Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.85 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

in

h

tế
H

uế

--------------------

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

THỰC TRẠNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN HỒ, HUYỆN ĐỨC THỌ,

LÊ THỊ PHƯỢNG

Tr

ườ

ng



Đ
ại

TỈNH HÀ TĨNH

Khóa học: 2011-2015


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

h

tế
H

uế

--------------------

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT

họ


TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN HỒ, HUYỆN ĐỨC THỌ,

Đ
ại

TỈNH HÀ TĨNH

ng

Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ PHƯỢNG

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN HỮU TUẤN

ườ

Lớp: K45 KT TNMT

Tr

Niên khóa: 2011- 2015

Huế, tháng 05 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một mốc quan trọng đối với mỗi sinh viên đại học, không
những vậy nó còn đánh dấu bước khởi đầu làm quen với công việc nghiên cứu và công

tác sau này.

uế

Được sự đồng ý của trường Đại Học Kinh Tế, Khoa Kinh Tế & Phát Triển, dưới

sự hướng dẫn của giảng viên TS.Trần Hữu Tuấn, tôi đã thực hiện thực tập với tên đề

tế
H

tài:“Thực trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức
Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên

h

TS.Trần Hữu Tuấn đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đợt thực tập này.

in

Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo trong Trường Đại Học Kinh Tế,

cK

Khoa Kinh Tế & Phát Triển và các cán bộ xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
đã cung cấp kiến thức và tài liệu, đóng góp ý kiến tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện đề tài này. Xin cảm ơn 50 hộ gia đình tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà


họ

Tĩnh đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho tôi trong suốt thời gian phỏng vấn và điều
tra số liệu.

Đ
ại

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ
và động viên trong suốt thời gian đi thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Do kinh nghiệm chuyên môn rất ít nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi còn
thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, nhận xét, bổ sung của các thầy cô và các bạn sinh

ng

viên để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Tr

ườ

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Phượng


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi


uế

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................viii

tế
H

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3

3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3

4.

Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 5

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 5

5.


Nôi dung nghiên cứu........................................................................... 6

cK

in

h

1.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 7

họ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................... 7
Cơ sở lí luận ........................................................................................ 7

1.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................ 7

1.1.2.

Nước cấp và phương pháp xử lý nước cấp ......................................... 8

1.1.2.1.

Phân loại nước cấp.............................................................................. 8

1.1.2.2.


Phương pháp xử lí nước cấp ............................................................. 10
Một số công nghệ xử lí nước ............................................................ 12

1.1.3.

Vai trò của nước................................................................................ 14

1.1.3.1.

Vai trò của nước đối với con người .................................................. 15

1.1.3.2.

Vai trò của nước đối với sinh vật...................................................... 15

1.1.3.3.

Vai trò của nước đối phục vụ đời sống con người............................ 16

1.1.4.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nước .................................. 16

1.1.4.1.

Các chỉ tiêu về lý học........................................................................ 16

1.1.4.2.


Các chỉ tiêu về hóa học ..................................................................... 18

Tr

1.1.2.3.

ườ

ng

Đ
ại

1.1.

ii


Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước.......................................... 18

1.1.4.4.

Các chỉ tiêu về sinh học .................................................................... 19

1.1.5.

Quy chuẩn Việt Nam về nước sinh hoạt, ăn uống ............................ 19

1.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 20

1.2.1.

Hiện trạng cấp nước và sử dụng sạch trên toàn Thế giới ................. 20

1.2.2.

Hiện trạng cấp nước và sử dụng sạch tại Việt Nam ......................... 21

1.2.3.

Hiện trạng cấp nước và sử dụng nước sạch tại Hà Tĩnh................... 23

tế
H

uế

1.1.4.3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ YÊN HỒ, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH ..................... 26
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................ 26

2.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ........................................................ 26

2.1.1.1.


Vị trí địa lý ........................................................................................ 26

2.1.1.2.

Đặc điểm địa hình ............................................................................. 26

2.1.1.3.

Đặc điểm điều kiện đất đai ............................................................... 27

2.1.1.4.

Đặc điểm điều kiện khí hậu - thuỷ văn ............................................. 27

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................. 27

2.1.2.1.

