết nhất định về nó. Thứ hai,
cần rèn luyện khả năng lập luận, sắp xếp nội dung, phán đoán và khả năng tranh
luận, hùng biện, điều này một phần do khả năng bẩm sinh, nhưng nếu không có
được khả năng đó thì chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện được. Thứ ba, rèn luyện
tinh thần tìm tòi, học hỏi, song song đó là tinh thần trách nhiệm và tôn trọng đối với
các vấn đề đưa ra nhằm tìm kiếm giải pháp tốt hơn. Mặt khác, tư duy biện luận còn
được hình thành từ những yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài như: giáo
dục, chính trị, văn hóa – xã hội, sự nhạy cảm của các vấn đề đưa ra… Và dù đây là
những yếu tố khách quan nhưng nó lại chi phối mạnh đến sự phát triển tư duy biện


2


luận của mỗi người, đặc biệt là giáo dục. Khả năng tư duy phụ thuộc khá nhiều vào
tố chất của từng cá nhân, nhưng tư duy biện luận lại phụ thuộc khá nhiều vào quá
trình đào tạo và môi trường giáo dục.
Rèn luyện tư duy biện luận, áp dụng tất cả những kiến thức tích lũy được trong
quá trình học tập và làm việc để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định trên
cơ sở phân tích và tư duy biện luận. Phát triển tư duy biện luận ở mỗi cá nhân là nền
tảng để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Câu 4: Theo bạn tư duy biện luận ứng dụng là gì? Nó có vai trò như thế nào
trong quá trình và kết quả học tập của học viên cao học trong lãnh vực chuyên
môn của bạn?
Theo tôi, tư duy biện luận ứng dụng là việc chúng ta nhìn nhận, đánh giá và đi
đến hoàn thiện một vấn đề bởi những lập luận, quan điểm khác nhau bằng những lý
lẽ vững chắc nhìn từ những khía cạnh khác nhau ứng dụng vào môi trường giao tiếp
và công việc hàng ngày.
Tóm lại, tư duy biện luận ứng dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc
học tập và công tác của tôi:
Với vị trí là học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong môi
trường giáo dục, tư duy biện luận ứng dụng giúp tôi nâng cao khả năng nhận thức
các quan điểm, kiến thức mà giảng viên truyền đạt. Trên cơ sở kiến thức nền tảng
mà bản thân tự tích lũy được trong quá trình học tập lâu dài, cộng với việc tiếp nhận
thêm kiến thức mới, tôi có thể tổng hợp và hệ thống hóa, cũng như đưa ra nhận định
cá nhân đối với những vấn đề giảng viên trao đổi trong lớp học và tương tác đối với
các học viên khác. Trong môi trường giáo dục, tôi có thể học tập kỹ năng tư duy
biện luận của các học viên khác, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân mà không e ngại
sai sót, vì với vấn đề đó, tôi được tiếp thu ý kiến cũng như quan điểm của giảng
viên và các học viên khác, để từ đó có thể hoàn thiện kiến thức của bản thân.
Với vị trí là một công chức Thuế, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều văn bản
pháp luật liên quan đến quản lý thuế, cũng như những người nộp thuế liên hệ công
việc; tư duy biện luận giúp tôi hoàn thiện những kỹ năng trong công tác chuyên

môn. Việc đọc và tổng hợp các thông tư, chính sách thuế một cách hệ thống để có


3

thể diễn đạt một cách dễ hiểu nhất cho người nộp thuế. Song song đó là kỹ năng
nghe, nắm bắt vấn đề mà người nộp thuế còn vướng mắc để thông tin qua điện thoại
hoặc trả lời bằng văn bản một cách chính xác và kịp thời nhất.
Với tầm quan trọng như vậy, tôi luôn ý thức được việc phải không ngừng rèn
luyện tư duy biện luận trong quá trình học tập và công tác để từng bước hoàn thiện
hơn nữa những nhận định và quyết định của bản thân trong công việc cũng như
trong giao tiếp hàng ngày.


