Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.97 KB, 12 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế

Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của
Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà
Nội đối với thị trƣờng du lịch quốc tế
trọng điểm Hoa Kỳ

Vũ Hoài Nam

ThS. Quản trị kinh doanh

Hà Nội 2008


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Với mức độ tăng trưởng cao, đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn vào tổng sản phẩm thu
nhập quốc dân, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển và cũng không
ít thách thức để duy trì, phát triển bền vững du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, những thuận lợi về mở rộng các mối quan hệ bạn
hàng, đối tác đi cùng với những khó khăn, đầy biến động, thay đổi về môi trường bên
ngoài, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nỗ lực lớn xây dựng và hoàn thiện công cụ xúc
tiến hỗn hợp sản phẩm du lịch ra nước ngoài, giúp bạn bè trên Thế giới biết đến Việt
Nam nhiều hơn, mong muốn đi du lịch Việt Nam. Dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng
du lịch sẵn có của Việt Nam, đặc biệt, chú trọng vào các đối tượng là khách du lịch đến
từ các nước trên thế giới bao gồm cả ở trong và ngoài khu vực, công tác quảng bá du lịch
của doanh nghiệp du lịch có ý nghĩa quan trọng, nâng cao nhận thức của khách du lịch về
tính đặc thù của ngành du lịch Việt Nam và sản phẩm du lịch mang tính hữu hình và đa
phần mang tính vô hình, thể hiện qua hoạt động cung cấp các thông tin, ấn phẩm quảng
bá, tạo dựng hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp nhằm kéo du khách đến với tuyến,


điểm du lịch trong chương trình du lịch.
Thực tiễn hoạt động của Ngành cũng như của các doanh nghiệp du lịch những năm
qua chỉ ra rằng, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài mặc dù đã có những chuyến
biến hết sức cơ bản như hỗ trợ mạnh mẽ về chủ trương và tài chính của Nhà nước, Ngành
cho các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN (Hoa Kỳ) trị
giá trên 4tỉ đồng và các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch ở các quốc gia khác trên
Thế giới, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thông tin du lịch của các thị trường gửi khách
đến Việt Nam, đặc biệt thị trường khách du lịch là Hoa Kỳ. Do vậy, ngoài việc củng cố
thuyết phục khách hàng từ các thị trường trên, vấn đề đặt ra là đổi mới tư duy trong chính
sách quảng bá du lịch của các doanh nghiệp nhằm chủ động thu hút nguồn khách như thị
trường Hoa Kỳ, thiết thực góp phần mở rộng thị trường khách quốc tế trong bối cảnh
cạnh tranh mạnh mẽ.


Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành quốc tế, Công ty là một
số ít các Công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam đã liên tục đạt được danh hiệu Topten lữ
hành từ năm 1996-2006 do Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng,
ngoài ra nhiều giải thưởng khác do người tiêu dùng và báo chí bình chọn như giải ’Dịch
vụ lữ hành được ưu chuộng’ năm 2003, giải Thương hiệu Mạnh năm 2004 và giải Quả
cầu Vàng, Top Trade Services năm 2005; tuy nhiên, việc triển khai quảng bá du lịch của
Công ty vẫn chưa đảm bảo tính liên tục, thường xuyên để phát huy kích cầu, giúp tách
khỏi sự phụ thuộc vào gửi khách của đối tác. Do đó yêu cầu cấp thiết đặt ra là nghiên cứu
cụ thể cho lĩnh vực quảng bá du lịch và đề ra chương trình hành động cụ thể nhằm thực
hiện theo các mục tiêu phát triển thị trường du lịch quốc tế Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch
của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế
trọng điểm Hoa Kỳ làm đề tài Luận văn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu :
+ Tình hình nghiên cứu trong nước: đây là đề tài mới về công tác quảng bá du lịch đối
với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam

tại Hà Nội tại thời điểm hiện nay.
+ Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Chưa có thông tin về việc nghiên cứu vấn đề này
đối với Công ty do nước ngoài công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
-

Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại

Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của đề tài được đặt ra như sau:
-

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quảng bá du lịch tại thị trường du
lịch quốc tế trọng điểm .


-

Phân tích thực trạng tình hình triển khai các hoạt động quảng bá du lịch vào thị
trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam
tại Hà Nội thời gian qua.

