Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hình tượng người trí thức trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.17 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

DƢƠNG KHÁNH TOÀN

HèNH TƢỢNG NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************

DƢƠNG KHÁNH TOÀN

HèNH TƢỢNG NGƢỜI TRÍ THỨC TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyờn ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học
Mó số:

5.04.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN DÂN



HÀ NỘI – 2004


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Tổ bộ môn Lý thuyết
và Lịch sử văn học, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học, Phòng Sau đại học,
Phòng Quản lý khoa học nhà trƣờng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Dân, ngƣời thầy đã
tận tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình đã
giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dƣơng Khánh Toàn

MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề

3
4

3.Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


8
9

5. Đóng góp mới của luận văn

10

6. Cấu trúc của luận văn

10

PHẦN II: NỘI DUNG

13

Chương một: Vị trí nhân vật trí thức trong văn xuôi
Việt Nam hiện đại
1.Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1. Khái niệm nhân vật văn học
1.2. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

13
13
13
14

1.3. Tính giao thoa của nhân vật

15


1.4. Nhân vật trí thức

15

2. Lý do ra đời của nhân vật trí thức

17

2.1. Lý do khách quan

17

2.2. Lý do chủ quan

18

3. Những bƣớc tiến hoá của nhân vật trí thức trong
văn xuôi Việt Nam hiện đại

19

3.1. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đọan đầu thế kỷ

19

3.2. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930- 1945

20


3.3. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Pháp

22

3.4. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Mỹ

24

3.5. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới

34

Chương hai: Hình tượng người trí thức trong văn xuôi
thời kỳ đổi mới
1. Bối cảnh lịch sử
2. Các xu hƣớng thể hiện hình tƣợng ngƣời trí thức trong

36
36


văn xuôi thời kỳ đổi mới

38

2.1. Xu hƣớng khai thác lịch sử

39

2.2. Xu hƣớng nhập cuộc hiện tại


49

2.3. Xu hƣớng phê phán và hoài nghi

80

Chƣơng ba: Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố
góp phần phát triển nghệ thuật văn xuôi

104

1.Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hƣớng nội

104

1.1. Các mô hình cấu trúc tác phẩm văn xuôi

104

1.2.Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hƣớng nội

109

2. Vai trò của nhân vật trí thức đối với sự đổi mới
nghệ thuật tiểu thuyết
PHẦN III: KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN I: MỞ ĐẦU


110
113
116


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới
đến nay, nhân vật trí thức ngày càng có vị trí quan trọng, trở thành nhân vật trung
tâm trong cơ cấu thành phần nhân vật. Hàng loạt các tác phẩm thể hiện nhân vật trí
thức hoặc “pha trí thức” ra đời và gây đƣợc tiếng vang trong dƣ luận hoặc đoạt giải
thƣởng cao trong các cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn đã phần nào chứng tỏ
đƣợc vị trí trung tâm trong văn học của nhân vật trí thức.
Không chỉ phong phú về số lƣợng nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi
mới còn đa dạng về hình thức nghệ thuật, đề tài, thành phần… so với nhân vật trí
thức trong văn học trƣớc 1975. Trƣớc đây nhân vật văn học nói chung, trong đó có
nhân vật trí thức thƣờng mang đậm màu sắc duy lý, thể hiện ở tính cách nhất quán,
thiếu đa dạng, thì hình tƣợng nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi mới đƣợc
thể hiện rất phong phú: đa dạng về thành phần, đa dạng về màu sắc thẩm mỹ, vừa
giàu chất tạo hình vừa có chiều sâu tƣ tƣởng, tâm lý… Nhân vật trí thức cũng đã
đặt ra và tìm tòi giải đáp hàng loạt những vấn đề xã hội mang tính thời sự nhƣ: Vai
trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, mâu thuẫn giữa lý
tƣởng khoa học với tƣ tƣởng làm giàu trong thời kinh tế thị trƣờng, thực trạng lãng
phí chất xám và những bài học về sử dụng trí thức trong thời kỳ quá độ xây dựng
chủ nghĩa xã hội hiện nay…

