Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

trực khuẩn mủ xanh và các bệnh thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.23 KB, 2 trang )

Trực khuẩn mủ xanh
(Pseudomonas aeruginosa)
1. Đặc điểm sinh học
Trực khuẩn được mô tả lần đầu tiên do Schroeter (1872), năm 1882. G.Gesard phân lập được vi khuẩn ở mủ vết
thương.
1.1. Hình thể



Là một loại trực khuẩn thấy 2 đầu tròn, không có vỏ và nha bào. Vi khuẩn có lông ở một đầu nên di động nhanh.
Vi khuẩn bắt màu Gram âm.

1.2. Sức đề kháng



Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh với các nhân tố lý hoá học. Nó tồn tại nhiều nơi trong bệnh viện, ngay cả trong
nước sát trùng để ngâm tay trước khi phẫu thuật.
Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh mạnh và với nhiều loại.

1.3. Nuôi cấy
• Trực khuẩn mủ xanh là loại hiếu khí, mọc dễ dàng trên các môi trường thông thường với nhiệt độ thích hợp 37°C,
pH = 7,2 - 7,5.
 Môi trường lỏng: Phát triển làm đục đều và trên bề mặt có váng.
 Trên môi trường đặc: Tạo nên khuẩn lạc dạng S tròn đều, to nhẵn. Có loại khuẩn lạc nhỏ sù xì, dạng R.
Một đặc điểm quan trọng là trực khuẩn mủ xanh khi nuôi cấy sinh sắc tố. Có 2 loại: Loại xanh lam pyocianin ở môi
trường có thể tan trong nước và clorofoc. Một loại có sắc tố huỳnh quang pyoverdin khi ta chiếu tia cực tím. Vi khuẩn tiết
ra chất kimetylamin có mùi thơm đặc biệt.
1.4. Các tính chất sinh vật hoá học





Hiếu khí tuyệt đối, có oxydase (+).
Chuyển hoá đường bằng hình thức oxy hoá khử: Glucose (+), lactose (-).
Di động citrat (+), indol (-), H2S (-), LDC âm tính (lysin decacboxylasse).

1.5. Kháng nguyên
Có 2 loại:



Kháng nguyên lông H: Chung cho giống
Kháng nguyên thân 0: Đặc hiệu cho typ. Dựa vào kháng nguyên người ta chia vi khuẩn ra: 8 nhóm và 25 typ
huyết thanh.

2. Khả năng gây bệnh







Vi khuẩn mủ xanh sống ở mọi nơi trong bệnh viện: Đầu ống dẫn lưu, ống thông, máy hút dịch... và ngay cả nước
sát trùng.
Vi khuẩn có thể ở trên da và niêm mạc của người, động vật bình thường.
Vi khuẩn gây bệnh mang tính chất cơ hội (có điều kiện). Hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, sau phẫu thuật,
bỏng, chấn thương, dùng corticoid lâu dài, thuốc chống ung thư v.v...
Chúng gây bệnh tại chỗ: Nhiễm khuẩn da và niêm mạc có mủ màu xanh có thể gặp sau phẫu thuật, bỏng, vết
thương.

-Gây nhiễm khuẩn huyết.
Gây viêm sâu sau nhiễm khuẩn huyết: Viêm xương, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não.v.v…

3. Chẩn đoán vi sinh vật


Người ta chỉ tiến hành phân lập vi khuẩn.
3.1. Bệnh phẩm:
Tuỳ theo tổn thương ta lấy bệnh phẩm khác nhau như tại chỗ viêm lấy mủ, dịch viêm, đờm, dịch não tuỷ, v.v...
nhiễm khuẩn huyết lấy máu.
3.2. Tiến hành:





Nhuộm soi: Bằng phương pháp nhuộm Gram.
Nuôi cấy: Vào môi trường đặc tạo khuẩn lạc có sắc tố và mùi thơm đặc biệt.
Thử tính chất sinh vật hoá học.
Làm phản ứng ngưng kết với kháng thể mẫu.

4. Phòng và điều trị




Chung:

Vệ sinh chung trong bệnh viện


Tuyệt đối vô trùng trong các khâu ở bệnh viện để phòng lây chéo vi khuẩn mủ xanh.

Tăng sức đề kháng cho các bệnh nhân bị bệnh mãn tính, sau mổ, đẻ, và chấn thương hay bỏng…
Đặc hiệu: Chưa chế vacxin để sử dụng.

5. Điều trị



Vi khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều kháng sinh thông dụng. Khi điều trị phải làm kháng sinh đồ và phối hợp kháng
sinh.
Một số kháng sinh cốn tác dụng: Carbemcillin, cephalosporin thế hệ III, amikacin, gentamicin.



×