Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tình hình xây dựng nông thôn mới ở xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.86 KB, 83 trang )



́H

U

Ế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
∙∙∙∙∙∙∙∙∙

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ ĐỨC LONG,


HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn:

Trần Thị Hải Sâm
Lớp: K45B KHĐT
Niên khóa: 2011 - 2015

ThS. Lê Sỹ Hùng

Huế, tháng 5 năm 2015


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được khóa luận này, ngoài sự nổ lực và cố gắng
của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến

U

Ế

thức cho tôi trong suốt thời gian học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến thầy giáo – Th.S Lê Sỹ Hùng đã hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.




́H

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ thuộc Ủy ban
nhân dân xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã hướng dẫn,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại

̣C

K

IN

H

đơn vị.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập và viết bài,
nhưng với kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian không cho phép nên
chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vậy rất mong sự thông

Đ
A

̣I H

O

cảm, quan tâm và đóng góp ý kiến của các quý thầy cô!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Hải Sâm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC .......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .....................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................vii

Ế

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

U

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4

́H

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................4



1.1.1. Khái niệm về nông thôn.........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới ...................................................................4

H


1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta .............................4

IN

1.1.4. Vai trò của Nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay.....................4

K

1.1.5. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới..........................................................................5
1.1.5.1. Tiêu chí chung ....................................................................................................5

̣C

1.1.5.2. Tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

O

(có phụ lục đính kèm)......................................................................................................6

̣I H

1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................................6
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới ...............................6

Đ
A

1.2.2. Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam ...................................................8
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH........................................11

2.1. Khái quát tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ...............................................11
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................................11
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................11
2.1.2.1. Địa hình, đất đai ...............................................................................................11
2.1.2.2. Khí hậu thủy văn ..............................................................................................12
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................12
ii


2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................12
2.1.3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã trong giai đoạn 2012 – 2014 ...........14
2.2. Tình hình thực hiện Nông thôn mới tại xã Đức Long theo Bộ tiêu chí nông thôn
mới thực hiện trên địa bàn Hà Tĩnh...............................................................................16
2.2.1. Về quy hoạch .......................................................................................................16
2.2.2. Hạ tầng kinh tế xã hội..........................................................................................18
2.2.2.1. Giao thông ........................................................................................................21
2.2.2.2. Thủy lợi ............................................................................................................22

U

Ế

2.2.2.3. Điện ..................................................................................................................23

́H

2.2.2.4. Trường học .......................................................................................................24
2.2.2.5. Cơ sở vật chất văn hóa......................................................................................26




2.2.2.6. Chợ nông thôn ..................................................................................................28
2.2.2.7. Bưu điện ...........................................................................................................29

H

2.2.2.8. Nhà ở dân cư.....................................................................................................29

IN

2.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất (Gồm 10 tiêu chí)....................................................31
2.2.3.1. Tiêu chí thu nhập ..............................................................................................36

K

2.2.3.2. Hộ nghèo...........................................................................................................37

̣C

2.2.3.3. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ........................................................38

O

2.2.3.4. Hình thức tổ chức sản xuất ...............................................................................40

̣I H

2.2.3.5. Giáo dục............................................................................................................40
2.2.3.6. Y tế ...................................................................................................................43


Đ
A

2.2.3.7. Văn hóa.............................................................................................................44
2.2.3.8. Môi trường........................................................................................................44
2.2.3.9. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh ..................................................46
2.2.3.10. An ninh, trật tự xã hội.....................................................................................47
2.3. Thực trạng vốn đầu tư cho chương trình Nông thôn mới trên địa bàn xã Đức Long..47
2.4. Ý kiến của người dân về đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương trình xây dựng NTM
trên địa bàn xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.............................................52
2.4.1. Đánh giá của người dân về hiện trạng đầu tư CSHT trên địa bàn xã ..................52
2.4.2. Hiệu quả từ việc đầu tư CSHT trong quá trình xây dựng NTM ........................55
địa bàn xã Đức Long .....................................................................................................56
iii


2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn
xã Đức Long ..................................................................................................................56
2.5.1. Thuận lợi..............................................................................................................56
2.5.2. Khó khăn..............................................................................................................57
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................................57
3.1. Định hướng chung để thực hiện nông thôn mới có hiệu quả .................................58
3.2. Giải pháp cần thực hiện để có hiệu quả chương trình nông thôn mới xã Đức Long
giai đoạn tới ...................................................................................................................60

U

Ế

3.2.1.Giải pháp đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành .........................60


́H

3.2.2.Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh sự tham gia của các
tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể trong xây dựng NTM ............................60



3.2.3.Giải pháp huy động và xây dựng có hiệu quả các nguồn lực .......................61
3.2.4. Một số giải pháp khác..........................................................................................62