4

PHẦN 2

VIẾT BÁO CÁO – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang dần đi vào
phát triển ổn định, cùng với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, các chế độ,
chính sách của nước ta có nhiều thay đổi nhằm phù hợp với thực tiễn. Ngành Thuế
cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, chính sách về thuế ngày càng có nhiều thay
đổi, không riêng bộ phận Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế mà tất cả các
phòng, ban của mỗi Cục Thuế đều ít nhiều có các chức năng liên quan đến công tác
này.
Công tác tuyên truyền và hỗ trợ (TTHT) người nộp thuế (NNT) được xem là
một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách và hiện đại hóa

ngành thuế cho phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế. Công tác này
giữ vai trò là cầu nối, làm nhiệm vụ thông tin hai chiều giữa chính sách thuế với
NNT, cũng như giữa cơ quan thuế với NNT. Công tác TTHT một mặt giải đáp
những vướng mắc từ chính sách đến người thực hiện, mặt khác lại thu nhận những ý
kiến từ phía người thực hiện chính sách phản hồi với các nhà hoạch định chính sách
để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn với thực tiễn.
Trong quá trình cải cách thủ tục, cung cấp dịch vụ hành chính thuế và TTHT
cho NNT, vai trò của cán bộ, công chức là hết sức quan trọng, vừa là chủ thể tiến
hành cải cách và cung cấp dịch vụ hành chính, vừa là đối tượng của công cuộc cải
cách này. Để cải cách có hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có năng lực
thật sự, phải có kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn quản lý hành chính thuế,
trong đó có cả kỹ năng tư duy biện luận để đảm bảo vai trò mắc xích quan trọng
trong chuỗi quá trình cải cách hành chính thuế, thông tin kịp thời, chính xác nhằm
đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của NNT.
Đứng trước yêu cầu thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tư duy biện
luận và các kỹ năng cần thiết trong tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại
Cục Thuế tỉnh Bình Dương” để làm tiểu luận hết môn Tư duy biện luận ứng dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng hiệu quả các kỹ năng tư duy biện luận và các đưa ra các giải pháp
có liên quan nhằm hoàn thiện công tác TTHT NNT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.


5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng cần thiết vận dụng trong TTHT
NNT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về các kỹ năng tiếp nhận đầu vào và sản sinh đầu ra của tư duy

biện luận ứng dụng trong công tác TTHT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích về vai trò và phạm vi ứng dụng của tư
duy biện luận trong công tác TTHT NNT.
5. Ý nghĩa và giới hạn của đề tài
5.1. Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tư duy biện luận và tư duy biện luận
ứng dụng; vận dụng những kỹ năng của tư duy biện luận ứng dụng vào công tác
TTHT.
Qua đó, người viết đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị nhằm phát
triển hơn nữa kỹ năng tư duy biện luận để hoàn thiện công tác TTHT NNT cho cán
bộ, công chức thuế đang thực thi nhiệm vụ tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
5.2. Giới hạn của đề tài
Xoay quanh các kỹ năng tiếp nhận đầu vào và sản sinh đầu ra của tư duy biện
luận ứng dụng trong công tác TTHT NNT.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo; đề tài gồm các
chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tư duy biện luận và các kỹ năng cần thiết trong tuyên truyền và hỗ
trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Chương 3: Các giải pháp và khuyến nghị phát triển kỹ năng tư duy biện luận
nhằm hoàn thiện công tác tuyên truyền và hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương


6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1.1. Dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành
chính Nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và
công dân. Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính
Nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính – pháp lý của Nhà nước.
1.1.2. Dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ của ngành thuế
Dịch vụ TTHT của ngành thuế là một trong những loại dịch vụ hành chính
công. Theo Tổng cục Thuế (2007) thì dịch vụ tuyên truyền pháp luật thuế là hoạt
động nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của
chính sách thuế đến NNT và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức chung của
xã hội về pháp luật thuế và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về thuế cũng
như hiệu quả quản lý thuế. 1
1.1.3. Tư duy biện luận ứng dụng và tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng
dụng
1.1.3.1. Tư duy biện luận và tư duy biện luận ứng dụng
Có nhiều định nghĩa về tư duy biện luận có thể kể đến như:
Theo Scriven và Paul, một mẫu hình lý tưởng của tư duy biện luận phải dựa
trên các giá trị trí tuệ phổ cập, vượt qua giới hạn của ngành nghề khác nhau, bao
gồm tính mạch lạc, tính chính xác, tính rõ ràng, tính nhất quán, tính liên quan, có
chứng cớ xác thực, có nguyên căn tốt, có bề rộng, có bề sâu và đảm bảo tính công
bằng. Tư duy biện luận cũng bao hàm sự cân nhắc xem xét của những cấu trúc hay
thành tố thường được xem như tiềm ẩn trong lý tính; bao hàm các mục tiêu, các vấn
đề đang được xem xét, các giả định, các khái niệm, các kiến nghị và hậu quả; cũng
như xem xét khả năng có sự phản đối từ các quan điểm khác và các khung tham
chiếu khác.
1. Tổng cục Thuế (2007). Luật quản lý thuế, các văn vản hướng dẫn thi hành, NXB Tài Chính, Hà Nội