Tình hình dân số và lao động............................................................ 27

2.1.2.2.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 28

2.1.2.3.

Kết quả sản xuất................................................................................ 29


2.1.3.

Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................. 31

2.1.3.1.

Thuận lợi ........................................................................................... 31

2.1.3.2.

Khó khăn ........................................................................................... 31

2.2.

Thực trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt của các hộ điều tra ở Yên

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

h

2.1.

2.2.1.

Thực trạng cấp nước trên địa bàn ..................................................... 31

2.2.2.

Thực trạng sử dụng nước của hộ dân trên địa bàn xã Yên Hồ ......... 33

2.2.3.

Thực trạng sử dụng nước ở các hộ điều tra ...................................... 36

2.2.3.1.

Thông tin mẫu điều tra...................................................................... 36

Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................... 31

iii


2.2.3.2.

Các nguồn nước được hộ sử sụng sử dụng trong sinh hoạt.............. 38


2.2.3.3.

Mục đích sử dụng nước của các hộ điều tra ..................................... 39

2.2.3.4.

Chất lượng nguồn nước máy trên địa bàn xã Yên Hồ ...................... 41

2.2.3.5.

Nguyên nhân mà người dân không sử dụng nước máy trong sinh
........................................................................................................... 43

uế

hoạt

tế
H

2.2.3.6. Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cấp nước máy ........... 44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ YÊN HỒ............ 49
Định hướng quy hoạch nguồn cấp nước tại xã Yên Hồ ...................... 49

3.1.1.

Cung cấp nước sạch............................................................................. 49


3.1.2.

Hệ thống đường ống cấp nước ............................................................ 50

3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc cấp nước và sử dụng nước sạch

cK

in

h

3.1.

tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh..................................................... 50
Giải pháp về vốn đầu tư....................................................................... 50

3.3.2.

Phát triển hệ thống quan trắc và thiết lập cơ sở dữ liệu nguồn nước của

họ

3.2.1.

xã Yên Hồ............................................................................................................ 51
Hỗ trợ từ các các tổ chức khoa học – kỹ thuật ................................... 51


3.3.4.

Thông tin - giáo dục - Truyền thông ................................................... 52

3.3.5.

Tham gia của cộng đồng...................................................................... 54

Đ
ại

3.3.3

Kết luận................................................................................................ 55

2.

Kiến nghị ............................................................................................. 56

2.1.

Đối với nhà nước ................................................................................. 56

Tr

ườ

1.


ng

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55

2.2.

Đối với chính quyền địa phương ......................................................... 56

2.3.

Đối với hợp tác xã môi trường ............................................................ 57

2.4.

Đối với hộ gia đình.............................................................................. 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 58
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 59
iv


DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

: Ngân hàng Phát triển châu Á

BNN

: Bộ Nông Nghiệp

BYT


: Bộ Y Tế

CPXD

: Cổ phần xây dựng

CTMTQG

: Chương trình môi trường quốc gia

ĐT XDCT

: Đầu tư xây dựng công trình

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

LHQ

: Liên Hiệp Quốc

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội


MTQG

: Môi trường quốc gia

tế
H

h

in

cK

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

Đ
ại

NN&PTNT

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BYT


: Quyết đinh- Bộ Y Tế

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn
: Thành phố

TT-BTC

: Thông tư - Bộ tài chính

ng

TP

ườ
Tr

Nước sạch và vệ sinh môi trường

họ

NS&VSMTNT

uế

ADB

UBND


: Ủy ban nhân dân

UNICEF

: Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc

USGS

: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ

XDCB

: Xây dựng cơ bản

VPĐP

: Văn phòng điều phối

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Phân bổ dân cư địa bàn xã Yên Hồ .......................................................... 28
Bảng 2.2. Tình hình giáo dục trong toàn xã ............................................................. 28

uế

Bảng 2.3. Chỉ tiêu kết quả kinh tế - văn hóa- xã hội xã Yên Hồ ............................... 30


tế
H

Bảng 2.4. Chi phí xây dựng nhà máy nước sạch xã Yên Hồ ..................................... 31
Bảng 2.5. Danh sách hộ dùng nước máy trên địa bàn xã năm 2013 .......................... 34
Bảng 2.6. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra ..................................................... 37
Bảng 2.7. Mục đích sử dụng nước sinh hoạt ............................................................ 40

