Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Thực trạng tình hình xây dựng nông thôn mới ở xã thọ thế, huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.95 KB, 66 trang )

A. Đặt vấn đề:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Nông thôn Việt
Nam hiện nay có khoảng 70% nông dân sinh sống.
Nông thôn mới được hiểu là :
- Có kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thưc sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đo thị theo quy hoạch.
- Xã hội – Nông thôn ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của đảng được tăng cường.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập,
đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nângcao. Xây dựng nông thôn mới
là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông
thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng
hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm
chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn
minh. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã xác
định: "Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn
minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội phát triển ngày càng hiện đại".
Sau 5 năm thực hiện đổi mới nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia,
tỉnh Thanh Hóa nói chung và xã Thọ Thế, huyện Triệu Sơn đã có những chuyển
biến tích cực, góp phần làm đà cho công cuộc xây dựng nông thôn mới thời kì tiếp
theo.
B. Nội dung:
Phần thứ nhất:


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NÔNG
THÔN XÃ THỌ THẾ, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA
I.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1 Điều kiện tự nhiên
1 Vị trí địa lý
1 Tọa độ địa lý
Thọ Thế là xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Triệu Sơn, kế giáp với trung
tâm huyện, cách trung tâm huyện khoảng 5km về phía Tây Bắc, trung tâm xã hiện
nay có tọa độ địa lý vuông góc theo hệ thống bản đồ Việt Nam năm 2000 như sau:
- Tọa độ trục X: 582.590;
- Tọa độ trục Y: 2149.310;
2 Ranh giới hành chính xã
- Phía Đông giáp xã Dân Lực
- Phía Tây giáp xã Thọ Dân
- Phía Nam giáp xã Thọ Tân
- Phía Bắc giáp xã Thọ Phú- Xuân Thịnh
Qua địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 47 dài 3,2km và nhiều tuyến đường
liên huyện, các tuyến đường liên xã. Mạng lưới các tuyến đường liên xã, liên thôn
được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu trao đổi nông, lâm, thủy sản cũng như
đi lại của người dân.
Với vị trí địa lý và giao thong thuận lợi nên xã Thọ Thế có nhiều tiềm năng và
cơ hội để phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội.
2 Đặc điểm địa hình
Xã Thọ Thế có diện tích tự nhiên 574,78 ha;
Là xã thuộc huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa nên có địa hình tương đối
bằng phẳng, ít bị chia cắt tự nhiên. Nhìn chung, địa hình nghiêng dần từ Tây sang
Đông, rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
3 Đặc điểm khí hậu thời tiết, thủy văn
Xã Thọ Thế nằm trong vùng khí hậu đồng bằng tỉnh Thanh Hóa nên chịu sự
chi phối của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng của khí hậu gió

lào vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu thời tiết là: Nhiệt độ cao đều quanh
năm( 25
0
C-39.8
0
C), tổng tích ôn lớn( hầu hết > 8600
0
C), lượng mưa biến động theo
mùa khá rõ rang( mùa mưa và mùa khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão.
1 Nhiệt độ
- Tổng nhiệt độ trong năm là 8400
0
C- 8500
0
C
- Biên độ nhiệt độ trong năm là 12-13
0
C
- Biên độ ngày từ 5.5-6
0
C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
(37
0
C-39
0
C). Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 2
0
C và nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối chưa quá 40
0

C.
2 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm từ 1600-1900mm, từ tháng 5-11 lượng mưa
chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm, các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
lượng mưa chỉ đạt 15-20mm
Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11
Tháng 9 có lượng mưa lớn xấp xỉ 460mm
Tháng 1 có lượng mưa ít nhất khoảng 18-20mm
3 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85-86%
- Độ ẩm cao nhất là: 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11
- Độ ẩm trung bình thấp nhất 60-65%
4 Bốc hơi
Khả năng bốc hơi trung bình năm là 977mm/năm. Lượng bốc hơi nhiều nhất
từ tháng 5 đến tháng 8( tháng 7 là 138mm), tháng có lượng bốc hơi ít nhất là tháng
2 cũng đạt 39.6mm.
5 Gió bão
Xã Thọ Thế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
- Gió Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3
m/s, có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên
gây khô hạn kéo dài
- Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình
quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt,
ngập úng ở nhiều nơi.
- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu
ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, giông và gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió
lớn có thể đạt trên 15-20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong
khi lốc, bão.
6 Nắng
Số giờ nắng trung bình năm: 1736 giờ/năm và số ngày nắng trung bình năm là