Vai trò của

nhân vật trí thức trong văn học còn thể hiện ở những đóng góp của nó trong việc
phát triển nghệ thuật văn xuôi. Với đặc thù lao động trí óc có trình độ văn hoá cao,

có tri thức khoa học, nhạy cảm trƣớc những biến đổi của thời cuộc, nhân vật trí
thức có ƣu thế đặc biệt trong xây dựng tiểu thuyết hƣớng nội – một hƣớng phát
triển mới của nghệ thuật tiểu thuyết hiện nay.
Tóm lại hình tƣợng ngƣời trí thức văn xuôi trong thời kỳ đổi mới có
thể làm thành một đề tài đáng nghiên cứu và hứa hẹn sẽ cho những kết quả bổ ích.
Nghiên cứu đề tài này chẳng những có thể bổ sung vào việc đánh giá văn học Việt


Nam sau 1975 mà còn có khả năng tác động trở lại với khu vực sáng tác, bởi lẽ đây
là một vấn đề còn nóng hổi của đời sống văn học hôm nay. Đó cũng là lý do tại sao
chúng tôi chọn đề tài Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ
đổi mới.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhân vật trí thức đã và đang trở thành nhân vật quan trọng của văn xuôi Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, nhƣng do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách
quan, mà cho đến nay lý luận phê bình của chúng ta dƣờng nhƣ vẫn chƣa quan tâm
đúng mức tới loại nhân vật này. Hệ quả là chúng ta vẫn chƣa có đƣợc những công
trình nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo.
Nếu không tính đến những bài nghiên cứu về nhân vật trí thức trong tác phẩm của
Nam Cao trƣớc cách mạng, thì nhân vật trí thức hầu nhƣ mới chỉ đƣợc đề cập rải
rác trong một số tiểu luận về văn học Việt Nam sau 1975, hoặc trong một số bài
phê bình một số tác phẩm cụ thể trong đó có miêu tả nhân vật trí thức. Tuy nhiên,
nhìn một cách tổng thể, mỗi bài viết cũng để lại một vài nhận định mang tính gợi
mở vấn đề.

Sau

khi tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng ra đời đã có
nhiều bài báo tranh luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề mà tác phẩm này đặt ra,
trong đó có vấn đề về nhân vật trí thức. Tác giả Lê Thành Nghị trong bài Về người

trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú (Báo Nhân dân, ngày 4/8/1990) đã
phân tích những nhân vật trí thức trong tác phẩm, từ đó chỉ ra những xung đột gay
gắt trong quan hệ gia đình, đồng nghiệp trƣớc sức tấn công của những hiện tƣợng
tiêu cực vốn là mặt trái của cơ chế thị trƣờng, sự lung lay niềm tin của một số trí
thức khi phải đối mặt với bất công, cảnh báo về sự tha hoá nhân cách của một bộ
phận trong độ ngũ những ngƣời trí thức. Tác giả Phong Thu trong bài Tâm sự với
tác giả Đám cưới không có giấy giá thú (Báo Hà Nội chủ nhật, ngày 6/5/1990) đã
đánh giá cao những nhân vật trí thức trong tác phẩm và chỉ ra lực cản ngăn trở
ngƣời trí thức cống hiến tài năng tâm huyết của mình cho xã hộ là bộ ba: Thành


