Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phân tích hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.62 KB, 68 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành khóa học chuyên
ngành Kế hoạch - Đầu tư, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ quý thầy, cô và ban giám hiệu trường Đại học Kinh
tế- Đại học Huế, cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Dệt May Huế, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô tận tình chỉ dạy, chia sẻ nhiều
kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.


Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo - Thạc sĩ Võ Việt Hùng. Thầy
đã dành thời gian và tâm huyết của mình để hướng dẫn em thực hiện tốt Khóa luận tốt
nghiệp này.
Đồng thời, em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ công - nhân
viên Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình
cho em trong thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, em xin được cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên em
trong thời gian hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Những người đã đồng hành cùng em
trong suốt thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp quý báu từ Thầy, Cô và bạn đọc để em có cơ hội hoàn thiện bản
thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Ngô Thị Thương

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang i


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1
2. Mục tiêu mà câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................................2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu:.......................................................................................................2

Ế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2

U

3.1. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................................2

́H

3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2



4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................2
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................................2

H

4.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................3

IN

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ

K


HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG.4

̣C

1.1.Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động và hệ thống an toàn vệ sinh lao động ..............4

O

1.1.1. Khái niệm an toàn vệ sinh lao động ...........................................................................4

̣I H

1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động .............................4
1.1.3. Các nguyên tắc về an toàn vệ sinh lao động...............................................................5

Đ
A

1.1.4. Nội dung bảo hộ lao động ..........................................................................................7
1.2. Khái quát nội dung hiệu quả đầu tư đầu tư ...................................................................8
1.2.1. Khái niệm về đầu tư, hiệu quả đầu tư.........................................................................8
1.2.2. Phân loại hiệu quả đầu tư ...........................................................................................8
1.3. Cơ sở thực tiễn về việc xây dựng hệ thống an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ
phần Dệt May Huế................................................................................................................9
1.3.1. Hoạt động xây dựng hệ thống an toàn vệ sinh lao động ở nước ta những năm qua ..9
1.3.2. Hoạt động An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ................10
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ .............................12

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng


Trang ii


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

2.1. Khái quát tình hình xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần
Dệt May Huế trong thời gian qua .......................................................................................12
2.1.1. Việc xây dựng chính sách về ATVSLĐ:..................................................................12
2.1.2. Tổ chức bộ máy và xây dựng nội quy, quy chế: ......................................................13
2.1.3. Hoạt động của mạng lưới AT-VSV..........................................................................13
2.1.4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch ..............................................................................14
2.1.5. Công tác huấn luyện .................................................................................................14
2.1.6. Kiểm tra và tự kiểm tra.............................................................................................15

Ế

2.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty

U

Cổ phần Dệt May Huế ........................................................................................................15

́H

2.2.1. Hoạt động đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ



phần Dệt May Huế..............................................................................................................15

2.2.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty

H

Cổ phần Dệt May Huế ........................................................................................................20

IN

2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại
Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..........................................................................................27

K

2.3.1. Mô tả mẫu.................................................................................................................27

̣C

2.3.2. Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể về đánh giá mức độ hiệu quả Hệ thống

O

ATVSLĐ của người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ....................................29

̣I H

2.3.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của việc đầu tư xây dựng Hệ thống
ATVSLĐ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế qua đánh giá của người lao động .............31

Đ
A


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HỆ THÔNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY HUẾ .....................................................................................................44
3.1. Phương hướng của Công ty Cổ phần Dệt May Huế về việc xây dựng Hệ thống An
toàn vệ sinh lao động trong những năm tới ........................................................................44
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng hệ thống An toàn vệ
sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..............................................................45
3.2.1. Nhóm giải pháp về cách thức quản lý Hệ thống ......................................................45
3.2.2. Nhóm giải pháp về tiện ích của Hệ thống ................................................................46
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................48

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang iii


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

1.Kết luận............................................................................................................................48
2. Kiến nghị ........................................................................................................................48
2.1. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế .......................48
2.2. Đối với Lãnh đạo Công ty Cổ phần Dệt May Huế......................................................49

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

PHỤ LỤC ...........................................................................................................................50

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang iv


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

:


An toàn lao động

ATVSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

BHCN

:

Bảo hộ cá nhân

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

CSMT

:


Chính sách môi trường

KTĐT

:

Kĩ thuật đầu tư

HĐBHLĐ

:

Hội đồng bảo hộ lao động

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

NSDLĐ

:


Người sử dụng lao động

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế


ATLĐ

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang v


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 2.1. Tổng chi phí đầu tư xây dựng Hệ thống ATVSLĐ giai đoạn 2012 – 2014
..................................................................................................................................... 16
Biểu đồ 2.2. Chi phí đầu tư cụ thể trong Hệ thống ATVSLĐ năm 2012 ................... 17

Ế

Biểu đồ 2.3. Chi phí đầu tư cụ thể trong Hệ thống ATVSLĐ năm 2013 ................... 18