H

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................63

IN

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
:

Nông thôn mới

UBND
VH – XH

:
:

Uỷ ban nhân dân
Văn hóa xã hội

KH&CN

:

Khoa học và công nghệ

BCĐ

:

Ban chỉ đạo


VSMT

:

Vệ sinh môi trường

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

Bộ GTVT

:

Bộ Giao thông vận tải

Bộ TN&MT

:

Bộ Tài nguyên và môi trường

Bộ GD – ĐT

:

Bộ Giáo dục đào tạo


NN&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TT

:

Thứ tự

ĐVT

:

Đơn vị tính

THCS

:

H



́H

U


Ế

NTM

IN

Trung học cơ sở

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

:

Sản xuất kinh doanh

:
:

Hợp tác xã
Tổ hợp tác

:

Doanh nghiệp

MTQG

GTNT

:
:

Mục tiêu quốc gia
Giao thông nông thôn

CNH – HĐH

:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

TW
CSHT

:
:

Trung ương
Cơ sở hạ tầng

Đ
A

O

̣I H


DN

̣C

HTX
THT

K

SX – KD

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng biến động đất đai của xã Đức Long qua 3 năm (2012-2014) .................13
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm (2012 – 2014)................15
Bảng 3: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí quy hoạch................................17
Bảng 4: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội trên địa
bàn xã theo Bộ tiêu chí thực hiện trên địa bàn Hà Tĩnh ................................................18

Ế

Bảng 5: Hệ thống các trạm biến áp trên địa bàn xã Đức Long .....................................23

U

Bảng 6: Tình hình xây dựng, nâng cấp và cải tạo các nhà văn hóa thôn trên địa bàn xã ........... 27

́H


Bảng 7: Tình hình Nhà ở dân cư trên địa bàn xã trong giai đoạn 2012 – 2014 ............30



Bảng 8: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức xã hội trên địa
bàn xã theo Bộ tiêu chí nông thôn mới thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................31

H

Bảng 9: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người của xã qua 3 năm 2012 – 2014 ...........36

IN

Bảng 10: Cơ cấu lao động của xã trong giai đoạn 2012 - 2014 ....................................39
Bảng 11: Tình hình Phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn xã .......................................41

K

Bảng 12: Trình độ lao động trên địa bàn xã giai đoạn 2012 – 2014 .............................42

̣C

Bảng 13: Tình hình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về

O

môi trường trên địa bàn xã Đức Long giai đoạn 2012 – 2014 ......................................45

̣I H


Bảng 14: Nguồn vốn xây dựng NTM năm 2014 trên địa bàn xã ..................................49
Bảng 15: Tổng hợp kinh phí xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015 ...........................51

Đ
A

Bảng 16: Chất lượng đường GTNT trên địa bàn xã......................................................52
Bảng 17: Thời gian thực hiện các công trình CSHT theo chương trình xây dựng NTM
trên địa bàn xã Đức Long ..............................................................................................54
Bảng 18: Chất lượng làm việc của BCĐ chương trình NTM trên địa bàn xã Đức Long...54
Bảng 19: Tác động của việc đầu tư CSHT theo chương trình xây dựng NTM trên địa
bàn xã Đức Long ...........................................................................................................56
Bảng 20: Danh mục một số chính sách đầu tư trên lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội
trong quá trình xây dựng NTM năm 2015 của xã Đức Long........................................59

vi


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu tình hình thực hiện chương
trình NTM trên địa bàn xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, có một cái
nhìn tổng quát về tình hình thực hiện NTM trên địa bàn xã trong thời gian qua, chỉ ra
được những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện
chương trình này để có những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm đạt được những

Ế

kết quả tốt hơn trong tiến trình thực hiện nông thôn mới thời gian tới.


U

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài gồm 2 nguồn chính: Thứ nhất, số liệu sơ cấp

́H

thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp từ người dân tại địa phương. Thứ hai, số



liệu thứ cấp thu thập được từ các phòng, ban của xã Đức Long, đặc biệt là Văn phòng Thống kê xã Đức Long, ban quản lý NTM xã Đức Long,... Từ đó, có những nhận xét

IN

các giải pháp và đề xuất thực hiện.