phần xã hội + Bệnh quan liêu + Kẻ buông tuồng. Tác giả Đào Thanh Tùng trong
bài Đám cưới không có giấy giá thú – một cách nhìn nhận về người thầy (Báo Giáo
viên nhân dân, số 16, ngày 18/4/1990) lại bày tỏ sự lo ngại trƣớc cái nhìn méo mó
về ngƣời trí thức trong tác phẩm… Nhìn chung, phần lớn các bài viết về nhân vật
trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú đều có chung hạn chế là tính chất xã
hội học trong tiếp cận vấn đề. Nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng ít khi đƣợc “tả
chân” mà giàu tính cách điệu, tính biểu tƣợng, tiêu biểu cho thân phận ngƣời trí
thức trƣớc những biến động của xã hội, vì vậy không thể chỉ dựa vào một vài chi
tiết cụ thể mà đƣa ra đánh giá về nhân vật, tác phẩm hay nhà văn.
Đáng chú ý là luận văn thạc sỹ văn học của Đào Tiến Thi (ĐHSP Hà Nội,
1999) Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975. Tác giả luận văn đã
khảo sát nhiều truyện ngắn của Ma Văn Kháng, từ đó chỉ ra những đặc điểm của
nhân vật trí thức trong các tác phẩm này: Có phong cách ứng xử trên thế thƣợng
phong trƣớc mọi sóng gió cuộc đời, có cốt cách ung dung tự tại kiểu nhà Nho trong
mọi hoàn cảnh, không đội trời chung với cái xấu, cái ác, sống “ngoài vòng cƣơng
toả” với cái tài hoa tài tử của mình. Nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi mới
cũng đƣợc đề cập tới trong luận văn thạc sỹ văn học của Nguyễn Thị Hằng (ĐHSP
Hà Nội, 1999): Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời đổi mới.
Trong luận văn này tác giả đã khẳng định: “Nhân vật trí thức đƣợc khắc họa trong

nhiều tác phẩm của các tác giả đƣơng đại nhƣ Đám cưới không có giấy giá thú (Ma
Văn Kháng), Bức tranh, Sắm vai (Nguyễn Minh Châu) …” [20, tr. 23]. Trên cơ sở
so sánh nhân vật trí thức trong tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu với
nhân vật trí thức của Nguyễn Khải, tác giả luận văn đã đƣa ra những nhận xét mang
tính khái quát: “Cùng viết về nhân vật trí thức nhƣng sáng tác của Nam Cao là sự tự
ý thức về bản thân, nhân phẩm của ngƣời trí thức, xót xa cho sự thức tỉnh của họ vì
bất lực trƣớc hoàn cảnh. Còn ngƣời trí thức trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
luôn ở trạng thái tự ý thức về nhân cách, họ tự đối diện với chính mình trong nhu
cầu tự thú, tự sám hối, tự đấu tranh với bản thân, thể hiện khát khao tự hoàn thiện
rất đáng trân trọng. Đó là nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành),


nhân vật ngƣời họa sỹ (Bức tranh), nhà văn T (Sắm vai)… Nhân vật trí thức của
Nguyễn Khải lại thể hiện sự nhận thức, suy ngẫm về bản thân, thời cuộc, sự lựa
chọn trƣớc hoàn cảnh, từ đó bộc lộ nhân cách của mình. Nét chung của tầng lớp trí
thức trong truyện của Nguyễn Khải là sự mặc cảm mình đang lạc thời, lầm thời
nhƣng không vì thế mà trở thành kẻ hèn. Họ luôn tìm cách vƣợt lên hoàn cảnh để
thích ứng với nó.” [20, tr. 41].

Trong những bài phê bình tiểu luận về

văn học Việt Nam sau 1975 có hai bài viết có đề cập trực tiếp tới nhân vật trí thức
là bài Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển của Nguyễn Đăng Mạnh (Báo
Nhân dân, ngày 26/10/1985) và bài Mấy vấn đề về nhân vật của văn xuôi Việt Nam
sau 1975 của Nguyễn Thị Bình (in trong tập 50 năm văn học Việt Nam sau cách
mạng Tháng Tám. NXB ĐHQG, H., 1996). Trong bài viết Về một xu hướng tiểu
thuyết đang phát triển, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra rằng văn học Việt
Nam từ sau cách mạng Tháng Tám, thời kỳ nào cũng có nhân vật trí thức. Đồng
thời tác giả cũng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của loại nhân vật này trong văn
xuôi thời kỳ đổi mới: “Nhân vật cách mạng có tri thức, hay nói cách khác, nhân vật

