Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG HỒNG LẶNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG HỒNG LẶNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG HUYÊN


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông
thôn tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung trong luận
văn hoàn toàn đƣợc hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân
tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Hồng Huyên. Số liệu và kết quả có
đƣợc trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, Ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Hồng Lặng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu, tạo cho
tôi những nền tảng kiến thức. Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế
chính trị đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học và thực hiện nghiên cứu
khoa học. Sự quan tâm của thầy, cô đã góp phần tạo động lực cho tôi hoàn thành bài
luận văn này. Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Hồng Huyên, ngƣời hƣớng dẫn khoa
học của luận văn đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, trân trọng cảm ơn Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn;
Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn; Phòng Lao động, Thƣơng binh
và Xã hội các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Phòng nghiệp vụ IV, Thanh tra
tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện

luận văn. Cảm ơn những đồng nghiệp, những ngƣời bạn đã hỗ trợ kỹ thuật, góp
phần giúp tôi hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến bố,
mẹ và gia đình tôi. Những ngƣời luôn ủng hộ tôi hết mình về tinh thần cũng nhƣ tài
chính trên con đƣờng học vấn.
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Hồng Lặng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN ....................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nông thôn .............5
1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề của đề tài ................14
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn..............14
1.2.1. Các khái niệm .......................................................................................14
1.2.2. Khái niệm, nội dung và quy trình chính sách phát triển nguồn nhân lực
nông thôn ........................................................................................................19

1.3. Chính sách phát triển nhân lực nông thôn ở Hàn Quốc, ở Bắc Giang và bài
học kinh nghiệm đối với Lạng Sơn ....................................................................30
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn của Hàn Quốc .....30
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Bắc Giang.32
1.3.3 Một số gợi mở đối với Lạng Sơn trong phát triển nhân lực nông thôn 33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................36
2.1.1. Phương pháp tiếp cận ..........................................................................36
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................37
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................................39
2.2. Công cụ nghiên cứu .....................................................................................40
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và khung phân tích ....................................40
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................40


2.3.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................40
2.3.3. Khung phân tích và đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực.........40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN ......................................43
3.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn ................................43
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................43
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................44
3.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lạng Sơn46
3.2.1. Về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn .......46
3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn Lạng Sơn ............................55
3.3. Tác động của chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn ..................62
3.3.1. Hiệu lực của chính sách .......................................................................62
3.3.2. Tác động của chính sách đến số lượng, chất lượng nhân lực nông thôn ...66
3.3.3. Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng
Sơn ..................................................................................................................68

3.4. Nguyên nhân của các hạn chế .....................................................................72
3.4.1. Nguyên nhân khách quan: ....................................................................72
3.4.2. Nguyên nhân chủ quan: .......................................................................73
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN ......................................75
4.1. Dự báo và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2020......................................................................................................75
4.1.1. Dự báo cung về nguồn nhân lực nông thôn .........................................76
4.1.2. Dự báo cầu về nguồn nhân lực nông thôn ...........................................79
4.1.3. Dự báo nhu cầu lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020 ........81
4.1.4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn đến năm
2020 ................................................................................................................83
4.2. Một số giải pháp để hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nông
thôn tỉnh Lạng Sơn .............................................................................................85


4.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát
triển nguồn nhân lực nông thôn .....................................................................85
4.2.2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nông thôn ...86
4.2.3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nông thôn ..........87
4.3. Kiến nghị .....................................................................................................92
4.3.1. Đối với Đảng ........................................................................................92
4.3.2. Đối với Nhà nước .................................................................................92
4.3.3. Đối với tỉnh Lạng Sơn: .........................................................................93
KẾT LUẬN ...............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CGH