H

xác thực nhất về tình hình trên địa bàn trong tiến trình thực hiện nông thôn mới để có

Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận ra rằng tình hình xây dựng nông thôn mới

K

trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn như công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuy kịp thời

̣C

nhưng nhiều lúc thiếu sâu sắc, thiếu cương quyết; công tác tuyên truyền thiếu thường


O

xuyên. Việc huy động nguồn vốn thực hiện NTM còn gặp nhiều khó khăn: Nguồn vốn

̣I H

đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, sự tham gia của đóng góp nguồn lực của doanh
nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức khác còn nhiều hạn chế…

Đ
A

Qua tìm hiểu và phân tích, tôi đề xuất một số biện pháp cũng như mạnh dạn đưa
ra một vài kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân đề nâng cao hiệu quả thực
hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Đức Long, bước đầu cải thiện bộ mặt
xã, góp phần thực hiện hiệu quả hơn chương trình NTM trên địa bàn xã trong thời gian
tới.

vii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động chủ yếu tập
trung ở nông thôn. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nông
nghiệp và nông thôn đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân
đang ngày càng cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nhưng vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế như tỷ lệ đói nghèo, thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường…

Ế


Để khắc phục tình trạng trên, cả nước ta đã triển khai đề án thí điểm “Xây dựng

U

mô hình Nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ

́H

hóa” trên 200 làng điểm của các địa phương. Chương trình xây dựng nông thôn mới



(NTM) đã tạo ra nhiều bước ngoặt quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông
thôn, nâng cao đời sống cho người dân.

H

Cùng với quá trình đó, xã Đức Long đã tiến hành thực hiện chương trình NTM.

IN

Đức Long là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống của người dân
đang gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của

K

vùng. Thực hiện theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính

̣C


phủ về “Bộ tiêu chí Quốc Gia về nông thôn mới” và “chương trình mục tiêu Quốc gia

O

xây dựng nông thôn mới” tại quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/04/2010 nhằm thống

̣I H

nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước, Uỷ Ban Nhân Dân huyện Đức
Thọ đã có quyết định 1264/QĐ-UBND phê duyệt đề án Quy hoạch xây dựng NTM

Đ
A

trên địa bàn xã.

Sau 3 năm thực hiện, phong trào NTM đã làm thay đổi cơ bản diện mạo của xã

như nếp sống, cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi….
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc
phục. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Tình hình xây dựng nông thôn mới ở xã Đức
Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông
qua việc đánh giá cụ thể và xác định đúng đắn tình hình thực tế của địa phương để từ
đó có một cái nhìn tổng quát về tình hình thực hiện NTM trên địa bàn xã trong thời
gian qua, chỉ ra được những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong

1



việc thực hiện chương trình này, từ đó có những giải pháp và kiến nghị góp phần thực
hiện hiệu quả hơn chương trình NTM trên địa bàn xã trong thời gian tới.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn và nông thôn mới.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện NTM trên địa bàn xã Đức Long dựa trên
bộ tiêu chí NTM thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm đạt được những kết quả

Ế

tốt hơn trong tiến trình thực hiện nông thôn mới thời gian tới.

U

3.Đối tượng nghiên cứu:

́H

- Nghiên cứu về các chỉ tiêu thuộc bộ chỉ tiêu của tỉnh Hà Tĩnh về NTM thực
hiện trên địa bàn xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.



- Các chủ thể tham gia: người dân, cán bộ xã trên địa bàn.
4.Phạm vi nghiên cứu

H

- Về thời gian:


IN

+ Tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2015.

K

+ Thu thập số liệu từ phía UBND xã từ năm 2012 đến hết năm 2014.
- Về không gian: xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

O

̣C

- Nội dung: Tình hình xây dựng nông thôn mới

̣I H

5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo

Đ
A

trình, internet, sách báo và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên 90 người thuộc 90 hộ trong 1.605 hộ dân ở 7 thôn trên địa bàn xã

để thu thập thông tin liên quan đến ý kiến của người dân về việc đầu tư xây dựng CSHT
theo chương trình NTM trên địa bàn xã dựa trên bảng hỏi (có phụ lục đính kèm).
* Phương pháp thu thập tài liệu

+ Thu thập tài liệu thứ cấp: các tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề
nghiên cứu tại UBND xã, các phòng ban chuyên môn thuộc UBND xã, các website
của Bộ NN&PTNT, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan trung ương và các cấp chính
quyền ở địa phương nơi nghiên cứu đề tài.
2


+ Đối với tài liệu sơ cấp: Tiếp xúc trực tiếp với người dân bằng phiếu điều tra
được lập sẵn, tiếp xúc với lãnh đạo để thu thập ý kiến, các thông tin.
* Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Tiến hành tổng hợp lại các số liệu thu thập được dưới dạng các bảng biểu, đồ thị.
Từ đó tính toán, phân tích và so sánh các chỉ tiêu bằng phần mềm Microsoft excel 2010
để nhằm tính toán những số liệu thống kê phản ánh điển hình hiện trạng các nội dung
nghiên cứu, những số liệu này làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá số liệu sau

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

này được dễ dàng hơn.

