Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG mật và POLYP ỐNG TIÊU hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.62 KB, 12 trang )

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT
Th.S- BS Nguyễn Thái Bình
Bộ môn Nội tổng hợp – Đại HY Hà nội
1. Đại cương
Nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm đường mật do vi khuẩn gây nên thường xảy
ra trên bệnh nhân có ứ trệ đường mật (sỏi, giun...). Bệnh cần phải chẩn đoán và điều trị
kịp thời.
2. Nguyên nhân
2.1. Vi khuẩn
Vi khuẩn Gram-âm từ đường ruột lên tá tràng vào đường mật gồm: Escherichia coli,
Bacteroides, Enterococcus feacalis, Staphylococcus; vi khuẩn kị khí: Clostridium
perfringens. Sự ứ trệ dịch mật do sỏi mật, giun chui ống mật hoặc u đè ép vào đường
mật gây tắc mật đã tạo điều kiện cho viêm đường mật phát triển.
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)
thường nặng, kèm theo nhiễm khuẩn huyết hoặc hội chứng gan thận.
Vi khuẩn vào đường mật qua đường tĩnh mạch, bạch mạch.
2.2. Yếu tố thuận lợi
Sỏi mật
Giun chui đường mật
U đường mật, u đầu tuỵ
Chít hẹp cơ Oddi (lành tính hay ác tính)
Túi thừa tá tràng
Dị dạng đường mật (bệnh Canol)
3. Chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
Thể điển hình:
É Tiền sử: sỏi mật, giun chui ống mật chủ, phẫu thuật nối mật ruột
É Sốt cao 39-400C, có thể sốt kéo dài, rét run, vã mồ hôi.



É Đau âm ỉ hạ sườn phải, có thể có cơn đau quặn gan
É Vàng da
É Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, rối loạn phân
É Có hoặc không có gan to hoặc túi mật to.
Thể không điển hình: triệu chứng lâm sàng không đày đủ, có thể bệnh nhân sốt hoặc
đau hạ sườn phải hoặc có vàng da. cũng có thể bệnh nhân đến viện vì các biến chứng
của nhiễm trùng đường mật như:
É Nhiễm trùng huyết
É Suy thận
É Chảy máu hoặc áp xe đường mật.
3.1.2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu
Công thức máu: Bạch cầu trong máu cao, đặc biệt là BC trung tính, máu lăng tăng.
Sinh hóa máu: thể hiện tắc mật
É Bilirubin tăng đặc biệt bilirubin trực tiếp.
É Phosphatase kiềm tăng
É Cholesterol máu tăng
É Tỷ lệ Prothrombin giảm, khi tiêm vitamin K sau 72h xét nghiệm lại thấy tăng lên
Protein C phản ứng (CRP): thường tăng cao
Cấy máu: phát hiện nhiễm trùng huyết
É Chủ yếu các vi khuẩn Gram âm từ đường ruột:
·

Escherichia coli (E. coli),

·

Klebsiella, Bacteroides,

·


Enterococus feacalis,

É Staphylococus
É Vi khuẩn ki khí : Clostridium perfringens.
Chẩn đoán hình ảnh: giúp nhận định và đánh giá sự thay đổi hình thái đường mật và
tìm nguyên nhân gây ứ trệ đường mật
Siêu âm đường mật:
É Giãn đường mật trong gan và ngoài gan
É Thành đường mật dầy, có thể có khí trong đường mật