Cơ giới hóa

2

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

3

CNH

Công nghiệp hóa

4

CSĐT

Cơ sở đào tạo


5

CTMTQG

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia

6

DS

Dân số

7

HĐH

Hiện đại hóa

8

HĐND

Hội đồng nhân dân

9

KT - XH

Kinh tế xã hội


10

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

11

NL

Nhân lực

12

NNL

Nguồn nhân lực

13

NNL NT

Nguồn nhân lực nông thôn

14

NSLĐ

Năng suất lao động


15

PP

Phƣơng pháp

16

THCS

Trung học cơ sở

17

THPT

Trung học phổ thông

18

TW

Trung ƣơng

19

UBND

Ủy ban nhân dân


20

XHH

Xã hội hóa
i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số hiệu

Tên Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4


Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 4.1

Kết quả dự báo dân số năm 2015 - 2020 theo 3 phƣơng án

77


11

Bảng 4.2

Dự báo về cung lao động nông thôn năm 2015 - 2020

78

12

Bảng 4.3

Dự báo cầu lao động cho các ngành kinh tế đến 2020

80

13

Bảng 4.4

Dự báo cầu về số lƣợng lao động qua đào tạo 2015 - 2020

81

14

Bảng 4.5

Dự báo cầu chất lƣợng lao động giai đoạn 2011 – 2020


82

Dân số trung bình qua các năm 2011 – 2014 tại 11
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Dân số trung bình thành thị qua các năm 2011 – 2014
tại 11 huyện, thành phố phân bố trên địa bàn tỉnh Lạng
Dân số trung bình nông thôn qua các năm 2011 – 2014 tại
11 huyện, thành phố phân bố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo
thành thị, nông thôn năm 2010 – 2014
Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lƣợng lao động năm 2014
Cơ cấu lực lƣợng lao động phân theo nhóm ngành kinh
tế giai đoạn 2010 - 2014
Số cán bộ y tế phân theo huyện, thành phố năm 2014
Lực lƣợng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn
2010-2014
Lực lƣợng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn
2010 - 2014

ii

Trang
47

47

48

50
51

53
55
58

59


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT
1

Số hiệu
Sơ đồ 1.1

Tên Sơ đồ
Các bƣớc của quá trình thực hiện chính sách

Trang
22

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Số hiệu

1

Biểu đồ 3.1


2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3

Tên biểu đồ
Dân số trung bình cả tỉnh qua các năm 2011 – 2014
Dân số trung bình chia theo thành thị, nông thôn năm
2011 – 2014
Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lƣợng lao động thành
thị/nông thôn năm 2010

iii

Trang
46
49

52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng là yếu tố cơ
bản để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế nông thôn. Nâng cao chất lƣợng
dân số và phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lƣợc phát

triển, là chính sách xã hội cơ bản, hƣớng ƣu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách
kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc ta khi chuyển sang giai đoạn phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế. Nhận
thức đƣợc vai trò của nguồn nhân lực, Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” và Đại hội Đảng XI cũng xác định “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và
ứng dụng khoa học công nghệ” là một trong ba đột phá chiến lƣợc để phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 – 2020.
Đất nƣớc phát triển đòi hỏi mỗi ngành, địa phƣơng phải chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực, bởi suy cho cùng con ngƣời là nhân tố quyết định tất cả. Trên thực
tế, trong quá trình triển khai hoạt động của các cơ quan hành chính công, cơ quan
quản lý điều hành kinh tế, các doanh nghiệp… trong cả nƣớc nói chung và của tỉnh
Lạng Sơn nói riêng luôn gặp phải những khó khăn thậm chí là trở ngại mà nổi lên là
vấn đề nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã
không ngừng phát triển về số lƣợng và chất lƣợng, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ
thuật có trình độ chuyên môn cao đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tăng
nhanh qua các năm, số lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng
trƣởng về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực (thể chất, trí tuệ, phẩm
chất, kỹ năng) còn hạn chế trƣớc đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu phát triển kinh

1


tế - xã hội, cơ cấu nhân lực còn bất hợp lý, lao động chƣa qua đào tạo còn chiếm tỷ
trọng lớn, năng suất lao động thấp, chƣa có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, số
lao động làm việc không theo đúng ngành nghề chuyên môn đƣợc đào tạo không ít,