h

Bảng 2.8. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test _nhóm hộ ...................... 41

in

Bảng 2.9. Đánh giá chất lượng nguồn nước máy sinh hoạt ....................................... 42

cK

Bảng 2.10. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test _ nhóm thu nhập .......... 43
Bảng 2.11. Lí do hộ không sử dụng nước máy ........................................................ 44

họ

Bảng 2.12. Đánh giá của nhóm thôn về chất lượng dịch vụ cấp nước máy ................ 45
Bảng 2.13. Kiểm định one way anova _ nhóm thôn ................................................. 46
Bảng 2.14. Đánh giá của nhóm trình độ học vấn về chất lượng dịch vụ cấp nước

Đ
ại


máy……………………………………………………………………………...47

Tr

ườ

ng

Bảng 2.15. Kết quả kiểm định Independent Samples Test _nhóm trình độ học vấn ... 48

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lí nước mặt .............................................................. 13
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xử lí nước ngầm ........................................................... 13

uế

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ..................................................................... 26

tế
H

Hình 2.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước của nhà máy .............................. 33
Biểu đồ 2.1.Các nguồn nước được sử dụng đối với nhóm hộ sử dụng nước máy…… 38

Biểu đồ 2.2.Các nguồn nước được sử dụng đối với nhóm hộ không sử dụng nước


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

máy……… ........................................................................................................... 39

vii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay, thiếu
nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó

uế


Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 60%
đô thị có hệ thống cấp nước tập trung. Tại các vùng nông thôn thì việc cung cấp nước

tế
H

sạch chỉ đạt ở mức hơn 30%, đây là con số quá nhỏ so với một đất nước mà người dân
nông thôn chiếm gần 2/3 dân số cả nước.

Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào

h

những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng bào

in

dân tộc thiểu số sinh sống và những cộng đồng dân cư nông thôn vùng xa vùng sâu vẫn
còn chưa tiếp xúc được với nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh môi trường.

cK

Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủ yếu
gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người.
Yên Hồ là xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nằm cạnh sông La vòng quanh

họ

nối với sông Minh, đây là 2 con sông cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sống
trong xã và vùng lân cận. Tuy nhiên, do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng


Đ
ại

nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa khô làm quá
trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn, nhất là tại
vùng ven sông và cửa sông, gây khó khăn cho sinh hoạt người dân, gây thiếu nước vào

ng

mùa khô.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng cấp và

ườ

sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà

Tr

Tĩnh” để tiến hành nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
 Phân tích, đánh giá thực trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã

Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch cho
người dân xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

viii



Để thực hiện được mục tiêu trên cần các dữ liệu phục vụ nghiên cứu là:
 Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ ủy ban nhân dân xã Yên
Hồ, từ điều tra phỏng vấn các hộ gia đình ở xã Yên Hồ,…

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp và thứ cấp.

uế

 Tham khảo từ sách, báo, mạng Internet,…

tế
H

 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng thống kê mô tả, kiểm định OneWay Anova, Independent-Samples T-Test.
 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.

h

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 50 hộ gia đình trên địa bàn

in

xã Yên Hồ và được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình với bảng
hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

cK

Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau:


 Thấy được thực trang cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn, các đánh giá

họ

của người dân về chất lượng nguồn nước, chất lượng dịch vụ cấp nước trên địa bàn
nghiên cứu.

 Phân tích các lý do mà người dân còn chưa sử dụng nước máy từ các nhà máy

Đ
ại

nước cũng như những khó khăn mà họ gặp phải khi tiếp cận với nước sạch sinh hoạt.
 Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, tăng khả năng tiếp cận

Tr

ườ

ng

với nước sạch cho người dân.

ix


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, chúng ta biết được rằng nước là một thực
phẩm cần thiết đối với con người. Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước được ví

uế

như máu trong cơ thể. Nhà bác học Lê Qúy Đôn từng đánh giá: “Vạn vật không có
nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thể thành được”. (Lê Quý

tế
H

Đôn, 1760).