3


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, còn nhiều
quan điểm khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể

Ế

hiểu khái niệm tổng quát về nông thôn như sau: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập

U

hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt

́H


động kinh tế, VH – XH và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà



Nội, trang 11, 2005).

1.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới

H

Mô hình Nông thôn mới được khái niệm như sau: “Mô hình NTM là tổng thể

IN

những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp

K

ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được
xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi

O

̣C

mặt” (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, Xây dựng NTM ở nước ta hiện nay, Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia).


̣I H

1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta

Đ
A

- Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
- Hình thức sản xuất còn manh mún, công cụ thô sơ, lạc hậu.
- Phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và

thành thị.
- Đời sống nhân dân còn thấp, chất lượng cuộc sống chưa cao.
1.1.4. Vai trò của Nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay
NTM là một mô hình phát triển toàn diện cả về nông nghiệp và nông thôn. Nó
bao quát nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và cảnh quan môi
trường được thể hiện như sau:

4


“* Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa hướng đến thị trường giao lưu và
hội nhập, kích thích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho người sản xuất,
giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các dân tộc. Ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời phát triển các ngành nghề địa phương. Các hàng
hóa phải mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Nâng cao chất lượng
của hàng hóa để có thể đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
* Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ nhưng phải tôn trọng pháp luật. Phải
gắn lệ làng với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người nhưng vẫn đảm bảo tính


U

Ế

pháp lý và đảm bảo tính tự chủ của làng xã.

́H

* Về văn hóa - xã hội: Phát huy vai trò tự chủ trong thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, giúp nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo.



* Về con người: Đó là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả và là nhân vật
trung tâm của mô hình nông thôn mới.

H

* Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố. Bảo

IN

vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, không khí để nông thôn phát triển bền
vững” (Th.s Châu Thị Minh Long, “Cơ sở lý luận xây dựng mô hình Nông thôn mới”,

K

Bản tin thông tin KH&CN số 01/2010).

̣C


1.1.5. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

O

1.1.5.1. Tiêu chí chung

̣I H

Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Căn cứ Thông tư số

Đ
A

54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và quyết định số 342/QĐ
– TTg ngày 20/02/2013 về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới (có phụ lục đính kèm).
Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí)
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
5


1.1.5.2. Tiêu chí về xây dựng nông thôn mới thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh (có phụ lục đính kèm)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Các nhóm tiêu chí: Gồm 3 nhóm
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)

Ế

- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 10 tiêu chí)

U

1.2. Cơ sở thực tiễn

́H

1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới
* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Xây dựng theo mô hình “Đô thị làng quê”



Xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao động tại Trung Quốc
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cải cách kinh tế ở nông thôn là một khâu đột

H

phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Từ đầu những năm 80 của

IN


thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển mô hình NTM đặc biệt tại các vùng

K

ven đô với tên gọi “Đô thị làng quê”.

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích

O

̣C

hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường, chính phủ hỗ trợ, nông dân xây

̣I H

dựng. Với mục tiêu “ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đã thực hiện đồng thời 3
chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Đ
A

- Chương trình đốm lửa hướng đến trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng
tiến bộ khoa học, tạo ra một động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo
kịp với thành thị.
- Chương trình được mùa giúp đại bộ phận nông dân áp dụng khoa học tiên tiến,
phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo với mục tiêu là nâng cao mức sống của các vùng
nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân.
Trong kế hoạch 5 năm, có đề ra 7 nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân

và 32 biện pháp có lợi cho nông dân để phát triển nông nghiệp hiện đại. Có thể điểm
qua một số nội dung chính của các giải pháp đó là: Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào
6


nông nghiệp, ngân sách cho phát triển nông thôn tăng lên. Xây dựng một cơ chế để
công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông thôn. Sự phân phối thu nhập quốc dân
sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế, đầu tư ngân sách, tài sản cố định và tín
dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Hỗ trợ từ vốn nhà nước sẽ lớn và tăng liên
tục. Phần lớn trái phiếu, vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt đầu tư
để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho
xây dựng. Sẽ có các quy định để đảm bảo, điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát

Ế

triển đất nông nghiệp. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát

U

triển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ tài nguyên nước.

́H

Bằng cách phát huy nội lực để cải tạo hạ tầng sống và hạ tầng sản xuất ở nông
thôn hướng đến gắn kết và trở thành một bộ phận hữu cơ với đô thị, mô hình này



thực sự hữu hiệu tại các làng ven đô và cũng có thể là một bài học tốt cho trường
hợp ở Việt Nam (“Mô hình đô thị làng quê ở Trung Quốc”, Tạp chí kiến trúc Việt


H

Nam, 2014).