-

Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ, kế hoạch hành động nhằm góp phần
hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty vào thị trường du lịch quốc tế
trọng điểm Hoa Kỳ đến năm 2010.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của vấn đề được đưa ra,
luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về quảng bá du lịch đối với thị
trường khách du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ, thực trạng hoạt động quảng bá du lịch
của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội vào thị trường khách du lịch quốc tế
Hoa Kỳ đến Việt Nam .
- Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: Hoạt động quảng bá du lịch đối với thị trường du lịch
quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Số liệu
phân tích thực trạng tập trung thời gian 2000-2007; giải pháp hoàn thiện công tác quảng
bá hướng đến năm 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với cơ sở phương pháp luận là duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử. Để giải quyết các yêu cầu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh và đánh giá bằng các hình thức
bảng, biểu, đồ thị và tư duy logic. Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu
khoa học trên cơ sở kề thừa các lý luận, các kết quả nghiên cứu có trước. Trong đề tài,
phương pháp này được sử dụng trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu từ nhiều nguồn khác
nhau như: Tổng cục Du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới, Viện Nghiên cứu Phát triển Du
lịch, báo chí, sách nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan....đã được xử lý, phân tích
hệ thống và tổng hợp và tổng hợp các thông tin để rút ra những nhận định, đánh giá thực
trạng và xu hướng các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ đến Việt
Nam.


- Phương pháp điều tra xã hội học: để tìm hiểu với thị trường khách Hoa Kỳ, phát ra
và thu về 108 phiếu điều tra đã có trả lời gồm: 91 phiếu của khách du lịch Hoa Kỳ đến du
lịch Việt Nam lấy trực tiếp sau khi đã đi du lịch Việt Nam từ các tháng 4 tháng 8/2008 và
17 phiếu điều tra từ các nhân viên thị trường của đối tác của Công ty tại tại Hoa Kỳ (qua
email) nhằm đánh giá thực trạng công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần DL VN
tại HN làm cơ sở thực tế, kết hợp với những thông tin số liệu khác thu thập để nhận định

về thực trạng và giải pháp quảng bá du lịch cho phù hợp. (Mẫu phiếu điều tra được đưa
kèm trong phần Phụ lục)
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là một trong những phương pháp được đề
tài vận dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong các nhiệm vụ nghiên cứu. Các ý
kiến được tổng hợp từ lãnh đao Phòng Thị trường 2, nghiên cứu về khách Mỹ và Lãnh
đạo bộ phận Xúc tiến Du lịch của Công ty, các chuyên gia của Cục Xúc tiến Du lịchTổng cục Du lịch.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn vận dụng lý thuyết marketing vào lĩnh vực du lịch. Dựa trên quan điểm và
triết lý của Marketing, luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về quảng bá du lịch, về
nghiên cứu thị trường du lịch quốc tế trọng điểm; nhằm phát huy được vai trò hiệu quả
của các công cụ quảng bá trong du lịch, góp phần làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
- Luận văn tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam vào
thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại
Hà Nội theo quan điểm của Marketing, gắn chặt giữa lý thuyết và thực tế, có tính ứng
dụng. Qua đó, làm rõ những kết quả đã đạt được, tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân, bài
học đối với hoạt động quảng bá du lịch của Công ty.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể và đồng bộ, lộ trình thực hiện nhằm góp
phần hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty vào thị trường du lịch quốc tế
trọng điểm Hoa Kỳ đến năm 2010. Là cơ sở khoa học cho các kế hoạch xúc tiến du lịch,
tuyên truyền quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch VN- HN và các kế hoạch
nghiên cứu thị trường định kỳ của Công ty.


-

Do vậy, đóng góp của luận văn tập trung về ý nghĩa khoa học và thực tiễn .

7. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
trình bày trong ba chương:

Chƣơng 1:

Cơ sở lý luận về quảng bá du lịch đối với thị trường du lịch quốc tế
trọng điểm

Chƣơng 2:

Thực trạng công tác quảng bá du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch Việt
Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ

Chƣơng 3:

Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quảng bá du lịch tại
Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch
quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ đến năm 2010

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỐI VỚI
THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa, vai trò của quảng bá du lịch
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản :
a. Du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam quy định: “Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [8, tr.2].