dẫn đến lãng phí nguồn lực và sử dụng lao động chƣa hiệu quả, đã đặt ra thách thức
lớn đối với tỉnh Lạng Sơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lạng sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam tiếp giáp với Trung
Quốc, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh, đầu mối giao thƣơng quốc tế, có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển
chung của cả nƣớc và khu vực. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực
sẵn có cũng nhƣ tận dụng đƣợc các cơ hội và điều kiện thuận lợi, với lực lƣợng lao
động làm nông nghiệp lớn, cơ cấu trẻ nhƣng chƣa thực sự là động lực để phát triển
kinh tế. Nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn hiện nay phần lớn vẫn là lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) thấp, chƣa qua đào tạo, ngành nông
nghiệp chƣa phát triển; Hiện nay, thị trƣờng lao động Lạng Sơn có các đặc thù: tỷ lệ
lao động tự làm cao, khu vực phi chính thức lớn, việc làm nông nghiệp ở vùng núi
nhiều khó khăn, thị trƣờng lao động bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin thị trƣờng
lao động, thiếu các chính sách về thị trƣờng lao động, chính sách về hành chính…),
bất cân đối lớn về cung – cầu lao động (đặc biệt là cung lao động phổ thông), giá cả
sức lao động rẻ và hạn chế liên kết với thị trƣờng lao động trong tỉnh và cả nƣớc…
đã cản trở đến sự hoạt động mạnh mẽ của thị trƣờng lao động… Dẫn đến tình trạng
thất nghiệp của lao động khu vực nông thông và thành thị còn cao, tiềm năng của
nguồn nhân lực nông thôn chƣa đƣợc khai thác đầy đủ ảnh hƣởng đến khả năng kết
hợp các nguồn nhân lực tự nhiên với các nguồn lực vốn, công nghệ, tri thức, thông
tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời lao
động và dân cƣ.
Bên cạnh đó, việc cộng đồng kinh tế Asian đƣợc hình thành sẽ tạo điều kiện tự
do hơn trong vấn đề việc làm cho ngƣời lao động, cạnh tranh về việc làm sẽ cao
hơn, do đó việc phát triển nguồn nhân lực là việc làm quan trọng để đủ sức cạnh
tranh với khu vực trong tình hình mới và việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn

2



của tỉnh Lạng Sơn thực sự là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về
lý luận và thực tiễn.
Đã có nhiều chính sách về phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân
lực nông thôn nói riêng, nhƣng các chính sách này đang gặp nhiều bất cập trong
triển khai, tổ chức thực hiện và chƣa thực sự có hiệu quả cao, cần đƣợc điều chỉnh
và tăng cƣờng.
Chính những lý do trên đây, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách phát
triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn” với mong muốn góp phần đánh giá
thực trạng về chính sách và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị phát triển nguồn
nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc triển khai thực hiện
chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực nông thôn, cơ sở khoa học
chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn và nội dung cơ bản của chính sách
phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nông thôn và chính sách
phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn.
Thứ ba, đề xuất các cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân
lực nông thôn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện này và những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chính sách phát triển nguồn nhân lực
nông thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung:
Phát triển nguồn nhân lực nông thôn và chính sách phát triển nguồn nhân lực
nông thôn trên địa bàn Lạng Sơn có nhiều nội dung, luận văn này tác giả chỉ tập


3


trung nghiên cứu hoạt động triển khai thực hiện với 3 vấn đề chủ yếu là: phát triển
số lƣợng, chất lƣợng và phƣơng thức sử dụng nguồn nhân lực.
- Phạm vi không gian:
Luận văn nghiên cứu hoạt động thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân
lực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu giai đoạn năm 2010 đến năm 2015, định
hƣớng đến năm 2020.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nô ̣i dung luâ ̣n văn
đƣợc chia thành 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách phát triển
nguồn nhân lực nông thôn.
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nông
thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
- Chƣơng 4: Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
nông thôn tỉnh Lạng Sơn.

4


CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về nguồn
nhân lực nông thôn và đƣa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn
đƣợc nhiều tổ chức của nhà nƣớc, tổ chức xã hội và các nhà khoa học chú trọng.
Dƣới đây là một số công trình tiêu biểu mà tác giả đã tiếp cận đƣợc:
(1)- PGS.TS Đỗ Tiến Sâm (2008), trong cuốn “Vấn đề tam nông ở Trung
Quốc (thực trạng và giải pháp)” Nhà Xuất bản Từ điển bách khoa (2008) đã chỉ ra
rằng, việc nâng cao trình độ mọi mặt cho ngƣời nông dân đƣợc Trung ƣơng Đảng
và Quốc vụ viện Trung Quốc rất coi trọng trong 3 văn kiện số 1 thứ bảy, thứ tám và
thứ chín.
Văn kiện số 1 lần thứ bảy năm 2005 với tiêu đề “ý kiến của Trung ương
Đảng và Quốc vụ viện về một số chính sách tăng cường hơn nữa công tác nông
thôn nâng cao năng lực sản xuất tổng hợp nông nghiệp”, đã dành một phần nói đến
việc nâng cao tố chất cho ngƣời lao động ở nông thôn. Trong đó nhấn mạnh việc
triển khai công tác đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời nông dân, nhƣ triển khai
đào tạo khoa học kỹ thuật nông nghiệp thiết thực, có hiệu quả, sát với đời thƣờng dễ
hiểu; các trƣờng học phổ thông cơ sở cũng phải tăng cƣờng giáo dục những kỹ thuật
ứng dụng tiên tiến trong nông nghiệp; nhằm thích ứng với nhu cầu nâng cấp kết cấu
ngành nghề và nâng cao sức cạnh tranh, làm tốt công tác đào tạo nông dân chuyền
nghề, thay đổi việc làm, mở rộng quy mô thực hiện “công trình ánh sáng mặt trời
đào tạo việc chuyển dịch sức lao động ở nông thôn”, nhanh chóng chuyển dịch sức
lao động ở nông thôn. Đối với việc đầu tƣ cho công tác đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp cho nông dân, văn kiện yêu cầu các cấp trong hệ thống tài chính phải tăng