Nước tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất
điện giải và điều hoà thân nhiệt. Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5 - 2,5 lít

h

nước sạch để uống. Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng trong cơ thể, khi thay đổi

in

1-2% lượng nước trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây khát, mất
5% nước trong cơ thể có thể gây hôn mê và nếu mất một lượng khoảng 10-15% có thể

cK


dẫn tới tử vong. Nước đưa vào trong cơ thể những chất bổ hoà tan để duy trì sự sống.
Nước cung cấp cho cơ thể những yếu tố vi lượng cần thiết như: flo, canxi, mangan, các
vitamin và acid amin,... v.v. Ngoài ra, nước hoà tan các chất thải, chất độc hoá học

họ

trong cơ thể và thải ra ngoài cơ thể dưới dạng hòa tan và nửa hoà tan. Và nước cũng
rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng, dùng trong sinh hoạt dùng hằng

Đ
ại

ngày, dùng cho mục đích vui chơi giải trí như để bơi thuyền, lướt ván, bơi lội,... v.v.
Tuy nhiên, do quá trình sử dụng nước và ô nhiễm môi trường thì chất lượng nước
đang trong giai đoạn báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung

lệ.

ng

của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại

ườ

Bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước đã từ lâu được xem là một mối đe

dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các bệnh như: Bệnh ung thư, bệnh thiếu

Tr


máu, bệnh AntaiAntai, bệnh viêm gan A, bệnh tả đườn, bệnh g tiêu hóa và các bệnh
ngoài da... Tác hại ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do
môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm
kim loại nặng (Asen, thủy ngân,...) và ô nhiễm các hóa chất độc hại. Hiện nay, vẫn còn
nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do
đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, đến hết năm 2013,
tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 82,5% nhưng mới có 38,7%
hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Dự kiến đến hết năm
2014, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch mới đạt 42%, tỷ lệ hộ gia đình nông

uế

thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 62,5%, tỷ lệ trạm y tế có công trình cấp nước và
nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 96%, tỷ lệ trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp

tế
H

vệ sinh đạt 90%. (Bộ NN&PTNT, 2014).


Yên Hồ là một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Yên Hồ từng là nơi vua
Trùng Quang lên ngôi xây dựng kinh đô Bình Hồ chống giặc Minh xâm lược, tính đến
nay là 605 năm (1409-2015). Ngoài đền, chùa ở đây còn có nhiều dấu tích về cuộc

in

h

kháng chiến của vua Trùng Quang đời Hậu Trần với lũy đất, các dấu tích địa danh
như: Làng Dài, Cồn Án, Bến Xưởng, Cồn Kho, Dăm Đồng Ràng, Dăm Sát, ghi dấu

cK

một thời bi hùng của dân tộc. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân, Yên Hồ là
nơi đóng quân của nhiều đơn vị chiến đấu, là kho chứa nhiều vũ khí, quân nhu quan
trọng góp phần làm nên chiến thắng của quân dân ta.

họ

Yên Hồ nằm cạnh sông La vòng quanh nối với sông Minh, ôm hai làng Nội Diên
và Yên Phúc phía trong, cùng xóm Đồng Dâu phía ngoài lại tạo nên thế chữ “Tâm”,

Đ
ại

đây là cái thế bền vững muôn đời. Tuy nhiên do hoạt động mạnh của triều, gió
chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong
mùa khô làm quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài


ng

hơn, nhất là tại vùng ven sông và cửa sông, gây khó khăn cho sinh hoạt người dân, gây
thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.

ườ

Nhận thức được vấn đề thiếu nước sạch sinh hoạt gây hậu quả nghiêm trọng cho

người dân, để góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường

Tr

cho người dân địa phương, tôi tiến hành thức hiện đề tài “Thực trạng cấp và sử dụng
nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” góp phần
làm rõ hơn về hiện trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Yên Hồ, từ
đó tìm ra giải pháp và nâng cao hiệu quả công tác cấp nước sinh hoạt phù hợp với điều
kiện kinh tế của người dân và của địa phương.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1.


Mục tiêu chung

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Đề tài nhằm đánh giá tình hình cấp và sử dụng nước cấp sinh hoạt ở xã Yên Hồ,
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác

2.2.

uế

cấp và sử dụng nước tại địa bàn trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể

tế
H

- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cấp và sử dụng nước
sinh hoạt.