É Có thể thấy nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật: sỏi, giun trong đường mật...
Chụp đường mật nội soi ngược dòng: phát hiện các bất thường đường mật, cản trở
trong đường mật.
Một số trường hợp cần phải chụp CT bụng hoặc MRI đường mật.
Chụp CT bụng có thể thấy tắc nghẽn đường mật như: sỏi mật, túi mật hoặc hình ảnh
giáp tiếp như giãn đường mật, khí đường mật, các ổ áp xe đường mật
Chụp MRI đường mật có thể thấy những tổn thương như chụp CT bụng ngoài ra có thể
dựng hình đường mật, qua đó có thể xác định vị trí chính xác của tổn thương.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm túi mật cấp
Vàng da tắc mật khác như: u đầu tụy, u bóng vater
Áp xe gan
Viêm tụy cấp
3.3. Chẩn đoán nguyên nhân và yếu tố thuận lợi
Sỏi mật
Giun chui ống mật
U đường mật
U đầu tụy, u bóng Vater

Chít hẹp cơ Oddi
Túi thừa tá tràng
Dị dạng đường mật
4. Điều trị
4.1. Nguyên tắc
Chống nhiễm khuẩn: chọn kháng sinh có chu trình mật ruột, phổ kháng sinh hướng
vào vi khuẩn Gram âm đường ruột hoặc kháng sinh phổ rộng khuếch tán tốt vào máu
và thải trừ qua gan mật, phối hợp kháng sinh điều trị vi khuẩn kị khí
Dẫn lưu đương mật khi có tắc nghẽn mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt
mở cơ Oddi lấy sỏi, giun đường mật, đặt stent đường mật
Phẫu thuật giải quyết tắc nghẽn đường mật.
4.2. Điều trị nội khoa


4.2.1. Kháng sinh
Thường dùng 10 -14 ngày
Tốt nhất nên cấy máu, nếu có vi khuẩn nên lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ,
nếu không có kháng sinh đồ có thể lựa chọn:
É Nhóm Amoxicilline + Acid Clavulanic: Augmentin 625 mg, uống 2 viên/lần, 2
lần/ngày có thể kết hợp với Ciprofloxacin 500 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày hoặc
kết hợp với Metronidazol 1g/ngày chia 2 lần
É Cephalosporin tốt nhất dùng thế hệ 3 : Cefoperazone (2-4g/ngày chia 2-3 lần) có
thể phối hợp với aminosid (chú ý theo dõi chức năng thận) hoặc phối hợp với
Quinolon thế hệ II (1-2g/ngày) hoặc phối hợp với Metronidazol (2-4g/ngày)
É Hoặc dùng nhóm Imipenem (2-4 g/ngày) hoặc Carbapenems (1,5 – 3 g/ngày) hoặc
Piperacilin /Tazobactam phối hợp với Metronidazol (2-4g/ngày)
É Có thể dùng nhóm Macrolid, Lincomycin và penicilline
Điều trị chống sốc nhiễm khuẩn :
É Thở oxy
É Truyền dịch bồi phụ nước điện giải theo áp lực tĩnh mạch trung tâm

É Phối hợp kháng sinh
É Giải quyết nguyên nhân, vừa hồi sức vừa mổ
É Dùng thuốc vận mạch như : Dopamin, Noradrenalin, Adrenalin, Dobutamin
4.2.2. Điều trị triệu chứng
Hạ sốt, giảm đau : Paracetamol 500mg có thể uống 1-2 gram/ngày chia 3 – 4 lần cách
6-8 giờ/lần
Giảm đau, giãn cơ trơn: Drotaverin HCl (No-spa) viên 40 mg. uống 3-6 viên/ngày chia
3 lần hoặc Alverin citrate (Spasmaverin) viên 40mg, uống 1-3 viên/lần, uống 2-3
lần/ngày.
4.3. Dẫn lưu đường mật
Chụp mật tụy ngược dọc (ERCP) loại bỏ tắc nghẽn như: sỏi, giun, ung thư hoặc đặt
stent đường mật
Dẫn lưu mật qua da
Nội soi cửa sổ bên cắt cơ Oddi


4.4. Phẫu thuật
Lấy sỏi qua mổ nội soi
Phẫu thuật giải phóng đường mật khi có tắc nghẽn, viêm phúc mạc mật
Phẫu thuật thắt động mạch gan hoặc cắt phân thùy gan trong chảy máu đường mật

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Christos A.P., Kiamouris C., et al., (2006)., Cholangitis, Chapter VII, Therapy
of Disorder Digestive, Williams & Wilkins, third edition

2.