7

Theo Facione (1990), “…tư duy biện luận là một quá trình phán xét có mục
đích và mang tính chất tự điều chỉnh; mang lại sự giải nghĩa, khái niệm, phương
pháp, điều kiện hay bối cảnh dẫn đến quá trình phán xét đó. Vì thế, tư duy biện luận
là một động lực quan trọng trong giáo dục và là một tài nguyên mạnh mẽ trong đời
sống cá nhân và công dân (…)”.
Nhìn từ một góc độ cụ thể và mang tính ứng dụng cao, tư duy biện luận là khả
năng suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý, bao gồm các khả năng phản xạ và suy
nghĩ độc lập. Một người có kỹ năng tư duy phản biện thường có khả năng:
- Hiểu được kết nối logic giữa những ý tưởng;
- Xác định, xây dựng và đánh giá các lập luận;
- Phát hiện các mâu thuẫn và sai lầm phổ biến trong lập luận;
- Giải quyết vấn đề một cách hệ thống;
- Nhận ra sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng;
- Phản xạ biện minh về niềm tin và giá trị của một người. 1
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và lý giải về khái niệm tư duy biện luận, đặc
biệt là phần ứng dụng. Tùy theo thực tiễn và mục tiêu ngành nghề, trên cơ sở phát
huy thế mạnh của bản thân người ứng dụng, ta có thể chọn lọc, tổng kết những đặc
điểm cần thiết cho bản thân để ứng dụng trong công việc, nghiên cứu và ngay cả đời
sống hàng ngày một cách hữu hiệu và thành công nhất.
1.1.3.2. Tầm quan trọng của tư duy biện luận ứng dụng
Tư duy biện luận đóng một vai trò quyết định và chủ yếu trong việc hình thành
các kỹ năng đưa đến thành công không chỉ với học viên và giáo viên trong môi
trường học thuật mà còn với bất cứ ai trong công việc và cuộc sống.
Các đặc điểm của người có tư duy biện luận ứng dụng trong môi trường hàn
lâm:
- Biết lắng nghe tích cực;
- Luôn hiếu kỳ và ham thích tìm tòi kiến thức;
- Có ý thức kỷ luật;

1. Dương Thị Hoàng Oanh – Nguyễn Xuân Đạt (2015). Tư duy biện luận ứng dụng, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM


8

- Có tính khiêm tốn;
- Nhận thức được toàn cảnh vấn đề;
- Có tính khách quan;
- Biết sử dụng cảm tính;
- Tin tưởng vào trực giác;
- Tự ý thức, có tinh thần tự giác cao;
- Có đạo đức tốt;
- Luôn luôn có ý thức luyện lập, phát triển. 1
1.1.4. Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng tiếp nhận đầu vào, sản sinh
đầu ra
1.1.4.1. Kỹ năng nghe biện luận
Lắng nghe hiệu quả là cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình.
Trong giao tiếp, chúng ta dành nhiều thời gian cho việc nghe nhưng lưu ý là nghe sẽ
khác với lắng nghe theo tư duy biện luận vì đó là nghe tích cực nhằm đến mục đích
học hỏi và phục vụ công việc. 2
Trong học tập và công tác, ta cần rèn luyện kỹ năng nghe theo phong cách tư
duy biện luận để có thể nhận được thông điệp một cách chính xác trong quá trình
giao tiếp, tạo nền tảng cho tất cả các mối quan hệ tích cực của con người.
1.1.4.2. Kỹ năng đọc biện luận
Đọc là phương tiện cơ bản nhất để thu nhập thông tin, là cơ sở để thu thập và
phát triển kiến thức. Kỹ năng đọc là bước cơ bản nhất để tạo cơ sở cho việc xây
dựng và rèn luyện phát triển tư duy biện luận. 3
1.1.4.3. Kỹ năng nói biện luận
Kỹ năng nói trịnh trọng rất quan trọng và góp phần tích cực trong sự thành

công của việc học tập, nghiên cứu và công tác, do đó nó cần được rèn luyện cẩn
thận và thực tập thường xuyên. 4