5


nhanh mức đầu tƣ cho việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp đối với ngƣời nông dân, cụ
thể là áp dụng phƣơng thức trợ cấp, phiếu đào tạo, chế độ thanh toán, nhằm nâng
cao tính thực dụng và hiệu quả sử dụng kinh phí trong việc đào tạo, huy động các

lực lƣợng trong xã hội tích cực tham gia vào công tác đào tạo kỹ năng nghề nghiệp
cho nông dân.
Về giáo dục, Văn kiện số 1 năm 2005 còn chỉ ra, đến năm 2007 cùng với
việc giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn trong cả nƣớc, học sinh trong những gia đình ở
nông thôn có hoàn cảnh khó khăn đƣợc miễn chi phí mua sách vở, học phí, tạp phí,
trợ cấp chi phí sinh hoạt và ký túc xá.
Văn kiện số 1 lần thứ 8 năm 2006 nhấn mạnh việc đào tạo ngƣời nông dân
thành ngƣời nông dân kiểu mới có văn hóa, hiểu kỹ thuật, biết kinh doanh. Vấn đề
đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động ở nông thôn lần này yêu cầu đi sâu hơn nhƣ:
Đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động nông thôn trên quy mô lớn, nâng cao kỹ năng
làm nông nghiệp, thúc đẩy việc làm ruộng theo phƣơng pháp khoa học, nâng cao
năng lực chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời nông dân; đẩy nhanh việc xây dựng cơ
chế đào tạo theo hƣớng chính phủ trợ giúp, hƣớng ra thị trƣờng đa dạng dạy và học.
Thực hiện những chủ trƣơng trên, năm 2006 Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính
Trung Quốc đã khởi động công trình đào tạo khoa học kỹ thuật cho nông dân kiểu
mới. Theo đó, Trung Quốc sẽ xây dựng quỹ tài chính 100 triệu nhân dân tệ để thực
hiện ở 300 huyện và 10.000 thôn trong cả nƣớc; đối tƣợng của dự án này là những
ngƣời nông dân sản xuất tại nông thôn.
Văn kiện số 1 lần thứ 8 năm 2006 tập trung đẩy mạnh phát triển giao dục
nghĩa vụ ở nông thôn, coi trọng phổ cập và củng cố giáo dục nghĩa vụ 9 năm ở nông
thôn. Năm 2006 Trung Quốc thực hiện miễn toàn bộ học phí, sách vở, trợ cấp sinh
hoạt phí, chỗ ở cho học sinh khu vực miền Tây và học sinh thuộc diện gia đình có
hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2007 Trung Quốc đã triển khai áp dụng chính sách này trong toàn bộ
nông thôn cả nƣớc. Tiếp tục thực hiện dự án “hai tiến công cơ bản” (cơ bản phổ cập