U

Biểu đồ 2.4. Chi phí đầu tư cụ thể trong Hệ thống ATVSLĐ năm 2014 ................... 19

́H

Biểu đồ 2.5. Chi phí đầu tư Hệ thống ATVSLĐ giai đoạn 2012 - 2014 .................... 20




Biểu đồ 2.6. Số ngày nghỉ vì tai nạn lao động giai đoạn 2012 - 2014........................ 21

H

Biểu đồ 2.7. Số tiền chi trả cho tai nạn lao động giai đoạn 2012 - 2014.................... 22

IN

Biểu đồ 2.8. Vốn đầu tư và các khoản lợi ích từ đầu tư giai đoạn 2012 – 2014......... 24

K

Biểu đồ 2.9. Chi phí do tai nạn lao động giai đoạn 2012 – 2014 ............................... 25
Biểu đồ 2.10. Doanh thu thất thoát do tai nạn lao động giai đoạn 2012 – 2014......... 25

O

̣C

Biểu đồ 2.11. Cơ cấu mẫu quan sát tại các nhà máy .................................................. 28

̣I H

Biểu đồ 2.12. Thời gian làm việc của mẫu quan sát ................................................... 28
Biểu đồ 2.13. Cơ cấu về giới tính của mẫu điều tra.................................................... 29

Đ
A


Biểu đồ 2.14. Mối quan hệ tương quan giữa “Cách thức quản lý Hệ thống” và “Tính
hiệu quả của Hệ thống”............................................................................................... 38
Biểu đồ 2.15. Mối quan hệ tương quan giữa “Tiện ích của Hệ thống” và “Tính hiệu
quả của Hệ thống”....................................................................................................... 39

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang vi


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng chi phí các hạng mục đầu tư xây dựng Hệ thống ATVSLĐ tại Công
ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2012 – 2014 ...................................................... 16
Bảng 2.2. Thống kê tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2012 – 2014 ...................... 21
Bảng 2.3. Thất thoát doanh thu do nghỉ điều trị tai nạn lao động .............................. 23

Ế

Bảng 2.4. So sánh tổng đầu tư và các khoản lợi ích từ đầu tư ................................... 24

U

Bảng 2.5. Cơ cấu mẫu quan sát................................................................................... 27

́H

Bảng 2.6. Kết quả kiểm định giá trị trung bình tổng thể ............................................ 30




Bảng 2.7. Các thông số về độ tin cậy (Reliability Statistics) ..................................... 31

H

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu ........ 31

IN

Bảng 2.9. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO (KMO and Bartlett's Test)....... 34

K

Bảng 2.10. Bảng phân tích nhân tố ............................................................................. 36
Bảng 2.11. Kết quả phân tích hồi quy......................................................................... 41

O

̣C

Bảng 2.12. Hệ số tương quan...................................................................................... 42

Đ
A

̣I H

Bảng 2.13. Kế hoạch đầu tư Hệ thống ATVSLĐ năm 2015 ...................................... 44


GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang vii


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chế độ chủ nghĩa xã hội nên con người nói chung và người lao động rất được coi
trọng, người lao động được coi là vốn quý nhất. Chính sách về An toàn vệ sinh lao động
(ATVSLĐ) được Đảng ta coi là một trong những chính sách lớn của Đảng. Đảng đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách và được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật về an
toàn vệ sinh lao động, để bảo vệ người lao động – bảo vệ vốn quý nhất của xã hội.
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động cho thấy nếu

Ế

làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, coi trọng người lao động và thúc đẩy phong

U

trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích to lớn,

́H

đặc biệt là tại các doanh nghiệp sản xuất.




Trong bài này, tác giả sẽ tìm hiểu về hoạt động xây dựng Hệ thống ATVSLĐ tại Công ty
Cổ phần Dệt May Huế - một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu tại khu vực

H

miền Trung. Bằng kỹ thuật phân tích, so sánh các dãy số thời gian, tác giả sẽ làm rõ các

IN

khoản chi phí chi cho công tác xây dựng và duy trì Hệ thống ATVSLĐ và lợi ích mang
lại từ hoạt động xây dựng Hệ thống ATVSLĐ của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014.

K

Đồng thời, trên cơ sở phân tích giữa mức độ gia tăng của lợi ích và chi phí, tác giả cũng

̣C

sẽ đưa ra nhận xét về tính hiệu quả của Hệ thống.