275 ngày/năm
* Nhận xét đánh giá chung về tài nguyên khí hậu.
Điểm nổi bật chế độ thời tiết ở đây là tính biến động cao và phân hóa mạnh
liên quan đến vị trí địa lý và điều kiện địa hình của địa phương nên có tác động lớn
đến sản xuất và đời sống
Tác động lớn nhất là: mùa khô kéo dài và lượng mưa chỉ có 40% tổng lượng
mưa. Trong thời kỳ này, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn gây nên hạn hán nghiêm
trọng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, đặc biệt là vùng không có công trình thủy lợi.
Tiếp sau hạn hán là mưa lụt với cường độ cao, có năm đạt 400-500 mm/ngày. Mưa
lớn xảy ra trong mùa mưa gây lũ lớn, sức phá hoại cao.
4 Tài nguyên thiên nhiên
1 Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 574,78ha (tính đến thời điểm 1/10/2010);
Trong đó: Đất nông nghiệp là 364,31ha, chiếm 63,4% tổng diện tích đất tự nhiên
của xã; Đất phi nông nghiệp 168.05ha, chiếm 29.2%; Đất chưa sử dụng 42.42ha,
chiếm 7.4%
2 Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại trên địa bàn xã chưa tìm thấy tài nguyên khoáng sản kim loại và phi
kim loại
3 Tài nguyên nước
Thọ Thế là một xã đồng bằng của huyện Triệu Sơn có nguồn nước mặt và
nước ngầm khá dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời
sống.
- Nguồn nước mặt
Trên địa bàn xã có một hồ lớn( Hồ Đầm Sen) và các ao hồ nhỏ với diện tích
khoảng 9.79ha, có vai trò quan trọng trong điều tiết nước cho phát triển sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Nguồn nước ngầm
Chưa có số liệu cụ thể về điều tra trữ lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn
xã, nhưng nước ngầm được người dân khai thác chủ yếu qua các giếng khơi, giếng

khoan khá dễ dàng và cho chất lượng nước đảm bảo hợp vệ sinh. Nguồn nước
ngầm có vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân trên địa bàn, do đó cần được khai thác hợp lý và sử dụng hiệu
quả, phòng tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
5 Cảnh quan môi trường
Là xã được đánh giá có không khí trong lành, môi trường chưa bị ô nhiễm.
Tuy nhiên xã Thọ Thế trong thời gian tới việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã
hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa sẽ gây ra
những tác động xấu đến môi trường.
Bên cạnh đó, một số khu dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn và
các dịch vụ có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý
nước, rác thải, vì vậy phần nào đã làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước, phát
sinh các bệnh dịch. Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô( than đá, củi, rơm
rạ…), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá lớn các
chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hóa học trong sản xuất nông
nghiệp; các chất thải trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên của xã.
Từ những vấn đề trên cần dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa,
hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển các nguồn lực, tài nguyên thiên
nhiên môi trường sinh thái trong xã.
6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và môi trường của xã
1 Những thuận lợi, lợi thế
- Thọ Thế trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của huyện
Triệu Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung đã có những bước phát
triển đáng kể về kinh tế- chính trị- xã hội, đã hoàn thành định mức kế hoạch
đề ra.
- Hệ thống giao thông thuận lợi giúp địa phương dễ dàng giao lưu hàng hóa,
sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định, lực lượng lao động hùng hậu có trình độ
và kinh nghiệm trong sản xuất, dễ dàng tiếp thu được những thông tin khoa

học kỹ thuật, có đời sống kinh tế trung bình khá.
- Kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ, các hạng mục công trình: giao thông, thủy
lợi, điện, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa- thể thao, trung tâm hành chính
xã… đều đã có.
2 Những khó, hạn chế
- Điều kiện khí hậu, mưa bão hàng năm, hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng nhiều
đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân địa phương.
- Đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người thấp, vốn đầu tư cho sản xuất
nông- lâm nghiệp hạn chế, nên sản phẩm nông, lâm nghiệp không cao.
- Cơ sở hạ tầng xây dựng lâu năm đã xuống cấp, một số loại công trình không
đáp ứng được nhu cầu hiện tại
- Về quản lý môi trường: Còn một số vấn đề chưa được quan tâm như chế độ
thug om và xử lý chất thải trong sản xuất và sinh hoạt chưa tổ chức tốt gây ô
nhiễm môi trường.
2. Điều kiện kinh tế-xã hội
7 Nguồn nhân lực
1 Dân số, lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2010, dân số xã Thọ Thế là 4367
người tương ứng với 1092 hộ gia đình. Trong đó, nam là 2112 người, chiếm
48,36%, nữ là 2255 người chiếm 51,64%. Mật độ dân số 804 người/km
2
, được chia
thành 12 thôn.
Số lao động trong độ tuổi có 1965 người, chiếm khoảng 45% dân số và đây là
nguồn lực rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội của xã, trong đó: lao
động nông, lâm nghiệp, thủy sản có 1474 lao động( chiếm 75% tổng số lao động
toàn xã), lao động phi nông nghiệp là 491 người( chiếm 25% tổng số lao động toàn
xã).
Năm 2010 số lao động đã qua đào tạo trên địa bàn xã có tỷ lệ khá cao đó là
570 lao động( trong đó trình độ trên ĐH, ĐH, CĐ là 177 người, Trung cấp là 118

người và công nhân kỹ thuật là 275 người) chiếm khoảng 29% tổng số lao động
toàn xã.
Bảng 1: Tình hình dân số, lao động năm 2010
TT Chỉ tiêu Năm 2010
Số lượng(người) Cơ cấu(%)
I Tổng số dân 4367 100
1 Nam 2112 48.4
2 Nữ 2255 51.6
II Tổng số hộ 1092 100
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 862 79
2 Phi nông nghiệp 229 21
III Tổng số lao động 1965 100
1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1474 75
2 Phi nông nghiệp 491 25
IV Trình độ lao động 1965 100
1 Trên Đại học, Đại học, Cao đẳng 177 9
2 Trung cấp 118 6
3 Công nhân kỹ thuật 275 14
4 Lao động chưa qua đào tạo 1395 71
Nguồn: Số liệu thống kê xã Thọ Thế.
2 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư nông thôn của xã được phân bố đều trên địa bàn, nằm dọc
theo các trục đường giao thong quan trọng như: quốc lộ 47, đường liên xã, liên
thôn…do đó rất thuận lợi cho việc đi lại, cấp điện, nước sạch và nước sinh hoạt.
Đặc điểm chung của các khu dân cư nông thôn là: Các điểm dân cư được
hình thành và mở rộng ở những nơi thuận tiện giao thong, cơ sở hạ tầng tốt như:
Trường học, trạm y tế, sản xuất thuận lợi, dịch vụ phát triển.
3 Đánh giá về đời sống dân sinh
Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích
cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay

đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện.
Bình quân thu nhập đầu người/năm đã tăng từ 5.8 triệu đồng năm 2006 lên 7.5
triệu đồng năm 2010. Hiện nay trong năm 2010, toàn xã có 353 hộ nghèo, chiếm tỷ
lệ 32.33% tổng số hộ toàn xã.
8 Thực trạng văn hóa xã hội
1 Giáo dục – Đào tạo
Trong những năm qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành giáo dục, chính
quyền địa phương đã đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục, xây dựng trường
lớp khang trang, trang thiết bị đò dùng giảng dạy từng bước được đáp ứng nhu cầu
dạy và học. Đội ngũ giáo viên và học sinh ngày càng được nâng cao về chất lượng
dạy và học. Năm 2010 xã Thọ Thế có 3 trường học, có 647 em học sinh, trong đó:
Trường Mầm non có 5 lớp gồm 195 cháu, trường Tiểu học có 9 lớp gồm 295 em
học sinh và trường THCS có 8 lớp gồm 257 em học sinh
2 Y tế
Với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân, ngành Y tế xã đã
chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân thong qua việc thực hiện các chương trình tuần lễ nước
sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm….
Trong năm 2010, ngành Y tế thực hiện tốt chương trình Y tế Quốc gia, khám
bệnh cho 4139 lượt người, điều trị cho 2453 lượt người, đảm bảo tốt việc cung ứng
thuốc thiết yếu cho nhân dân. Tổ chức tiêm phòng cho 100% các cháu trong độ
tuổi. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được triển khai đều trên khắp địa bàn
xã. Giữ ổn định tỷ lệ phát triển dân số dưới 0.4%.
3 Văn hóa- Thể dục- Thể thao
Trong những năm qua, hoạt động Văn hóa- Thông tin- Thể dục- Thể thao của xã
có những chuyển biến tích cực. Công tác truyền thanh từ xã đến các thôn không
ngừng phát triển, tuyên truyền phát động xây dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền phục vụ cho
Đại hội các Đoàn thể chính trị- xã hội. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; các thôn tổ chức liên hoan văn nghệ, vui chơi

thể thao, thi đấu bóng chuyền, bóng đá. Hoạt động thể dục thể thao được duy trì và
phát triển nhất là phong trào rèn luyện than thể ở các cơ sở. Năm 2010, trên địa bàn
toàn xã có 1085 hô gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chiếm khoảng 55.3%
4 Bưu chính Viễn thong và Công nghệ thông tin
Ngành Bưu chính viễn thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng phục
vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển Kinh tế- Xã hội của xã. Các dịch
vụ bưu chính viễn thong được mở rộng về cả loại hình và phạm vi hoạt động, chất
luwngj dịch vụ được cải thiện, về cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa
các vùng miền trong tỉnh, với cả nước và quốc tế.
2 Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Tổng diện tích đất đã sử dụng là 532.36ha chiếm 92.6% diện tích tự nhiên.
Quỹ đất này đã được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng
và làm đất ở.
Đất chưa sử dụng còn lại 42.42 ha, chiếm 7.4% diện tích tự nhiên.
Từ thực trạng quỹ đất hiện nay cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong
những năm tới sẽ là những áp lực lớn đối với đất đai. Điều này được thể hiện ở các
mặt sau:
1 Ngành nông nghiệp
- Trong bối cảnh bình quân đất nông nghiệp/người thấp, tiềm năng đất nông
nghiệp gần như đã khai thác triệt để, vì vậy, khả năng mở rộng đất nông
nghiệp rất hạn chế
- Dân số vẫn tiếp tục tăng, lao động đòi hỏi việc làm. Công nghiệp và các
ngành khác phát triển chưa đủ sức để thu hút làm tăng thêm mâu thuẫn giữa
cung- cầu về đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.
2 Ngành Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp trong thời gian tới cũng cần một quỹ đất khá lớn để hình
thành các khu Công nghiệp- TTCN tập trung kể cả đất dự trữ cho quá trình phát
triển mở rộng trong kế hoạch dài hạn.
3 Phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và đất ở
Đây là đối tượng có nhu cầu sử dụng đất khá lớn và có xu thế tăng nhanh, bao gồm

