Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quan niệm của một số nhà tư tưởng việt nam đầu thế kỷ XX về phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU THỊ XUYẾN

QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ TƢ TƢỞNG
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VỀ PHẬT GIÁO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU THỊ XUYẾN

QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ TƢ TƢỞNG
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VỀ PHẬT GIÁO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hoà Hới

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2.Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 9
7.Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH
THÀNH QUAN NIỆM VỀ PHẬT GIÁO ĐẦU THẾ KỶ XX (QUA MỘT
SỐ NHÀ TƢ TƢỞNG TIÊU BIỂU) ............................................................ 10
1.1. Hoàn cảnh, lịch sử - xã hội cho sự hình thành quan niệm về Phật giáo
đầu thế kỷ XX ............................................................................................................. 10
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và khu vực cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX .................................................................................................................... 10
1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. .......... 15
1.2. Tiền đề hình thành quan niệm về Phật giáo ở các nhà tƣ tƣởng Việt Nam
đầu thế kỷ XX ............................................................................................................. 24
1.2.1. Tư tưởng khoan dung và nhập thế của Phật giáo Việt Nam truyền thống.... 24
1.2.2. Tư tưởng khai sáng và Mác xít về Tôn giáo ......................................... 28
1.2.3. Vài nét khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX.......................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG QUAN NIỆM VỀ PHẬT GIÁO CỦA MỘT SỐ
NHÀ TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX................................... 39
2.1. Quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo....................................... 39
2.1.1. Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu .................. 39


2.1.2 Một số nội dung trong quan niệm của Phan Bội Châu về Phật giáo .............. 43

2.2 Quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo ............................... 56
2.2.1 Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Thúc
Kháng ........................................................................................................................... 56
2.2.2 Một số nội dung trong quan niệm của Huỳnh Thúc Kháng về Phật giáo..... 60
2.3 Quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo .......................................... 66
2.3.1 Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh ............. 66
2.3.2 Một số nội dung trong quan niệm của Nguyễn An Ninh về Phật giáo ............ 70
2.4 Giá trị và hạn chế của những quan niệm của các nhà tƣ tƣởng Việt
Nam đầu thế kỷ XX về Phật giáo ................................................................. 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử các bước chuyển về tư tưởng của mỗi quốc gia, dân tộc bao giờ
cũng phản ánh sát tiến trình hình thành và phát triển của xã hội ấy. Dựa trên
những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và gắn liền với tên tuổi
của các nhà tư tưởng tiêu biểu của các quốc gia dân tộc ấy, thể hiện sự chuyển
biến của các nội dung tư tưởng qua từng giai đoạn. Phật giáo là một tơn giáo
bên ngồi đã du nhập và hội nhập với văn hóa Việt Nam. Việt Nam là một
dân tộc văn hiến, đã viết lên biết bao trang sử hào hùng trong sự nghiệp chống
xâm lăng, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng
cũng phải trải qua không biết bao nhiêu những giai đoạn thăng trầm, thịnh
suy, gắn liền với các bước chuyển mang tính bước ngoặt. Tư tưởng về Phật
giáo gắn với số phận dân tộc nên cũng trải qua các giai đoạn thăng trầm như
vậy. Bước ngoặt trong quan niệm, tư tưởng về Phật giáo đầu thế kỷ XX có ý
nghĩa rất quan trọng rất cần được tìm hiểu sâu.
Có thể nói, bước chuyển tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX là sự phản ánh bước chuyển mới của điều kiện tồn tại xã hội,

kinh tế, chính trị, văn hóa Việt Nam, nội dung của nó mang tính đặc trưng cho
bước chuyển yêu cầu thực tiễn xã hội và tư duy con người Việt Nam thời kỳ
này. Nhưng đồng thời nó cũng là kết quả phản ánh tích cực của hiện thực
logic phát triển của lịch sử tư tưởng trước nó, đến lượt nó lại là động lực góp
phần thúc đẩy phát triển cho lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Trong khoảng đầu thế kỷ XX lịch sử Việt Nam cận hiện đại này, các bước
chuyển về tư tưởng được thực hiện bởi hai thế hệ: các nhà nho Duy tân và các
nhà trí thức Tân học yêu nước, mà cả cuộc đời và sự nghiệp của họ luôn
hướng về mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Chính
nhờ nỗ lực của họ đạt được các bước chuyển tư tưởng nhận thức lịch sử đó
trong đó có lịch sử Phật giáo mà dịng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam
1


luôn được bổ sung những màu sắc mới về nội dung và phong phú về hình
thức, theo hướng tích cực, tiến bộ. Trong bước chuyển tư tưởng từ truyền
thống đến hiện đại có một nội dung phong phú của các nhà tư tưởng là các trí
thức yêu nước Việt Nam đó là quan niệm về Phật giáo cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, thể hiện tập trung qua một số nhân vật tiêu biểu như: Phan Bội
Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh… Tư tưởng của họ về Phật giáo
có một nội dung mới mẻ, khá nhạy cảm và tinh tế thể hiện sự chuyển biến
trong nhận thức của các ơng về lĩnh vực tơn giáo nói chung, về Phật Giáo nói
riêng. Chủ đề đó trước đây điều kiện chưa cho phép nên cịn ít được chú ý.
Chúng tơi thấy rằng trong các cơng trình trước đây, các nội dung tư tưởng
quan niệm về Phật giáo đó có vai trị quan trọng. Những thành quả nhận thức
đó góp phần làm giàu tư tưởng, là cầu nối cho sự truyền bá và phát triển thắng
lợi của tư tưởng cách mạng vào Việt Nam giai đoạn tiếp theo, vì vậy rất cần
được tiếp tục đi sâu làm rõ.
Điểm cần lưu ý trong di sản để lại của các nhà tư tưởng tiêu biểu như:
Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, chủ đề tư tưởng chủ

yếu đều xuất phát từ yêu cầu bức thiết phải xây dựng đường lối giải phóng
dân tộc, với tấm lịng u nước thương dân sâu sắc và sự khao khát nền độc
lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, từ đó, họ đã trở lại tiếp thu những
thành quả tư tưởng về Phật giáo trong giai đoạn trước và mở rộng hơn, tiếp
thu các yếu tố tư tưởng khai sáng mới mẻ về lĩnh vực tơn giáo nói chung, của
Phật giáo nói riêng…Mặt khác, do sự chuyển biến mạnh mẽ của thời cuộc,
của tôn giáo Việt Nam cùng với sự tác động của những luồng tư tưởng mới lạ
của khu vực và trên thế giới, hòa chung bối cảnh sự du nhập và ra đời của
nhiều tơn giáo có mang yếu tố Phật giáo, nhưng đã có sự pha trộn, phối hợp
khác trước với các yếu tố mới như Cao Đài, Hòa Hảo và những tôn giáo mới
khác. Chúng đã làm nên cơ sở để các ông đưa ra những quan niệm về tơn giáo
nói chung, Phật giáo nói riêng. Trong các quan niệm này của các nhà tư tưởng
2