Pau S. Sepe, Lawrence S. Friedman, (2008), Biliary tract disease, chapter III,

Gastroenteroly, Handbook of internal medicine, Lippincortt – Williams &
Wilkins, third edition
POLYP ỐNG TIÊU HÓA
Ts Bs. Vũ Trường Khanh
Khoa Tiêu Hóa – BV Bạch Mai

1. Đại cương
Polyp là tổ chức tăng sinh từ lớp niêm mạc đẩy lồi vào lòng ống tiêu hóa. Polyp có thể
có nguồn gốc từ lớp biểu mô (epithelial polyp) hoặc từ lớp dưới biểu mô
(Nonepithelial polyp) hay còn còn gọi là u dưới niêm mạc (Sub mucosal tumor- SMT).
Ngoài ra còn có thuật ngữ giả polyp (pseudopolyp) đây không phải là tổ chức tăng
sinh như polyp, hay gặp trong qua trình viêm như trong viêm loét đại tràng chảy
máu,bệnh Crohn, bản chất có thể là vùng niêm mạc bình thường còn lại giữa một vùng
niêm mạc bị loét hoặc phát triển của tổ chức hạt tại vùng niêm mạc bị loét.
Tại ống tiêu hóa polyp hay gặp nhất là đại tràng và dạ dày ít gặp hơn tại ruột non và
thực quản.
Phân loại polyp
Vị trí
Thực
quản

Từ lớp biểu mô (Epithelial polyp)
U nhú thực quản

Từ lớp dưới biểu mô Nonepithelial polyp)
U tế bào đệm
U thần kinh


Dạ dày


Ruột non

Polyp tuyến đáy vị

Lipoma

Polyp tăng sản

Carcinoid

Polyp tuyến

Umáu (Hemangioma)

Harmatoma

U bạch mạch (Lymphangioma)

Adenoma
Harmatoma

Đại tràng

Polyp tăng sản
Polyp tuyến
Harmatoma

2. Chẩn đoán và điều trị
Polyp thường được phát hiện tình cờ qua nội soi, hầu như ít có triệu chứng trên lâm

sàng. Đôi khi polyp có triệu chứng, mà chủ yếu là do các biến chứng gây ra: chảy máu,
bán tắc ruột hoặc tắc ruột, ung thư hóa. Nội soi giúp chẩn đoán xác định polyp. Mô
bệnh học cho phép chẩn đoán xác định bản chất polyp
2.1. Polyp bắt nguồn từ lớp biểu mô
2.1.1. Polyp thực quản
U nhú thực quản (squamous cell carcinoma): nguyên nhân do niêm mạc bị kích thích
thường xuyên như do rượu, viêm thực quản trào ngược hoặc do do vi rus papilloma ở
người (human papilloma virus). Thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Nội soi: kích thước từ 2mm đến 2 cm, thường nhỏ, không có cuống, màu giống
màu niêm mạc thực quản bình thường, mặt nhẵn hoặc ráp, hay gặp ở 1/3 dưới của thực
quản.
Mô bệnh học: tăng sinh lành tính của lớp biểu mô vảy của thực quản
Điều trị: U nhú thực quản là bệnh lành tính, phát triển chậm, nói chung không cần cắt
bỏ khi không có biến chứng.
2.1.2. Polyp dạ dày
Polyp tuyến đáy vị (Fundic polyp)
Hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới, hay gặp ở độ tuổi từ 40-70, có thể gặp 1 vài cái riêng
lẻ hoặc rất nhiều polyp trong hội chứng polyp tuyến có tính chất gia đình (familial
adenomatous polyposis- FAP)