- Đánh giá hiện trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt ở xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ,
tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.

in

h

- Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình cấp nước và sử dụng nước sạch đạt


3.

Phương pháp nghiên cứu

3.1

Nguồn số liệu

3.1.1 Số liệu thứ cấp

cK

tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho người dân xã Yên Hồ cho thời gian tới.

họ

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào
mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài

gồm:

Đ
ại

liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã

ng


được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà
khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

ườ

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế

của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực có khu công

Tr

nghiệp… các số liệu này thu thập từ ủy ban xã Yên Hồ và các phòng, ban có liên quan.
Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
3.1.2. Số liệu sơ cấp
Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình. Các số liệu này
được sử dụng để phân tích về tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân trong
xã, chất lượng nguồn nước, chất lượng dịch vụ cung cấp nước của nhà máy tại địa bàn

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

xã Yên Hồ.
3.2.


Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra

uế

50 hộ tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp chủ hộ gia đình về việc sử dụng nước sinh hoạt, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến

tế
H

của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại
diện và chính xác.
 Câu hỏi được soạn thảo bao gồm:
 Thông tin về đặc điểm chung của hộ.

h

 Thông tin về nguồn nước sinh hoạt mà hộ sử dụng.

in

 Thông tin về tình hình cung cấp nước của nhà máy nước tại địa phương.

cK

 Thông tin về chất lượng ngồn nước, dịch vụ cung cấp của nhà máy nước.
 Các câu hỏi mở về ý kiến của người dân đối với dịch vụ cung cấp nước sinh


3.2.2.

họ

hoạt tại địa bàn xã.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong

nghiệm.
3.2.3.

Đ
ại

từng lĩnh vực, các cán bộ địa phương, các cán bộ quản lý, những người có kinh

Phương pháp quan sát trực tiếp

ng

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các

giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các

ườ

thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế,

phong phú và khách quan.

Tr

3.3. Phương pháp phân tích, xử lý
3.3.1. Phương pháp thống kê
Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được. Xử lý số liệu và đánh

giá dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng nguồn nước. Từ đó đề
xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt trên
địa bàn xã Yên Hồ.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

3.3.2. Phương pháp so sánh
Dựa vào số liệu có sẵn tiến hành so sánh và đối chiếu để từ đó đưa ra kết luận về
thực trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh.

uế

3.3.3. Phương pháp kiểm định
 Kiểm định One-Way Anova


tế
H

Phân tích phương sai 1 chiều (One-Way Anova) được sử dụng để xem xét sự

khác nhau về giá trị trung bình của một biến phụ thuộc dạng liên tục có phân phối
chuẩn theo các mức giá trị của biến độc lập dạng danh mục.

Phân tích phương sai một chiều được sử dụng thay thế t-test trung bình 2 mẫu

in

h

độc lập khi giá trị của biến danh mục có từ 3 mức trở lên. Phân tích phương sai 1 chiều
là một dạng kiểm định tham số.

cK

 Kiểm định Independent-Samples T-Test

Kiểm định Independent-Samples T-Test là phép kiểm định giả thuyết về trung
bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn kiểm định giả thuyết về sự

họ

bằng nhau của 2 trung bình tổng thể dựa trên 2 mẫu độc lập rút từ 2 tổng thể này.
Trong kiểm định Independent-Samples T-Test ta có một biến định lượng để tính


Đ
ại

trung bình và một biến định tính dùng để chia nhóm ra so sánh.
4.

Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

ng

Là những vấn đề liên quan đến thực trạng cấp và sử dụng nước sinh hoạt của người
dân xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu

ườ

4.2.