công nông trí thức hoá ngày càng đƣợc quan tâm và trở thành nhân vật trung tâm
trong nhiều tác phẩm gần đây.” [51, tr. 463]. Trong bài Mấy vấn đề về nhân vật của
văn xuôi Việt Nam sau 1975 tác giả Nguyễn Thị Bình đã có nhận định tƣơng tự
khi cho rằng nhân vật trí thức đang trở thành nhân vật trung tâm trong cơ cấu thành
phần nhân vật của văn xuôi Việt Nam giai đoạn hiện nay và bƣớc đầu lý giải những
nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các tác
phẩm có xây dựng nhân vật trí thức: “Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối cảnh
đất nƣớc chuyển đổi cơ chế kinh tế, giao lƣu văn hoá nhiều chiều, ý thức cá nhân
đƣợc sự cổ vũ của cơ chế thị trƣờng trỗi dậy mạnh mẽ. Nhu cầu thức tỉnh gắn liền
với cảm hứng khám phá, nghiền ngẫm hiện thực, nhu cầu công bố tƣ tƣởng riêng
trong thái độ “nhập cuộc” của nhà văn… có lẽ đây là những nguyên nhân xâu xa
của việc xuất hiện một cách phổ biến nhân vật trí thức.” [5, tr. 223]. Tác giả
Nguyễn Thị Bình cũng đã đƣa ra những nhận xét về hạn chế của nhân vật trí thức
trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung: “Cho đến thời điểm này, chƣa có nhân


vật trí thức nào đạt tới cái mốc mà nhân vật ngƣời lính và ngƣời nông dân trong văn
xuôi đã đạt tới.” [5, tr. 224]
Nhìn chung, cho đến nay tình hình nghiên cứu về nhân vật trí thức trong văn
xuôi hiện đại nói chung và trong văn xuôi thời kỳ đổi mới nói riêng vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu mà loại nhân vật này đặt ra, chƣa khái quát đƣợc những đặc điểm
của hình tƣợng nhân vật trí thức, xu hƣớng thể hiện nó trong các tác phẩm cũng
nhƣ những đóng góp của nó cho sự phát triển nghệ thuật văn xuôi.
3. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
VĂN
3.1. Luận văn không thể đề cập đến tất cả sự phong phú đa dạng trong phong
cách thể hiện nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới mà chỉ tập trung vào
các phƣơng diện cơ bản sau:
+ Qúa trình tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
+ Các xu hƣớng thể hiện nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới

+ Nhân vật trí thức với tƣ cách là một nhân tố góp phần phát triển nghệ thuật
văn xuôi.
3.2. Đối tƣợng khảo sát của luận văn là nhân vật trí thức trong văn xuôi thời
kỳ đổi mới, nhƣng mốc thời gian “thời kỳ đổi mới” chỉ có tính chất tƣơng đối.
Đƣờng lối đổi mới của Đảng đƣợc chính thức hoá từ Đại hội VI của Đảng năm
1986 nhƣng công cuộc đổi mới phải kể từ những năm 1980, đây cũng là thời gian
xuất hiện nhiều tƣ tƣởng văn học mới trên cả lĩnh vực sáng tác và lý luận phê bình.
Vì vậy những tác phẩm văn xuôi thể hiện nhân vật trí thức xuất hiện trong khoảng
thời gian cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 vẫn thuộc phạm vi nghiên
cứu, khảo sát của chúng tôi trong luận văn này.