Thông thường hoạt động du lịch được biểu hiện thông qua những chuyến đi từ nơi

này đến nơi khác ngoài nơi cư trú cố định trong những khoảng thời gian nhất định nhằm
giải quyết những nhu cầu thay đổi trạng thái từ làm việc căng thẳng sang nghỉ ngơi thư
giãn, cũng như thoả mãn tính hiếu kỳ dưới những hình thức khác nhau như: tham quan ,
tìm hiểu , khám phá và các hình thức vui chơi giải trí khác…
Du lịch là thước đo mức sống một bộ phận dân cư (những cá nhân, một tổ chức,
một vùng hay một quốc gia) thông qua việc đáp ứng nhu cầu du lịch bằng khả năng thanh
toán của họ. Những bộ phận còn lại thường ít có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch, chủ
yếu do điều kiện sống và thu nhập của họ ở mức thấp, phần lớn được sử dụng cho các
nhu cầu cơ bản như ăn ở, đi lại… Do vậy, du lịch luôn được coi là một khái niệm có
nhiều cách mô tả, song hiểu một cách khái quát nhất, du lịch là một trong những nhu cầu
thiết yếu là tiêu chuẩn của đời sống xã hội hiện đại.
b. Khách du lịch
Trong Luật Du lịch quy định: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [8, tr.17].
Như vậy theo nghĩa rộng, khách du lịch có thể là một tổ chức, một nhóm người, một
cá nhân tham gia các hoạt động du lịch với mục đích thoả mãn các nhu cầu vui chơi,
tham quan, khám phá và giải trí… của mình. Khách du lịch thường xem xét phân loại
thành hai đối tượng là:
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch [8, tr.18].
c. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu
hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như một món ăn, hoặc


một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát
(Michael M. Coltman).

Đặc trưng của sản phẩm du lịch
Thứ nhất, khách quyết định mua sản phẩm trước khi nhìn thấy nó. Thường thường,
các nhu cầu đi du lịch của du khách phát sinh do tò mò, muốn được khám phá, do có nhu
cầu thực sự muốn nghỉ ngơi, hoặc do một trào lưu. Thông qua các các hình thức truyền
tin khác nhau, người ta chỉ có thể biết được điểm đến, các chặng dừng chân và phương
tiện đi lại…, và quyết định “mua hàng”, còn chất lượng phục vụ và mức độ đáp ứng các
đòi hỏi khác thì họ không thấy trước được. Thứ hai, sản phẩm du lịch thường là một kinh
nghiệm nên dễ bắt chước. Các doanh nghiệp du lịch thường học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau (bí mật hoặc công khai), những bí quyết về kinh doanh du lịch rất khó được giữ kín,
và do vậy, các đối thủ cạnh tranh không mấy khó khăn “học lỏm” được những bí quyết
này. Thứ ba, khoảng thời gian mua kéo dài, qúa trình “mua” sản phẩm cũng chính là quá
trình “tiêu thụ” sản phẩm du lịch, người mua không thể mua sản phẩm du lịch về nhà
dùng, mà chỉ được tiêu dùng tại chỗ cho đến hết hành trình và về người không. Sản phẩm
du lịch thường ở xa khách hàng, hơn nữa, một sản phẩm du lịch xác định không thể dịch
chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thứ tư, sản phẩm du lịch có thể là sự tổng hợp của nhiều
ngành kinh doanh khác nhau. Thông thường, nhiều nhà cung ứng các dịch vụ khác nhau
tạo ra một sản phẩm chung, do vậy, sản phẩm du lịch có thể là trọn gói hay từng dịch vụ
riêng rẽ... Thứ năm, hầu hết các sản phẩm du lịch không thể tồn kho. Là những sản phẩm
dịch vụ du lịch, các sản phẩm là các món ăn, đồ uống chế biến sẵn…, những sản phẩm
này phải được đem tiêu dùng ngay, ngoài ra chúng sẽ không còn giá trị sử dụng cho
những ngày tiếp theo. Thứ sáu, trong thời gian ngắn, lượng cung về du lịch thường cố
định, trong khi cầu du lịch có thể thay đổi. Với các chương trình đã được sắp xếp trước,
nên những sự biến động lớn thường ngoài khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp, trong
khi nhu cầu của khách du lịch lại thường bị lệ thuộc và các yếu tố ngoại cảnh như: sự
biến động của thị trường tài chính, tiền tệ, các yếu tố về chính trị, an ninh,…[10, tr. 27].


Trong thực tế kinh doanh du lịch, người ta rất khó tìm được sự trung thành của
khách hàng.
Ngoài ra, sản phẩm du lịch những đặc tính sau đây: Một là, chứa đựng tính mạo