1-4. Dương Thị Hoàng Oanh – Nguyễn Xuân Đạt (2015). Tư duy biện luận ứng dụng, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM


9

1.1.4.4. Kỹ năng viết biện luận
Trong môi trường hàn lâm, kỹ năng viết biện luận là một kỹ năng sản sinh đầu
ra cơ bản đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện liên tục và có phương pháp nhằm tạo ra
sản phẩm mới. 1
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Bài giảng “Chính sách công và tư duy phản biện” của Đinh Vũ Trang Ngân
(2013) và Jonathan Pincus (2012) trong Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
đã chỉ ra vai trò của tư duy phản biện trong hoạch định chính sách công. 2
Bài viết “Cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính” của Mỹ
Em (2011) trên cổng thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cũng đã đưa ra
mối quan hệ giữa cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính. Bài viết
đã nêu ra những tồn tại, hạn chế cũng như đưa ra các nguyên nhân và giải pháp
hướng tới cán bộ, công chức nhằm phục vụ tốt công tác cải cách thủ tục hành
chính.3
Bài viết “Phát triển nhân lực công – Tư duy và hành động” của TS. Tạ Ngọc
Hải trên cổng thông tin điện tử của Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ)
cũng đã chỉ ra sơ bộ phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn nhân
lực công trong giai đoạn 2011 – 2020 trên các nội dung: phát triển về số lượng, về
chất lượng và về cơ cấu. Trong đó, trọng tâm phát triển vẫn là chất lượng nguồn
nhân lực công về năng lực (cốt lõi, quản lý, chuyên môn), phẩm chất cá nhân, kỹ
năng (phân tích biện luận, xử lý tình huống, phối hợp, giao tiếp…), thời gian và

kinh nghiệm công tác. 4

1. Dương Thị Hoàng Oanh – Nguyễn Xuân Đạt (2015). Tư duy biện luận ứng dụng, NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh , TP.HCM
2. Đinh Vũ Trang Ngân (2013) – Jonathan Pincus (2012). Chính sách công và tư duy phản biện, Bài giảng,
Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
3. Mỹ Em (2011). Cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính, Cổng thông tin điện tử của
Thanh
tra
tỉnh
Bạc
Liêu.
Nguồn:
/>7c33dc&ID=4
4. Tạ Ngọc Hải. Phát triển nhân lực công – Tư duy và hành động, Cổng thông tin điện tử của Viện Khoa
học
tổ
chức
Nhà
nước,
Bộ
Nội
vụ.
Nguồn:
/>

10

CHƯƠNG 2


TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ VÀ NGƯỜI
NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Cục Thuế tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở tách ra từ Cục Thuế tỉnh
Sông Bé theo quyết định số 1131 TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã vượt
qua nhiều khó khăn, thử thách, trưởng thành về mọi mặt, duy trì sự đoàn kết, nhất
trí trong nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tích cực
trong việc thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư trên địa bàn quản lý.
Cục Thuế tỉnh Bình Dương hiện nay có 9 Chi cục Thuế và 16 Phòng chức
năng trực thuộc với biên chế là 650 cán bộ công chức và 48 cán bộ hợp đồng.
9 Chi cục Thuế:
- Chi cục Thuế Thành phố Thủ Dầu Một;
- Chi cục Thuế Thị xã Bến Cát;
- Chi cục Thuế Thị xã Tân Uyên;
- Chi cục Thuế Thị xã Thuận An;
- Chi cục Thuế Thị xã Dĩ An;
- Chi cục Thuế huyện Phú Giáo;
- Chi cục Thuế huyện Dầu Tiếng;
- Chi cục Thuế huyện Bàu Bàng;
- Chi cục Thuế huyện Bắc Tân Uyên.
Khối Văn phòng Cục Thuế có 16 phòng chức năng gồm:
- Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế;
- Phòng Kê khai và Kế toán thuế;



11

- Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Hành chánh - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ;
- Phòng Tin học;
- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;
- Phòng Kiểm tra nội bộ;
- Phòng Kiểm tra thuế số 1;
- Phòng Kiểm tra thuế số 2;
- Phòng Kiểm tra thuế số 3;
- Phòng Thanh tra thuế số 1;
- Phòng Thanh tra thuế số 2;
- Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng;
- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân;
- Phòng Quản lý các khoản thu về đất.