3.3. Số lƣợng tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới có xây dựng nhân vật trí
thức là rất lớn. Do vậy luận văn buộc phải bỏ qua rất nhiều tác phẩm để có điều
kiện đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp luận mác xít, lấy quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cái gốc trong khi xem xét mối quan
hệ phức tạp giữa nhân vật và tác phẩm, nhân vật và tác giả cũng nhƣ giữa tác phẩm
và thời đại. Trong khi phân tích các đặc điểm của hình tƣợng nhân vật trí thức
chúng tôi luôn ý thức về sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ
thuật của một tác phẩm văn học.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên biệt
Để giải quyết nhiệm vụ cụ thể của 3 chƣơng của luận văn chúng tôi vận dụng
nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chuyên biệt thuộc phƣơng pháp luận nghiên cứu
văn học và không tuyệt đối hoá một phƣơng pháp nào. Những phƣơng pháp nghiên
cứu chuyên biệt đƣợc sử dụng nhiều nhất là phƣơng pháp phân tích ngữ văn,
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh hệ thống và phƣơng pháp lịch sử - xã
hội.

4.3. Chúng tôi dựa vào lý luận về nhân vật văn học, hình tƣợng văn học, cấu
trúc tác phẩm văn xuôi làm cơ sở để phân tích hình tƣợng ngƣời trí thức trong các
tác phẩm văn xuôi cụ thể.


Chúng tôi cũng tham khảo những kết quả nghiên cứu của các nhà lý luận phê
bình và các nhà văn trong các công trình nghiên cứu, các bài phê bình tiểu luận, các
bài báo về văn học Việt Nam đã đƣợc công bố trên sách báo.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn lần đầu tiên cố gắng đem lại một cái nhìn mang tính hệ thống về
những bƣớc tiến hoá của hình tƣợng nhân vật trí thức trong văn học Việt Nam hiện
đại từ đầu thế kỷ 20 đến thời kỳ đổi mới. Riêng giai đoạn văn học từ sau 1975 đến
nay, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới, hình tƣợng ngƣời trí thức không chỉ đƣợc mô tả,
hệ thống hoá mà còn đƣợc cắt nghĩa, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm chính, những
xu hƣớng thể hiện và vai trò quan trọng của nó trong việc phát triển nghệ thuật văn
xuôi.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm bốn phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo
Phần nội dung gồm ba chƣơng:
Chương một: Vị trí nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
1. Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1. Khái niệm nhân vật văn học
1.2. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.3. Tính giao thoa của nhân vật
1.4. Nhân vật trí thức
2. Lý do ra đời của nhân vật trí thức
2.1. Lý do khách quan
2.2. Lý do chủ quan
3. Những bƣớc tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

3.1. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn đầu thế kỷ 20
3.2. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945


3.3. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Pháp
3.4. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Mỹ
3.5. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới
Chương hai: Hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới
1. Bối cảnh lịch sử
2. Các xu hƣớng thể hiện hình tƣợng ngƣời trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới
2.1. Xu hƣớng khai thác lịch sử
2.2. Xu hƣớng nhập cuộc hiện tại
2.3. Xu hƣớng phê phán và hoài nghi
Chương ba: Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố góp phần phát triển
nghệ thuật văn xuôi
1. Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hƣớng nội
1.1. Các mô hình cấu trúc tác phẩm văn xuôi
1.2. Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hƣớng nội
2. Vai trò của nhân vật trí thức đối với sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Vàng Anh (1993), Khi người ta trẻ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
2. Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ (2001)
Truyện ngắn bốn cây bút trẻ, NXB Văn học, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (2002), Nhân vật, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội
4. Bakhtin (1987), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà
Nội. ( Phạm Vĩnh Cƣ tuyển chọn và biên dịch )
5. Nguyễn Thị Bình (1996), “Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau

1975” ( Sách: 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám) , NXB
ĐHQG, Hà Nội, tr 217-226 )
6. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập I, NXB Văn học,
Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu toàn tập, Tập II, NXB Văn học,
Hà Nội.
8. Đỗ Chu (1967), Phù sa, NXB Văn học, Hà Nội.
9. Đỗ Chu (1971), Gió qua thung lũng, NXB Văn học, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lý, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
11. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại.
NXB GD, Hà Nội.
12. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB GD, Hà Nội 2000
13. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu đổi mới”. TC Văn
nghệ quân đội (số 3-2001).
14. Nguyễn Việt Hà (1999), Cơ hội của chúa, NXB Văn học, Hà Nội.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, Hà
Nội.
16. Hoàng Quốc Hải (2003), Bão táp cung đình, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
17. Hoàng Quốc Hải (2003), Thăng Long nổi giận, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
18. Hoàng Quốc Hải (2003), Huyền Trân công chúa, NXB Phụ nữ, Hà Nội.


19. Hoàng Quốc Hải (2003), Vương triều sụp đổ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hằng (1999), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
thời đổi mới, Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội.
21. Dƣơng Thu Hƣơng (1988), Bên kia bờ ảo vọng, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
22. Dƣơng Thu Hƣơng(1988), Những thiên đường mù, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
23. Dƣơng Thu Hƣơng (1989), Quãng đời đã mất, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
24. Phạm Thị Hoài (1989), Mê lộ, NXB Tổng hợp Phú Khánh, Phú Khánh.
25. Phạm Thị Hoài (1995), Man nương, NXB Hà nội, Hà Nội.

26. Phạm Thị Hoài (1995), Thiên sứ, NXB Hà Nội, Hà Nội.
27. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Khánh (2001), Hồ Quý Ly, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt
Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
30. Ma Văn Kháng (1982), Mưa mùa hạ, NXB Lao động, Hà Nội.
31. Ma Văn Kháng (1999), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
32. Ma Văn Kháng (2000), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Hội nhà văn, Hà
Nội.
33. Ma Văn Kháng (1999), Ngược dòng nước lũ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
34. Ma Văn Kháng (2001), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, NXB Văn hoá, Hà Nội.
35. Ma Văn Kháng (1996), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
36. Ma Văn Kháng (2002), “Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế”, Đổi mới
tư duy tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, tr 12-34
37. Nguyễn Khải (1973), Chiến Sỹ, NXB QĐND, Hà Nội.
38. Nguyễn Khải(1979), Cha và con, và…, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
39. Nguyễn Khải (1987), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, NXB Tác phẩm
mới, Hà Nội.
40. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Khải, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.


41. Đông La (2001), Biên độ của trí tưởng tượng, NXB Văn học, Hà Nội.
42. Chu Lai (2003), Nắng đồng bằng, NXB Văn học, Hà Nội.
43. Phong Lê (1983), “Văn học những năm 80”. TC Văn học số (số 3-1983)
44. Lê Lựu (1984), Thời xa vắng, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
45. Lê lựu (2000), Hai nhà, NXB Thanh niên, Hà Nội.
46. Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Thành Thế Thái
Bình (2003), Lý luận văn học, NXB GD, Hà Nội.

47. Nguyễn Văn Lƣu (1995), Luận chiến văn chương, NXB Văn học, Hà Nội.
48. Hữu Mai (1971), Vùng trời, Tập I, NXB QĐND, Hà Nội.
49. Hữu Mai (1974), Vùng trời, tập II, NXB QĐND, Hà Nội.
50. Hữu Mai (2000), Ông cố vấn, NXB QĐND, Hà Nội.
51. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), “Về một xu hƣớng tiểu thuyết đang phát triển”,
Báo Nhân dân (ngày 26/10/1985).
52. Lê Minh (1976), Tiếng gió, NXB Lao động, Hà Nội.
53. Vƣơng Trí Nhàn (2001), Nghiệp văn, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
54. Bảo Ninh (2003), Thân phận tình yêu, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
55. Đỗ Hải Ninh (2002), “Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng”, TC
Sông Hương , (số 10-2002).
56. Đào Thuỷ Nguyên (1999), Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Luận
văn thạc sỹ khoa học ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội.
57. Lê Thành Nghị (1990), “Về ngƣời trí thức trong Đám cƣới không có giấy giá
thú, Báo Nhân dân (ngày4/8/1990).
58. Huy Phƣơng (1986), Xi măng, NXB Văn học, Hà Nội.
59. Lê Phƣơng (1977), Thung lũng Cô Tan, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
60. Pospelov (1988), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB GD, Hà Nội.