hiểm cao - đặc tính riêng có của sản phẩm du lịch - yếu tố kích thích trí tò mò, muốn
khám phá thiên nhiên và thể hiện lòng dũng cảm của con người. Hai là, khả năng huỷ bỏ
chuyến đi, tức là sản phẩm bị trả lại do du khách gặp phải một trong những yếu tố như:
sự thay đổi đột ngột về thời tiết, những biến cố về an ninh, chính trị hoặc những vấn đề
về tài chính…Ba là, khách du lịch thường chuẩn bị cho chuyến đi của họ rất kỹ lưỡng,
đôi khi hàng năm, nhất là cho những chuyến đi xa, rất ít khi họ thay đổi đối tượng tiêu
dùng bằng đối tượng khác cùng loại, chẳng hạn, sẽ rất hiếm khi họ lại quyết định lên rừng
để khám phá cỏ cây, hoa lá thay vì trước đó họ đã sắp xếp đi biển để hưởng thụ không
khí mát lành và thú vị của sóng nước, trừ những trường hợp đặc biệt…Bốn là, sản phẩm
du lịch là loại sản phẩm dễ hỏng, nó mang đầy đủ các đặc tính của một dịch vụ, và do
vậy, chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình trao đổi và sử dụng, cũng làm cho sản phẩm bị
“biến dạng”, thậm chí trở thành “phế phẩm”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. A.M. Morrison, (Tổng cục Du lịch - biên dịch) (1998), Marketing trong lĩnh vực
lữ hành và khách sạn, Hà Nội;
2. Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội (2000-2007), Báo cáo tổng kết và phương
hướng hoạt động kinh doanh, Hà Nội
3. Trần Minh Đạo (2006), Marketing, NXB Thống kê
4. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995) Giáo trình Tâm lý và nghệ thuật
giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê
5. Đỗ Thanh Hoa (2006) và nhóm nghiên cứu, “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường


du lịch trọng điểm”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học Bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển
Du lịch, Hà Nội.
6. Hoàng Văn Hoan (2004), “Đẩy mạnh quảng bá Du lịch Việt Nam vào một số thị
trường trọng điểm thuộc liên minh châu Âu (EU)”, Luận văn Cao học, Đại học

Thương Mại, Hà Nội.

7. Nguyễn Bách Khoa, Phan Thị Hoài (2003), Marketing Thương mại quốc tế, NXB
Thống kê
8. Luật Du lịch (2005)- NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội
9. Nguyễn Văn Lưu (1996), Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
10. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2000), Marketing Du lịch, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh;
11. Nhóm tác giả, Thị trường Mục tiêu , NXB Trẻ
12. Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định hướng dẫn
13. Hoàng Phê và nhóm tác giả (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
14. Nguyễn Xuân Quang (2003), Marketing Thương mại, NXB Lao động- Xã hội
15. Robert Lanquanr, Marketing Du lịch, NXB Thế giới.
16. Thái Hùng Tâm (2007), Marketing trong thời đời NET, NXB Lao động- Xã hội
17. Lê Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2007), “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá thông qua
các ấn phẩm thông tin du lịch đối với một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Hà Nội
18. Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2007

19. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000-2007), Báo cáo tổng kết năm và phương hướng
nhiệm vụ các năm, Hà Nội.
20. Tổng cục Du lịch (2008), Toạ đàm” Doanh nghiệp lữ hành với các giải pháp tăng
trưởng khách quốc tế đến Việt Nam”


21. Tổng cục Du lịch, Cơ quan hợp tác Tây Ban Nha (AECID) (2008), Tài liệu làm
việc về kế hoạch Marketing Du lịch Việt Nam,

22. Tổng cục Thống kê (2005), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2005,
NXB Thống kê
23. Vũ Phương Thảo (2005), Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
24. Vũ Phương Thảo (2005) , Giáo trình nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Jay Conrad Levinson, AL Lautenslager (2007) Marketing du kích trong 30 ngày,
NXB Lao động – Xã hội
Tiếng Anh
26. Alastair M. Morrison (2003), Hospitality and Travel Marketing (3rd Edition),
Delmar Thomson Learning
27. Rajeev Batra, John G. Myers, David A. Aaker -Advertising Management-(Fifth
Edition) (2000), Prentice- Hall of India, NewDelhi
28. Ernie Heath, Geoffrey Wall (1991), Marketing tourism destinations, John Wiley&
sons, Inc
29. Phillip Kotler, John.T. Bowen, James .C. Makens(2006)- Marketing for
Hospitality and Tourism- 4th Edition, Pearson Education Internation
30- UNWTO – University of Luton (2003), Evaluating NTO Marketing Activities,
UNWTO Published
31. Victor Middleton, Clarke Jakie R (2000), Marketing in Travel and Tourism ,
Butterworth Heinemann,
32..Sandra Carvão-UNWTO(2008), Tourism Responding to Challenge of Climate
Change, Seminar on Tourism Statistics and Marketing, Power point presentation

Trang Web
33. ;
34. ;


34. />35

36.
37.
38.
39. or www.ustoa.travel

40.http: www.asta.com



×