Nội soi: polyp tuyến đáy vị thường gặp ở phình vị hoặc thân vị của dạ dày.
Kích thước 2-3 mm, không có cuống, có thể lẫn vào khe giữa các nếp gấp, màu sắc
giống như màu niêm mạc của dạ dày.
Mô bệnh học: là những nang tuyến bị giãn được lót bởi các tế bào chính và tế bào viền
của đáy vị
Điều trị: Polyp tuyến đáy vị ít chuyển thành loạn sản và ác tính vì vậy không cần cắt
bỏ khi không có biến chứng. Trong hội chứng polyp tuyến có tính chất gia đình tỉ lệ
loạn sản và ác tính cao. Cần phải nội soi cắt polyp>1 cm đối bênh nhân bị hội chứng
polyp tuyến có tính chấ gia đình.

Polyp tăng sản (Hyperplastic polyp)
Hay gặp, chiếm 74-79% trong tất cả các polyp dạ dày. Tỉ lệ ở nam và nữ là tương
đương nhau, hay gặp ở những người trên 60 tuổi. Polyp tăng sản thường liên quan tới
quá trình viêm mạn của dạ dày đặc biệt do Helicobacter Pylori (H.P) và viêm dạ dày tự
miễn. người ta thấy rằng sau diệt H.P polyp có thể nhỏ lại.
Nội soi: có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của dạ dày, có thể có một hoặc nhiều polyp, có
thể có hoặc không cuống, kích thước thay đổi từ 2mm đến nhiều cm. khi nhỏ màu sắc
giống niêm mạc dạ dày bình thường, polyp lớn thường có màu đỏ
Mô bệnh học: tăng sinh biểu mô bề mặt đặc biệt tăng sinh các hốc.
Điều trị: Polyp tăng sản có tỉ lệ ác tính thấp khi kích thước nhỏ, tỉ lệ ác tính từ 0-13%,
các tính gặp chủ yếu khi polyp trên 1,5 cm. Cắt polyp qua nội soi khi polyp > 1,5 cm.
Đối với trường hợp polyp hợp nhỏ mà xét nghiệm có Helicobacter Pylori có thể điều
trị diệt H.P
Polyp tuyến dạ dày(Adenomatous polyp)
Thể này ít gặp hơn, chiếm 7-10% các loại polyp của dạ dày. Đây thực sự được coi như
tổn thương tiền ung thư. Thường gặp tại vùng có viêm teo nhiều.
Nội soi: có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, nhưng hang vị là nơi hay gặp hơn. Kích thước
cũng thay đổi khác nhau, khi nhỏ bề mặt nhẵn nhưng khi lớn bề mặt giống hoa súp lơ,
thường không có cuống. Màu có thể đỏ hoặc nhợt màu so với niêm mạc xung quanh.
Mô bệnh học: hình ảnh tăng phân bào, các lớp biểu mô tăng sinh tạo giả xếp tầng.
Chia 3 loại: ống tuyến (tubular), tuyến nhung mao (villous) và ống tuyến nhung mao
(tubulovillous).


Điều trị: Polyp tuyến có tỉ lệ loạn sản và ác tính cao đặc biệt với thể tuyến nhung mao
và ống tuyến nhung mao. Tỉ lệ ác tính từ 30- 40%, đặc biệt khi polyp trên 2 cm. Tiến
hành cắt polyp qua nội soi với polyp ở bất cứ kích thước nào
U mô thừa (Hamartoma)
Hay còn gọi là u mô thừa bản chất là tăng sinh các tế bào biểu mô kèm theo những bó
cơ trơn. Hay gặp trong hội chứng Peutz- Jegher, Juvenile polyp. Thường lành tính khi

