Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.51 KB, 75 trang )

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T VAè PHAẽT TRIỉN

H

U



KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

C

K

IN

H

Tấ

TèNH HèNH VAY V S DNG VN VAY CA CC H
NễNG DN TI NGN HNG CHNH SCH X HI
HUYN MINH HểA TNH QUNG BèNH


A

I H


O

NGUYN TH THU Lấ

Khoùa hoỹc 2011 - 2015
I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA KINH T V PHT TRIN
----------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

K

IN

H



́H

U

Ế

TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH


̣C

Sinh viên thực hiện:

ThS. Phạm Thị Thanh Xuân

O

Nguyễn Thị Thu Lê

Giáo viên hướng dẫn:

̣I H

Lớp: K45A KHĐT

Đ
A

Niên khóa: 2011 - 2015

Huế, ngày 22 tháng 5 năm 2015


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Lời Cảm Ơn

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Để hoàn thành bài khóa luận này lời đầu tiên tôi xin
cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế,
những người đã trực tiếp giảng dạy và tận tình truyền đạt
cho tôi những kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận
mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin hơn. Đặc biệt là cô giáo Th.s Phạm Thị

Thanh Xuân – người đã hướng dẫn tận tình cho tôi và giải
đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập và nghiên
cứu viết đề tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến tập thể anh chị cán bộ nhân viên Phòng giao
dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Minh Hóa đã tạo
cơ hội cho tôi hiểu rõ hơn về môi trường hoạt động của
ngành Ngân hàng.
Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn
bè luôn bên cạnh, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt
đợt thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào
sức khỏe và thành công trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Lê

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

i


Khóa Luận Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................... vii

Ế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii

U

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1

́H

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1



2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2

H

3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2

IN

3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2

K


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................4

̣C

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................4

O

1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4

̣I H

1.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân .................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân .........................................................................4

Đ
A

1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân....................................................................4
1.1.1.3. Vai trò của hộ nông dân ........................................................................5

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của hộ nông dân....5
1.1.3. Đối tượng và quy trình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội ..............5
1.1.3.1. Đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội...................6
1.1.3.2. Quy trình cho vay tại NHCSXH ...........................................................7

1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................8
1.2.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nông
dân trong thời gian qua..........................................................................................8
1.2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế ............................................................9

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

ii


Khóa Luận Tốt Nghiệp
1.2.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................9
1.2.2.2. Những hạn chế ....................................................................................11
1.2.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình ..11
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC
HỘ DÂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA
TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................................................13
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa.................13

Ế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................13

U

2.1.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................13

́H

2.1.1.2. Địa hình...............................................................................................13
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................14



2.1.2.1. Dân số .................................................................................................14

2.1.2.2. Kinh tế.................................................................................................14

H

2.1.2.3. Xã hội..................................................................................................16

IN

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Minh Hóa ........................17

K

2.2.1. Lịch sử hình thành.....................................................................................17
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy..............................................................................18

O

̣C

2.2.3. Chức năng hoạt động.................................................................................18

̣I H

2.2.4. Tình hình nguồn vốn của NHCSXH .........................................................19
2.2.5. Đánh giá về hoạt động cho vay và các chương trình cho vay của

Đ
A

ngân hàng ............................................................................................................21

2.3. Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ...................................32
2.3.1. Một số đặc điểm của các hộ vay vốn ........................................................32
2.3.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra ........................................................35
2.3.3. Nhu cầu vay của các hộ điều tra................................................................36
2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn của hộ điều tra .............................................................38
2.3.5. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra .........................................39
2.3.6. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra.........................................42
2.3.7. Kết quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra............................................44
2.3.8. Tình hình dư nợ và trả nợ ngân hàng của các hộ điều tra .........................45
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

iii


Khóa Luận Tốt Nghiệp
2.4. Một số đánh giá của các hộ dân về hoạt động cho vay của ngân hàng...........47
2.4.1. Đánh giá mức độ tác động của vốn tín dụng đến tăng thu nhập và tăng
việc làm................................................................................................................47
2.4.2. Ý kiến đánh giá của khách hàng về ý nghĩa hoạt động tín dụng của
ngân hàng, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay ..............................49
2.5. Đánh giá về tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại
phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa ........................................................51

Ế

2.5.1. Thuận lợi ...................................................................................................51

U

2.5.2. Khó khăn ...................................................................................................52


́H

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN .............................................................................53



3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ dân.............53
3.1.1. Giải pháp đối với các cấp chính quyền .....................................................53