IN

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Thực hiện theo “phong trào làng mới”

K

“Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc
chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện

O

̣C

thắp sáng và phải dùng đèn dầu, họ phải sống trong những căn nhà lợp bằng lá…

̣I H

nhưng sau khi Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự
lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng) được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Từ

Đ
A

khi triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ
diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn

thành và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực về hạ tầng kỹ thuật nông
thôn và có tới 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các
tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa
thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào. Thắng lợi đó được
Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn như sau: Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân
dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phương châm là nhân dân quyết định và làm
mọi việc, “Nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5 – 10 công sức và tiền của”. Dân
quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết
7


định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình; Thứ hai, phát triển sản xuất để
tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn
vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng
năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây
dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính
sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất; Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ
phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong

Ế

trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu; Thứ tư, phát

U

huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết

́H

định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển

khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thứ năm, phát triển kinh tế hợp



tác từ phát triển cộng đồng, Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới
phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Thứ sáu, phát triển

H

và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác

IN

định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc

phải trồng rừng, bảo vệ rừng.

K

vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều

O

̣C

Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng

̣I H

đồng NTM ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động

có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào SU với mức đầu tư không lớn,

Đ
A

đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có” (“Kinh
nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí cộng sản, 2012).
1.2.2. Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2014, tại Hà Nội trong Hội nghị sơ kết 03 năm thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn quốc, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
“Xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược
để thực hiện thành công Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Ðảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là một chủ

8


trương đúng đắn, hợp lòng dân của Ðảng, nhà nước, đã được nhân dân đồng tình và
hưởng ứng tích cực.
Trong 03 năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền cùng
cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện Chương
trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo nên nhiều chuyển biến mới trong
nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên. Nông
nghiệp, giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện; năng suất,

Ế

chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa


U

đói giảm nghèo đạt được nhiều tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất

́H

hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương



đối đều khắp trong cả nước; bộ máy chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến cơ sở được
tổ chức thống nhất, đồng bộ. Các cơ chế chính sách được ban hành khá đồng bộ và kịp

H

thời. Nhận thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nâng

IN

cao; công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã

K

hội có chuyển biến rõ rệt.

Nguồn lực đầu tư cho Chương trình ngày càng tăng, mặc dù ngân sách Trung

O


̣C

ương hỗ trợ còn có hạn, nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngân

̣I H

sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, từ các nguồn vốn tín
dụng và thu hút, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự

Đ
A

nguyện của người dân. Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường. Vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên. Quyền và vai trò làm chủ của
nhân dân được đề cao, vai trò lãnh đạo của Ðảng ở nông thôn được tăng cường, an
ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững. Ðời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt,
an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp
tục được cải thiện.
Theo báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; số
tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu
chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt
đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả,
9


tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có
ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản,
liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013
tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết 2013 là 12,6%,

giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn.
Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, việc thực hiện Chương trình
trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai nhìn chung còn chậm

Ế

so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân

U

về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của

́H

cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính
sách, không phù hợp, chậm được bổ sung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân



rộng mô hình chưa được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo ở một
số địa phương còn chưa đủ mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương

H

thức tổ chức mô hình sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ tăng

IN

trưởng của nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm phát


K

triển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ
lẻ, manh mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu,

O

̣C

chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa

̣I H

được coi trọng. Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ
lệ hộ nghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống của nông dân

Đ
A

còn khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được giải quyết có
hiệu quả, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng y tế, văn hóa,
giáo dục ở nhiều nơi còn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng miền núi
còn lạc hậu, chậm được cải thiện. Nguồn lực Trung ương và huy động nguồn lực xã
hội cho Chương trình còn thấp nhiều so với yêu cầu thực tế” (“Mục tiêu xây dựng
nông thôn mới”, Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương - Thái Bình, 2014).

10


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Khái quát tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lí
Đức Long là một xã nằm trên trục đường QL 8A, cách thị trấn Đức Thọ 4,5 km
về phía Bắc. Là nơi tập trung dân cư đông đúc với tổng có diện tích tự nhiên là

Ế

1.023,16 ha. Nhân dân sống chủ yếu là nông nghiệp.

U

Xã có tọa độ địa lý từ 18o 28’48’’ - 18o 30’57” vĩ độ Bắc và từ 105o 33’55’’ - 105o

́H

36’30” kinh độ Đông. Không gian địa lý gồm 07 thôn trực thuộc xã.



- Phía Bắc: Giáp xã Bùi Xá, xã Đức Yên và Tùng Ảnh.
- Phía Nam: Giáp xã Đức Lập và Đức Lạc.