4.2.1. Phạm vi không gian

Tr

Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

4.2.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng về sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia


đình từ năm 2009 – 2014. Số liệu điều tra hộ gia đình thực hiện ở xã Yên Hồ năm
2015.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

5. Nôi dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: Thực trạng cấp và sử dụng nước trên địa bàn xã Yên Hồ, huyện Đức

uế

Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác cấp và sử dụng nước sạch

Tr

ườ

ng

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế
H

trên địa bàn xã Yên Hồ.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lí luận


1.1.1. Một số khái niệm

uế

Nước là một hợp chất hóa học của Oxy và Hidro, có công thức hóa học là H2O.
Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất

tế
H

thường của khối lượng riêng). Nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa
học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3%

tổng lượng nước trên Trái đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước

h

uống.

in

Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu của mọi sự sống trên Trái đất,
và cần thiết cho hoạt động kinh tế xã hội của con người. Cùng với các dạng tài nguyên

cK

thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển
KT – XH, là đối tượng lao động, vừa là yếu tố cấu thành nên lực lượng lao động.

họ


Nước là tài nguyên tái sinh, sau một thời gian nhất định được sử dụng. Trong cơ thể
sống mước chiếm tỉ lệ lớn khoảng 70% khối lượng cơ thể trưởng thành. Nếu mất 6% 8% nước trong cơ thể con người sẻ mệt mỏi, nếu mất 12% lượng nước trong cơ thể

Đ
ại

con người sẽ chết. Nước tác động đến thạch quyển, khí quyển dẫn tới sự biến đổi của
khí hậu, thời tiết.

Theo Luật tài nguyên nước năm 2012:

ng

- Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của

Việt Nam.

ườ

- Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có

Tr

thể xử lý thành nước sinh hoạt.
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của

con người.
Nước máy hay nước vòi là những loại nước đã qua xử lý thông qua một hệ thống


nhà máy lọc nước với các phương pháp công nghiệp và dùng để cung cấp cho các khu
vực đô thị trên Thế giới. Loại nước này sau khi qua xử lý tại các nhà máy lọc nước sẽ
được đưa vào các đường ống dẫn đước đến nơi tiêu thụ, thông thường điểm cuối cùng

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

của nước máy là các vòi nước. Loại hình nước máy được hình thành và phát triển từ
cuối thế kỷ 19, và phổ biến trong thế kỷ 20. Việc áp dụng các công nghệ liên quan
trong việc cung cấp sạch cho sinh hoạt, sản xuất và các công trình công cộng là một
trong những bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

uế

Nước cấp là nước sau khi được xử lý tại cở sở xử lý nước đi qua các trạm cung
cấp nước và từ các trạm này nước sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng.

tế
H

1.1.2. Nước cấp và phương pháp xử lý nước cấp
1.1.2.1. Phân loại nước cấp
 Nước ngọt


Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan,

in

h

đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong
khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt ( parts-per-trillion nghĩa là 1 phần nghìn tỷ), vì thế

cK

nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối.
Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự
ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất

họ

cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và

Đ
ại

sạch trên Thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi
trên Thế giới, trong khi dân số Thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước
càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu

ng

hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do

sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất

ườ

cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Trong
suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên Thế giới đã bị biến mất cùng

Tr

với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm
tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
 Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối
hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng
phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l. Mức hàm lượng

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại. Nước hơi
mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải
chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng
10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối. Trên Trái đất, nước biển trong các đại


uế

dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn
trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương

tế
H

với 35 g/L.
 Nước mặt

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước
mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại

in

h

dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu
vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số

cK

yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các
hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của
dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất

họ

cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.


Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động

Đ
ại

vật,… hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống
mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo
nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những

ng

nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp
nước trên bề mặt của vỏ Trái đất.

ườ

 Nước ngầm

Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên

Tr

dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành
tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Một đơn vị đá hoặc các
dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi là tầng chứa khi nó có thể cung cấp một
lượng nước có thể sử dụng được. Ở độ sâu có mặt không gian rỗng hoặc khe nứt và lỗ
rỗng trong đá bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm. Nước
dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống; nơi xuất lộ tự nhiên


SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

thường tại các suối, và có thể hình thành các ốc đảo hoặc các vùng đất ngập nước.
Nước dưới đất cũng thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công
nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động của
nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn.

uế

 Nước mưa
Nước mưa, trong dân gian còn gọi là nước không rễ, được nhiều người coi là

tế
H

nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì nhiều lẽ: Nó chứa
ít các loại muối khoáng hòa tan, chứa ít sắt làm cho nước không tanh... Người ta còn
cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho
sức khỏe con người.