H

3.1.2. Giải pháp đối với ngân hàng .....................................................................54

IN

3.3.3. Giải pháp đối với các hộ dân.....................................................................54

K

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................56
1. KẾT LUẬN............................................................................................................56

O

̣C

2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................57


Đ
A

PHỤ LỤC

̣I H

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

iv


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN - TTCN

: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
: Chính trị xã hội

GS.TS

: Giáo sư tiến sĩ


HĐQT NHCSXH

: Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội

HSSV

: Học sinh sinh viên

HTX

: Hợp tác xã

NSVSMT

: Nước sạch vệ sinh môi trường

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN&PTNT

: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTW

: Ngân hàng trung ương

PGS.TS


: Phó giáo sư tiến sĩ

U
́H



H

IN

K

̣C

: Tổ chức tín dụng

TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

Đ
A

̣I H

TCTD

: Sản xuất kinh doanh


O

SXKD

Ế

CTXH

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TW

: Trung ương

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT


v


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay..............................................................................................7

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U


Ế

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức NHCSXH huyện Minh Hóa...................................................18

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

vi


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1:

Tình hình nguồn vốn tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội
huyện Minh Hóa giai đoạn 2010- 2014 ........................................................20

Bảng 2:

Tình hình về doanh số cho vay tại NHCSXH huyện Minh Hóa giai đoạn
2012-2014 .....................................................................................................23
Tình hình về doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Minh Hóa giai đoạn

Ế

Bảng 3:


U

2012- 2014 ....................................................................................................26
Tình hình về dư nợ của NHCSXH huyện Minh Hóa giai đoạn 2012-2014 ...28

Bảng 5:

Tình hình nợ quá hạn của NHCSXH huyện Minh Hóa giai đoạn 2012-2014....31

Bảng 6:

Đặc điểm của các hộ vay vốn .......................................................................33

Bảng 7:

Diện tích đất của các hộ điều tra...................................................................35

Bảng 8:

Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và mức độ đáp ứng của ngân hàng....37

Bảng 9:

Cơ cấu nguồn vốn của nhóm hộ điều tra ......................................................38

IN

H




́H

Bảng 4:

K

Bảng 10: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ điều tra ...................................................40

̣C

Bảng 11: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ............................................42

O

Bảng 12: Giá trị sản xuất theo ngành của các hộ điều tra trước và sau khi vay vốn....44

̣I H

Bảng 13: Tình hình dư nợ và trả nợ ngân hàng bình quân của các hộ điều tra theo
địa bàn ...........................................................................................................45

Đ
A

Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về tác động của vốn tín dụng đến tăng thu nhập
và việc làm ....................................................................................................47

Bảng 15: Đánh giá của khách hàng về ý nghĩa hoạt động, mức cho vay, thời hạn
vay và lãi suất cho vay của ngân hàng..........................................................49


Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

vii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Qua quá trình điều tra nghiên cứu tại địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình,
với đề tài: “Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại Ngân hàng
chính sách xã hội huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình” cùng những số liệu thu thập
được, tôi đã nhận ra vai trò to lớn của nguồn vốn vay đối với việc phát triển kinh tế
nông thôn, giúp người nông dân tiếp cận được với nguồn vốn để làm ăn, dần dần cải

Ế

thiện đời sống cho nhân dân, đưa huyện nhà ngày một đi lên.

U

Mục tiêu chính của đề tài:

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về tín dụng và hộ nông dân.

-

Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại xã




́H

-

Trung Hóa, xã Yên Hóa và thị trấn Quy Đạt huyện Minh Hóa.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của

H

-

IN

các hộ nông dân.

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ

K

yếu là thu thập và phân tích các thông tin số liệu. Các thông tin thứ cấp tôi thu thập

̣C

được từ báo cáo hoạt động của ngân hàng. Để thu thập được số liệu sơ cấp tôi sử dụng

O

bảng hệ thống câu hỏi để phóng vấn trực tiếp các hộ nông dân.


̣I H

Kết quả nghiên cứu

Phân tích rõ về tình hình vay vốn, trong đó bao gồm nhu cầu vay và thực vay của

Đ
A

các hộ nông dân ở Ngân hàng chính sách xã hội, phân tích được mục đích vay, cơ cấu
nguồn vốn của hộ điều tra, kết quả đạt được trong quá trình sử dụng vốn,… Qua quá
trình nghiên cứu tôi cũng đã đưa ra nhưng giải pháp kiến nghị đối với chính quyền địa
phương, đối với Ngân hàng và cả các hộ nông dân.

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

viii


Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Là một đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang còn phụ
thuộc nhiều vào nông nghiệp, cho nên có thể nói rằng phát triển nông nghiệp, ổn định
cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát

Ế


triển của đất nước.