đất chophát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, đất xây dựng các công trình công
cộng, nhà ở,…Vì vậy quỹ đất nông nghiệp và các loại đất khác sẽ bị giảm nhiều để
dành cho nhu cầu phát triển và mở rộng trong tương lai.
Tóm lại: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua, đặc biệt
trong những năm sắp tới sẽ gây áp lực đối với đất đai ngày càng gay gắt, bởi lẽ quỹ
đất đã được khai thác triệt để, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp là hạn
chế, nhu cầu sử dụng đất công cộng và xây dựng cơ sở hạ tầng, đất ở ngày càng
tăng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển Kinh tế- Xã hội trên địa bàn xã trong giai
đoạn tới cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo
hướng khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao. Tập trung chuyển đổi cơ cấu
cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích.
II. Thực trang phát triển sản xuất nông nghiệp:
1. Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1 Giá trị sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của xã Thọ Thế có vai trò hết sức quan
trọng trong việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góp
lớn cho nền kinh tế chung của xã. Thời gian qua xã đã thực hiện các chủ trương
chính sách về sản xuất nông nghiệp của huyện, tỉnh và triển khai ứng dụng các tiến
bộ KH-KT vào sản xuất. Nền sản xuất nông nghiệp, thủy sản của xã phát triển ổn
định và khá toàn diện. Giá trị sản xuất ngày một tăng, năm 2006 đạt 14.83 tỷ đồng
tăng lên 15.1 tỷ đồng năm 2010, trong đó: Trồng trọt là 8.61 tỷ đồng, chăn nuôi
4.83 tỷ đồng và thủy sản đạt 1.66 tỷ đồng.
Bảng 2: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2010
(Giá hiện hành)
ĐVT: tỷ đồng
Hạng mục Năm
2006
Năm
2007
Năm

2008
Năm
2009
Năm
2010
So sánh
Tăng(+), giảm(-)
2006 - 2010
Tổng 14.83 15.18 14.90 14.85 15.1 0.27
Trồng trọt 9.64 9.72 9.24 8.91 8.61 -1.03
Chăn nuôi 3.71 3.95 3.87 4.31 4.83 1.12
Thủy sản 1.48 1.52 1.79 1.63 1.66 0.18
Nguồn: Số liệu thống kê xã Thọ Thế
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đôạn 2006 – 2010 đạt 4.78%/năm, trong
đó: Trồng trọt tăng 1.4%/năm, chăn nuôi tăng 11.45%/năm, và thủy sản tăng
7.31%/năm.
Bảng 3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2010
(Giá cố định 1994)
ĐVT: tỷ đồng
Hạng mục
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010

Tăng BQ(%/năm)
2006 – 2010
Tổng 9.79 10.02 10.2
0
10.60 11.80 4.78
1.Trồng trọt 6.36 6.41 6.32 6.36 6.73 1.4
2.Chăn nuôi 2.45 2.6 2.65 3.07 3.78 11.45
3.Thủy sản 0.98 1.0 1.22 1.17 1.3 7.31
Nguồn: Số liệu thống kê xã Thọ Thế
2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp
Trong những năm đổi mới, nông nghiệp xã Thọ Thế đã có bước tăng trưởng khá
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phù hợp. Cơ cấu trong nội
bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng
trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đang
từng bước chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung
gắn với chế biến, đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên dơn vị diện tích đất canh
tác.
Bảng 4: Cơ cấu GTSX nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2010
(Gía trị hiện hành)
Hạng mục
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010

So sánh tăng (+), giảm
(-) 2006-2010
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,00
1. Trồng
trọt
56,0 64,0 62,0 60,0 57,0 -8,00
2. Chăn
nuôi
25,0 26,0 26,0 29,0 32,0 7,00
3. Thủy sản 10,0 10,0 10,0 11,0 11,0 1.00
Đơn vị tính: %
Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi vẫn giữ vao trò chủ đạo
trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản. Trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỉ
trọng 89% trong cơ cấu ngành, Điều này phản ánh rõ tiềm năng thế mạnh của khu
vực kinh tế nông nghiệp xã Thọ Thế tập trung trang sản xuất chăn nuôi và trồng
trọT.
2. Đánh giá một số vấn đề có liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp
2.1. Hình thức tổ chức sản xuất:
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của xã phát triển khá tích
cực, nhưng hình thức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính cá thể tự cung
tự cấp phục vụ cho gia đình và địa phương của xã, chưa phát triển sản xuất mang
tính hàng hóa. Đến năm 2010 trên địa bàn xã mới có một vài gia trại và trang trại
nhỏ, vẫn chưa có các khu trang trại tập trung, doạnh nghiệp sản xuất nông nghiệp;
HTX sản xuất nôngnghiệp hoạt động có hiệu quả.
2.2. Tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm:
Từ trước tới nay, phần lớn nhân dân trong xã vẫn sản xuất theo khinh
nghiệm thực tiến, ít được tiếp cận, chậm áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào
trong sản xuất làm cho năng suất , chất lượng sản phẩm không cao dẫn đến hiệu
quả kinh tế thấp. Hằng năm vẫn chưa tổ chức lớp học tập và chuyển giao khoa học
kĩ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ

manh mún, chậm chạp.
2.3. Công tác dồn điền, đổi thửa:
Thực hiện chỉ thị của ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa và ban chấp hành
Đảng bộ huyện về “Cuộc vận động đổi điền, dồn thửa” tạo điều kiện cho nhân dân
phát triển sản xuất. Đảng ủy và chính quyền xã đã ra Nghị quyết chỉ đạo và xây
dựng phương án dồn điền đổi thửa nhằm giải quyết những hạn chế sự phát triển
nghành nông nghiệp, tạo ra những thuận lợi cho người dân khả năng đầu tư đúng
mức, chủ động trong khâu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng
bước đưa ra những cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Sau dồn điền đổi
thửa thì diện tích mỗi thửa được tăng lên bình quân đạt 1500m
2
/thửa trở lên, số
thửa trong mỗi hộ giảm.
Vì thế ngành nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu cây trồng
luân canh mùa vụ, hình thành những vùng chuyên sản xuất hàng hóa. Đồng thời
đang từng bước áp dụng các khoa học kĩ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng
suất cây trồng, bình ổn sản lượng nông sản.
2.4. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi
Nhìn chung, trong sản xuất nông , lâm nghiệp và thủy sản , vấn đề chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn ra mạnh mẽ,
mang tính khoa học và phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, đất đai và khí hậu của
địa phương.
Sản xuất các nghành nông nghiệp, thủy sản đều có những bước phát triển
đáng khích lệ; trong đó: ngành trồng trọt đang chuyển dần sang hướng phát triển
bền vững, tăng mùa vụ, hệ số sử dụng đất nông nghiệp cao .
Thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng , vật nuôi được
đưa vào sản xuất, từ đó tăng giá trị sản xuất; năng suất nhiều loại cây trồng ngày
một tăng qua các năm , thể hiện được ưu thế ngành trồng trọt, làm đa dạng hóa các
mặt hàng nông sản trên thị trường.
2.5 .Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất nông nghiệp

Điều kiện thời tiết trong những năm qua không được thuận lợi thường
xuyên xuất hiện hạn hán, bão làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các hộ
dân.
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi trên địa bàn còn chậm, việc
xác định, lập phương hướng, kế hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi chưa thực sự
gắn với sự phát triển theo nhu cầu của thị trường. Sản phẩm trồng trọt sau khi thu
hoạch chưa được bảo quản đúng cách, gây tổn thất sau thu hoạch.
Chưa hình thành khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, sản xuất chưa thực
sự gắn liền với công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm, ảnh hưởng đến giá trị sản
phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao.
Tình trạng tự phát trong sản xuất còn phổ biến đặc biệt trong ngành chăn nuôi,
thủy sản; phương pháp chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là thả tự do, gây khó
khăn trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, kiểm soát dịch bệnh đối với người
già và gia súc, ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp.
Hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa khoảng 30% kênh mương và một số
tuyến đã được xây dựng nhưng đã xuống cấp, cần phải nâng cấp và xây dựng mới
số kênh mương còn lại.
III. Hiện trạng hạ tầng cơ sở và không gian kiến trúc, cảnh quan:
1. Hiện trạng hạ tầng cơ sở
Dân cư xã Thọ Thế chia làm 12 thôn và có một số cơ quan đóng trên địa bàn,
các thôn trong xã phân bố không đều, có 6 thôn nằm dọc theo quốc lộ 47 tập trung
tạo thành khu trung tâm của xã; có 6 thôn còn lại nằm tách biệt với khu trung tâm,
đó là thôn 1 nằm về phía Tây Nam, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4 nằm về phía Tây,
thôn 7 nằm về phía Bắc và thôn 12 nằm tách về phía Đông Nam của xã.
1 Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội
* Công sở và công trình phụ trợ xã
- Vị trí xây dựng: Thuộc thôn 6
- Diện tích chiếm đất: 6655 m
2
- Tổng diện tích xây dựng: 1400m

2
. Trong đó có bao gồm các hạng mục:
+ Số phòng làm việc 18 phòng, tổng diện tích phòng là 30m
2
+ Hội trường xã diện tích là 135 m
2
Cơ sở vật chất hạ tầng: có 4 dãy nhà, trong đó: 2 dãy nhà cấp 4 được xây
dựng từ nững năm 1986 – 1988, 2 dãy nhà bằng được xây dựng năm 2003, đã phát
huy hiệu quả sử dụng, phục vụ thiết thực cho nhu cầu hoạt động của Đảng ủy,
HĐND, UBND và các tổ chức đoàn thể trong những năm qua.
Trong xã có 3 máy tính, nhưng chưa nối mạng internet, các dụng cụ làm việc
tuy đã đáp ứng một phần nào bề chế độ làm việc của các cán bộ viên chức nhưng
vẫn chưa đủ. Công sở và các công trình phụ trợ xã so với tiêu chí nông thôn mới là
chưa đạt.
1.2. Cơ sở vật chất văn hóa
- Khu thể thao của xã
Trên địa bàn có 1 khu thể thao của xã với diện tích là 6554 m
2
, cơ sở vật
chất đang còn thiếu thốn, chưa đảm bảo diện tích và cơ sở hạ tầng theo tiêu chí
nông thôn mới.
- Trung tâm văn hóa thôn
Xã Thọ Thế đã có hệ thống nhà văn hóa thôn. Mỗi thôn đều dành quỹ đất để
xây dựng nhà văn hóa nhưng với quy mô nhỏ.
Vị trí xây dựng đều gắn liền với điểm dân cư, thuận lợi cho việc sinh hoạt đi
lại của dân cư
Tổng số nhà văn hóa thôn: 12 nhà.
- Cơ sở văn hóa tín ngưỡng
Trên địa bàn xã không có đất tôn giáo tín ngưỡng.
* Bưu điện , Đài truyền thanh