in

 Phương pháp cơ học


h

1.1.2.2. Phương pháp xử lí nước cấp

cK

- Hồ chứa và lắng sơ bộ: Với chức năng là tạo điều kiện thuận lợi cho các quá
trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động của điều
kiện tự nhiên và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa các dòng chảy từ nguồn nước

họ

vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
- Song chắn rắc: Song chắn và lưới chắn được đặt ở cửa dẫn nước vào công trình

Đ
ại

thu làm nhiệm vụ loại trừ sinh vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các
thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý.
- Bể lắng cát: Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có

ng

kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5mg để loại trừ
hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm cân nặng tụ lại trong bể

ườ


lắng và bể tạo bông.
- Lắng: Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn

Tr

thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: Bể
lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.
- Lọc: Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy

thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc
nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên
bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

 Phương pháp hóa học
- Làm thoáng: Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào
nước để oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị
IV tạo thành các hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III và hydroxyl mangan hóa trị IV

uế

Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc.

- Clo hóa sơ bộ: Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể

tế
H

lọc. Clo hóa sơ bộ có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn
nặng, oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo
thành các kết tủa tương ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát
triển của rong, rêu, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra chất nhầy nhớt trên mặt bể

in

h

lọc.

- Keo tụ - tạo bông: Quá trình keo tụ tạo bông cặn dùng để khử các chất lơ lửng,

cK

chất phân tán dạng keo trong nước thải. Các hạt keo lơ lửng có kích thước khoảng từ
10-8cm đến 10-7cm, nếu không có hóa chất keo tụ không thể loại bỏ các hạt keo này
ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng lọc thông thường.

họ

- Chất trợ keo tụ: Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường
sử dụng các chất trợ keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm

Đ

ại

liều lượng chất keo tụ, giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các
bông keo. Các chất trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin
(C6H10O5)n, các ete, cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O). Các chất trợ keo tụ

ng

tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n.
- Khử trùng: Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống

ườ

sinh hoạt. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá
trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại.

Tr

Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước.
Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy
hóa mạnh, các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng… khử trùng
bằng Clo và các hợp chất của Clo: Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào.
Khi Clo tác dụng với nước tạo thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng
mạnh. Khi cho Clo vào nước, chất diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

11



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất
dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Dùng ozone để khử trùng: Ozone là một chất khí có
màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với con người. Ở trong nước,
ozone phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử. Ozone có tính hoạt hóa

uế

mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều lần.
 Phương pháp lý học

tế
H

Dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm. Điện phân

nước biển để khử muối. Khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm
thoáng.
-

Khử trùng bằng phương pháp nhiệt: Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền.

in

h

Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước.

Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc.

cK

Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phương pháp đun sôi nước tuy đơn
giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ dùng trong quy mô gia đình.
- Khử trùng bằng tia cực tím (UV): Tia cực tím là tia bức xạ điện từ có bước sóng

họ

khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt trùng rất mạnh. Dùng các đèn bức xạ tử ngoại,
đặt trong dòng chảy của nước. Các tia cực tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử

Đ
ại

protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi chất, vì thể
chúng sẽ bị tiêu diệt.

- Khử Flo trong nước: Trong nước ăn uống sinh hoạt, nếu hàm lượng Flo lớn hơn

ng

giới hạn cho phép, sẽ gây ra hỏng men răng. Vì vậy phải khử bớt Flo trong nước.
Phương pháp này áp dụng khi nước có hàm lượng cặn trước khi đi vào bể lọc.

ườ

1.1.2.3. Một số công nghệ xử lí nước
 Công nghệ xử lý nước mặt


Tr

Do tính chất nước nguồn nhiễm nhiều tạp chất hữu cơ từ nhiều thành phần, tạo

nên độ đục không ổn định, vì vậy công nghệ xử lý nước cần chú trọng giai đoạn tiền
xử lý: Phản ứng và làm lắng ngay từ đầu qui trình, nhằm phá hủy các liên kết hóa học,
tạo cặn hữu ích. Sau đó, giai đoạn khử trùng là bắt buộc trước khi cung cấp nước cho
sinh hoạt.