6


giáo dục 9 năm, cơ bản xóa mù chữ đối với thanh niên ở khu vực miền Tây và khu

vực nông thôn).
Năm 2008 ngoài việc tiếp tục thúc đẩy, nâng cao mở rộng giáo dục ở nông
thôn, nâng mức trợ cấp phí sinh hoạt cho học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó
khăn; Văn kiện số 1 lần 10 còn nhấn mạnh đến việc tạo ra việc đào tạo nhân tài ứng
dụng ở nông thôn, đặc biệt là cấp học bổng trợ cấp cho những học sinh đối với các
chuyên ngành nông - lâm - thủy lợi ở các trƣờng đại học.
Có thể nói rằng, việc nâng cao trình độ về mọi mặt cho ngƣời nông dân đã
trở thành một vấn đề quan trọng trong chính sách tam nông của Trung Quốc trong
những năm gần đây và thời gian tới. Đặc biệt việc đào tạo nông dân kiểu mới và đội
ngũ nhân tài nông nghiệp hiện đại rất đƣợc coi trọng. Văn kiện số 1 lần thứ 9 năm
2007 đã nêu lên những biện pháp nhằm đào tạo nông dân trở thành những ngƣời
chủ doanh nghiệp hiện đại thực sự. Đó là những ngƣời có ý thức cao về thị trƣờng,
có kỹ năng sản xuất tƣơng đối cao, có năng lực quản lý doanh nghiệp nhất định.
Văn kiện cũng đặt vấn đề tích cực phát triển các loại chủ thể kinh doanh, thích ứng
với yêu cầu phát triển doanh nghiệp hiện đại, nhƣ các hộ lớn trồng trọt chuyên
nghiệp, các tổ chức hợp tác chuyên nghiệp của nông dân, các doanh nghiệp đầu tầu
và các tổ chức kinh tế tập thể. Hơn nữa, Văn kiện số 1 lần thứ 9 này còn nêu ra việc
áp dụng các loại chính sách kết hợp giữa những ngƣời nông dân ở nông thôn, thu
hút nhân tài nhằm góp phần nâng cao tố chất của ngƣời nông dân, nhƣ khuyến khích
những ngƣời nông dân làm việc ở bên ngoài mang kỹ thuật, tiền vốn về mở doanh
nghiệp tại quê hƣơng, trở thành những ngƣời dẫn đầu trong việc xây dựng nông
nghiệp hiện đại; ủng hộ những sinh viên tốt nghiệp trong các trƣờng, viện nghiên
cứu, nhân tài ở các doanh nghiệp công thƣơng về nông thôn xây dựng các doanh
nghiệp nông nghiệp hiện đại (Đỗ Tiến Sâm, 2008, tr.173-178).
(2) - Chuyên đề “Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển nhân
lực nông thôn” của TS. Chu Tiến Quang (2009), Trƣởng ban Chính sách phát triển
nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) thuộc Đề tài cấp nhà
nƣớc “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và

7



các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đô thị hoá ở nước ta” mã số: KX.02.01/06-10 đã chỉ ra các nội dung của
phát triển nguồn nhân lực nông thôn bao gồm: (i) Phát triển nguồn nhân lực về số
lƣợng; (ii) Phát triển nguồn nhân lƣc về chất lƣợng là làm tăng lên về mặt chất
lƣợng của nguồn nhân lực, bao gồm: thể lực, trí tuệ, kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm làm việc; và (iii) Sử dụng nguồn nhân lực. Tác giả cũng đã chỉ ra nguồn
nhân lực nông thôn cũng vận động theo và trải qua các giai đoạn sau: (i) Giai đoạn
gia tăng lao động làm việc trong các ngành của khu vực nông, lâm, thủy sản; (ii)
Giai đoạn hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa nền kinh tế; (iii) Giai đoạn
công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ kinh tế nông thôn.
Từ các phân tích về cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng
và triển khai chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở một số nƣớc Châu Á
tác giả rút ra một số nhận xét tổng quát nhƣ sau:
(i)- Phát triển nguồn nhân lực nông thôn phải đƣợc đặt trong tổng thể chính
sách phát triển nguồn nhân lực cho yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên
kinh tế;
(ii)- Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn có những đặc thù riêng
so với chính sách phát triển nguồn nhân lực chung;
(iii)- Chính sách chi tiêu cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn
nhân lực nông thôn nói riêng phải đƣợc coi là một bộ phận quan trọng của chính
sách đầu tƣ phát triển (đầu tƣ công) mang tính dài hạn;
(iv)- Lực lƣợng lao động nông thôn chính là nguồn cung cấp nhân lực cho
các khu vực công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế.
Nhƣng nguồn nhân lực này thƣờng không đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng của
các chủ thể sử dụng, vì vậy cần có sự quan tâm lớn hơn của Nhà nƣớc trong việc
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực này;
(v)- Những kinh nghiệm tốt của các nên đƣợc tham khảo, áp dụng vào Việt
Nam là: Chính phủ phải chủ động xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các ngành của nền kinh tế; Huy động rộng rãi