O

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của người lao động về tính hiệu quả của Hệ

̣I H

thống tại Công ty bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Kết quả khảo sát sẽ làm rõ hơn về tính
hiệu quả của việc xây dựng và duy trì hoạt động của Hệ thống ATVSLĐ thông qua ý kiến


Đ
A

đánh giá khách quan của những người trực tiếp sử dụng các tiện ích của Hệ thống.
Từ những kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Hệ thống ATVSLĐ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong thời gian tới.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang viii


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, việc hiện đại hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất đã giúp doanh
nghiệp gia tăng đáng kể công suất và hiệu quả kinh doanh. Do đó, ngân sách đầu tư cải
tiến năng lực sản xuất luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Tuy nhiên, khi tăng cao
năng suất sản xuất nhưng nếu không đồng thời xây dựng và trang bị an toàn lao động
cho lực lượng sản xuất thì tỷ lệ tai nạn lao động sẽ tăng cao, kế hoạch sản xuất và hiệu
quả đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo xu hướng hội nhập quốc tế, hiện nay một

Ế

doanh nghiệp được xem là có ưu thế cạnh tranh và nhiều cơ hội tiềm năng tăng trưởng

U

khi bên cạnh những máy móc, thiết bị hiện tại, doanh nghiệp đó còn có môi trường


́H

đảm bảo an toàn lao động và luôn đặt yếu tố an toàn của lực lượng sản xuất lên trước.



Kinh nghiệm từ những nước phát triển cho thấy xây dựng văn hóa an toàn lao động là
một trong những tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

H

Công ty Cổ phần Dệt May Huế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành

IN

dệt may khu vực miền Trung nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung. Sau
hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã xây dựng được một thương hiệu lớn

K

mạnh và uy tín đối với các đối tác, đặc biệt là các khách hàng từ Hoa Kỳ, châu Âu,

̣C

Nhật Bản,… Để có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng quốc tế, tuân thủ

O

các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững, Công ty đã xây


̣I H

dựng 3 hệ thống quản lý bao gồm: Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001: 2008; Hệ thống Trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA: 8000 và Hệ thống An

Đ
A

toàn vệ sinh lao động. Trong đó, Hệ thống An toàn vệ sinh lao động là hệ thống mới
được Công ty chú trọng xây dựng trong vài năm trở lại đây nhưng lại ảnh hưởng tương
đối lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác đầu tư vào hệ thống này chiếm
một lượng vốn khá lớn. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ
thống An toàn vệ sinh lao động của Công ty hằng năm là một nhu cầu cần thiết để có
những giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại
Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả đầu tư xây
dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế” làm
khóa luận tốt nghiệp.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1. Mục tiêu chung:

Nghiên cứu hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty
Cổ phần Dệt May Huế.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty
Cổ phần Dệt May Huế.

Ế

- Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại

U

Công ty Cổ phần Dệt May Huế.



vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

́H

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn

2.2. Câu hỏi nghiên cứu:

IN

phần Dệt May Huế có hiệu quả không?

H


- Câu hỏi 1: Việc đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ

- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An

K

toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế?

̣C

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

O

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

̣I H

Hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ phần
Dệt May Huế.

Đ
A

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
3.2.2. Phạm vi thời gian:
- Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 19/01/2015 đến ngày 05/05/2015.
- Các số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm 2012, 2013,2014.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu cần thu thập
a) Dữ liệu thứ cấp:

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Số liệu về chi phí đầu tư vào Hệ thống An toàn vệ sinh lao động hàng năm của Công
ty Cổ phần Dệt May Huế bao gồm: chi phí trang cấp bảo hộ lao động, phụ cấp cán bộ
an toàn viên, các khoản chi trả cho tai nạn lao động,…
Số liệu các vụ tai nạn lao động của Công ty qua các năm.
Số liệu tổng quan về Công ty, số lượng lao động, năng suất lao động bình quân,…
Một số dữ liệu khác liên quan.
b) Dữ liệu sơ cấp:
Đánh giá của công nhân làm việc tại Công ty về Hệ thống An toàn vệ sinh lao động

Ế

của Công ty.

U

Một số dữ liệu khác chưa qua xử lý.

́H


4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu



Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập tại phòng Nhân sự, phòng Tài chính Kế toán, phòng
Kỹ thuật Đầu tư của Công ty.

H

Đối với dữ liệu sơ cấp: khảo sát bằng bảng hỏi đối với công nhân làm việc tại các Nhà

4.2. Phương pháp xử lý số liệu

IN

máy của Công ty.

K

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng các phương pháp sau:

̣C

Phương pháp thống kê mô tả.

O

Phương pháp so sánh số liệu theo thời kỳ.


̣I H

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Đ
A

Một số phương pháp khác phù hợp với tình hình thực tế số liệu thu thập được.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1.Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động và hệ thống an toàn vệ sinh lao động
1.1.1. Khái niệm an toàn vệ sinh lao động
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động,

Ế

gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

U


Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong

́H

quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.



Theo luật An toàn vệ sinh lao động 2013:

An toàn, vệ sinh lao động là tổng thể các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ

H

chức quản lý, kinh tế xã hội, khoa học - công nghệ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao

cho con người trong lao động.

IN

động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

K

1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

̣C

Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong


Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe

̣I H



O

luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.

làm việc lâu dài cho người lao động.
Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh

Đ
A



nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong
vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện
che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...


Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động

thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao
động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao
động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện
các chế độ phụ cấp...)


GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức,
viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh
vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ
quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
1.1.3. Các nguyên tắc về an toàn vệ sinh lao động
Với đặc điểm đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực như vậy, các nguyên tắc cơ bản
của công tác ATVSLĐ có thể được xác định cụ thể như sau:

Ế

Tất cả người lao động đều có quyền. Người lao động cũng như NSDLĐ và chính phủ

U

phải bảo đảm rằng những quyền này được bảo vệ và phải nỗ lực thiết lập cũng như

́H

duy trì môi trường và điều kiện làm việc lành mạnh. Cụ thể như sau:




+ Công việc cần được diễn ra trong môi trường làm việc an toàn và lành mạnh
+ Các điều kiện lao động phải gắn liền với chất lượng cuộc sống và nhân phẩm

H

+ Công việc phải đem lại những triển vọng thực sự đối với thành tựu cá nhân, giúp

IN

hoàn thành tâm nguyện và phục vụ cho xã hội.

Xây dựng các chính sách về ATVSLĐ. Những chính sách này phải được triển khai ở cả

K

cấp quốc gia (Chính phủ) và cấp doanh nghiệp, đồng thời phải được kết nối cũng như

̣C

truyền đạt một cách có hiệu quả với tất cả các bên liên quan.

O

Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải được thiết lập. Hệ thống này phải bao gồm tất cả

̣I H

các cơ chế và nội hàm cần thiết để xây dựng và duy trì một nền văn hóa phòng ngừa an
toàn và sức khỏe. Hệ thống quốc gia phải được duy trì, từng bước phát triển và định kỳ


Đ
A

kiểm tra rà soát.

Chương trình quốc gia về ATVSLĐ phải được xây dựng chi tiết. Khi đã xây dựng
xong, chương trình này phải được triển khai, kiểm tra, đánh giá và định kỳ rà soát.
Đối tác xã hội là NSDLĐ và Người lao động và các bên liên quan phải được tham vấn.
Việc làm này phải được tiến hành trong suốt quá trình xây dựng chi tiết, triển khai
thực hiện, rà soát tất cả các chính sách, hệ thống và chương trình.
Các chương trình và chính sách về ATVSLĐ phải hướng vào hai mục tiêu là phòng
ngừa và bảo vệ. Mọi nỗ lực cần được tập trung vào công tác phòng ngừa ban đầu tại
cấp cơ sở. Nơi làm việc và môi trường làm việc phải được lên kế hoạch và thiết kế sao
cho an toàn và lành mạnh.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Hoạt động không ngừng cải thiện công tác ATVSLĐ phải được đẩy mạnh. Việc làm
này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo các luật, quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cấp
quốc gia phòng ngừa trấn thương, bệnh tật và tử vong nghề nghiệp phải được định kỳ
điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, kỹ thuật và khoa học cũng như
những thay đổi trong thế giới việc làm. Điều này sẽ đạt được thông qua việc mở rộng
và thực hiện chính sách, hệ thống và chương trình quốc gia.
Thông tin đóng vai trò sống còn trong việc mở rộng và triển khai có hiệu quả các
chương trình và chính sách. Việc thu thập và tuyên truyền chính xác thông tin liên


Ế

quan đến các nguy cơ và vật liệu tiềm ẩn nguy cơ, giám sát nơi làm việc, kiểm tra việc

U

thực hiện các chính sách và áp dụng bài học thực tiễn, cùng với các hoạt động liên

́H

quan khác đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và thực thi các chính sách có



hiệu quả.

Tăng cường sức khỏe là nội dung trọng tâm của hoạt động thực hành sức khỏe nghề

H

nghiệp. Cần hết sức nỗ lực để cải thiện trạng thái hưng thịnh về thể chất, tinh thần và

IN

xã hội của người lao động.

Các dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp bao quát tất cả các đối tượng lao động cần được

K


thiết lập. Tốt nhất là tất cả các đối tượng Người lao động tham gia vào hoạt động kinh

̣C

tế cần được tiếp cận với các dịch vụ này nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho

O

NLĐ cũng như cải thiện điều kiện làm việc.