12

CỤC
TRƯỞNG

PHÓ CỤC
TRƯỞNG

Phòng
Tổ chức
cán bộ


Phòng
Kiểm
tra nội
bộ

Phòng
THNV-DT

CCT
Thành
phố Thủ
Dầu Một

Phòng
HCQTTV-AC

CCT Thị
xã Thuận
An

Phòng
Kiểm
tra thuế
số 1

Phòng
Kiểm
tra thuế
số 2


CCT
Thị xã
Dĩ An

Phòng
Kiểm
tra thuế
số 3

CCT
Thị xã
Bến Cát

Phòng
Tin học

CCT
huyện
Bàu
Bàng

PHÓ CỤC
TRƯỞNG

Phòng
TT&
HT
NNT

CCT

huyện
Dầu
Tiếng

Phòng
QL các
khoản
thu từ
đất

Phòng
Thanh
tra thuế
số 1

Phòng
Thanh
tra thuế
số 2

CCT
Thị xã
Tân
Uyên

Phòng
KK &
KT
thuế


CCT
huyện
Phú
Giáo

Phòng
QLT
Thu
nhập cá
nhân

Phòng
QLN&
CCNT

Phòng
Thanh
tra Giá
chuyển
nhượng

CCT
huyện
Bắc
Tân
Uyên

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Bình Dương
2.1.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình
Dương

Hỗ trợ là hoạt động nhằm giúp NNT giải quyết các vướng mắc, khó khăn
trong việc thực hiện các quy định của luật thuế, qua đó giúp cho NNT hiểu và tuân
thủ các luật thuế tốt hơn, đồng thời giúp cho ngành thuế thu được các khoản thuế
kịp thời, hiệu quả. Có nhiều hình thức để cơ quan thuế hỗ trợ NNT, song các hình
thức hỗ trợ cơ bản thường được thực hiện hiện nay ở các cơ quan thuế nói chung và
Cục Thuế tỉnh Bình Dương nói riêng là:


13

Hỗ trợ NNT bằng văn bản: Khi NNT có vướng mắc về chính sách thuế, gửi
văn bản đến cơ quan thuế thì cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản theo đúng quy
định về thủ tục hành chính.
Hỗ trợ NNT qua điện thoại.
Hỗ trợ trực tiếp cho NNT tại văn phòng cơ quan thuế: Cơ quan thuế tổ chức
nơi đón tiếp, bố trí cán bộ thường trực tại cơ quan thuế để giải đáp những vướng
mắc của NNT. NNT có vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đến cơ
quan thuế gặp trực tiếp cán bộ thuế để được tư vấn, giúp đỡ.
Hỗ trợ NNT tại cơ sở kinh doanh của NNT: Hình thức này được thực hiện khi
có những văn bản mới ban hành mà doanh nghiệp có yêu cầu gửi đến cơ quan thuế
cần phải phổ biến cho nhiều người của doanh nghiệp về chính sách chế độ, cơ chế
đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp khai thác dầu khí, doanh nghiệp
kinh doanh điện, viễn thông…
Hỗ trợ NNT qua công tác tổ chức tập huấn cho NNT khi có sự thay đổi, bổ
sung về chính sách thuế.
Hỗ trợ NNT thông qua hội nghị, hội thảo: Là hình thức hỗ trợ chủ động của cơ
quan thuế. Thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, cơ quan thuế phổ biến chính sách
mới, nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của cơ sở kinh doanh trong việc
chấp hành luật thuế, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho NNT, đồng thời tổng hợp
để nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế.