U

Tuy nhiên, để làm được điều đó một trong những vấn đề cần được quan tâm là

́H

nguồn vốn đầu tư cho các hộ nông dân để sản xuất phát triển kinh tế. Hiện nay, có rất



nhiều tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ cung ứng nguồn đầu tư cho nông nghiệp, nhưng
các hộ vay lại gặp phải rất nhiều vấn đề như phải chịu gánh nặng và áp lực từ việc trả

H

lãi cao hơn so với số tiền họ làm ra.

IN

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, Đảng và nhà
nước ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ vốn cho Nông nghiệp – Nông thôn, tạo

K

mọi điều kiện để cho người dân có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn có chi phí sử dụng

̣C


vốn thấp.

O

Minh hóa là một trong những huyện nghèo của cả nước, đời sống của người dân

̣I H

còn nhiều khó khăn. Địa hình của huyện chủ yếu là núi cao giao thông đi lại khó khăn,
người nông dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp với điều kiện địa hình

Đ
A

canh tác khó khăn. Tuy nhiên người dân ở đây rất cần cù chịu khó, quyết tâm sản xuất
để thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. và vấn đề mà các hộ dân ở đây
đang gặp phải là thiếu vốn sản xuất.
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang thực hiện vai trò của mình
trong phát triển nền kinh tế nông thôn, tạo mọi điều kiện tốt nhằm giúp các hộ tiếp cận
nguồn vốn để phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao
và phục vụ các mục đích khác trong cuộc sống của của người dân. Song trong quá
trình sử dụng vốn vay người nông dân đã gặp không ít khó khăn do sản xuất nông
nghiệp có nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, do hạn chế về trình độ nên
việc tính toán, quản lý và sử dụng vốn của người dân chưa hợp lý. Những điều này đã
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

ảnh hưởng nhất định đến kết quả và hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất
của các hộ nông dân, cũng như việc mở rộng đầu tư tín dụng của NHCSXH.
Xuất phát từ những lí do đó tôi quyết định chọn đề tài: “Tình hình vay và sử
dụng vốn vay của các hộ nông dân tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Minh
Hóa tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu chung

Ế

Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại Phòng giao dịch

U

NHCSXH huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

́H

 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về tín dụng và hộ nông dân.

-

Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại



-


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của

IN

-

H

huyện Minh Hóa.

các hộ nông dân.

̣C

3.1. Đối tượng nghiên cứu

K

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

̣I H

tỉnh Quảng Bình.

O

 Các hộ nông dân có vay vốn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Hóa

3.2. Phạm vi nghiên cứu


Đ
A

 Phạm vi không gian: Các hộ nông dân ở 3 xã Trung Hóa, xã Yên Hóa và thị

trấn Quy Đạt của huyện Minh Hóa.
 Phạm vi thời gian:
-

Tình hình vay và sử dụng vốn vay qua 3 năm 2012-2014.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu được thu thập từ báo cáo hoạt động tín dụng
của NHCSXH huyện Minh Hóa qua các năm 2012, 2013, 2014.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ ở 3 xã: xã Trung
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Hóa, Xã Yên Hóa, thị trấn Quy Đạt có vay vốn tại Phòng giao dịch ngân hàng chính
sách xã hội huyện Minh Hóa, thông qua hệ thống câu hỏi trong bảng hỏi.
-

Phương pháp tổng hợp và thu thập tài liệu: Sử dụng các công cụ thống


kê để tổng hợp tài liệu sau đó phân tích,tính bình quân, so sánh tương đối, để rút ra kết
luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
-

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thông tin liên quan đến vay về sử

dụng vốn vay của hộ nông dân, cán bộ xã Trung Hóa, xã Yên Hóa, thị trấn Quy Đạt.
Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U


Ế

-

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân
Theo giáo trình “Phân tích kinh tế Nông hộ” do PGS.TS. Mai Văn Xuân làm chủ

Ế

biên (2010), “kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu

U

sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để

́H

sản xuất và thường nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc




trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ
hoàn hảo không cao”.

H

1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân

IN

Theo GS.TS. Đào Thế Tuấn hộ nông dân có những đặc điểm sau:

là một đơn vị tiêu dùng.

K

Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa

-

Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biển hiện ở trình độ phát triển của hộ

̣C

-

O


từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định

̣I H

quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
-Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi

Đ
A

nông nghiệp với mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
-

Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản

đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
-

Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, trong

khi đó khả năng khắc phục lại hạn chế.
-

Hộ nghèo và trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ nông dân

là thiếu vốn.
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng: Đối tượng cho vay mang tính tổng hợp, bao
gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sử dụng vốn từng loại hộ cũng khác nhau.