̣I H

Công tác bồi thường, phục hồi và các dịch vụ chữa bệnh phải sẵn sàng phục vụ người
lao động gặp chấn thương, tai nạn hay bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. Nên có

Đ
A

những hành động cụ thể để giảm thiểu những hậu quả của các nguy cơ nghề nghiệp.
Đào tạo và tập huấn và những nội dung cơ bản của môi trường làm việc an toàn và
lành mạnh. Người lao động và NSDLĐ phải nhận thức được tầm quan trọng của việc
xây dựng quy trình làm việc an toàn và phương thức thực hiện. Cán bộ tập huấn phải
được đào tạo về các lĩnh vực liên quan đối với từng ngành sản xuất riêng biệt, do đó
họ có thể giải quyết được các vấn đề đặc thù về ATVSLĐ.
Người lao động, NSDLĐ và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm, bổn phận và
nghĩa vụ cụ thể. Người lao động phải tuân thủ các quy trình an toàn đã đề ra; NSDLĐ
phải cung cấp nơi làm việc an toàn và đảm bảo tốt công tác sơ cứu khi xảy ra sự cố;

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng


Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

các cơ quan có thẩm quyền phải lập kế hoạch, trao đổi thông tin và định kỳ rà soát
cũng như cập nhật các chính sách về ATVSLĐ.
Các chính sách phải được thực thi. Một hệ thống thanh tra phải được tổ chức nhằm
đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp ATVSLĐ và pháp lệnh về lao động.
1.1.4. Nội dung bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.1.4.1. Kĩ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật

Ế

nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người

U

lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong

́H

sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện



đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác

làm việc an toàn thích ứng.

H

Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn

IN

bản khác về lĩnh vực an toàn.

Xác định vùng nguy hiểm;

K

Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:

̣C

Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn;

O

Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị

̣I H

bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.
1.1.4.2. Vệ sinh an toàn

Đ

A

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự
phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác
định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng
các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
Xác định khoảng cách về vệ sinh
Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi,
chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ,
điện từ trường...
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại,
thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép.
1.1.4.3. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động

Ế


Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã

U

hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế

́H

độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an



toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ
chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện,

H

chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn

IN

lao đông...

Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công

K

việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác bảo hộ


̣C

lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực

O

hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.

̣I H

1.2. Khái quát nội dung hiệu quả đầu tư đầu tư
1.2.1. Khái niệm về đầu tư, hiệu quả đầu tư

Đ
A

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đă bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư
là đạt được kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải
gánh chịu khi tiến hành các đầu tư.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tếxã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó
trong một thời kì nhất định.
1.2.2. Phân loại hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 8



Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó
trong một thời kì nhất định.
Để đáp ứng nhu càc quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo
các tiêu thức sau đây:
Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội hiệu quả đầu tư được chia thành hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội, hiệu quả kĩ thuật hiệu quả quốc phòng.
Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả có thể chia thành hiệu quả đầu tư của từng dự án,
từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Ế

Theo phạm vi lợi ích hiệu quả đầu tư bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-

U

xã hội .Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh

́H

nghiệp cũng hiệu quả kinh tế-xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi



toàn bộ nền kinh tế.

Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp hiệu quả đầu tư được phân thành hiệu


H

quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.

IN

Theo cách tính toán có thể phân hiệu quả đầu tư thành: Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả
tương đối .Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi

K

phí. Cũng hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.

̣C

1.3. Cơ sở thực tiễn về việc xây dựng hệ thống an toàn vệ sinh lao động tại Công

O

ty Cổ phần Dệt May Huế

năm qua

̣I H

1.3.1. Hoạt động xây dựng hệ thống an toàn vệ sinh lao động ở nước ta những

Đ
A


An toàn vệ sinh lao động là một lĩnh vực công tác có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong
chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển bên vững kinh tế
xã hội của đất nước. Trong những năm qua việc chuyển đổi kinh tế thị trường công tác
ATVSLĐ đã có những chuyển biến và đạt được một số kết quả tích cực như:
Công tác quản lí nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tiếp tục được củng cố. Hệ thống
các quy định pháp về các quy định an toàn vệ sinh lao động được bổ sung. Công tác an
toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp đã dược triển khai trên diện rộng từ
việc Chính phủ ban hành chỉ thị số 20/2014/CT-TTg ngày 08/06/2004 về việc tăng
cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông
nghiệp.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Điều kiện lao động được cải thiện. Các công nghệ sạch hơn, đảm bảo an toàn, sạch sẽ
cho người lao động và không gây ô nhiễm môi trường được phổ biến và đưa vào vào
sử dụng rộng rãi hơn; người lao động có cơ hộ được lựa chọn những việc làm tốt hơn
và được làm việc trong những điều kiện tiện nghi, thoải mái hơn.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được kiềm chế trong điều kiện phát triển nhanh
về cả quy mô và sự đa dạng. Thiệt hại về kinh tế được giảm thiểu.
1.3.2. Hoạt động An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Công tác Bảo hộ Lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế trong những năm qua

Ế

đã hoàn thành kế hoạch được giao, những kiến nghị của HĐBHLĐ trong cuộc họp


U

định kỳ công tác BHLĐ 6 tháng/ lần được Tổng giám đốc chỉ đạo khắc phục kịp thời

́H

đầy đủ. Công ty đã hoàn thành việc triển khai thực hiện hệ thống quản lý An toàn vệ



sinh lao động, xây dựng Chính sách an toàn vệ sinh lao động trong Công ty theo sự
hướng dẫn của sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó,

H

đánh giá những kết quả đạt được khi xây dựng hệ thống như sau:

IN

Ưu điểm

Công tác Bảo hộ Lao động đã triển khai đúng kế hoạch đề ra, những nội dung chính

K

được thực hiện nghiêm túc, được đoàn kiểm tra Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy

̣C


đánh giá tốt.