H

- Phía Đông: Giáp xã Đức Lâm.

IN


- Phía Tây: Giáp xã Tùng Ảnh và Đức Hòa.

K

Với lợi thế đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, buôn bán, từ đó đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển giao lưu với các địa phương khác.

̣C

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

̣I H

O

2.1.2.1. Địa hình, đất đai

* Địa hình: Xã Đức Long là một xã ven sơn trà nên có hai dạng địa hình:

Đ
A

- Dạng địa hình đồi núi nằm về phía Tây Nam của xã ngăn cách với vùng đồng

bằng bởi tỉnh lộ 5, có độ cao 50 – 100 m.
- Dạng địa hình vùng đồng bằng có độ cao trung bình 2,5 – 3 m so với mặt nước biển.
* Đất đai: Trên địa bàn xã gồm có 3 loại đất là đất phù sa, đất xám bạc màu và đất
xói mòn trơ sỏi đá.
Đặc điểm địa lý của xã Đức Long có nhiều lợi thế như có núi, có ruộng đồng, đồi
bãi thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi, dân cư đông nhưng sống quần tụ trên một dải đất

rộng nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế.

11


2.1.2.2. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu: Xã Đức Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thời tiết trong
năm được chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa, mùa khô từ tháng 4 đến
tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 23,90C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.100 mm. Với đặc điểm
thời tiết này Đức Long thích hợp với những cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và
mang lại thu nhập cho người nông dân như các loại cây rau, đậu, lạc,… Tuy nhiên sản

Ế

xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết, mùa mưa thường kéo dài gây úng

U

lụt, gió bão, gió bắc, sương mù… Xã Đức Long cần có những biện pháp nhằm phát

́H

huy thuận lợi của khí hậu mang lại và đề phòng hạn chế ảnh hưởng xấu của tự nhiên
để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.



* Nắng: Đức Long có cường độ nắng tương đối cao, trung bình các tháng mùa
đông có từ 70-80 giờ nắng/tháng, các tháng mùa hè có trung bình 180 – 190 giờ


H

nắng/tháng.

IN

* Bão lụt: Nằm trong khu vực miền Trung nên Đức Long chịu ảnh hưởng nhiều

K

của bão lụt. Trung bình hàng năm có từ 1 – 6 cơn bão đi qua. Thời kỳ xuất hiện bão lũ

O

* Gió:

̣C

thường từ tháng 9 đến tháng 11.

̣I H

- Gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 6, tháng 7; bình quân hàng năm gió
mùa Tây Nam thổi khoảng 30 – 50 ngày.

Đ
A

- Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

* Độ ẩm: Độ ẩm hàng năm trên địa bàn khá cao. Trong những tháng khô hạn, độ

ẩm hàng tháng thường trên 70%.
* Thủy văn: Trên địa bàn xã không có các sông lớn, nguồn nước chính duy nhất
chảy qua xã là kênh Linh Cảm có chiều dài 5 km với độ rộng trung bình 5 m phục vụ
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân.
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai
Cơ cấu diện tích đất của xã được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

12


2013
Diện

tích
cấu
(ha)
(%)
1023,16
100
791,27
77,34
558,49
70,58

- Đất trồng lúa

396,39


71,01

396,66

71,02

- Đất cây trồng hàng năm khác

30,13

5,40

30,13

- Đất cây trồng lâu năm

131,70

23,59

b. Đất lâm nghiệp
c. Đất nuôi trồng thủy sản
2. Đất phi nông nghiệp
a. Đất ở
b. Đất chuyên dùng
c. Đất tôn giáo tín ngưỡng
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
e. Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng

3. Đất chưa sử dụng
a. Đất bằng chưa sử dụng
b. Đất núi chưa sử dụng

165,50
17,83
206,92
36,73
144,24
3,25
9,00

2014/2013
+/-

%

+/-

%

-1,52
-1,52

-0,19
-0,27

49,72
0,27


6,70
0,05

396,31

71,15

-0,35

-0,09

0,27

0,07

U


́H

2013/2012

28,96

5,20

-1,17

-3,88


-

-

131,70

23,58

131,70

23,65

-

-

-

-

22,32
2,40
20,22
17,75
69,71
1,57
4,35

214,95
17,83

206,41
36,73
143,73
3,25
9,00

27,17
2,25
20,17
17,79
69,63
1,57
4,36

214,95
17,83
208,42
37,75
144,72
3,25
9,00

27,22
2,26
20,37
18,11
69,44
1,56
4.32


2,01
1,02
0,99
-

0,97
2,78
0,69
-

49,45
-0,51
-0,51
-

29,88
-0,25
-0,35
-

13,70

6,62

13,70

6,64

13,70


6,57

-

-

-

-

74,69
25,24
49,45

7,30
33,79
66,21

25,48
25,48

2,49
100

24,99
24,99

2,44
100


-0,49
-0,49

-1,92
-1,92

-49,21
0,24

-65,89
0,95

K

̣C

O

̣I H

A

IN

5,39

Đ

Hạng mục


2014
Diện

tích
cấu
(ha)
(%)
1023,16
100
789,75
77,19
556,97
70,52

Ế

Tổng diện tích tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
a. Đất sản xuất nông nghiệp