Hiện tại xã có điểm bưu điện văn hóa tại trung tâm xã, với diện tích 200 m
2
bưu điện đã có đủ trang thiết bị , có phòng học , phòng giao dịch. Để đảm bảo yêu
cầu hoạt động cần phải bố trí theo quy hoạch và đầu tư xây dựng mới.
Số thuê bao điện thoại cố định đạt 857 máy, số thôn có điểm truy cập internet ở cả
4 thôn chiểm tỷ lệ 33,3%. Ngoài ra có một số hộ dân truy cập internet tại nhà.
Đài truyền thanh là công cụ thông tin tuyên truyền đắc lực và hiệu quả nhất trong
việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác chỉ đạo, quản lý
điều hành của cấp ủy, chính quyền nhanh chóng, kịp thời sâu rộng đến với người
dân, hệ thống đài truyền thanh xã được đặt tại trung tâm. Tuy nhiên hệ thống
truyền thanh đã đầu tư lâu, nay đã xuống cấp chất lượng truyền tin kém cần được
đầu tư nâng cấp, thay thế.
* Trường học
- Trường mầm non
+ Vị trí xây dựng nằm ở thôn 6 ( khu trung tâm của xã ).
+ Diện tích đất đai: 1389 m
2
+ Diện tích xây dựng: 468 m
2
+ Tổng số học sinh : 168 học sinh.
+ Cơ sở hạ tầng của trường gồm 2 dãy nhà cấp 4 được xây dựng năm 2003, có 6
phòng và trong đó có 5 phòng học, 1 phòng hiệu bộ. Số phòng vi tính trong trường
chưa có, cần xây dựng thêm phòng. Trường có các loại trang thiết bị dạy học và đồ
chơi cho trẻ em chơi trong phòng và ngoài sân nhưng đang còn thiếu, chưa có máy
tính , đàn ocsgan, máy chiếu.
Nhận xét: Vị trí rất thuận lợi , quy mô đất đai đảm bảo, quy mô xây dựng, chất
lượng công trình trước mắt đáp ứng yêu cầu sử dụng nhưng chưa đạt tiêu chí nông
thôn mới.
- Trường tiểu học
+ Vị trí xây dựng nằm ở thôn 5 của xã.

+ Diện tích đất: 13886 m
2
+ Tổng diện tích xây dựng: 885 m
2
+ Cơ sở hạ tầng của trường gồm 3 dãy nhà 2 tầng, được xây dựng năm 2003, có 18
phòng trong đó có 9 phòng học, 4 phòng hiệu bộ và 5 phòng chức năng. Trang
thiết bị dạy học tuy đã đáp ứng một phần nào nhu cầu của giáo viên, học sinh
nhưng trang thiết bị vẫn còn sơ sài chưa đủ như máy tính, bàn ghế và đồ dùng
giảng dạy khác.
Nhận xét: Với vị trí thuận lợi, quy mô đất đai đảm bảo, quy mô xây dựng,
chất lượng công trình đáp ứng yêu cầu sử dụng và ổn định lâu dài. Tuy nhiên cần
được mở rộng chỉnh trang cải tạo, nâng cấp các hạng mục phụ trợ, khuôn viên cây
xanh, đường giao thông nội bộ để đảm bảo mĩ quan, đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Trường trung học cơ sở
+ Vị trí xây dựng nằm ở thôn 6 của xã.
+ Diện tích đất đai : 5027 m
2
+ Tổng diện tích xây dựng: 950 m
2
+ Cơ sở hạ tầng của trường gồm 3 dãy nhà, trong đó : 2 dãy nhà tầng, có 14 phòng
( được xây dựng năm 2003); 1 dãy nhà cấp 4, có 5 phòng . Trường có tổng số 19
phòng, trong đó có 8 phòng học, 5 phòng hiệu bộ và 6 phòng chức năng. Trang
thiết bị dạy học tuy đã đáp ứng một phần nào nhu cầu của giáo viên, học sinh
nhưng trang thiết bị vẫn còn thiếu và lạc hậu chưa bắt nhịp với thời đại phát triển
của đất nước, như máy vi tính ,máy chiếu, bàn ghế và đồ dùng giảng dạy và các
thiết bị thí nghiệm thực hành khác.
Nhận xét: Với vị trí thuận lợi, quy mô đất đai đã đảm bảo, nhưng quy mô
xây dựng, chất lượng công trình chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng và ổn định lâu dài.
Tuy nhiên cần được chỉnh trang cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ, nhà cấp 4,