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT


4


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Chính vì vậy mà việc xem xét, thẩm định cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng và là
khâu quyết định đến sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vũng của tổ chức tín
dụng (TCTD).
1.1.1.3. Vai trò của hộ nông dân
-

Kinh tế hộ góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai, nguồn lao

động nông thôn, vốn nhàn rỗi nhằm tăng thu nhập gia đình, tạo việc làm, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và điều kiện kinh tế hộ nông dân.
Là đơn vị tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho xã hội.

-

Là đơn vị góp phần làm tăng sản phẩm xã hội, cung cấp các sản phẩm

U

Ế

-

Góp phần xây dựng và củng cố kinh tế địa phương, đặc biệt là các vùng




-

́H

nông nghiệp cho xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội.

xa xôi, hẻo lánh.

H

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của hộ nông dân

IN

 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế: Yếu tố này có tác động rất lớn đến
hoạt động sản sử dụng vốn vay của hộ sản xuất. Nó tạo cơ sở đưa kinh tế nông nghiệp-

K

nông thôn tăng trưởng cao, góp phần nâng cao khả năng cho vay của tổ chức tín dụng,

̣C

khả năng hoàn trả lãi gốc, lãi vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất.

O

 Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý: Một môi trường chính trị ổn định,


̣I H

luật pháp công bằng, dân chủ, đường lối-chủ trương-chính sách phù hợp với nhu cầu
thực tế của xã hội, là điều kiện để các hộ sản xuất sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn

Đ
A

đảm bảo công bằng-dân chủ-văn minh.
 Các nhân tố thuộc về bản thân hộ sản xuất: Khi các hộ sản xuất hội tụ đủ các

điều kiện về tư cách pháp nhân, pháp lý, năng lực dân sự, khả năng tài chính, cách sản
xuất, quản lý,…là điều kiện đảm bảo an toàn cho việc mở rộng quy mô và hiệu quả sử
dụng vốn vay của các hộ sản xuất.
1.1.3. Đối tượng và quy trình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg
ngày 4 thánh 10 năm 2002 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng
phục vụ người nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp
thống nhất trong phạm vi cả nước, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế
và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu
hoạt động từng thời kỳ. Đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ngân hàng chính sách xã
hội là 10 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng chính sách xã hội là một ngân hàng hoạt động không phải vì mục tiêu

lợi nhuận mà vì an sinh xã hội thực hiện cho vay với lãi xuất và điều kiện ưu đãi, mục

Ế

tiêu chủ yếu là xóa đói giảm nghèo.

U

Ngân hàng chính sách xã hội có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa vốn chính

́H

sách tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện



cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với được với các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước. Giúp cho các hộ nghèo và hộ chính sách tiếp cận được
với nguồn vốn giúp họ cải thiện nâng cao cuộc sống.

H

1.1.3.1. Đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội

IN

Ngân hàng chính sách xã hội là một ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi

K


nhuận mà vì an sinh xã hội xóa đói giảm nghèo nên đối tượng chính của ngân hàng là

̣C

hộ nghèo và các hộ chính sách khác.

O

Các hộ gia đình này khi vay vốn tại ngân hàng không cần thế chấp tài sản, được

̣I H

vay vốn với lãi suất thấp từ 0%/tháng đến 0.9%/tháng. Tùy từng đối tượng vay vốn mà
thủ tục vay cũng như mức vay khác nhau

Đ
A

Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện cho vay
đến 6 danh mục đối tượng chính sách như sau:
1, Hộ nghèo
2, Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn
3, Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
4, Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
5, Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn
thuộc chương trình 135
6, Các đối tượng chính sách khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT


6


Khóa Luận Tốt Nghiệp
1.1.3.2. Quy trình cho vay tại NHCSXH
Ở NHCSXH có nhiều chương trình cho vay, tùy thuộc vào mỗi chương trình cho
vay và đối tượng vay vốn cụ thể để áp dụng quy trình cho vay.
Hiện nay, ngân hàng đang cố gắng để đơn giản và rút ngắn các thủ tục quy trình
cho vay để tạo điều kiện cho các hộ nông dân các đối tượng chính sách được tiếp cận
với nguồn vốn nhanh hơn và đơn giản hơn.
Đối với các hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách đã được phê duyệt thuộc đối

Ế

tượng được vay vốn thì đầu tiên họ phải có nhu cầu vay vốn và tự nguyện tham gia

U

vào tổ vay vốn.