vẫn cịn có những biểu hiện ảnh hưởng pha tạp theo nhiều xu trào khác nhau.
Trước thực trạng đó, nảy sinh yêu cầu xuất hiện các phong trào chấn hưng
Phật giáo ở nhiều nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…và làm nảy sinh công
cuộc chấn hưng Phật giáo khắp cả ba miền Trung, Nam, Bắc Việt Nam với
mong muốn làm thay đổi diện mạo vai trò Phật giáo nước nhà. Đó là cơ sở
xuất hiện quan niệm của các nhà tư tưởng Việt Nam về Phật giáo đáp ứng
phần nào yêu cầu xã hội, yêu cầu chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã trở thành
một yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, cho tới nay những nghiên cứu hệ thống về
vấn đề này còn chưa tương xứng. Trong số các nhà tư tưởng Việt Nam có các
quan niệm về tơn giáo nói chung và về Phật giáo nói riêng cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX tiêu biểu nhất phải nhắc tới: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn An Ninh…là các nhà tư tưởng rất tiêu biểu đánh dấu bước
chuyển rất quan trọng trong giai đoạn này. Nghiên cứu quá trình chuyển biến
quan niệm của các nhà trí thức đó về Phật giáo trong thời kỳ này có những nội
dung, có những bài học ý nghĩa quan trọng, nhằm làm đầy đủ hơn hiểu biết về

bước chuyển lịch sử tư tưởng Việt Nam. Vì những lý do như vậy chúng tơi
lựa chọn tìm hiểu vấn đề: “Quan niệm của một số nhà tư tưởng Việt Nam đầu
thế kỷ XX về Phật giáo” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Cho tới nay đã có nhiều bộ sách khá dày dặn viết về lịch sử tư tưởng
Việt Nam thời cận đại trong đó ít nhiều đã ghi nhận vị trí và nội dung quan
trọng của tư tưởng của các nhà trí thức Nho học Duy tân và Tây học về nhiều
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…Tuy nhiên, điểm lại cho tới
nay, đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu tập trung về quan niệm của các nhà
trí thức đó về tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng đã có trực tiếp
hay gián tiếp tuy cịn chưa nhiều, chưa đầy đủ. Vì muốn làm đầy đủ thêm diện
mạo nội dung tư tưởng của họ nhất là những quan niệm về Phật giáo của các
nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ này, nên trong luận văn của mình, chúng tơi cố
3


gắng gạn đục khơi trong, tìm hiểu từ các nguồn tư liệu văn học, sử học, báo
chí học… để tiếp tục kế thừa đi sâu lý giải hệ thống hóa về các điều kiện, tiền
đề cho tiến trình biến đổi, phát triển trong nhận thức của họ cũng như một số
nội dung cơ bản trong quan niệm của các nhà tư tưởng Việt Nam giai đoạn
cận hiện đại về lĩnh vực Phật giáo.
Có thể nói rằng, việc đi vào nghiên cứu chủ đề: “Quan niệm của một số
nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX về Phật giáo”, chúng tôi không phải là
người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Trong bước đầu tìm hiểu tư liệu, chúng
tơi nhận thấy vấn đề này ít nhiều trực tiếp và gián tiếp đã được đề cập đến trong
các bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam, cơng trình nghiên cứu chung về quá trình
chuyển biến tư tưởng các nhà tư tưởng trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX. Qua các cơng trình đó có sự lý giải có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
tới sự hình thành và một số nội dung tư tưởng về Phật giáo thời kỳ này. Nhưng
nhìn chung, chưa đầy đủ và hệ thống chúng tơi thống kê và phân loại thấy có

thể chia các cơng trình chính đó thành ba nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, đó là các cơng trình nghiên cứu từ góc độ khoa học lịch
sử. Trong các cơng trình đó có nhắc tới bước chuyển tư tưởng chung từ tư
tưởng trung đại sang cận đại thời kỳ này trong tổng thể giai đoạn lịch sử cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một số tiêu biểu nhất đó là tác phẩm: Lịch sử Phật
giáo Việt Nam, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988) của tác giả Nguyễn Tài
Thư; Việt Nam Phật giáo sử luận, (Nhà xuất bản Văn học,1994) của tác giả
Nguyễn Lang; Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam (Từ thế kỉ XIX đến cách
mạng tháng Tám), (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) của tác
giá Trần Văn Giàu. Trực tiếp chủ yếu nghiên cứu về sự chuyển biến, bước
phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam trong giai đoạn này cịn có cơng
trình: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, (Nhà
xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác giả do Trương
Văn Chung, Dỗn Chính đồng chủ biên; Đại cương lịch sử Việt Nam, Toàn
4


tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2005 của Trương Hữu Quýnh, Đinh
Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên); Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội, 2006 của Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên); Quá trình
chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua
các nhân vật tiêu biểu (Nhà chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007) của tác giả
Dỗn Chính và Phạm Đào Thịnh đồng chủ biên. Bên cạnh đó cịn có cơng
trình nghiên cứu: Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981), (Nhà xuất
bản Văn học, 2012) của tác giả Bồ đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng. Và
cơng trình nghiên cứu gần đây: Q trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ
Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia – sự
thật 2012) của Trần Thị Hạnh; Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ
dựng nước đến đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội,
2013) của tập thể tác giá do Dỗn Chính chủ biên;

