Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tam thất thuốc quý của chị em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.74 KB, 3 trang )

Tam thất - Thuốc quý của chị em
Tam thất là một vị thuốc quý được YHCT sử dụng từ lâu, nó còn được gọi với cái
tên rất cao sang “kim bất hoán”, nghĩa là có vàng cũng không thể đổi được.

Tam thất là một vị thuốc quý được YHCT sử dụng từ lâu, nó còn được gọi với
cái tên rất cao sang “kim bất hoán”, nghĩa là có vàng cũng không thể đổi được.
Tam thất có tên khoa học [Panax Notoginseng (Bark) F. H. Chen.], họ nhân sâm
(Araliaceae).
Thành phần chủ yếu trong tam thất là saponin nhóm dammaran hàm lượng cao
giống như trong nhân sâm, ngoài ra còn chứa các acid amin, các chất
polyactylen, panaxytriol… Về khía cạnh nào đó, tam thất cũng bổ như nhân
sâm. Tuy nhiên, có những mặt thì nhân sâm lại không thể sánh được với tam
thất, như tác dụng cầm máu thì tam thất được coi như đầu vị.
Về sinh học, tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt giống như nhân sâm; tác
dụng cầm máu; tiêu các cục máu đông, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành
của động vật thí nghiệm. Làm tăng sức co bóp của cơ tim và giảm thấp sự tiêu
hao ôxy của cơ tim; giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp; ngoài ra còn có tác dụng
kích dục đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ…
Theo y học cổ truyền, tam thất có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, vào kinh can, vị, là vị
thuốc rất đa công dụng. Tuy nhiên, chủ yếu là tác dụng vào phần âm huyết để
cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu nên được ưu tiên dùng cho chị em phụ nữ sau
khi sinh để nhanh chóng lấy lại sức khỏe: Bài thuốc chọn một con gà nhỏ, loại
gà ác (gà lông trắng, chân màu chì) tốt nhất. Sau khi giết gà, bỏ hết phủ tạng,
cho khoảng 6 - 9g tam thất đã tán bột thô vào trong bụng gà, tần cách thủy. Một
tuần lễ dùng 2 - 3 con. Ăn liền 3 - 4 tuần. Cách này cũng dùng tốt cho trường
hợp bị thương mất máu, trĩ xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra
máu, băng huyết, đa kinh, sau sốt xuất huyết, sốt rét hoặc các trường hợp thiếu
máu, da xanh gầy hay hoa mắt, chóng mặt… Ngoài ra, có thể dùng tam thất
dưới dạng thuốc hãm hay thuốc bột, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3 - 5g. Nếu
chảy máu do vết thương bên ngoài, dùng bột tam thất tán mịn, băng, dịt vào vết
thương. Liều dùng chung của tam thất 3 - 9g.


Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.


Cây và vị thuốc tam thất.

Ngoài ra, có thể dùng tam thất cho các trường hợp sau:
Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh: Tam thất 12g, sâm
bố chính 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán bột mịn, mỗi ngày uống
20g.
Ngã chấn thương chảy máu, tụ máu, bầm tím, sưng tấy, dùng bột tam thất 5g,
chiêu với rượu.
Đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu: Tam thất 10g, hoa nhụy thạch
(một loại sa khoáng, thành phần chứa cacbonat Ca và cacbonat Mg), huyết dư
thán (tóc rối đốt tồn tính), mỗi vị 5g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống 2g,
ngày 2 lần. Uống liền 1-2 tuần tới khi hết các triệu chứng.
Viêm loét đường tiêu hóa, trong bụng đau nhói: bột tam thất chiêu với nước sôi
để nguội, mỗi lần 3-5g, ngày 4 lần.
Trị viêm gan thể cấp tính: Tam thất 12g, nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền
sâm, thiên môn, mạch môn, bồ công anh, thạch hộc mỗi vị 12g, xương bồ (sao
cám) 8g, sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 - 4 tuần đến khi các triệu chứng
thuyên giảm.
Trị viêm cấp đường tiết niệu, tiểu ra máu: Tam thất 4g, lá tre, cỏ nhọ nồi, kim
ngân hoa, mỗi vị 16g, sinh địa, cam thảo đất, nam mộc hương, mỗi vị 12g, sắc
uống ngày 1 thang. Uống liền 1-2 tuần.
Trong khi sử dụng tam thất cần tránh nhầm lẫn với một số cây khác cũng mang
tên tam thất, như tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng),
họ nhân sâm (Araliaceae), mọc hoang ở Sapa (Lào Cai). Tam thất gừng
(Stablianthu thorelli Gagnep.), họ gừng (Zingiberaceae) được trồng ở Ba Vì (Hà



Nội). Thổ tam thất (Gynura pinnatifida L.), họ cúc (Asteraceae) được trồng ở
Hưng Yên, Hải Dương với tên gọi nam truật.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh



×