có kích thước nhỏ <1 cm. Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa. Cắt polyp
khi nội soi khi kích thước >1 cm.
2.1.3. Polyp ruột non
Adenoma ruột non: ít gặp chủ yếu gặp ở tá tràng
Nội soi: kích thước thay đổi khác nhau, thường có cuống, polyp lớn có màu đỏ, có múi
hoặc giống hoa súp lơ
Mô bệnh học: tăng sinh của biểu mô tuyến, Phân chia thành 3 loại: ống tuyến, tuyến
nhung mao, và ống tuyến nhung mao
Điều trị: Polyp tuyến có tỉ lệ loạn sản và ác tính cao với thể tuyến nhung mao và ống
tuyến nhung mao. Tiến hành cắt polyp qua nội soi với polyp ở bất cứ kích thước nào.
2.1.4. Polyp đại tràng
Polyp tăng sản (hyperplastic polyp)
Chiếm khoảng 15% polyp đại tràng, thường gặp ở đoạn cuối của đại tràng mà đặc biệt
hay gặp tại trực tràng. Polyp hay gặp tăng theo tuổi.
Nội soi: thường nhỏ <5 mm, không có cuống, màu nhợt hơn so với niêm mạc xung
quanh
Mô bệnh học: Tăng sinh tế nào biểu mô biệt hóa cao mà không có tính chất loạn sản
Điều trị: Polyp tăng sản có tính chất lành tính không cần cắt bỏ khi không gây biến
chứng
Polyp tuyến (adenomatous polyp)
Hay gặp chiếm 75% - 80% tổng số polyp đại tràng. Mức độ ác tính tùy thuộc vào kích
thức của polyp và bản chất mô bệnh học, polyp <1 cm chỉ 1% có ung thư khi cắt
polyp, khi >2 cm có tới 25% ung thư hóa.


Nội soi: kích thước thay đổi khác nhau, có cuống hoặc không, polyp có màu đỏ, có
múi hoặc giống hoa súp lơ.
Mô bệnh học: tăng sinh của biểu mô tuyến, Phân chia thành 3 loại: ống tuyến, tuyến
nhung mao, và ống tuyến nhung mao
Điều trị: Polyp tuyến có tỉ lệ loạn sản và ác tính cao với thể tuyến nhung mao và ống

tuyến nhung mao.Tiến hành cắt polyp qua nội soi với polyp ở bất cứ kích thước nào.
Phòng bệnh:
É Đối bệnh nhân nguy cơ thấp: 1-2 polyp ống tuyến nhỏ <1 cm soi đại tràng kiểm tra
lại sau 5 năm
É Đối bệnh nhân nguy cơ cao: có từ 3 polyp trở lên hoặc polyp >1 cm hoặc có loạn
sản nặng hoặc loại tuyến nhung, soi đại tràng kiểm tra lại sau 3 năm.
U mô thừa (Harmatoma)
Hay còn gọi là u mô thừa bản chất là tăng sinh các tế bào biểu mô kèm theo những bó
cơ trơn. Hay gặp trong hội chứng Peutz- Jegher, Juvenile polyp. Thường lành tính khi
có kích thước nhỏ <1 cm. Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa. Cắt polyp
khi nội soi khi kích thước >1 cm.
2.2. Polyp bắt nguồn dưới biểu mô
Những polyp này không có cuống, bề mặt phủ bởi lớp niêm mạc bình thường, trong
trường hợp điển hình có thể thấy cầu niêm mạc
U tế bào đệm (Gastrointestinal stromal tumor- GIST)
Tỷ lệ 70% gặp ở dạ dày, 20% ở ruột non và 10% tại thực quản.
Nội soi: bề mặt nhẵn giống niêm mạc xung quanh, kích thước thấy đổi khác nhau
Mô bệnh học: tăng sinh các tế bào hình thoi, khi nhuộm hóa mô miễn dịch cho kết quả
dương tính với C117.
Điều trị: Khối u có nguy cơ ác tính cao khi có di căn, xâm lấn vào tổ chức lân cận,
kích thước lớn >5,5 cm đối với u dạ dày và >4 cm với u ở vị trí khác của ống tiêu hóa
hoặc có > 5 tế bào nhân chia trong 50 vi trường của kính hiển vi với độ phóng đại cao
hoặc có tế bào đa nhân hoặc khối u có hoại tử. Cắt bỏ khi khối u có biến chứng hoặc
có nguy cơ ác tính cao bằng cắt niêm mạc qua nội soi hoặc phẫu thuật.
U thần kinh (neural tumor)


Thực ra trong phân loại u thần kinh cũng được xếp loại trong nhóm GIST chỉ khác là
khi nhuộm hóa mô miễn dịch những u này cho kết quả dương tính với S100 và âm tính
với C117.