Nhóm thứ hai, đó là các cơng trình nghiên cứu cụ thể về từng nhà tư
tưởng, về từng nội dung tư tưởng của họ, tư tưởng đó liên quan đến tư tưởng
của họ về tơn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Đáng chú ý trong đó nổi bật
có các cơng trình như: Nguyễn An Ninh dấu ấn để lại (Nhà xuất bản Văn học,
1996) của Lê Minh Quốc; Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) của tập thể tác giả
Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, do Đinh Xuân Lâm (chủ biên);
Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội - chính trị (Nhà xuất bản
Thuận Hóa, Huế, 2000) của Chương Thâu; Tơn giáo trong mối quan hệ văn
hóa và phát triển ở Việt Nam, (Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,
2004) của tác giả Nguyễn Hồng Dương; Nghiên cứu Phan Bội Châu (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); Tư tưởng triết học và chính trị
của Phan Bội Châu (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) của
Nguyễn Văn Hòa; Huỳnh Thúc Kháng con người và thơ văn (Nhà xuất bản
văn học, Hà Nội, 2006) của Nguyễn Q.Thắng; Phan Bội Châu trong dòng
5


thời đại (Bình luận và hồi ức) (Nhà xuất bản Nghệ An, 2007); Nghiên cứu tôn
giáo - Nhân vật và sự kiện, (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh, 2009) của tác giả Đỗ Quang Hưng; Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nhân
vật và sự kiện, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) của Lê Tâm
Đắc – Nguyễn Đại Đồng … Nhìn chung trong các cơng trình này đã khảo
cứu về các cuộc đời, sự nghiệp nhân vật Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng vv… đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc
độ như cuộc đời, di khảo tư tưởng, giá trị lịch sử của tư tưởng chính trị - xã
hội. Trong đó các nhà nghiên cứu tập trung hệ thống hóa tư tưởng chính trị,
xã hội, đi sâu phân tích những quan điểm tiến bộ, tinh thần sáng tạo đi tìm
con đường cứu nước giải phóng dân tộc, nêu lên những hạn chế, những bài
học lịch sử trong tư tưởng đối với cách mạng Việt Nam. Điểm cần quan tâm

là các sách chỉ mới dừng lại ở nhận định chung khi nói về quan niệm của họ
về Phật giáo đầu thế kỷ XX.
Nhóm thứ ba, đó là các cơng trình tiếp cận từ góc độ lịch sử tư tưởng
nghiên cứu tư tưởng về tôn giáo trong các nhà tư tưởng nói trên, nghiên cứu
đánh giá từng mặt, từng nội dung và giá trị lịch sử của các nhà tư tưởng cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong trong các luận văn, luận án và trong các tạp
chí như tạp chí Triết học, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo. Thêm vào đó có các
luận án, luận văn trong đó tìm hiểu về tư tưởng về tơn giáo ở Phan Bội Châu,
Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh có các cơng trình sau: Luận văn Thạc
sĩ chun ngành Triết học của Nguyễn Khắc Sâm, với đề tài: Tìm hiểu tư
tưởng của Phan Bội Châu về tơn giáo, tín ngưỡng. Trong luận văn này đã
bước đầu hệ thống hóa và phân tích những nội dung tư tưởng về tơn giáo, tín
ngưỡng nói chúng của Phan Bội Châu, phân tích ý nghĩa, hạn chế của những
tư tưởng đó với tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam; Luận văn
Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Triết học của Trần Thị Hạnh, với tên đề tài:
Tư tưởng yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng; Trong đó có gián tiếp nêu tư
6


tưởng về Phật giáo của ông. Luận văn Thạc sĩ Triết học của Lê Thị Mận, với
đề tài là: Tư tưởng Nguyễn An Ninh về văn hóa, chính trị, tơn giáo. Trong
chương 2 mục 2.3 tác giả đã trình bày một số nét tư tưởng của Nguyễn An
Ninh về tôn giáo nói chung và quan niệm Phật giáo nói riêng.
Ngồi ra còn thêm các bài báo đăng ở các tạp chí, đáng chú ý có các
cơng trình sau: Phan Bội Châu với công cuộc vận động đồng bào Thiên chúa
giáo ở đầu thế kỷ XX, của tác giả Đặng Huy Vận, đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử (số 104- 1967); Bài Nguyễn An Ninh trong tiến trình tư tưởng
Việt Nam, của tác giả Lê Sỹ Thắng đăng trên tạp chí Triết học (số 1 – 1991);
Tìm hiểu về Phan Bội Châu và vấn đề đoàn kết lương giáo chống Pháp đầu
thế kỷ XX, của tác giả Phạm Hồng Tung đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử

(số 6-1999); tác giả Lê Ngọc Thơng có bài viết Quan niệm của Phan Bội
Châu về tơn giáo, đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo (số 1- 2001); Nguyễn
An Ninh và tôn giáo, của tác giả Đỗ Quang Hưng đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Tơn giáo (số 11- 2003); Tìm hiểu sự tiếp nhận tư tưởng Mácxit về tôn
giáo của Nguyễn An Ninh qua tác phẩm “Phê Bình Phật Giáo” của tác giả
Đỗ Thị Hịa Hới đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 1 – 2004); Tư
tưởng Phan Bội Châu về Phật giáo thời kỳ ở Huế,của tác giả Đỗ Thị Hịa Hới
và Nguyễn Khắc Sâm đăng trên tạp chí Khng Việt (số 7 – 2009) trong đó
đề cập đến tư tưởng của ông về Phật giáo; Bài Quan niệm của Phan Bội Châu
về giá trị của Phật giáo của tác giả Đỗ Thị Hòa Hới đăng trong sách Kỷ yếu
Hội thảo Khoa học về giá trị của các tôn giáo, nhà xuất bản Viện nghiên cứu
Tôn giáo, Hà Nội, 2016.
Tóm lại, nhìn chung tuy đã có bức tranh tổng quan chung qua các bộ sử
lớn nhỏ, những cơng trình nghiên cứu chung về tư tưởng của Phan Bội Châu,
Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn An Ninh, song có lẽ đến nay vẫn cịn ít có
cơng trình nào đi sâu trình bày, phân tích một cách hệ thống chủ đề: “Quan
niệm của một số nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX về Phật giáo” nên
7


trong luận văn chúng tôi lựa chọn kế thừa và đi sâu nghiên cứu vấn đề đó. Nhờ
có kế thừa và tiếp thu kết quả của những người đi trước, trong giới hạn khuôn
khổ của luận văn thạc sĩ triết học này, chúng tôi hy vọng sẽ cố gắng tiếp cận từ
góc độ chuyên ngành triết học và kết hợp cách tiếp cận liên ngành: Triết học
văn hóa, triết học giá trị nhằm làm rõ lý giải thêm về điều kiện, tiền đề, một số
đóng góp nội dung tư tưởng về Phật giáo đầu thế kỷ XX qua một số nhà tư
tưởng tiêu biểu, những nội dung đó mà đến nay nếu biết chắt lọc, chúng ta có
thể rút ra được những giá trị, bài học bổ ích cho sự nghiệp đổi mới.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quan niệm về Phật giáo nửa đầu thế

kỷ XX, qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những cơ sở điều
kiện, tiền đề, nội dung quan niệm về Phật giáo nửa đầu thế kỷ XX qua một số
nhà tư tưởng tiêu biểu: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An
Ninh, thể hiện qua cuộc đời và thơ văn của họ.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tiếp cận từ góc độ triết học luận văn chú ý hệ
thống hóa, phân tích làm rõ cơ sở hình thành và nội dung quan niệm của một số
nhà tư tưởng về Phật giáo đầu thế kỷ XX: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh. Để thực hiện mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ:
Có ba nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội khách quan, chủ quan và
các tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm về Phật giáo đầu thế kỷ XX,
qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh.
- Hệ thống hóa làm rõ những nội dung quan niệm về Phật giáo đầu thế
kỷ XX, qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn An Ninh.
8