́H

Tuy có một số chương trình cho vay có quy trình cho vay khác nhau nhưng về cơ



bản các chương trình cho vay đều áp dụng chung một quy trình.
(1)
Hộ nghèo


IN

(7)

H

Tổ TK&VV

(2)

O
̣I H

(3)

Đ
A

NHCSXH

Tổ chức
CTXH cấp xã

̣C

K

(8)

(6)


(5)
UBND cấp xã

(4)
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay

Giải thích:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số
01/TD), gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị-xã hội (CTXH) tổ chức họp để bình
xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình Ủy ban nhân
dân cấp xã (UBND) xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CTXH cấp xã.
Bước 6: Tổ chức chính trị-xã hội cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách
hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay

Ế


1.2. Cơ sở thực tiễn

U

1.2.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nông dân

́H

trong thời gian qua



Với mục tiêu hoạt động là xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Ngân hàng chính sách
xã hội không ngừng nỗ lực hoạt động đem nguồn vốn của mình đến tận tay người nghèo

H

và các hộ gia đình chính sách. Ngân hàng chính sách xã hội đã và đang đạt được những

IN

thành tựu to lớn, góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội của nhà nước.
Giúp các hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế: Với mục tiêu hoạt

K

động không vì mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho các hộ nghèo

̣C


vay vốn để phát triển kinh tế với lãi suất 0,6%/tháng.

O

Tạo cầu nối cho nhà nước thực hiện các chính sách xã hội: Nhà nước ta luôn chú

̣I H

ý đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó
khăn phát triển cuộc sống. Thông qua NHCSXH ở các địa bàn huyện, thành phố các

Đ
A

đối tượng cá nhân, hộ gia đình nghèo cần sự hỗ trợ dễ dàng tìm đến sự giúp đỡ của nhà
nước thông qua các chi nhánh của ngân hàng. Đồng thời, các chính sách xã hội của
nhà nước cũng đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn do áp dụng đúng đối tượng là các
hộ nghèo, tránh lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường: Giáo dục là một trong những lĩnh
vực mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Hỗ trợ giáo dục là một trong những
mục tiêu chính sách lớn của nước ta. Thực hiện mục tiêu này của nhà nước, NHCSXH
đã tạo điều kiện cho những HSSV có diều kiện khó khăn được vay vốn hỗ trợ học tập
tại ngân hàng.
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp
Hỗ trợ tạo điều kiện xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm: Với mục tiêu thực

hiện chương trình tạo thêm việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội đã không ngừng
khuyến khích các đối tượng cho vay có dự án vay vốn tạo thêm việc làm mới, thu hút
thêm lao động vào làm việc thường xuyên. Đồng thời NHCSXH cũng hỗ trợ giúp các
đối tượng thuộc diện chính sách có điều kiện vay vốn đi xuát khẩu lao động, tìm kiếm
công việc ở các nước khác.
Thực hiện tốt các chiến dịch cho vay hỗ trợ bảo vệ cuộc sống nông thôn: Bên

Ế

cạnh việc hỗ trợ trực tiêp để giúp các hộ gia đình nghèo nông thông thoát cảnh nghèo

U

đói, cải thiện kinh tế, NHCSXH cũng quan tâm ổn định cuộc sống cả các hộ nghèo,

́H

cận nghèo, bảo vệ môi trường bảo vệ cuộc sống người dân ở những vùng đất đói
nghèo, thiếu thốn thông qua các chính sách hỗ trợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi



trường nông thôn, chính sách cho vay làm nhà ở những vùng hay ngập lũ. Đối với
từng chính sách, ban chỉ đạo ngân hàng đã trực tiếp rà soát, kiểm tra những đối tượng

H

được hưởng lợi để tránh tình trạng bỏ sót, Ngân hàng chính sách xã hội không ngừng

IN


tuyên truyền và vận động các ngành, đoàn thể có liên quan cũng thực hiện tham gia

K

các chính sách của ngân hàng đảm bảo giúp các hộ nghèo có nhà ở, có nước sạch để
dùng,…đem đến cuộc sống tốt hơn cho người dân ở đây.