8


các ngành cùng tham gia xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Đối với
cầu từng ngành, yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất là phải hình dung cho đúng và đủ
nhu cầu đầy đủ về nhân lực của ngành trong thập kỷ tới để tham gia vào chiến lƣợc
chung; Các chƣơng trình giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn cần đƣợc triển
khai phù hợp với điều kiện từng nơi. Sự thành công của các chƣơng trình phát triển
nhân lực nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào phƣơng pháp và cách thức triển khai;
Đƣa ra đƣợc các chế tài ràng buộc nhân lực làm việc lâu dài ở lĩnh vực đƣợc đào
tạo, tránh lãng phí công sức và chi phí xã hội đã bỏ vào đào tạo.
(vi)- Những kinh nghiệm chƣa thành công cần lƣu ý để tránh lặp lại là: Đào
tạo không đúng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trong quá trình công
nghiệp hóa nền kinh tế. Kinh nghiệm này mang tính tƣơng đối phổ biến mà các
nƣớc dễ gặp phải, vì vậy Việt Nam cũng sẽ không phải là ngoại lệ; Đào tạo bất cập
giữa lực lƣợng nhân lực tham gia sản xuất vật chất và nhân lực tham gia các hoạt
động quản lý, phi sản xuất vật chất. Kinh nghiệm này diễn ra phổ biến ở các nƣớc
đông dân và công tác quy hoạch nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế chƣa tốt,
chƣa có nhiều kinh nghiệm. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục mắc phải căn bệnh này;
Tách rời nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế với các cơ sở giáo
dục, đào tạo. Kinh nghiệm này diễn ra ở hầu hết các nƣớc và luôn là vấn đề phải
giải quyết. Việc kết hợp giữa đào tạo với hoạt động thƣờng ngày ở các cơ sở kinh tế
là một công việc mà Việt Nam cần trau dồi, học hỏi các nƣớc có khả năng tốt nhƣ
Singapo; Đầu tƣ không đầy đủ và đồng bộ vào các chƣơng trình giáo dục, đào tạo
nguồn nhân lực nông thôn, coi nhẹ các chƣơng trình này, kể cả các chƣơng trình
đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp đã tạo ra sự thiếu hụt về kỹ năng
chuyên môn và tay nghề của ngƣời lao động xã hội. Kinh nghiệm này diễn ra ở hầu
hết các nƣớc chƣa nhìn ra vai trò của đào tạo nghề và giáo dục kỹ năng chuyên môn

thƣờng xuyên cho ngƣời lao động.
(3) - Đề tài “Nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn đến
năm 2020” (2010), của GS.TS Phạm Vân Đình, Viện kinh tế và Phát triển – Học
viện nông nghiệp. Đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học về chính sách phát triển nguồn

9


nhân lực nông thôn; Đánh giá đúng thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực
nông thôn Việt Nam; Đề xuất hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực nông
thôn Việt Nam đến năm 2020.
(4) - Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công (2015) “Chính sách phát triển
nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Trung bảo vệ tại
Học viện Hành chính quốc gia.
Luận án nghiên cứu nguồn nhân lực trẻ và chính sách phát triển nguồn nhân
lực trẻ vùng Tây Bắc đƣợc tiếp cận dƣới góc độ hành chính công, tập trung nghiên
cứu phân tích đánh giá thực trạng và luận giải các giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc.
- Về lí luận, luận án tập trung hệ thống một cách cơ bản, có cơ sở khoa học,
bổ sung các khái niệm, nội hàm về nguồn nhân lực trẻ và chính sách phát triển
nguồn nhân lực trẻ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Luận án
làm rõ vai trò, vị trí của nguồn nhân lực trẻ và mối quan hệ của nguồn nhân lực trẻ,
chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ với một số chính sách kinh tế, xã hội khác.
Luận án đã cung cấp thông tin về thực trạng nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc trên
cơ sở hệ thống, phân tích, tổng hợp và đƣa ra các đặc điểm của nguồn nhân lực này
nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những cơ sở mới. Luận án tổng
hợp làm rõ các quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trẻ và định hƣớng
xây dựng chính sách và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
trẻ vùng Tây Bắc.
- Về mặt thực tiễn, Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng các chính

sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trẻ ở vùng Tây Bắc tìm ra những ƣu
điểm, tồn tại và bất cập đã xảy ra trong thực tiễn tổ chức triển khai chính sách. Từ
đó rút ra đƣợc những bài học trong tổ chức thực hiện chính sách. Đề xuất những
định hƣớng và những giải pháp xây dựng nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc, góp phần giúp cho các cơ quan hoạch định, xây
dựng và tổ chức triển khai chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc
có hiệu quả.