O

Công tác kiểm định, hiệu chuẩn đối với các thiết bị đo lường và các thiết bị có yêu cầu

̣I H

nghiêm ngặt được thực hiện đảm bảo đúng định kỳ.
Công tác huấn luyện định kỳ và công nhân mới tuyển dụng về ATVSLĐ – PCCN thực

Đ
A

hiện theo đúng quy định.
Công tác bảo vệ Môi trường đã được các đoàn kiểm tra đánh giá Công ty quan tâm và
chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Những vấn đề còn tồn tại:
Công tác an toàn lao động:
+ Công tác kiểm tra của đoàn kiểm tra hội đồng BHLĐ thực hiện đúng định kỳ, chỉ rõ
những thiếu sót và yêu cầu phải khắc phục đối với từng đơn vị nhưng một số đơn vị
triển khai việc khắc phục còn chậm trễ hoặc là biện pháp khắc phục chưa kịp thời còn
đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015


+ Công tác BHLĐ đã được kiểm tra chặt chẽ nhưng ý thức tự bảo vệ của cá nhân
người lao động chưa cao, không thực hiện đầy đủ trang thiết bị BHCN cá nhân đã
được trang cấp.
+ Những tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất chủ yếu do ý thức tự bảo vệ và sử
dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chưa cao, tai nạn xẩy ra trong nhà máy đều do vi
phạm quy trình gây nên, mặc dù đã được học tập nội quy an toàn kỷ luật lao động;
Trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, xử lý không nghiêm của các cấp quản lý trực
tiếp tại các đơn vị;

Ế

+ Mạng lưới an toàn viên tại các tổ, bộ phận sản xuất, phụ trách an toàn của các nhà

U

máy đã được thành lập nhưng hoạt động không có hiệu quả, chưa tổ chức tự kiểm tra

́H

hàng ngày, không nhắc nhở các tổ sản xuất thực hiện công tác ATVSLĐ-PCCC.



Công tác PCCN:

+ Người lao động vi phạm nội quy Cấm hút thuốc lá trong công ty vẫn còn, mặc dù

H


Công ty đã xây dựng 3 phòng hút thuốc nhưng khi đi kiểm tra tại các xưởng sản xuất,

IN

trong khu vệ sinh nam mẩu thuốc lá rất nhiều.

+ Khu vực May hàng hóa còn để che khuất các họng cứu hỏa, không có lối thoát hiểm

K

và cửa thoát hiểm bị khóa khi có công nhân làm việc trong kho.

̣C

Công tác vệ sinh, môi trường:

O

+ Vệ sinh công nghiệp tại các nhà xưởng chưa được quan tâm đúng mức tại các đơn vị

̣I H

sản xuất tập trung khu vực May; công nhân còn sả rác bừa bãi xung quanh khu vực
công ty mặt dù công ty đã có điểm đặt thùng chứa rác;

Đ
A

+ Hệ thống xử lý nước thải được duy trì vận hành tuy nhiên chưa được bảo trì, bảo
dưỡng theo định kỳ, còn để xảy ra sự cố tắc nghẽn đường ống dẫn bùn vì vậy chất

lượng nước thải sau lý còn vượt Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải Công nghiệp QCVN
40/2011(theo kết quả phòng CSMT tỉnh Thừa Thiên Huế, hàm lượng BOD5 và COD
vượt QCVN 40/2011 từ 2 đến 4 lần).
Từ những nét đánh giá tổng quan trên, liệu hoạt động đầu tư xây dựng Hệ thống An
toàn vệ sinh lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã thực sự mang lại hiệu
quả? Những vấn đề bất cập nào còn tồn đọng gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của
Công ty vào việc xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động? Những vấn đề trên sẽ
được tác giả trình bày trong Chương 2.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
2.1. Khái quát tình hình xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại Công ty
Cổ phần Dệt May Huế trong thời gian qua
2.1.1. Việc xây dựng chính sách về ATVSLĐ:
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã xây dựng chính sách
ATVSLĐ, niêm yết chính sách này tại bảng thông báo cổng chính và các nhà xưởng
để tuyền truyền, phổ biến đến tận người lao động nhằm nâng cao tầm hiểu biết cũng

Đ
A

̣I H


O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

như ý thức thực hiện tốt công tác ATVSLĐ cho mỗi CBCNV trong Công ty.