khuôn viên cây xanh , đường giao thông nội bộ để đảm bảo mỹ quan, nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học. Xây dựng thành trường chuẩn Quốc gia theo quy định
của Bộ giáo dục và đào tạo.
* Trạm y tế
+ Vị trí xây dựng nằm ở thôn 6 của xã.
+ Diện tích đất đai : 1383 m
2
+ Tổng diện tích xây dựng: 758 m
2
Cơ sở hạ tầng gồm 4 dãy nhà bằng, trong đó có 1 dãy nhà đang xây dựng; 3
dãy còn lại được xây dựng từ những năm 2001 – 2003; với tổng số phòng là 10
phòng. Hiện nay trjam y tế xã đã xuống cấp, cần phải cải tạo và tu sửa lại.
Xác định nhiệm vụ bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở
tuyến y tế cơ sở. Do đó công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị ,đội ngũ
cán bộ trjam y tế xã. Cần đầu tư xây dựng mới khu điều trị, giường bệnh, trang
thiết bị y tế và nâng cấp khu khám bệnh, nhà hộ sinh, vườn thuốc nam và khu vực
xử lý chất thải.
Nhận xét: Với vị trí, quy mô đất đai, quy mô xây dựng, chất lượng công
trình đáp ứng yêu cầu sử dụng tuy nhiên cần đầu tư sử dụng mới khu điều trị,
giường bệnh, trang thiết bị và nâng cấp khu khám bệnh, nhà hộ sinh, vườn thuốc
nam và khu xử lý chất thải, đáp ứng yêu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân theo
quy định đạt xã chuẩn quốc gia về y tế, vì vậy y tế xã chưa đạt so với tiêu chí nông
thôn mới.
* Nhà ở dân cư nông thôn
- Thực hiện chủ trương xóa nhà tranh tre, nhà tạm. Bằng sự phát triển kinh tế của
địa phương và triển khai các cuộc vận động làm nhà tình nghĩa, tình thương. Hiện
tại nhà ở nhân dân đảm bảo 100% nhà kiên cố, bán kiên cố, bảo đảm diện tích bình
quân, bảo đảm giao thông đi lại và kết nối với hệ thống giao thông chung.
- Xây dựng nhà ở dân cư được quy hoạch tập trung liên kết giữa các thôn liên tiếp
từ đầu xã đến cuối xã, không có khu dân cư biệt lập, các khu dân cư được kết nối

liên hoàn với mạng giao thông liên thôn, liên xóm, liên gia. Kết nối hệ thống tiêu
thoát nước dân sinh. Nhà văn hóa quy hoạch tại trung tâm các khu dân cư theo quy
mô thôn ( làng văn hóa truyền thống). Vì vậy nhà ở khu dân cư nông thôn đạt so
với tiêu chí nông thôn mới.
* Chợ nông thôn
Trên địa bàn xã Thọ Thế hiện tại chưa có chợ, mới có những quầy hàng nhỏ
buôn bán hàng tạp hóa và các hàng thực phẩm ở ven các đường trục trính của xã.
2. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật
2.1. Hệ thống giao thông
Hiện nay, hệ thống mạng lưới giao thông được bố trí hợp lý, có quốc lộ 47
chạy qua địa bàn với chiều dài là 5,2 km với các đường liên xã, liên thôn bắt nguồn
từ đường quốc lộ 47 đến các xã lân cận và các khu dân cư. Đó cũng là các trục giao
thông chính của xã nên việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân trong xã
dễ dàng, thuận lợi. Tổng số đường giao thông trong xã là 43,2 km, cứng hóa 49,28
km, còn lại là đường đất và đá cấp phối.
Bảng 5. Hiện trạng hệ thống giao thông xã Thọ Thế
ĐVT – Đường : km; Tỷ lệ %
TT Hạng mục Năm 2010
Tổng Bê tông,
nhựa
Cấp phối,
đất
Tỷ lệ cứng
hóa (%)
Tổng số 43,2 21,29 21,91 49,28
1 Đường quốc lộ 5,2 5,2 0 100
2 Đường liên xã 2,2 1,0 1,2 45,45
3 Đường liên thôn 2,7 0,8 1,9 29,63
4 Đường trục chính nội
thôn

25,5 12,59 12,91 49,37
5 Đường trục nội đồng 9,6 3,7 5,9 38,54
2.2 Thủy lợi, đê điều, cầu cống
2.2.1. Thủy lợi
Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân xã Thọ Thế
chủ yếu được cung cấp từ hệ thống trjam nơm của xã, các kênh tưới chính thuộc xã
quản lý, và các nhánh kênh tưới nội đồng thuộc các thôn quản lý:
- Trên địa bàn xã có 2 trạm bơm đó là trạm bơm Đầm sen vad trạm giã chiến thôn
4 làm nhiệm vụ bơm nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống kênh mương: Toàn xã có tổng số 20,6 km kênh mương trong đó cos5,1
km đảm bảo yêu cầu ( chiếm 24,76%), còn lại 15,5 km mương đất. Như vậy hệ
thống kênh mương của xã chưa đạt theo tiêu chí nông thôn mới.
- Hệ thống cầu cống: Trên địa bàn xã có 1 cầu và 216 cống, cầu cống đã được cứng
hóa, nhưng tong đó có 135 cái cống đảm bảo yêu cầu, phát huy hiệu quả sử dụng;
còn lại 85 cái cống xuống cấp cần được tu sửa và làm mới. Bên cạnh đó trên các
cánh đồng sản xuất đang còn thiếu khoảng 50 cái cống cần được xây dựng mới,
đảm bảo cho quá trình tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống kênh mương và cầu cống tương đối hoàn chỉnh, song tỷ lệ mương
xuống cấp còn nhiều, chưa đạt so với tiêu chí nông thôn mới. Kênh mương thường
xuyên bị lắng đọng bồi lấp do rác thải, rơm rạ ảnh hưởng tới năng lực tưới tiêu
trong khi chi phí đầu tư xây dựng mới, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, công lao động
lạo vét kênh mương cao. Tạo ra nhiều áp lực trong việc huy động và sử dụng vốn
đầu tư.
2.3. Hiện trạng hệ thống điện
Xã Thọ Thế đã xây dựng hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh. Hiện tại hệ
thống điện của xã, đã đảm bảo phục vụ 100% cho hộ dân sinh hoạt và sản xuất.
Nguồn điện của xã được lấy từ mạng lưới điện quốc gia.
Trên địa bàn toàn xã có 3 trạm biến áp, với tổng công suất các trjam là 715
KVA. Do nhu cầu và số hộ dùng điện ngày càng tăng, vì vậy cần phải đầu tư nâng
cấp các trạm biến áp nhằm cung cấp nhu cầu sử dụng các hộ dân trong xã.