10


(5)- Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị (2015) về “Nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng
bằng Sông Hồng” của tác giả Nguyễn Thị Kim Nguyên bảo vệ tại Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Luận án làm rõ vai trò của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn và những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với nguồn nhân lực. Xây dựng các tiêu chí
đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá làm rõ thực trạng nguồn nhân lực trong đó
có nguồn nhân lực đặc thù và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng
bằng sông Hồng.
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, kết hợp với phân tích bối cảnh mới và những
định hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những dự báo
về cung - cầu nguồn nhân lực, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu
để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
(6) PGS.TS Mạc Văn Tiến (2015), Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề trong

chuyên đề “những vấn đề về đào tạo cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn” đã khai quát thực trạng nhân lực nông nghiệp, nông thon Việt
Nam; các xu hƣớng biến động về nhân lực ngành nông nghiệp; về nhu cầu nhân lực
trong lĩnh vực nông nghiệp và đƣa ra các khuyến nghị hàm ý về chính sách. Theo
đó, để phát triển nhân lực nông nghiệp, nông thôn đáp ứng đƣợc yêu cầu CNH –
HĐH nông thôn, cần một số giải pháp về cơ chế, chính sách nhƣ sau:
(i)- Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với
phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn Việt nam.
Cần nhận thức đúng về thách thức về chất lƣợng NNL nông thôn Việt nam
trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Nếu không nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của

11


ngƣời lao động nông nghiệp, nông thôn (thông qua đào tạo) thì không thể nâng cao
năng suất lao động trong lĩnh vực này và do đó không thể cạnh tranh về chất lƣợng
sản phẩm nông nghiệp. Đây trách nhiêm và nhiệm vụ của các cấp, các ngành và và
toàn xã hội, trƣớc hết là của Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(ii)- Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực nông nghiệp, nông thôn
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ
máy quản lý về phát triển nhân lực của Ngành NN&PTNN. Phân định rõ giữa các
chức năng quản lý nhà nƣớc và các hoạt động sự nghiệp. Tăng cƣờng phân cấp,
nâng cao tính tự chủ của cơ sở đào tạo nhân lực, tăng cƣờng khả năng quản trị nhà
trƣờng. Nhà nƣớc không nên làm thay công việc của các nhà trƣờng mà chỉ để ra
các công cụ kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng đào tạo.
- Thực hiện quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn trong toàn quốc, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành,
vùng và địa phƣơng về nông nghiệp và nông thôn.
- Đổi mới công tác quản lý đào tạo nhân lực đi đôi với đổi mới công tác
tuyển dụng, sử dụng nhân lực sau đào tạo.

- Thực hiện chính sách của Nhà nƣớc và có các chính sách, cơ chế phù hợp
để phát triển nhân lực nông nghiệp, trong đó, bao gồm các nội dung về môi trƣờng
làm việc, chính sách việc làm, thu nhập và các điều kiện sinh sống … đồng thời có
chính sách ƣu tiên, thu hút đối với bộ phận nhân lực chất lƣợng cao, nhân tài. Thực
hiện chính sách ƣu tiên đối với ngƣời học nhằm thu hút học sinh, sinh viên học các
ngành, nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Phối hợp có hiệu quả giữa công tác đào tạo và dạy nghề cho lao động nông
thôn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn và chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và không ngừng nâng
cao đời sống cho nông dân.
- Có cơ chế khuyến khích, thu hút các nghệ nhân, những ngƣời nông dân giỏi
tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

12


- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức đào tạo quản lý/quản trị và khởi sự
doanh nghiệp cho các chủ trang trại, những nông dân có khả năng kinh doanh lớn
trong lĩnh vực và phát triển nông thôn.
- Đổi mới và tăng cƣờng sự phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phƣơng,
các cơ sở đào tạo và các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.
-Đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách căn cứ theo quy mô, chất lƣợng và hiệu
quả đào tạo, tiến tới thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng đối với một số ngành,
lĩnh vực đồng thời với cơ chế tự chủ trong đào tạo phát triển nhân lực đối với các cơ
sở đào tạo.
(iii)- Đổi mới các hoạt động đào tạo nhân lực theo hướng hiện đại, phù hợp
với thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH nông thôn Việt nam
- Nâng cao chất lƣợng đào tạo, trên cơ sở tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo
chất lƣợng đào tạo, đặc biệt là chất lƣợng của đội ngũ, hƣớng tới chuẩn đầu ra, phù
hợp với nhu cầu sử dụng lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

- Đổi mới phƣơng thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời học;
đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển từng lĩnh vực của nông, lâm, ngƣ nghiệp theo
các trình độ khác nhau.
- Gắn kết các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn,
nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học sau đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa
đội ngũ giáo viên trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng nhằm nâng cao chất
lƣợng đào tạo nhân lực trình độ cao trong linhc vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(iv)- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Đào tạo trên cơ sở nhu cầu thực tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban
Kinh tế Trung ƣơng, Tạp chí cộng sản, Tr.159).
(7) Tác giả Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Linh Hƣơng (2013) trong bài
báo đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo 2/2013 “Kinh nghiệm phát triển nguồn
nhân lực nông thôn của Hàn Quốc” bàn về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực
nông thôn thông qua hội nghị Nông nghiệp bền vững ở Châu Á và thông qua những
nghiên cứu mang tính đóng góp của 02 tác giả ngƣời Hàn Quốc cũng đã đem lại cho