Hình 2.1. Chính sách An toàn vệ sinh lao động – Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Từ chính sách này, Công ty đã thiết lập mục tiêu trong công tác ATVSLĐ làm cơ sở
cho việc quản lý, thực hiện công tác ATVSLĐ ở Công ty, cụ thể:
Chú trọng cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao
động, thực hiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ. Đảm bảo các
vụ TNLĐ xảy ra được điều tra và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Đảm bảo tất cả người lao động trong Công ty được khám sức khỏe định kỳ hàng năm;
Lao động mới tuyển dụng được kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc tại công ty


GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

và được huấn luyện về công tác ATVSLĐ – PCCN.
Đảm bảo 100% NSDLĐ, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác ATVSLĐ, mạng lưới
ATVSV và 100% người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện lần đầu, định kỳ hàng năm, được cấp Giấy chứng nhận, Chứng
chỉ theo quy định.
Đảm bảo 100% người lao động được trang bị và sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá
nhân mà công ty trang cấp.

2.1.2. Tổ chức bộ máy và xây dựng nội quy, quy chế:

U

chuẩn và kiểm định hàng năm.

Ế

100% thiết bị đo lường và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt được lập kế hoạch hiệu

́H

Thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT ngày 10/01/2011 của bộ Lao động -




Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế:

Công ty đã thành lập Hội đồng Bảo hộ Lao động do Đ/c Giám đốc Điều hành làm chủ

H

tịch và Đ/c Chủ tịch Công đoàn Công ty làm phó chủ tịch.

IN

Thành lập đoàn điều tra Tai nạn Lao động với 5 thành viên, đủ điều kiện để thực hiện
nhiệm vụ khi xảy ra các trường hợp tai nạn tại cơ sở.

K

Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác AT-VSLĐ do Đ/c Trưởng phòng KTĐT

O

theo quy định.

̣C

phụ trách và bố trí các cán bộ AT-VSLĐ thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ

̣I H

Hàng năm Công ty cử cán bộ AT-VSLĐ tham dự các lớp huấn luyện về AT-VSLĐ do
sở Lao động –TB & XH tỉnh tổ chức. Cán bộ AT-VSLĐ đã phối hợp với các bộ phận


Đ
A

trong Công ty, đồng thời tham mưu với Tổng Giám đốc xây dựng quy chế, quản lý
chương trình, thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; triển khai thực hiện các biện pháp
AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
2.1.3. Hoạt động của mạng lưới AT-VSV
Mạng lưới AT-VSV thường xuyên được cũng cố kiện toàn đủ về số lượng, bảo đảm
chất lượng, được Tổng Giám đốc công ty thống nhất BCH Công đoàn cơ sở chỉ đạo
các nội dung hoạt động phù hợp với pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao
động và của Công ty. Các tổ sản xuất đều được bố trí 1 công nhân là tổ trưởng công
đoàn có tay nghề chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình có

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

kiến thức, được tập huấn kỹ năng AT-VSLĐ, luôn gương mẫu trong công tác ATVSLĐ phụ trách AT-VSV của các tổ sản xuất.
2.1.4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
Hàng năm, cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đều xây
dựng kế hoạch về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm: công tác
truyên truyền, huấn luyện, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, cải thiện môi
trường làm việc, trang cấp các phương tiện bảo hộ lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật
tại chổ cho người lao động theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày

Ế


18/10/2013 đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy hạn chế được các tai nạn

U

lao động xẩy ra, một số vụ tai nạn nhẹ chủ yếu là lỗi do người lao động thực hiện sai

́H

quy trình trong quá trình làm việc; không có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.



2.1.5. Công tác huấn luyện

Căn cứ thông tư số 27/2013/TT/BLĐTBXH ngày 18/10/2013 Quy định về công tác

H

huấn luyện An toàn Lao động, Vệ sinh Lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã

IN

hội, thực hiện hướng dẫn của sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế và
kế hoạch huấn luyện định kỳ về công tác An toàn Lao động, Vệ sinh Lao động cho

K

người lao động thuộc Nhóm 2 và Nhóm 4 trong toàn Công ty. Công ty đã hợp đồng


̣C

với Viện Khoa học và Bảo vệ Môi trường Miền trung (đơn vị được Cục An toàn Lao

O

động cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện) thực hiện công tác huấn

̣I H

luyện định kỳ và cấp chứng chỉ cho người lao động tham gia lớp huấn luyện, với số
lượng học viên:

Đ
A

+ Nhóm 2 (Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác ATVSLĐ; Cán bộ
chuyên trách hoặc bán chuyên trách công tác ATVSLĐ tại các đơn vị và mạng lưới An
toàn vệ sinh viên): 133 (người)
+ Nhóm 4 (Người lao động trực tiếp sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp; không thuộc
nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3): 3.092 (người).
Công ty đã cử Cán bộ có đủ điều kiện tham gia lớp huấn luyện giảng viên về An toàn
Lao động, Vệ sinh Lao động do Trung tâm huấn luyện trực thuộc Cục An toàn Lao
động – Bộ Lao động - TB&XH tổ chức.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 14



Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

2.1.6. Kiểm tra và tự kiểm tra
Hàng tháng, Bộ phận An toàn - vệ sinh lao động Công ty lập lịch và tiến hành kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động ATVSLĐ của các đơn vị, phát hiện các tồn
tại và thông báo cho các đơn vị khắc phục kịp thời.
Các nhà máy, xí nghiệp đã thành lập bộ phận ATVSLĐ. Tự tổ chức kiểm tra công tác
an toàn vệ sinh lao động tại đơn vị mình, đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá
trình sản xuất và những tồn tại để tiến hành khắc phục.
Định kỳ 3 tháng 1 lần đoàn kiểm tra của hội đồng bảo hộ lao động Công ty tổ chức

Ế

kiểm tra công tác ATVSLĐ- PCCN tại các đơn vị trực thuộc và các đơn vị đang sản

U

xuất trên mặt bằng Công ty. Trong kiểm tra nếu phát hiện có nguy cơ mất an toàn, sẽ

́H

thực hiện quyền hạn là yêu cầu người quản lý sản xuất chấp hành các biện pháp phòng



ngừa, khắc phục để loại trừ nguy cơ gây mất an toàn ATVSLĐ; có thông báo kết quả
đánh giá cụ thể những tồn tại trong quá trình thực hiện của các đơn vị để tham mưu

H


cho Tổng giám đốc xử lý.

IN

Công tác PCCN luôn kiểm tra định kỳ hàng tháng, bổ sung kịp thời những phương tiện
phòng cháy bị hư hỏng, thiếu hụt tại các đơn vị sản xuất trong toàn công ty.

K

Hàng tháng kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống báo cháy, đèn hệ thống thoát

̣C

hiểm của các đơn vị trong Công ty.

O

2.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động tại

̣I H

Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.2.1. Hoạt động đầu tư xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động của Công ty

Đ
A

Cổ phần Dệt May Huế

Trong thời gian từ năm 2012- 2014, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tiến hành đầu

tư, đẩy mạnh xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động, trong đó, các hạng mục
đầu tư cụ thể như sau:

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Bảng 2.1. Tổng chi phí các hạng mục đầu tư xây dựng Hệ thống ATVSLĐ tại
Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2012 – 2014 (ĐVT: triệu đồng)
Năm 2012

Năm 2014

4107,579

3866,1

Các biện pháp kỹ thuật an toàn

972

1142

849,8

Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh


11

1371

756,8

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

663

532

671,5

Chăm sóc sức khỏe người lao động

714

1023

1095

17

103,5

22,579

389,5


0

0

27

Chi phí cho tai nạn lao động

79

́H

Tuyên truyền huấn luyện

Ế

2466

U

Tổng chi phí

Năm 2013

0



Chi phí khác


(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Đầu tư – Công ty Cổ phần Dệt May Huế)

H

Từ khi bắt đầu xây dựng Hệ thống An toàn vệ sinh lao động, Công ty Cổ phần Dệt

IN

May Huế đã tiến hành đầu tư mạnh nhằm đảo bảo Hệ thống được xây dựng có thể hoạt

K

động một cách bền vững.

Đ
A

̣I H

O

̣C

Biểu đồ 2.1. Tổng chi phí đầu tư xây dựng Hệ thống ATVSLĐ giai đoạn 2012 –
2014

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Đầu tư – Công ty Cổ phần Dệt May Huế)

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng


Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp Năm 2015

Năm 2013, chi phí đầu tư cho xây dựng Hệ thống ATVSLĐ của Công ty tăng mạnh so
với năm 2012, khoảng 166,57%. Đến năm 2014, lượng vốn đầu tư có giảm nhẹ, chỉ
còn 94% so với năm 2013 nhưng vẫn chiếm đến 156,78% so với năm 2012.
Chi phí đầu tư cụ thể cho từng hạng mục như sau:
Năm 2012:

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế




Biểu đồ 2.2. Chi phí đầu tư cụ thể trong Hệ thống ATVSLĐ năm 2012

Đ
A

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Đầu tư – Công ty Cổ phần Dệt May Huế)

Năm 2012, Công ty đã đầu tư mạnh vào việc mua sắm trang thiết bị, các phương tiện
bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn.
Chi phí đầu tư cho các biện pháp kỹ thuật an toàn chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ lên đến
39,42% tổng chi phí đầu tư cho Hệ thống.
Xếp sau hạng mục đầu tư cho các biện pháp kỹ thuật an toàn là hạng mục đầu tư chăm
sóc sức khỏe người lao động (chiếm 28,95% tổng chi phí đầu tư cho Hệ thống năm
2012) bao gồm các hoạt động khám sức khỏe định kỳ, chi phí các loại thuốc phòng
dịch và trợ cấp chế độ nặng nhọc độc hại.

GVHD: ThS. Võ Việt Hùng

Trang 17


×