O

̣C

Với những nỗ lực không ngừng các cấp lãnh đạo cũng như đoàn thể cán bộ công

̣I H

nhân viên ngân hàng, NHCSXH đã từng bước khẳng định vai trò và vị thế của mình
trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, trở thành người bạn

Đ
A

thân thiết trung thành đối với những người dân nghèo, góp vai trò quan trọng trong
công tác xây dựng cuộc sống văn minh của Đảng và Nhà nước.
1.2.2. Những kết quả đạt được và hạn chế
1.2.2.1. Những kết quả đạt được
Một là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn đã thực sự
khơi thông dòng chảy tín dụng về nông thôn.
Hai là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều
kiện cho hàng chục triệu lượt hộ nông dân và các đối tượng khách hàng khác ở nông

thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi
ở khu vực nông thôn. Các hộ nông dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh,
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

9


Khóa Luận Tốt Nghiệp
bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng. Nhiều người nhờ nguồn vốn vay ngân hàng đã thoát nghèo và làm
giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên quê hương mình. Đời sống vật chất và
tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được
đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Ba là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn đã thực sự làm
thay đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế các vùng, ngành, theo hướng sản xuất hàng hóa

Ế

quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần tạo sự

U

phát triển vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, nhiều sản

́H

phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh




tranh cao trên thị trường quốc tế.

Bốn là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thu hút

H

được sự tham gia tích cực của các tổ chức tín dụng, với vai trò chủ đạo là hệ thống các

IN

ngân hàng thương mại nhà nước. Mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng được
phát triển với nhiều hình thức đa dạng và mở rộng đến các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa.

K

Năm là, bên cạnh việc cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của các hộ dân

̣C

thì tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần đưa tín dụng ngân

O

hàng đến tay người nghèo theo các chương trình kinh tế, cho vay ưu đãi, góp phần xóa

nông thôn.

̣I H

đói giảm nghèo ở một bộ phận nông dân gặp khó khăn và đảm bảo an sinh xã hội ở


Đ
A

Sáu là, chính sách tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều

kiện xã hội hóa hoạt động tín dụng. Nhiều tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên,…đã trở thành thành viên tích cực tham gia vào quá trình đưa vốn
tín dụng ngân hàng đến tận hộ nông dân. Việc tương trợ, liên kết, giúp đỡ nhau sản
xuất, hướng dẫn sử dụng vốn giữa các thành viên trong hội cùng với sự hỗ trợ từ các tổ
chức tín dụng đã góp phần giúp người nông dân sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai như nguồn vốn tín
dụng nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chung của nền kinh tế, chưa có sự
phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương, một số quy định bộc lộc những bất

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp
cập, nhưng có thể khẳng định, kết quả của chính sách tín dụng đối với khu vực nông
nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 67/1999-QĐ-TTg, cùng với các chính sách về
đất đai, giải phóng sức sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần phát
triển kinh tế khu vực này và góp phần quan trọng đối với những thành tựu phát triển
kinh tế đất nước
1.2.2.2. Những hạn chế
- Tăng mức độ ỷ lại của người nghèo, một số hộ nông dân coi đây là khoản trợ

Ế


cấp hay hỗ trợ nên không có tư tưởng hoàn trả, khiến họ không nỗ lực thoát nghèo.

U

- Các thông tin về kênh tín dụng chưa được các hộ nông dân nắm rõ, dẫn đến có

́H

những cách hiểu sai về việc vay vốn, gây khó khăn trong việc làm thủ tục vay vốn



cũng như trong việc sử dụng vốn.

- Một số đơn vị ủy thác áp dụng không phù hợp với tiêu chí đề ra gây ra sự

H

không công bằng giữa các địa phương.

IN

- Nguồn vốn cho vay xuất khẩu lao động còn hạn chế, mức cho vay còn thấp,

K

chưa đủ chi phí cho lao động đi làm việc ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn
Quốc,… Bên cạnh đó, chưa có quy chế quản lý thu nhập của người lao động đã được


̣C

vay vốn có hiện tượng chây ỳ khi thu hồi nợ đến hạn.

O

1.2.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình

̣I H

Qua 11 năm xây dựng và phát triển, dưới sự chỉ đạo tích cực của HĐQT

Đ
A

NHCSXH, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, sự phối kết hợp có hiệu quả của các ban, ngành,hội, đoàn thể
liên quan và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân trong tỉnh, chi nhánh Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực phấn đấu, chủ động khắc phục nhanh,
có hiệu quả các khó khăn trở ngại vốn có của một ngân hàng mới thành lập. Đồng thời,
tổ chức được một số hệ thống mạng lưới sâu rộng trên 2758 Tổ tiết kiệm và vay vốn
có chất lượng, 153 Điểm giao dịch tại xã, 7 Điểm giao dịch tại trụ sở NHCSXH huyện,
thành phố và hình thành nhanh cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cơ bản, đảm bảo
phục vụ tốt việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Với những nỗ lực đạt được, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã góp phần
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