Hỗ trợ NNT qua trang thông tin điện tử ngành thuế: Để cung cấp kịp thời các
thông tin về chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế và các thông tin cảnh báo,
cần thiết khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nộp
thuế.
Hỗ trợ NNT qua email: Cục Thuế thông báo địa chỉ email để NNT được biết,
qua địa chỉ email cơ quan thuế hỗ trợ và trả lời cho NNT về những vướng mắc
trong kinh doanh.
Các hình thức hỗ trợ khác: Ngoài các hình thức tư vấn hỗ trợ trên còn có các
hình thức hỗ trợ gián tiếp khác như tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền


14

hình, phát hành rộng rãi các văn bản, các ấn phẩm về thuế, sử dụng hệ thống trả lời
điện thoại tự động, cung cấp thông tin về thuế qua mạng Internet…
2.2. VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
Trong thực tế công việc, các hình thức hỗ trợ NNT mà công chức thuế thường
thực hiện là: tương tác qua điện thoại, đối thoại trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc tại
các buổi hội nghị do cơ quan thuế tổ chức, hỗ trợ chính sách đơn giản qua email và
hỗ trợ chính sách bằng văn bản hành chính.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Nếu có cán bộ tốt,
cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết
để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Không có cán bộ tốt thì dù có đường
lối, chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được” 1. Theo đó, trong
bộ máy quản lý thuế nói chung và trong công tác TTHT nói riêng, đội ngũ cán bộ
công chức thuế là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc xây dựng hệ thống
chính sách thuế phù hợp, khoa học, tiên tiến và cũng chính đội ngũ cán bộ thuế là
những người thực hiện hệ thống chính sách thuế để phát huy tối đa hiệu quả của hệ

thống chính sách thuế.
Doanh nghiệp nói riêng và NNT nói chung vừa lo sản xuất kinh doanh, vừa lo
tìm kiếm thị trường, vừa lo tìm hiểu chính sách thuế là điều rất khó; chưa kể các văn
bản chính sách thường xuyên thay đổi làm cho NNT khó theo dõi và thực hiện.
Để công tác TTHT có hiệu quả và mang lại lợi ích tích cực cho NNT, cán bộ
thuế phải đảm bảo các kỹ năng tiếp nhận đầu vào và sản sinh đầu ra nhằm cung cấp
thông tin một cách chính xác và kịp thời cho NNT, đảm bảo NNT hiểu đúng, hiểu
rõ những thông tin mà mình muốn truyền tải. Kỹ năng tiếp nhận đầu vào tốt nhưng
chưa chắc kỹ năng sản sinh đầu ra đã tốt. Quá trình biến thông tin đầu vào thành kết
quả cho đầu ra là một quá trình phức tạp; luôn luôn có một khoảng cách giữa cái ta
tiếp nhận được và cái ta sản sinh ra được và ứng dụng trong thực tiễn.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (tập 5, trang 269)


15

Kỹ năng tư duy biện luận và các kỹ năng tiếp nhận đầu vào cũng như sản sinh
đầu ra đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác TTHT NNT. Cán bộ thuế phải
đảm bảo kiến thức chuyên sâu, thể hiện tính chuyên nghiệp và các kỹ năng quản lý
thuế hiện đại; cùng với đó là các kiến thức quản lý kinh tế và quản lý hành chính
Nhà nước đối với cán bộ lãnh đạo.
2.3. VẬN DỤNG TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT
TRONG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
2.3.1. Kỹ năng nghe
Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình giao tiếp. Quá trình
giao tiếp trở nên tốt hơn nếu như các bên tham gia vào giao tiếp biết lắng nghe.
Trong công tác TTHT cũng vậy, cán bộ thuế phải biết lắng nghe một cách kỹ càng
các vướng mắc của NNT, cả những gì họ biết và cả những gì họ chưa hiểu.
Kỹ năng nghe có hiệu quả:

- Thái độ tích cực, nhiệt tình và thân thiện với NNT;
- Đảm bảo môi trường giao tiếp không bị các tác động khác làm phân tán,
tránh ngắt lời người nói.
- Cán bộ thuế phải chủ động dỡ bỏ mọi rào cản hữu hình giữa bản thân với
NNT;
- Tạo cơ hội cho NNT được trình bày;
- Phản hồi lại sau khi nghe.
Lợi ích của hành động lắng nghe:
- Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác cho việc ra quyết định, ở đây là hỗ trợ
vướng mắc cho NNT;
- Giúp cán bộ thuế nhận thức được bản thân mình, nhận thức được người khác
và giảm thiểu yếu tố cảm tính trong xử lý tình huống;
- Làm cho quan hệ với NNT tốt hơn;
- Nhận được nhiều thông tin quý báu…