Hệ thống dây dẫn có 5,5 km đườnng dây cao thế, 17,8 km đường dây hạ thế.
Cơ bản các tuyến dây điện của xã được xây dựng từ lâu, đến nay đang bắt đầu
xuống cấp, cần thay thế những đoạn dây cũ thường xuyên quá tải giảm sự hao tổn
điện năng. Hệ thống cột điện và đường dây đầu tư chưa được đồng bộ nên hiệu qur
sử dụng điện chưa cao, điện áp chưa được ổn định. Như vậy so với tiêu chí nông
thôn mới, hệ thống điện phục vụ sản xuất cơ bản chưa đạt.
* Hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
- Cấp nước sạch
Trên địa bàn xã Thọ Thế chưa có các công trình xử lý nước sạch, phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất của người dân.
- Xử lý chất thải
+ Hiện tại chưa có khu xử lý rác thải tập trung của xã.
+ Cần tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tự đổ rác thải hoặc thu gom tại vị trí
bãi rác quy hoạch trong xã.
- Hệ thống thoát nước
+ Hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ các điểm dân cư một phần thoát ra hệ
thống cống rãnh, đổ ra hệ thống kênh mương tiêu phía Bắc và phía Nam của xã.
Mặt khác một số điểm dân cư đang để tình trạng thoát nước theo hình thức tiêu
thấm vào đất.
* Nghĩa trang nhân dân: Toàn xã hiện có 7 khu nghica địa, với tổng diện tích là
7,18 ha, được phân bố đều trên địa bàn xã.
* Môi trường
Công tác môi trường trên địa bàn xã luôn được quan tâm chú trọng với ý
thức tự giác của mọi người dân. Tuy nhiên hệ thống tiêu thoát nước dân sinh vẫn
đang tiêu thấm, rác thải chưa được xử lý tập trung, chưa có hệ thống cấp nước sinh
hoạt, tình trạng khai thác nước ngầm tùy tiện bằng hệ thống giếng khoan chưa
được quản ký theo quy định.
3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng không gian kiến trúc
3.1. Thuận lợi
- Là một xã thuộc vùng đồng bằng ven biển, đất đai màu mỡ, nằm trong khu vực

có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, gần trung tâm huyện và tiếp giáp với vùng
kinh tế biển.
- Cơ sở vật chat hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật đã được xây dựng khá tốt. Hệ
thống các điểm dân cư rất tập trung, được hình thành và phát triển ổn định.
- Khu trung tâm có điều kiện cải tạo, mở rộng phát triển đồng bộ các khu chức
năng tạo dựng bộ mặt chính trị, kinh tê, văn hóa – xã hội của địa phương.
3.2. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết
Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản nêu trên , đứng trước những yêu cầu của
sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn, còn một số tồn tại, khó khăn cần giải quyết:
- Cơ sở hạ tầng quy mô còn ở mức thấp, đặc biệt là hệ thống giao thông, các
công trình văn hóa thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Một số
lĩnh vực còn chưa được chú trọng đầu tư xây dựng như: công trình văn hóa
thể thao, nước sạch, dịch vụ thương mại, môi trường.
- Thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn để có cơ sở khoa học cho việc
đầu tư cải tạo và xây dựng một cách đồng bộ theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phù hợp với yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Phần Thứ Hai:
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2015 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020
I. Những căn cứ pháp lí và cơ sở lập quy hoạch xã nông thôn mới đến năm
2010:
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính Phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNN&PTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông

nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định
việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông
thôn;
- Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng
nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 2005/QĐ-UBND, ngày 7/6/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1457/QĐ-UBND, ngày 11/5/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc Ban hành hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Công văn số 1736/HD-SVHTTDL ngày 07/10/2010 của Sở Văn hóa, Thế
thao và Du lịch Hướng dẫn tạm thời hệ thống các công trình Trung tâm văn
hóa, thể thao xã; nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo yêu cầu Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
II. Các dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
1. Dự báo quy mô dân số và lao động
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/10/2010, dân số xã Thọ Thế la 4367
người.
Dự báo đến năm 2015 dân số xã vào khoảng 4476 người và đến năm 2020 sẽ
có khoảng 4577 người.
Dự báo lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế năm 2015 là
2.149 người và đến năm 2020 khoảng 2.105 người.Trong đó lao động khu vực

nông nghiệp chiếm 45% năm 2015 tương ứng với 967 lao động, đến năm 2020
chiếm khoảng 35% tương ứng với khoảng 737 lao động.
2. Dự báo quy mô đất nông nghiệp

×