2012
Diện

tích
cấu
(ha)
(%)
1023,16
100
741,55

72,48
558,22
75,28

H

Bảng 1: Bảng biến động đất đai của xã Đức Long qua 3 năm (2012-2014)

Nguồn: Ban địa chính xã Đức Long
13


Qua bảng trên ta thấy, qua 3 năm tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã
không có sự thay đổi, vẫn là 1.023,16 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã lại có
sự thay đổi. Năm 2012, diện tích đất nông nghiệp của xã là 741,55 ha nhưng đến năm
2013 tăng lên đến 791,27 ha tương ứng với tăng 49,72 ha. Cụ thể 49,72 ha tăng lên là
do toàn bộ quỹ đất núi chưa sử dụng được đưa vào đất lâm nghiệp, điều này chứng tỏ
xã rất quan tâm trong việc trồng rừng. Đến năm 2014, diện tích đất nông nghiệp lại
giảm xuống còn 789,75 ha, giảm 1,52 ha, tương ứng với giảm 0,19% so với năm 2013.

U

Ế

Nguyên nhân là do đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang đất thổ cư và đất chuyên

́H

dùng để xây dựng các công trình như nhà máy, xí nghiệp và các công trình công cộng,
chủ yếu là đường giao thông nông thôn. Theo quy hoạch xây dựng NTM thì trong




những năm tiếp theo, diện tích đất nông nghiệp vẫn tiếp tục giảm và bị chuyển đổi.
Với diện tích đất nông nghiệp giảm đi đó sẽ được đưa vào sử dụng với mục đích phục

H

vụ sản xuất, kinh doanh, làm đất ở và phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Điều

IN

này phù hợp với chủ trương xây dựng NTM của xã.

K

Về đất phi nông nghiệp, năm 2012 tổng diện tích đất trên địa bàn là 206,92 ha

̣C

đến năm 2013 giảm xuống còn 206,41 ha nhưng đến năm 2014 tăng lên đến 208,42 ha,

O

tức tăng 2,01 ha, tương ứng với tăng 0,97% so với năm 2013. Trong 2,01 ha đất tăng

̣I H

lên đó thì có 0,35 ha được chuyển từ đất chuyên trồng lúa, 1,17 ha được chuyển từ đất


Đ
A

cây trồng hàng năm khác và 0,49 ha được chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang.
Đất chưa sử dụng trên địa bàn tính đến năm 2013 sau khi chuyển hết 49,45 ha đất

núi chưa sử dụng sang dùng cho trồng rừng, hiện chỉ còn 25,28 ha đất bằng chưa sử dụng.
Đến năm 2014 giảm xuống còn 24,99 ha, giảm 1,92% so với năm 2013. Diện tích đất
bằng chưa sử dụng giảm là do được sử dụng để xây nhà ở và các công trình công cộng.
Trong thời gian tới, để thực hiện tiến trình CNH – HĐH nông thôn trên địa bàn, chắc hẳn
diện tích đất bằng chưa sử dụng sẽ được quy hoạch hiệu quả hơn.

14


2.1.3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã trong giai đoạn 2012 – 2014
Cơ cấu dân số và lao động của xã được thể hiện rõ qua bảng 2.
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm (2012 – 2014)

1. Tổng số hộ

Hộ

2. Số hộ nghèo

Hộ

2012

So sánh (%)

2014 2013/2012 2014/2013

2013

1.518 1.531 1.605
192

82

58

3. Tổng nhân khẩu

Người

5.680 5.972 6.017

4. Tổng lao động

Người

2.842 2.988 3.015

5. Tỷ lệ hộ nghèo

%

12,65

5,36


6. Bình quân nhân khẩu 1 hộ

Người

3,74

3,90

7. Bình quân lao động 1 hộ

Người

1,87

5,01

0,69

-57,29

-29,27

5,14

0,75

Ế

Đơn vị

tính

Chỉ tiêu

0,90

3,61

-57,65

-32,53

3,75

4,25

-3,89

4,24

-3,75



́H

U

5,14


1,88

H

1,95

IN

Nguồn: Phòng thống kê xã Đức Long

Nhìn vào bảng ta thấy, năm 2012 toàn xã có 1.518 hộ với 5.680 người . Đến năm

K

2013 dân số tăng 5,14% thành 5.972 người với 1.531 hộ. Với tốc độ gia tăng là 4,83%

̣C

hộ/năm và 0,75% người/năm thì đến năm 2014 toàn xã có 6.017 người với 1.605 hộ.