16

2.3.2. Kỹ năng nói
Nói là hình thức giao tiếp trực tiếp, được sử dụng nhiều trong các hoạt động
giao tiếp của cán bộ thuế với công dân, tổ chức và là hình thức đem lại hiệu quả cao
trong giao tiếp ở các trường hợp như:
- Trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính thuế: trình bày, giải thích, hướng
dẫn…
- Giải thích, tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế mới;
- Tiếp xúc, đối thoại với NNT nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như
vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngoài các tình huống nói trực tiếp, trong công tác TTHT, công chức thuế còn
sử dụng hình thức hỗ trợ qua điện thoại khi NNT chủ động liên hệ.
Trong giao tiếp hành chính nói chung và trong công tác TTHT nói riêng, cán

bộ thuế phải rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng nói để đảm bảo hiệu quả trong giao
tiếp với NNT nói riêng và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế nói
chung. Khác với ngôn ngữ trong văn bản, khi nói cần sử dụng cả ngôn từ và các yếu
tố phi ngôn từ, cần xem xét kỹ “nói cái gì” và “nói như thế nào”. Công tác TTHT
chỉ thực sự có hiệu quả khi NNT hiểu đúng và đủ những gì cán bộ thuế truyền tải
nhằm hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế.
2.3.3. Kỹ năng đọc
Đọc là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong công tác TTHT NNT. Cán bộ
thuế phải đảm bảo nắm chắc và đầy đủ những chính sách thuế hiện hành, đọc để
tiếp thu và đọc để có thể hỗ trợ cho NNT một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời
nhất.
Khối lượng văn bản chính sách thuế được ban hành thường xuyên và liên tục
có những bổ sung, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn; mỗi cán bộ thuế phải có tinh
thần tự giác tìm hiểu và vận dụng một cách sáng tạo tùy theo đặc thù công tác
chuyên môn của mình ở 4 chức năng quản lý thuế: Kê khai & Kế toán thuế, Thanh
kiểm tra, Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế, Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế.
Luật Quản lý thuế và các luật thuế liên quan được ban hành chung cho toàn ngành


17

thuế, ở mỗi chức năng quản lý thuế lại có các quy trình công việc riêng nên cán bộ
thuế phải đọc và nắm bắt một cách logic các văn bản liên quan.
Mục đích của việc đọc văn bản:
- Để nắm bắt thông tin và phản hồi thông tin;
- Để biết và ghi nhớ thông tin phục vụ công việc;
- Để biết, ghi nhớ, giải quyết công việc, hướng dẫn NNT;
- Đọc để biết, phân tích, dự đoán, định hướng và đưa ra hướng xử lý kịp thời
trong các tình huống cụ thể.
2.3.4. Kỹ năng viết

Viết là một kỹ thuật quan trọng trong quản lý hành chính nói chung và trong
công tác TTHT NNT nói riêng. Văn bản giải đáp chính sách thuế với mục đích
TTHT NNT phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung và đảm bảo văn
phong hành chính, có trích dẫn luật rõ ràng để NNT hiểu và thực hiện.
Trong thực tế công tác, số lượng các văn bản (dưới đây gọi là công văn) giải
đáp chính sách thuế, cung cấp dịch vụ hành chính thuế… đều rất nhiều và trải khắp
các phòng, ban của Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Có thể kể đến như:
-

Công văn giải đáp chính sách thuế;

-

Công văn xác nhận số nộp ngân sách;

-

Công văn xác nhận không nợ thuế;

-

Công văn trả lời về việc xin gia hạn nộp thuế;

-

Các Biên bản, Quyết định trong công tác Thanh kiểm tra…

Các văn bản kể trên đều có mẫu (được ban hành kèm theo các Quy trình và
Thông tư hướng dẫn các luật thuế) để đảm bảo tính thống nhất. Cán bộ thuế phải
đảm bảo tính chính xác của nội dung trong văn bản trả lời: về mã số thuế, về tên

NNT, về trích dẫn các luật thuế liên quan… nhằm thực hiện tốt công tác quản lý
thuế.