- Phân tích chỉ ra một số giá trị và hạn chế trong nội dung quan niệm về
Phật giáo của một số nhà tư tưởng đầu thế kỷ XX: Phan Bội Châu, Huỳnh
Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh cho tiến trình lịch sử dân tộc nói chung, lịch
sử Phật giáo nói riêng.
5.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng những
quan điểm cơ bản của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa ý thức xã
hội và tồn tại xã hội con người, và vai trò của mối quan hệ biện chứng giữa

tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu thống
nhất logic và lịch sử, thống nhất phân tích và tổng hợp, ngồi ra cịn sử dụng
phương pháp liên ngành như triết học văn hóa, triết học tơn giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp thêm vào việc nhận thức
đầy đủ hơn các tiền đề, tư tưởng và khía cạnh nội dung lịch sử tư tưởng về tôn
giáo, Phật giáo Việt Nam giai đoạn này. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn lịch
sử này
7.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm có hai chương, sáu tiết.

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH
THÀNH QUAN NIỆM VỀ PHẬT GIÁO ĐẦU THẾ KỶ XX (QUA MỘT
SỐ NHÀ TƢ TƢỞNG TIÊU BIỂU)
1.1. Hoàn cảnh, lịch sử - xã hội cho sự hình thành quan niệm về
Phật giáo đầu thế kỷ XX
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và khu vực cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thế giới có nhiều chuyển biến to lớn
chuẩn bị cho một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại, đó là:
Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc
quyền – chủ nghĩa đế quốc, mở rộng thị trường, xâm lược các nước khu vực

châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh; công cuộc duy tân của Nhật Bản, cuộc vận
động cải cách ở Trung Quốc dẫn đến cách mạng Tân Hợi năm (1911)…
Đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển mạnh
mẽ chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước tư bản phát
triển đã làm tăng thêm nhu cầu tìm kiếm thuộc địa để cung cấp nguyên liệu và
thị trường tiêu thụ hàng hóa. Để mở rộng thị trường chủ nghĩa tư bản đã tiến
hành xâm lược các nước phương Đông, do đó tạo nên sự biến đổi to lớn tác
động trực tiếp đến đời sống xã hội mọi mặt của Việt Nam và khu vực.
Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản tạo ra lực lượng sản xuất lớn, làm cho diện
mạo của đời sống xã hội phương Tây và thế giới thay đổi. Do sự phát triển
không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế
những năm 1900 – 1903 , sau đó là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tiếp
đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1930. Chính thực trạng đó đã đòi hỏi các
nước tư bản phải mở rộng thị trường bằng cách xâm lược và áp bức các dân
tộc phương Đơng, trong đó có Việt Nam ngày một ngặt nghèo.
10


Về chính trị tại chính quốc vào năm 1789, giai cấp tư sản Pháp thực
hiện cuộc cách mạng xã hội triệt để lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ
tư bản chủ nghĩa. Từ đây tạo nên bước chuyển từ chế độ quân chủ sang dân
chủ, từ quân quyền sang pháp quyền. Nhờ đó, đã tạo ra sự phát triển nhanh
chóng của giai cấp cơng nhân, đặc biệt ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga.
Đội ngũ công nhân ở các nước này tăng lên hàng triệu người, trở thành lực
lượng xã hội rất quan trọng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản
nhất là giữa tư sản và vô sản. Sau thất bại của Công xã Pari (năm 1871) phong
trào công nhân tiếp tục được củng cố, tập hợp lực lượng và được sự dẫn dắt
bởi chủ nghĩa Mác. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác, giúp phong
trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều tổ chức Đảng Vô sản,

Đảng Xã hội theo xu hướng tiến bộ cách mạng ra đời, nhằm tổ chức và lãnh
đạo phong trào công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản. Cho nên, khi các nước
tư bản mở rộng xâm lược các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, thì
cùng với sự su nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiếp theo những năm 20
của thế kỷ XX là sự du nhập các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và vô sản
vào nước ta tạo ra sự chuyển biến hệ tư tưởng từ hệ tư tưởng truyền thống có
tính chất chế độ qn chủ sang hệ tư tưởng có tính chất Dân chủ tư sản, xây
dựng đường lối cứu nước theo hướng Dân chủ tư sản, tiếp theo các nhà lãnh
đạo phong trào yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn An Ninh sẽ bước đầu tiếp cận với tư tưởng Mácxít.
Về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giai đoạn này là thời kỳ Tây Âu nở rộ
nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, ở các nước tư bản phát triển, tạo điều kiện
cho con người nâng cao nhận thức duy lý, khoa học của con người, nâng cao
kiến thức hiểu biết về tự nhiên xã hội sâu sắc hơn, làm suy giảm vai trị của
tơn giáo.
Song, sự trớ trêu là do nhu cầu truyền đạo mà các đoàn truyền giáo đã
cấu kết với đoàn quân thực dân. Các cuộc xâm chiếm thuộc địa, tìm kiếm thị
11


trường châu Á đã đi cùng với việc truyền giáo được các nước Anh, Pháp, Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha tiến hành từ thế kỷ XVII, nhưng phải đến thế kỷ
XIX mới thực sự trở nên gay gắt. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước châu
Á đều tự biến thành các nước thuộc địa và phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc
phương Tây. Duy chỉ có Nhật Bản là một nước châu Á thoát khỏi số phận là
nước thuộc địa, do Nhật Bản đã thực hiện thành công cuộc cải cách Minh Trị
năm 1868. Cho nên Nhật đã giữ vững được độc lập dân tộc, đưa đất nước phát
triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, và trở thành đế quốc Châu Á trẻ đánh bại
Nga, và đã chiếm Triều Tiên, Lưu Cầu và xâm lược Trung Quốc.
Ở Trung Quốc đến cuối thế kỷ XIX tuy có những nỗ lực duy tân nhưng