13


Việt Nam một bài học quý giá trong công cuộc hoạch định các mục tiêu, phƣơng
hƣớng để đƣa ra các chính sách, giải pháp chính sách phù hợp cho phát triển nguồn
nhân lực nông thôn Việt Nam theo hƣớng bền vững.
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu khác mà tác giả chỉ biết tên nhƣng chƣa
tiếp cận đƣợc tài liệu.
1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề của đề tài
Nhìn chung, các nghiên cứu về phát triển NNL NT tại Việt Nam mà tác giả
tiếp cận đƣợc thiên về đánh giá thực trạng phát triển NNL NT và tập trung vào
nghiên cứu NNL ở cấp quốc gia và một số ngành, địa phƣơng; riêng nghiên cứu
đánh giá đề xuất chính sách phát triển NNL NT tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn thì chƣa
ai thực hiện. Vì vậy thực hiện đề tài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông

thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” để tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ
bản và có tính đặc thù về NNL NT, chính sách phát triển NNL NT, việc triển khai
thực hiện chính sách phát triển NNL NT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn
2010 - 2015 là cấp thiết, nhằm trả lời cho các câu hỏi:
- Tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng và ban hành chính sách phát triển nguồn nhân
lực nông thôn chƣa?
- Chính sách phát triển NNL NT đƣợc triển khai nhƣ thế nào tại tỉnh Lạng Sơn?
- Kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào và nguyên nhân của nó?
- Trƣớc thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát triển NNL NN
NT ở tỉnh Lạng Sơn thì đề tài đề xuất các giải pháp nào nhằm góp phần nâng cao
chất lƣợng NNL tại tỉnh nhà.
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm nhân lực (NL)
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2015,
nhân lực là sức ngƣời, về mặt sử dụng trong lao động sản xuất.
Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực Đại học Kinh tế quốc dân: Nhân lực
là sức lực con ngƣời, nằm trong mỗi con ngƣời và làm cho con ngƣời hoạt động.

14


Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con ngƣời và đến
một mức độ nào đó, con ngƣời đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con
ngƣời có sức lao động.
1.2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực (NNL)
Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Những
nghiên cứu này đã đƣa ra một số khái niệm, định nghĩa về nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng, khái quát lại nhƣ sau:

- Stivastava M/P (Ấn Độ) trong cuốn “Human resource planing: Aproach
needs assessments and priorities in manpower planing”; NXB Manak New Delhi
1997, định nghĩa về nguồn nhân lực dƣới góc độ kinh tế nhƣ sau:
“Nguồn nhân lực đƣợc hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ
năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực đƣợc hiểu là con ngƣời
dƣới dạng một nguồn vốn, thậm chí là nguồn vốn quan trọng nhất đối với quá trình
sản xuất, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tƣơng lai hoặc nhƣ là
nguồn của cải có thể làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế. Nguồn vốn này là tập hợp
những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm tích lũy đƣợc nhờ vào quá trình lao động
sản xuất. Do vậy, các chi phí về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và dinh
dƣỡng,…để nâng cao khả năng sản xuất của nguồn nhân lực đƣợc xem nhƣ chi phí
đầu vào của sản xuất, thông qua đầu tƣ vào con ngƣời”.
- Nguyễn Hữu Dũng (Việt Nam) trong công trình “Sử dụng hiệu quả nguồn
lực con người ở Việt Nam” NXB Lao động Xã hội đã luận giải bản chất của nguồn
nhân lực dƣới các lát cắt khá rộng: Nguồn nhân lực là tiềm năng của con ngƣời có
thể khai thác cho sự phát triển kinh tế-xã hội;Nguồn nhân lực là số lƣợng và chất
lƣợng con ngƣời, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sƣc khỏe và trí tuệ, năng lực,
phẩm chất và kinh nghiệm sống; Là tổng thể những tiềm năng, những lực lƣợng thể
hiện sức mạnh và sự tác động của con ngƣời trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã
hội; Là sự kết hợp giữa trí lực và thể lực của con ngƣời trong sản xuất tạo ra năng
lực sáng tạo và chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động lao động.

15


×