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Khử tạp

Nước

Lắng

Phản ứng

nguồn

chất hữu


Sử dụng




tế
H

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ xử lí nước mặt

uế

Hóa chất khử trùng

Hóa chất phản ứng

(Nguồn: />Nước từ trạm bơm cấp I được dẫn trực tiếp qua bể phản ứng, tại đây cho thêm chất
xúc tác. Nước chuyển tới bề lắng, khử tạp chất hữu cơ. Sau đó nước được dẫn qua bể

h

chứa nước sạch và cho thêm chất khử trùng trước khi phân phối.

in

 Công nghệ xử lý nước ngầm

cK


Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính 0,8 – 2m và
chiều sâu 3 – 20m, phục vụ cấp nước cho một gia đình hay một số đối tượng dùng
nước nhỏ. Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất lớn từ 5 –

họ

500 L/s, sâu vài chục đến vài trăm mét, có đường kính 100 – 600mm.

Đ
ại

Hóa chất

Làm thoáng

Trộn và lắng

Lọc

cặn

ng

Nước ngầm

Lắng

Xả cặn ra bể nén cặn

lấy nước

rửa lọc

ườ

Tiếp xúc
và khử

Clorin

Tr

trùng

Cấp nước

Nước sạch

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xử lí nước ngầm
(Nguồn: />
SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn

Nước ngầm được bơm lên từ giếng khoan hay giếng đào được đưa và làm
thoáng bằng dàn mưa, làm thoáng cưỡng bức để làm thoáng nước, qua trình làm

thoáng ở đây chủ yếu cung cấp oxy cho nước. Nước sau khi làm thoáng được dẫn vào
bề khuấy trộn và lắng cặn, trước khi đi vào bề nước được tiếp xúc với hóa chất có tác

uế

dụng đẩy mạnh quá trình oxy hóa sắt hòa tan thành sắt III. Nước từ bể lắng được dẫn
qua bề lọc, bể lọc có chứa nhiều lớp vật liệu lọc. Nước sạch sau khi qua bề lọc được

tế
H

khử trùng bằng dung dịch clorin trước khi cung cấp cho người sử dụng.
 Giải pháp thu gom nước mưa

- Thu hứng nước mưa từ mái nhà: Nước mưa thường được thu hứng từ mái nhà,
đặc biệt là các mai lợp bằng tole tráng kẽm, tole nhựa dạng lượn sóng, mái bằng bê-

in

h

tông, mái ngói bằng đất nung hoặc bằng fibro xi-măng hoặc mái lá, mái lợp giấy dầu.
Tốt nhất là các mái nhà bằng kim loại, mái ngói. Mái lợp bằng lá tranh, lá dừa nước,

cK

rơm rạ có thể bị nhiễm khuẩn, rêu mốc, chuột bọ.

- Thu hứng nước mưa từ mặt đất: Ta có thể lợi dụng sự chảy tràn trên triền dốc
mặt đất để thu hứng nước mưa. Đây là phương pháp áp dụng cho các vùng khô hạn ở


họ

hoang mạc, hải đảo, đồi núi. Nước mưa khi rơi xuống đất sẽ nhanh chóng làm ẩm đất,
tích tụ vào các hố trũng rồi chảy tràn theo hướng dốc của mặt đất. Để giảm thiểu sự

Đ
ại

mất nước xuống đất (các vùng khô hạn thường có lượng mưa rất ít và thời gian mưa
ngắn), người ta dùng các tấm phẳng bằng chất dẻo, bê-tông hoặc nhựa đường phủ trên
mặt để lấy nước. Nếu bao phủ tốt, có thể thu được gần 90% lượng nước mưa rơi trên

ng

mặt phủ. Nếu không có kinh phí nhiều có thể dùng biện pháp dầm chặt đất để giảm
thiểu lượng thấm. Đất có độ dốc cao sẽ tạo tốc độ chảy tràn lớn và giảm được lượng

ườ

bốc hơi và thấm.

Bể trữ nước có thể thiết kế lộ thiên hoặc ngầm kín dưới mặt đất, trên mặt bể phải

Tr

có các tấm đậy kín để giữ vệ sinh nước trong bể, hạn chế việc rong rêu đóng ngăn cản
trẻ con hoặc gia súc lọt xuống bể.
1.1.3. Vai trò của nước
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên Trái

đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động
công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng

SVTH: Lê Thị Phượng_Lớp K45 KT TNMT

14


×