vẫn còn là một nước phong kiến với chế độ quân chủ, có nhiều nét giống Việt
Nam. Giai đoạn này Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thực dân xâm lược; các
lãnh địa của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản mọc lên ở Trung Quốc. Từ năm (18391842), Anh mở cuộc chiến tranh tấn công Trung Quốc buộc triều đình Mãn
Thanh phải ký hịa ước Nam Kinh (29 – 8 – 1842) gồm bốn nội dung chính
chấp nhận mọi điều kiện do thực dân Anh đưa ra. Bên cạnh đó Anh xâm chiếm
Ba Tư, xâm chiếm Malayxia, Myanma, biến toàn bộ Ấn Độ thành thuộc địa,
thế lực của Anh ở châu Á vô cùng to lớn, đã nhiều lần o ép Thái Lan.
Theo sau đế quốc Anh, Mỹ buộc Trung Quốc ký hiệp ước Vọng Hạ
(7 – 1884) với mục đích chia sẻ thị trường tiêu thụ. Đế quốc Pháp buộc
Trung Quốc ký hiệp ước Hoàng Phố (10 – 1884), dành quyền tự do thương
mại truyền đạo, để mở đường xâm lược Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc
cịn buộc phải ký nhiều điều ước bất bình đẳng với các nước tư bản khác
như Bỉ, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển… các hiệp ước đó đã đẩy Trung Quốc vào
tình trạng phụ thuộc, khơng giữ được chủ quyền tồn vẹn.
Tại khu vực Đông Nam Á, Inđônêxia từ thế kỷ XVI đã bị Hà Lan thống
trị, Philippin thì bị Mỹ và Tây Ban Nha xâu xé, Xiêm (Thái Lan) thì bị biến
thành vùng đệm. Cịn khu vực Đơng Dương gồm Việt Nam, Lào và
Campuchia thì cuối thế kỷ XIX bị thực dân Pháp thơn tính.
12


Trước xu thế bành trướng xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây,
nhiệm vụ cấp bách nhất đối với các nước Châu Á là bằng mọi cách đấu tranh
để bảo vệ độc lập dân tộc. Ngay từ đầu các nước châu Á đã sớm nhận ra âm
mưu xâm lược của các nước xâm lược của các nước tư bản phương Tây thông
qua hoạt động ráo riết của các nhà bn và các phái đồn truyền giáo. Song
triều đình phong kiến bảo thủ, phương thức duy nhất để chống lại nguy cơ bị
thơn tính ở các nước Châu Á lúc này đều là kiên quyết thi hành chính sách
“bế quan tỏa cảng”, hòng ngăn chặn sự xâm lược của phương Tây. Tuy nhiên,
trước thời cuộc mới đó đây chỉ là biện pháp thụ động và lạc hậu. Thực tế giải

pháp này khơng đem lại kết cục tích cực, tốt đẹp. Mà chống lại sự xâm lược
của các nước tư bản phương Tây thì con đường tự cường canh tân, canh tân
để tự cường là hợp lý. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX ở Trung Quốc
đã xuất hiện phong trào “Dương Vụ Vận Động” do một số ít quan lại trong
triều đình Mãn Thanh khởi xướng với nội dung chủ yếu là vận động học tập
phương Tây nêu khẩu hiệu tự cường nhưng khơng được triều đình hưởng ứng.
Tiếp đó phong trào Mậu Tuất duy tân 1898 nổ ra với những đại biểu kiệt xuất
như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng… mở đường cho canh
tân mọi mặt nhất là chủ trương kinh tế phát triển chống lại sự bảo thủ, lạc hậu
của triều đình Mãn Thanh, chống lại sự can thiệp ngày càng sâu sắc của các
nước phương Tây, đỉnh cao của phong trào này là cuộc chính biến Mậu Tuất
(1898) do phái cấp tiến chủ trương được vua Quang Tự ủng hộ, cuộc chính
biến này chỉ kéo dài được 103 ngày thì thất bại. Đến cuối thế kỷ XIX, Trung
Quốc bị các nước đế quốc xâu xé tàn phá nặng nề. Năm 1901, triều đình Mãn
Thanh ký hiệp ước Thiên Tân với 8 nước phương Tây, từ đây Trung Quốc
chính thức trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Chủ nghĩa đế quốc còn sử dụng tấm màn che là sự truyền giáo để tiến
hành các cuộc chiến trang xâm lược các quốc gia các dân tộc phương Đông
nhỏ yếu, biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa và thực hiện đàn áp,
13


bóc lột hết sức tàn bạo. Điều đó đặt ra cho các dân tộc, các quốc gia phương
Đông vấn đề hàng đầu là tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc và ý thức về
sự bảo vệ các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống lâu đời. Kháng chiến chống
xâm lược của chủ nghĩa thực dân đã làm cho các dân tộc, các quốc gia bị xâm
lược đứng trước những vấn đề hết sức mới mẻ, trong đó có vấn đề nhận thức
về tơn giáo trong đó có nhận thức về Phật giáo. Đặc biệt là sự tác động rất lớn
đến tư tưởng hệ nói chung và tư tưởng về Phật giáo nói riêng. Ngay ở Trung
Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, khi xuất hiện nguy cơ bị chủ nghĩa đế

quốc xâm lược, các nước phong kiến phương Đông hết sức lúng túng trước
những vấn đề sống còn của quốc gia, hết sức lung túng vấn đề giữ gìn bản sắc
văn hóa, tơn giáo. Trước thực tiễn đó, buộc các nhà tư tưởng càng phải suy tư
tồn cảnh giải thích tác động những hiện tượng lịch sử mới nảy sinh đến Phật
giáo. Hệ tư tưởng cũ không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, giai cấp cầm
quyền thì bế tắc về con đường cách mạng của dân tộc. Trước tình hình đó
xuất hiện một nhu cầu cấp bách là cần có hệ tư tưởng mới chấn hưng các di
sản Phật giáo cho phù hợp với yêu cầu trên. Cho nên, có thể nói khái quát sự
bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây là một trong những yếu tố
vật chất góp phần thúc đẩy nhanh q trình chuyển biến tư tưởng ở các nước
phương Đơng nói chung, Việt Nam nói riêng. Từ tư tưởng phong kiến, tiếp thu
“Tân thư”, “Tân văn” các nhà nho Duy tân đã chuyển biến sang tư tưởng dân
chủ tư sản, tiếp theo dấu chân họ có các trí thức Tân học như Nguyễn An Ninh.
Và tiếp theo họ bước đầu tiếp cận với hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
bước chuyển nhận thức đó cũng thể hiện ở nội dung, quan điểm của học về
Phật giáo. Điều đó được thể hiện qua các nhà tư tưởng tiểu biểu như: Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh… Nằm
trong bước chuyển chung đó của lịch sử dân tộc, các quan niệm về Phật giáo
của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh cũng có những
đóng góp, giá trị, đặt cầu nối chuyển biến tiếp theo đáp ứng những yêu cầu
mới của lịch sử dân tộc, đưa cách mạng tới thành công.
14