18

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY BIỆN LUẬN
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. GIẢI PHÁP
Xuất phát từ thực tiễn quan trọng của công tác TTHT NNT, nhiệm vụ xây
dựng, kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ thuế và yêu cầu hết sức cấp bách, phải đảm
bảo phẩm chất chính trị tốt, đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu,
chuyên nghiệp trong quản lý thuế hiện đại, có kiến thức căn bản về kế toán, đánh
giá phân tích tài chính doanh nghiệp, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
vào công tác quản lý thuế nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách thủ
tục hành chính, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng của cán bộ, công chức thuế:
- Đối với người có nguyện vọng vào làm việc trong ngành thuế đòi hỏi phải có
trình độ kiến thức nhất định về chuyên môn, tin học, kế toán, có phẩm chất, đạo đức
tốt và phải trúng truyển kỳ thi tuyển dụng công chức;
- Đối với cán bộ đang làm việc phải tiến hành đào tạo, đào tạo lại kiến thức
mới về chế độ kế toán, tài chính; thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật các chính sách
thuế hiện hành cũng như kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học;
- Xây dựng đội ngủ giảng viên kiêm chức có kỹ năng sư phạm đảm nhiệm
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế, xây dựng giáo trình và tài liệu đúng

chuẩn, thống nhất;
- Chú trọng đào tạo và phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy.
Bên cạnh đào tào bồi dưỡng về chuyên môn và kỹ năng cần thiết, càng không
được xem nhẹ việc giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm, ý
thức phục vụ nhân dân để nâng cao tính tự giác của cán bộ công chức thuế để tránh
những cám dỗ tiêu cực trong nền kinh tế thị trường, tránh thất thu ngân sách Nhà
nước.


19

3.2. KHUYẾN NGHỊ
Khuyến nghị đối với Cục Thuế tỉnh Bình Dương:
- Tăng cường và giám sát chặt chẽ công tác giáo dục cán bộ, công chức ngành
Thuế cả về văn hóa ứng xử, thái độ phục vụ NNT lẫn năng lực và kỹ năng chuyên
môn.
- Thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo tất cả các đơn vị, phòng chức năng, Chi cục
Thuế trực thuộc phải thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo đúng quy trình,
đúng thủ tục, đảm bảo việc trả kết quả cho NNT đúng hoặc sớm hơn thời hạn quy
định.
- Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, cửa quyền của cán bộ, công chức
thuế (nếu có); tạo điều kiện cho NNT kiểm tra, giám sát và thông tin đến cơ quan
Thuế qua đường dây nóng cũng như hộp thư góp ý tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin cho công tác cung cấp dịch vụ hành
chính thuế cho NNT. Đặc biệt, tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ để tiến tới quản
lý, sử dụng, khai thác hoàn toàn bằng công nghệ thông tin đối với toàn bộ hệ thống
các văn bản pháp quy ngành Thuế và các văn bản liên quan tại các quy trình quản lý
thuế.



20

KẾT LUẬN
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột
phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện
nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức
trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ
quan thuế và người nộp thuế.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ có hiệu quả hay không một phần là do yếu tố con
người. Cán bộ thuế nắm vững các chính sách thuế và có các kỹ năng tư duy biện
luận cũng như các kỹ năng mềm sẽ dễ dàng truyền tải những thông tin đúng đắn,
kịp thời cho người nộp thuế.
Đề tài này chỉ đưa ra sự vận dụng tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng
cần thiết trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, chỉ là một mảng ứng
dụng nhỏ của tư duy biện luận. Tư duy biện luận ứng dụng và các kỹ năng tiếp nhận
đầu vào, sản sinh đầu ra (nghe – đọc, nói – viết) là kỹ năng mà mỗi cá nhân trong
đời sống cần không ngừng rèn luyện để hoàn thành tốt công việc được giao và đạt
hiệu quả cao trong giao tiếp thường ngày./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Đinh Vũ Trang Ngân (2013) – Jonathan Pincus (2012). Chính sách công và tư duy
phản biện, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Dương Thị Hoàng Oanh – Nguyễn Xuân Đạt (2015). Tư duy biện luận ứng dụng,
NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM
Tổng cục Thuế (2007). Luật quản lý thuế, các văn vản hướng dẫn thi hành, NXB
Tài Chính, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (tập 5, trang 269)

Internet
Mỹ Em (2011). Cán bộ, công chức đối với công tác cải cách hành chính, Cổng
thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh Bạc Liêu. Truy cập ngày 03/07/2016 từ
/>%2D4f64%2D8af9%2D23c4a37c33dc&ID=4
Tạ Ngọc Hải. Phát triển nhân lực công – Tư duy và hành động, Cổng thông tin điện
tử của Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ. Truy cập ngày
12/07/2016
/>
từ



×