(Trần

Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch)
61. Số phận của tiểu thuyết (1993), NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
nhóm biên dịch: Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ)
62. Võ Huy Tâm (1975), Vùng mỏ, NXB Văn học, Hà Nội.

(


63. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (2004), (số 10- 2004)

64. Bùi Việt Thắng (1996), “Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau
1975”, 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám). NXB ĐHQG, Hà
Nội, Tr. 218-227
65. Nguyễn Quang Thân (1994), 15 truyện ngắn /Nguyễn Quang Thân. NXB Văn
học, Hà Nội.
66. Đào Tiến Thi (1999), Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975,
Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội.
67. Nguyễn Đình Thi (1969), Xung kích, NXB Văn học, Hà Nội.
68. Nguyễn Đình Thi (1987), Vỡ bờ, NXB Văn học, Hà Nội.
69. Nguyễn Đình Thi (1969), Công việc của người viết tiểu thuyết, NXB Văn học,
Hà Nội.
70. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Văn chương, tài năng và người thưởng thức, NXB
Hội nhà văn, Hà Nội.
71. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), “Tiểu thuyết hƣớng nội trong văn học Việt Nam
hiện đại”, TC Văn học (số 6-1990).
72. Nguyễn Huy Thiệp (1999), Như những ngọn gió, NXB Văn học, Hà Nội.
73. Tạ Nguyên Thọ (1997), Người hùng trường làng. NXB CAND, Hà Nội.
74. Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, NXB KHXH, Hà Nội.
75. Bích Thu (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi nghệ thuật sau 1975
qua hệ thống mô típ chủ đề”, TC Văn học (số 4- 1995).
76. Bích Thu (1990), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, TC Văn học
(số 9-1990).
77. Bích Thu (1990), “Tâm sự với tác giả Đám cƣới không có giấy giá thú”. Báo
Hà Nội chủ nhật (ngày 6/5/1990)
78. An Thuỳ (2003), “Nghề sáng giá”, Báo Văn nghệ (số 43 ngày 25/10/2003)
79. Nguyễn Thị Ngọc Tú (1974), Đất làng, NXB Văn học, Hà Nội.
80. Nguyễn Thị Ngọc Tú (1977), Buổi sáng, NXB Thanh niên, Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Ngọc Tú (1989), Hạt mùa sau, NXB Thanh niên, Hà Nội.



82. Nguyễn Mạnh Tuấn (1986), Cù lao tràm, Tập I, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
83. Nguyễn Mạnh Tuấn (1986), Cù lao tràm, Tập 2, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.
84. Phan Tứ (1978), Mẫn và tôi, NXB Thanh niên, Hà Nội.
85. Nguyễn Huy Tƣởng (1996), Sống mãi với Thủ Đô, NXB Hà Nội, Hà Nội.
86. Lê Ngọc Trà (2002), “Văn học những năm đầu đổi mới”, TC Văn học, (số 22002)
87. Nguyễn Khắc Trƣờng (2002), Mảnh đất lắm người nhiều ma, NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
88. Chu Văn, Bão biển, Tập I (1975), Tập II (1978), , NXB Văn học, Hà Nội.
89. Đào Vũ (1959), Cái sân gạch, NXB Văn học, Hà Nội.
90. Đào Vũ (1961), Vụ lúa chiêm, NXB Văn học, Hà Nội.



×