1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Từ cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương vũ trang khởi nghĩa chống
Pháp từ Nam chí Bắc sau khi Hàm Nghi xuất bôn và phát hịch Cần Vương đã
tàn lụi dần, được đánh dấu mốc với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương
Sơn (1896). Về căn bản thực dân Pháp đã hồn thành cơng cuộc bình định
Việt Nam về mặt qn sự, và trong bối cảnh đó có thể bắt tay vào khai thác

thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đơng Dương nói chung một cách quy
mơ. Pháp đưa Pơn Đume (Paul Doumer) sang làm tồn quyền Đơng Dương
mở ra một giai đoạn mới khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chủ nghĩa thực
dân Pháp ở xứ này.
Về kinh tế, thực dân Pháp thi hành thủ đoạn độc quyền kinh tế và đặc biệt
chú ý coi trọng thủ đoạn bóc lột theo kiểu thời kỳ trung cổ. Đó là chế độ thuế
khóa vơ cùng nặng nề và hết sức vơ lý. Tồn bộ chính sách kinh tế của thực dân
Pháp dẫn tới kết quả tất yếu đó là bịn rút sức người sức của bản địa, biến nền
kinh tế Việt Nam què quặt phải dựa vào nền kinh tế chính quốc, và khơng phát
triển tồn diện được, nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa, vơ sản hóa.
Về cơng nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ và
chế biến nơng sản, khống sản, quặng được hình thành và ngày càng phát triển.
Sự phát triển của các ngành cơng nghiệp đã tạo nên sự phân hóa xã hội, đó là
sự xuất hiện giai cấp cơng nhân, sau đó là giai cấp tư sản, sự phát triển tầng lớp
thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ. Đồng thời cũng làm thay đổi tư duy, nếp
sống, phong cách làm việc của người lao động, các quan hệ kinh tế xã hội,
những yếu tố này tác động rất lớn đến ý thức, tư tưởng của người Việt Nam.
Về tiểu thủ công nghiệp, là ngành kinh tế phụ, như dệt vải, đan lát, chế
biến nông sản, chế biến hải sản ngày càng phát triển rộng rãi nhưng không
vươn lên được. Những ngành nghề này có tác dụng hỗ trợ cho kinh tế nơng
nghiệp, cơng nghiệp, nhưng vẫn nằm trong tính chất khn khổ phương thức
sản xuất phong kiến, mặc dù có phát triển nhưng chưa đủ sức để phá vỡ quan
hệ sản xuất phong kiến lạc hậu và sự chèn ép, phụ thuộc.
15


Về thương nghiệp, trong chế độ phong kiến nhà Nguyễn thực hiện
chính sách “bế quan tỏa cảng” nên chậm phát triển. Khi thực dân Pháp xâm
lược, một mặt hàng rào ấy bị xóa bỏ, thương nghiệp, ngoại thương do Pháp
nắm bắt đầu phát triển, tạo điều kiện tốt cho nước ta giao lưu ra bên ngoài,

tiếp cận với các nền văn minh thế giới, song cản trở sự ra đời của giai cấp tư
sản dân tộc.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam lúc
bấy giờ là sự đan xen, tồn tại của các yếu tố cả nền kinh tế truyền thống mang
tính chất phong kiến với các yếu tố của nền kinh tế phụ thuộc mang tính chất
thuộc địa tư bản chủ nghĩa. Các quan hệ sản xuất phong kiến bị thu hẹp, phá vỡ
tính thuần nhất của sản xuất nơng nghiệp truyền thống, thay vào đó là sự phát
triển của các nhà máy công nhiệp, hầm mỏ, đồn điền…các cơ sở vật chất mới
ra đời tuy mang tính lệ thuộc. Những yếu tố vật chất đó đã trở thành mảnh đất
màu mỡ, mới mẻ, tạo điều kiện cho các trào lưu tư tưởng mới ở bên ngoài xâm
nhập vào nước ta cũng như làm biến đổi ý thức tư tưởng của quần chúng nhân
dân Việt Nam trong tiến trình phát triển tư tưởng của nó. Tính chất đan xen tồn
tại hai phương thức sản xuất tại thuộc địa đã làm cho hệ tư tưởng dân chủ tư
sản của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, cũng tồn tại
đan xen các yếu tố truyền thống với hiện đại, không thuần nhất khi nhận định
về đời sống Phật giáo tư tưởng, các ơng cũng có tính đan xen.
Về chính trị, để đảm bảo cho nền chính trị của chúng, thực dân Pháp đã
khơng thủ tiêu lợi ích của giai cấp phong kiến – địa chủ bản xứ, mà trái lại tìm
cách dung dưỡng nó, biến nó thành bộ máy bù nhìn tay sai, cơ sở xã hội vừng
chắc cho sự thống trị của chúng ở thuộc địa; đồng thời Pháp đã câu kết với
giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến Việt Nam thi hành chính sách kinh tế
thực dân rất thâm độc, rất bảo thủ, đó là tiếp tục duy trì phương thức sản xuất
phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế các yếu tố của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tại thuộc địa. Cho nên tính chất xã hội Việt
Nam giai đoạn này là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
16


Thực dân Pháp nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã thi
hành chính sách “chia để trị”. Nam kỳ là đất thuộc địa trực thuộc cai trị của