11



Khóa Luận Tốt Nghiệp
tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tốt
các chương trình chính sách xã hội trên địa bàn, cụ thể: Vốn đầu tư của Ngân hàng
chính sách xã hội đã thu hút vào tạo việc làm cho gần 140 nghìn lao động, số hộ thoát
ngưỡng đói nghèo 40 nghìn hộ, số hộ được cải thiện đời sống hơn 48 nghìn hộ, số hộ
nghèo vay vốn chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn 75 nghìn hộ, 68 nghìn học
sinh, sinh viên vay vốn để học tập, 4,7 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được
vay vốn đi xuất khẩu lao động, xây dựng hơn 60 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh

Ế

môi trường ở nông thôn, gần 5,2 nghìn căn nhà cho hộ nghèo… Vốn tín dụng chính

U

sách đã về đến với tất cả các thôn, xóm, bản làng trong toàn tỉnh, đồng hành cùng hàng

́H

vạn hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần phát triển ngành nghề sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, đẩy lùi



nạn cho vay nặng lãi và tình trạng bán lúa non, cầm cố ruộng đất, chặt phá rừng ở
vùng núi, đời sống các hộ nghèo ngày càng được cải thiện, tự vươn lên khẳng định vị

H

thế của mình trong xã hội. Đặc biệt vốn tín dụng NHCSXH đã góp phần đưa tỷ lệ hộ


IN

nghèo giảm từ 21% năm 2003 xuống còn 9,1% cuối năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ),

K

giảm từ 32,49 năm 2006 xuống còn 14,18% cuối năm 2013 (theo chuẩn nghèo giai
đoạn mới), góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời

Đ
A

̣I H

O

̣C

gian qua.

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
CÁC HỘ DÂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Ế

Minh Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa

U

lý từ 170 28’30” đến 180 02’13” vĩ độ Bắc; 105o 06’25” đến 1060 20’30” kinh độ

́H

Đông. Phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam tiếp giáp huyện



Bố Trạch, phía Tây giáp các huyện Bua - La - Pha và Nhôm - Ma - Lạt của tỉnh Khăm
Muộn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với chiều dài biên giới 79 km.

H

2.1.1.2. Địa hình

IN

Toàn huyện là vùng núi có độ cao trung bình từ 500 - 1000m, nghiêng dần từ Tây


K

sang Đông. Phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi đá vôi và sông suối trong hệ thống núi đá
vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, phần còn lại chủ yếu là núi đất. Trung tâm huyện

O

2.1.1.3. Khí hậu

̣C

có hai thung lũng hẹp kéo dài giữa các dãy núi đá vôi và núi đất.

̣I H

Huyện Minh Hoá nằm trong khu vực khí hậu duyên hải miền Trung, là vùng có
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông có khi nhiệt độ xuống đến 8 - 100C và kèm theo

Đ
A

mưa dài ngày. Do địa hình của dãy Trường Sơn Bắc nên có ảnh hưởng đến hoàn lưu khí
quyển đã tạo ra sự khác biệt lớn trong chế độ nhiệt so với khí hậu phía Bắc và vùng khu
vực duyên hải miền Trung. Mùa mưa ở đây bắt đầu giữa tháng 8 và kết thúc cuối tháng
2 năm sau. Mùa khô gió Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn nên khi đến khu vực này
thì chúng tạo nên khí hậu khô và nóng. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 - 250C,
vào mùa hè khí hậu rất nóng và khô, nhiệt độ trung bình lớn hơn 260C, tháng nóng nhất
là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình hai tháng này lên tới 29 - 390C. Lượng mưa
bình quân từ 2.150 - 2.300 mm, tập trung vào tháng 8 đến tháng 10.


Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số
Dân số năm 2008 toàn huyện Minh Hóa là 47.217 người, với 10.343 hộ gia đình.
Mật độ dân số bình quân chung toàn huyện là 33 người/ km2, thấp nhất trong 7 huyện
và thành phố trong toàn tỉnh Quảng Bình và chỉ bằng 30% mật độ dân số bình quân
của cả tỉnh. Có sự chênh lệch lớn về dân số và mật độ dân số giữa các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm trong những năm vừa

Ế

qua và ở mức 13% năm 2008. Trên địa bàn huyện Minh Hóa hiện có 11 tộc người

U

thuộc 4 nhóm dân tộc chủ yếu, bao gồm: Kinh, Bru-Vân Kiều, Chứt và dân tộc khác.