O

Điều này là do rất nhiều hộ dân từ Vũ Quang về mua đất, làm nhà ở xã làm cho số hộ

̣I H

tăng mạnh. Bình quân nhân khẩu 1 hộ của xã năm 2014 là 3,75 người, tương ứng với

Đ
A


mỗi hộ có từ 3 – 4 người, giảm 3,89% so với năm 2013.
Về lao động thì tổng số lao động năm 2012 có 2.842 người. Đến năm 2013, tổng

số lao động của xã là 2.988 người, tăng 5,14% so với năm 2012. Năm 2014, số lao
động toàn xã là 3.015 người. Xét theo mức bình quân thì lao động 1 hộ khoảng 2
người và có xu hướng tăng lên theo các năm.
Tốc độ tăng dân số bình quân qua 3 năm 2,85 %/năm trong khi tốc độ tăng bình
quân của lao động là 3,02 %/năm; có nghĩa là tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng
dân số của xã. Điều này tạo ra gánh nặng trong giải quyết việc làm cho nguồn lao động
trên địa bàn xã trong thời gian tới.

15


Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm của nhà nước và chính quyền xã về
công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã nên tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm.
Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 12,65%, năm 2013 giảm xuống còn 5,36% và đến
năm 2014, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 3,61%, giảm 32,53% so với năm 2013. Chính
vì vậy, nhà nước và chính quyền xã cần có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ hơn nữa
để tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm để nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của
người dân .

Ế

2.2. Tình hình thực hiện Nông thôn mới tại xã Đức Long theo Bộ tiêu chí

́H

2.2.1. Về quy hoạch


U

nông thôn mới thực hiện trên địa bàn Hà Tĩnh.



a) Hiện trạng

Xã đã phối hợp với đơn vị tư vấn tập trung chỉnh sữa quy hoạch theo thông tư 13

H

xong, đang chờ phê duyệt hoàn thành trong năm 2012.

IN

b) Kết quả thực hiện NTM

K

Năm 2013, xã đã hoàn thành về tiêu chí quy hoạch theo bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới. Năm 2014, theo quyết định 73/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tiêu chí

O

̣C

quy hoạch của xã đã đạt.


̣I H

Xã có quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND huyện phê duyệt

Đ
A

tại QĐ số: 1264/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 gồm 8 loại bản vẽ từ KT01 đến KT08.
Đã được phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung theo Thông tư số: 13/2011/TTLT về lập

Quy hoạch xây dựng NTM xã Đức Long tại Quyết định số: 2223/QĐ-UBND ngày
31/10/2012.
Quy hoạch được công bố tại hội nghị cốt cán toàn xã, có bản đồ treo tại UBND
xã và tại nhà văn hóa 7 thôn.
- Đã đóng 1.000 cọc mốc tại các tuyến đường trục xã, đường trục thôn, đường
trục chính nội đồng, các vùng quy hoạch trồng lúa, khu vực cánh đồng mẫu.
- Hàng năm xã đều tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất trình chủ tịch UBND
huyện phê duyệt.
16


Nhận xét: Nhìn chung việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác lập quy hoạch và
thực hiện kế hoạch được tiến hành thường xuyên và tương đối tốt.
Bảng 3: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí quy hoạch theo Bộ tiêu chí
xây dựng NTM thực hiện trên địa bàn Hà Tĩnh
Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu


Mức độ đạt được

quyền phê duyệt theo quy định tại thông tư liên

BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Xây

Đạt



dựng, NN&PTNN, TNMT

U

Đạt

́H

tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-

Ế

1.1. Có Quy hoạch NTM được cấp có thẩm

1.2. Quy hoạch được công bố rộng rãi tới các

H

thôn; niêm yết bản đồ quy hoạch tại trụ sở xã,


Hoàn thành

Hoàn thành

100%

100%

Đạt

Đạt

IN

các nhà văn hóa thôn và một số nút giao thông
chính của xã

K

1.3. Hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các tuyến

̣C

đường giao thông, khu trung tâm hành chính xã,

̣I H

theo quy hoạch

O


các khu chức năng và khu vực cấm xây dựng

1.4. Có quy chế quản lý quy hoạch được cấp có

Đ
A

thẩm quyền phê duyệt

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới xã Đức Long

So sánh với Bộ tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thì tiêu chí quy hoạch và
thực hiện quy hoạch của xã là đạt.

17


×