Pháp, không liên quan đến chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Tại Trung kỳ thực
dân Pháp duy trì “chính phủ Nam triều”, về thực chất “triều đình Huế khơng
có quyền hành gì ngồi “quyền” vâng lệnh Pháp để đàn áp nhân dân. “Nam
triều” là cái danh nghĩa cho Pháp tiêu diệt các cuộc khởi nghĩa chống thực
dân; Hơn là một danh nghĩa, Nam triều cung cấp lính tráng cho sự tàn sát đó,
hết sức thẳng tay và có ý đồ. Vua nào không phục tùng Pháp (Thành Thái,
Duy Tân) thì bị Pháp đày đi phương xa. “Sự tồn tại của triều đình Huế biểu
hiện một cuộc đồng minh giữa thực dân và các lực lượng phong kiến chống
phong trào giải phóng dân tộc, chống mọi sự tiến bộ dân chủ” [21, tr.17-18].
Tại Bắc kỳ, thực dân Pháp thực hiện chủ trương “nửa bảo hộ”, đứng
đầu Bắc kỳ là Thống sứ người Pháp, và Hội đồng bảo hộ giúp việc. Như vậy,
có thể nói thực chất quyền hành chính trị ở ba kỳ đã chuyển sang tay bộ máy
chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp. Sự thống trị của thực dân Pháp từ
kinh tế, chính trị, dần dần đến các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, giáo
dục, đời sống tôn giáo... và tất yếu là thống trị tồn bộ xã hội Việt Nam.
Về văn hóa, từ đầu thế kỷ XVI, năm 1533, nền văn minh phương Tây
qua con đường truyền giáo bắt đầu du nhập vào nước ta. Đến đầu thế kỷ XX
thực dân Pháp chủ trương dùng Cơng giáo gia tăng ảnh hưởng văn hóa
phương Tây tại Bắc kỳ, viện Hàn lâm được thành lập, gồm các nhà khoa bảng
Việt Nam và một số người Pháp. Viện này được lập ra với mục đích là nhằm
truyền bá văn minh Pháp, đồng thời giúp cho người Pháp “hiểu” được văn
hóa Việt Nam. Cùng với việc truyền bá tiếng Pháp, chữ quốc ngữ cũng được
truyền bá rộng rãi nhằm gia tăng ảnh hưởng văn hóa phương Tây. Nhưng
những nhà nho Duy tân đã hiểu được đây là điều rất thuận lợi cho việc truyền
bá tư tưởng và phát triển học thuật, để Việt Nam có thể tiến bộ, tự cường, tự
lực, giải phóng đất nước nên đã tích cực phổ biến. Bên cạnh việc xuất hiện
17


chữ quốc ngữ, còn xuất hiện các tờ báo, các cơ sở in ấn, các nhà xuất bản, các

trường theo phong trào Duy tân, Đông Kinh Nghĩa Thục tạo điều kiện cho
truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản. Mặc dù, những tờ báo được Pháp tạo điều
kiện ra đời là tiếng nói phục vụ cho chế độ phong kiến thực dân nhưng bên
cạnh đó, các nhà tư tưởng cịn biết tận dụng tương kế, tựu kế, vận động duy
tân, yêu nước, có rất nhiều tờ báo thể hiện tinh thần dân tộc và yêu nước. Ở Hà
Nội, có báo Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, ở Sài Gịn có báo Diễn đàn
Đơng Dương, Tiếng vang An Nam… Về sau trong phong trào Chấn hưng Phật
giáo có những tờ báo ở cả ba miền cổ xúy sự nghiệp phong trào chấn hưng Phật
giáo. Các tờ báo này chủ yếu là quảng bá cho chủ nghĩa Pháp – Việt đề huề, có
cả khuynh hướng dựa vào Pháp để chống lại ảnh hưởng tư sản Hoa kiều, cổ
động cho phong trào thực nghiệp của dân tộc. Đặc biệt các báo La Cloche fêlée
(Tiếng chuông rè), L’Annam (Nước Nam) do Nguyễn An Ninh sáng lập, đã tích
cực truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản, truyền bá tư tưởng Mácxít, phản đối vạch
rõ chủ nghĩa cải lương phản bội lại lợi ích của dân tộc, chống lại chủ nghĩa thực
dân và phong kiến, một cách nhiệt thành hiệu quả.
Khi cướp mất chủ quyền Việt Nam, thực dân Pháp chủ trương kỳ thị
tôn giáo dựa vào Công giáo để đẩy nhanh nền văn hóa phương Tây du nhập.
Phật giáo, Đạo giáo và nhất là Nho giáo đã từng tồn tại hàng trăm năm ở Việt
Nam bắt đầu có sự kỳ thị, khủng hoảng. Để tồn tại và phát triển trên mảnh đất
của mình, một vấn đề mang tính tất yếu là các hệ tư tưởng Nho giáo, Phật
giáo, Đạo giáo, phải có những chuyển đổi thay đổi nhất định cho phù hợp với
yêu cầu của thực tiễn và đặc điểm lịch sử xã hội Việt Nam thời kỳ này. Nếu
như truyền thống trong nền văn hóa nơng nghiệp tiểu nơng trước đó các hệ tư
tưởng này mang tính bảo thủ, cố hữu những quan điểm tư tưởng của mình thì
đến lúc này điều kiện thay đổi khiến chúng cởi mở hơn, quan niệm của các
nhà tư tưởng giải thoát nhiều phạm trù tư tưởng biến đổi theo hướng biện
chứng duy vật hơn. Cho nên, có thể nói đầu thế kỷ XX khi văn hóa phương
18