́H

Trong tổng số 80,8% đồng bào dân tộc kinh thì có 80% là nhóm người Nguồn có tiếng



nói riêng, phong tục tập quán riêng. Toàn huyện có 9.059 người dân tộc thiểu số,

chiếm 19,2% tổng dân số, đồng bào chủ yếu sống ở các xã vùng cao biên giới giáp

H

Lào. Dân số đa dân tộc ở huyện Minh Hóa với nhiều bản sắc về văn hóa truyền thống,

2.1.2.2. Kinh tế

K

 Sản xuất nông nghiệp

IN

là vốn quý và hiện đang được quan tâm bảo tồn, lưu giữ.

̣C

Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản năm 2013 đạt 265.324 triệu đồng; dự ước

O

năm 2015 là 292.693 triệu đồng, tăng 10,3% so với năm 2013 và tăng 27,7% so với

̣I H

năm 2011, chiếm tỷ trọng 43,02% trong tổng giá trị sản xuất.
 Trồng trọt:

Đ

A

Ước thực hiện năm 2015 là 10.145 tấn, tăng 10,4% so với năm 2013 và 18% so

với năm 2011. Tuy nhiên với diện tích canh tác nông nghiệp trên nhân khẩu còn thấp
nên việc bảo đảm lương thực của người dân vẫn chưa được đáp ứng, sản xuất nông
nghiệp của huyện mới chỉ giải quyết một phần lương thực tại chỗ cho địa phương, sản
xuất hàng hoá còn thấp, nhỏ lẻ.
Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 đã trồng mới hơn 330 ha cao su,
nâng tổng diện tích cao su toàn huyện hiện nay hơn 753 ha; trong đó diện tích thu
hoạch là 193 ha.

Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp
 Chăn nuôi:
Ước đến năm 2015 tổng đàn gia súc là 37.740 con, tăng 7% so với năm 2013;
Tổng đàn gia cầm năm 3013 hơn 59.000 con, ước năm 2015 là 76.000 con, tăng 28,8%
so với năm 2013 và 40,7% so với năm 2011. Từ nguồn vốn hỗ trợ của các chương
trình dự án huyện đã chỉ đạo đầu tư hỗ trợ một số giống vật nuôi có hiệu quả vào sản
xuất, từng bước dần loại bỏ một số giống vật nuôi địa phương có hiệu quả kinh tế thấp;
từng bước sin hoá đàn bò. Tính đến nay số bò được sin hoá trên 1.000 chiếm 8,7%

Ế

trong tổng số đàn bò trên toàn huyện.


U

 Lâm nghiệp:

́H

Ước thực hiện năm 2015 là 50.606 triệu đồng, bằng 100% so với năm 2013, tăng



26,3% so với năm 2011. Công tác trồng rừng kinh tế phát triển nhanh, từ 2011 đến
nay, nhờ chủ trương và sự hỗ trợ tích cực của Tỉnh cũng như cố gắng của địa phương,
hàng năm nhân dân trên địa bàn huyện đã trồng thêm được từ 400 đến 500 ha rừng.

H

 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

IN

Nhìn chung CN - TTCN trên địa bàn huyện còn ở mức nhỏ lẻ, tuy có định hướng

K

thị trường nhưng chủ yếu sản phẩm chủ yếu vẫn là khai thác đá xây dựng, cát, sạn và

̣C

chưa mang tính bền vững. Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2013 đạt 143.707 triệu


O

đồng; ước thực hiện năm 2015 là 167.810 triệu đồng, tăng 16,7 so với năm 2013 và

̣I H

tăng 45,4% so với năm 2011.
Hiện trên địa bàn huyện có 454 cơ sở sản xuất, 03 Công ty TNHH và 2 HTX sử

Đ
A

dụng 759 lao động. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu bao gồm hàng may mặc, hàng mộc
dân dụng, sữa chữa cơ khí nhỏ, xay xát, đá xây dựng, bánh mì, bún, đậu phụ, nấu rượu,
kem đá, dày, cưa xẻ, gạch nung xây dựng … với quy mô nhỏ lẻ, manh mún.
 Thương mại, dịch vụ
Các hoạt động thương mại, dịch vụ được mở rộng, nhiều cơ sở kinh doanh mới
được thành lập, hệ thống chợ đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, phục vụ kịp thời,
đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu cho đời sống, sản xuất của nhân dân. Đặc biệt trung
tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Cha Lo đi vào hoạt động là đầu mối quan trọng cho
việc giao lưu hàng hoá với các nước bạn Lào, Thái Lan; điểm du lịch khám phá hang
động Tú Làn cũng đã được khai thác bước đầu đã tạo việc làm, tạo thu nhập cho người
Nguyễn Thị Thu Lê – Lớp K45AKHĐT

15


×