Tây thực dân du nhập, cùng với sự thay đổi của kinh tế - xã hội, thì tư tưởng
về Phật giáo Việt Nam có sự thay đổi lớn về tính chất và khuynh hướng phát
triển của nó là một tất yếu.
Những biến đổi về chính trị - xã hội - văn hóa đã tạo nên những biến
đổi trong nhận thức và quan niệm về Phật giáo của các nhà tư tưởng Việt
Nam thời kỳ này. Mặc dù, chủ đích thực dân Pháp áp đặt ách nơ dịch về văn
hóa nhưng với tinh thần tự tôn, độc lập, tự chủ trong đời sống, nhân dân ta đã
chủ động thay đổi nhận thức và dẫn tới hành động có những thay đổi nhất
định. Mặt khác, trong đội ngũ tri thức, Nho học duy tân một bộ phận có ý
thức tự tơn dân tộc về bản sắc văn hóa trong đời sống tâm linh đã tích cực,
chủ động tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây nói riêng và nhân loại nói
chung để truyền bá quan niệm mới về Phật giáo, vai trò Phật giáo trong đời
sống tinh thần xã hội. Họ sẽ có thế hệ trí thức Tân học, Tây học tiếp sức
những tri thức mới về các lĩnh vực của nền văn hóa nhân loại trong đó có lĩnh
vực tơn giáo đã được truyền bá, lan tỏa vào Việt Nam. Đây là yếu tố rất cần
thiết cho việc đổi mới tư duy của các nhà tư tưởng, làm cho họ có thêm những
nhận thức mới, tạo ra một sức bứt phá mãnh liệt với hệ tư tưởng phong kiến,
để vươn mình hướng tới tư tưởng tiến bộ phương Tây.
Về cơ cấu xã hội, đến đầu thế kỷ XX sau cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất, nước ta có những thay đổi đáng kể, có sự phân hóa, biến đổi theo sự
tác động của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội phong kiến
cơ cấu xã hội giai cấp bao gồm: tầng lớp quan lại, quý tộc, giai cấp địa chủ;
giai cấp nơng dân; tầng lớp trí thức Nho sĩ, tầng lớp thợ thủ công, thương
nhân và dân nghèo thành thị. Trong xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến, cơ
cấu xã hội thay đổi có thêm giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản sẽ hình
thành, giai cấp tư sản trong những năm hai mươi của thế kỷ XX, tuy giai cấp
này đặc điểm yếu ớt, bạc nhược.
19



Đầu thế kỷ XX, giai cấp nông dân, chiếm khoảng 90% dân số cả nước
là lực lượng cơ bản chống thực dân và phong kiến. Họ đã trở thành đối tượng
để phong kiến và thực dân bóc lột và ngu dân. Với sự tác động của chế độ
thực dân và phong kiến tay sai, giai cấp này phân hóa thành phú nông, trung
nông, bần nông và cố nông. Sự phân hóa này về sau càng được đẩy mạnh hơn,
chính sách thuộc địa và tàn bạo của đế quốc Pháp đã làm cho giai cấp nông
dân Việt Nam trước đây đã điêu đứng dưới chế độ phong kiến, nay lại phải
chịu đựng hết bao tai ương, thảm khốc của chế độ thực dân, đã dồn người dân
cày Việt Nam vào con đường bần cùng hóa, bế tắc, khơng lối thốt, nhất là ở
hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Mâu thuẫn giữa nông dân và thực dân,
phong kiến ngày càng sâu sắc, chính vì vậy giai cấp nơng dân trở thành lực
lượng hùng hậu trong cách mạng, có truyền thống quật cường chống giặc
ngoại xâm, họ nổi dậy và bị đàn áp tàn bạo. Đó chính là một trong những
nguồn gốc họ cần sự an ủi, xoa dịu của Phật giáo.
Giai cấp địa chủ phong kiến, là giai cấp giữ vai trò thống trị trong xã
hội phong xã hội phong kiến, nhưng dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến
thì bị thay đổi mất dần vai trò thống trị. Và do sự tác động của điều kiện chính
trị - kinh tế - xã hội làm cho giai cấp này phân hóa khá sâu sắc. Thứ nhất, đại
bộ phận địa chủ phong kiến ý thức rằng giai cấp mình mất vai trò lịch sử, một
bộ phận sẽ cấu kết chặt chẽ với thực dân, ra sức bóc lột nhân dân lao động, là
đối tượng cần phải đánh đổ. Thứ hai, bộ phận địa chủ, quan lại có tinh thần
yêu nước, bất hợp tác với thực dân Pháp, phản đối triều đình đầu hàng. Thứ
ba, khi thực dân Pháp xâm lược, tầng lớp sĩ phu Nho sĩ yêu nước xuất thân từ
nền Nho học cũng bị phân hóa: một là, một bộ phận chủ trương “ẩn dật”; hai
là, bộ phận nhỏ phản động sẵn sàng vì lợi ích bản thân nên theo thực dân
Pháp, đi ngược lại lợi ích dân tộc; ba là, đơng đảo các sĩ phu u nước vì lợi
ích dân tộc sẵn sàng từ bỏ lợi ích giai cấp đứng về phía lợi ích dân tộc và nhân
dân lao động để duy tân, đứng lên đấu tranh chống thực dân, phong kiến, đi

20



tìm con đường cách mạng hướng tới tư tưởng dân chủ tư sản cho dân tộc. Lực
lượng sĩ phu duy tân này là lực lượng căn bản trong các quá trình “tư sản hóa”
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Do đó đặc điểm cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân
chủ tư sản những năm đầu thế kỷ XX không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo
mà do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo, cho nên nó quyết định đến nội dung, tính
chất của các phong trào giải phóng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam, lãnh đạo là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh…
Nói tóm lại, trừ một bộ phận nhỏ giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam
là đồng minh ngoan ngoãn của thực dân Pháp, mặc dù khơng phải tồn bộ địa
chủ đều theo Pháp. Một bộ phận phân hóa chuyển thành tư sản hóa. Trong đó
có bộ phận tư sản mại bản và có phần nhở tư sản dân tộc
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở kinh tế thuộc địa
nửa phong kiến chủ yếu từ giai cấp nông dân bị bần cùng hóa bằng nhiều con
đường. Giai cấp cơng nhân Việt Nam là giai cấp non trẻ, có tinh thần đồn kết
đấu tranh chống kẻ thù chung, nhưng phải đến từ sau năm 1930 giai cấp cơng
nhân Việt Nam đã có những điều kiện cần và đủ để hình thành một giai cấp.
Tuy vậy, đầu thế kỷ XX vì chưa đủ đơng đảo nhưng có lý luận tiên tiến soi
đường, họ chưa quan niệm được mình là một giai cấp riêng, có quyền lợi và
nguyện vọng riêng, chưa nhận thức được rõ vị trí và vai trị của mình trong
lịch sử xã hội. Giai cấp công nhân tuy đã ra đời nhưng mới ở giai đoạn “tự
phát”. Sự ra đời của giai cấp công nhân trước giai cấp tư sản dân tộc là một
đặc điểm lịch sử quy định những nét đặc thù của sự phát triển sau này của
cách mạng Việt Nam. Do sự khốn cùng, bế tắc, người công nhân thuộc địa
này đã cùng với người nông dân cùng khổ hướng tới nhu cầu tôn giáo.
Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, hình thành cùng với cơng cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất, đầu thế kỷ XX, chủ yếu ở các vùng đô thị chiếm

khoảng 6%, năm 1930 chiếm khoảng 8-10% dân số [44, tr.237]. Tầng lớp này
21


×