U mỡ (lipoma)
Có thể gặp ở bất cứ vị trị nào của ống tiêu hóa, hay gặp nhất ở đại tràng rồi tới vùng
hang vị dạ dày
Nội soi: là u dưới niêm mạc, màu vàng nhạt, mềm, thường có một u đơn độc
Mô bệnh học: có vỏ, bao gồm những tế bào mỡ trưởng thành, ở lớp dưới niêm mạc của
thành ống tiêu hóa
Điều trị: Thường lành tính rất hiếm khi ác tính, cắt bỏ qua nội soi hoặc phẫu thuật khi
có biến chứng
U carcinoid
Thường gặp tại ruột thừa, hồi tràng và trực tràng
Nội soi: là u dưới niêm mạc, màu vàng
Mô bệnh học: bản chất là các tế bào thần kinh nội tiết, có khả năng bài tiết hormon
Điều trị: Đây là khối u ác tính tiến triển chậm, thời gian sống 5 năm nói chung 5065%. Cần cắt niêm mạc qua nội soi để lấy khối u hoặc bằng phẫu thuật
U máu (Hemangioma)
Thể này ít gặp ở ống tiêu hóa đặc biệt hiếm gặp đối với đường tiêu hóa trên. U lành
tính rất ít khi ác tính
Nội soi: u dưới niêm mạc, màu đỏ hoặc màu xanh tím
Mô bệnh học: bản chất là các xoang mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc
Điều trị: làng tính không cần cắt bỏ.
U bạch mạch (Lymphangioma)
Thể này ít gặp ở đường tiêu hóa, có thể gặp ở tá tràng hoặc đại tràng. Trên nội soi là
khối bề mặt nhẵn màu vàng trắng. Mô bệnh học là dạng harmatoma có những nang
chứa dịch bạch huyết. Bệnh lành tính, không cần cắt bỏ
Tụy lạc chỗ (ectopic pancreas)
Là tổ chức tụy nằm ở ngoài tụy, thường gặp tại dạ dày, hành tá tràng hoặc đoạn đầu
của hỗng tràng.


Nội soi: là u dưới niêm mạc, được phủ bởi niêm mạc bình thường và ở giữa có lỗ chế
tiết hay gặp ở hang vị dạ dày, hành tá tràng.

Mô bệnh học: là tổ chức tụy đầy đủ hoặc không thấy tế bào đảo tụy hoặc chỉ có ống
tụy
Điều trị: Tụy lạc chỗ có tính chất lành tính, điều trị bằng cắt bỏ khi gây biến chứng
chảy máu hoặc gây viêm nhiễm tại chỗ
2.3. Một số hội chứng polyp thường gặp
2.3.1. Hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình (Familial adenomatous
polyposis)
Đây là một bệnh có tính chất di truyền trên gen trội, do đột biến gen APC. tỉ lệ mắc
1/10.000- 15.000 trẻ sinh ra. Biểu hiện lâm sàng: ỉa máu, có thể ỉa chảy nhiều lần, gầy
sút khi khi có ung thư hóa. Nếu không điều trị, ung thư đại tràng là không tránh được.
Tuổi bị ung thư đại tràng từ 34-43.
Nội soi: có nhiều polyp tuyến trong đại tràng, trên 100 polyp. 30-100% bệnh nhân có
polyp tuyến đáy vị dạ dày. 46-93% có polyp tuyến trong tá tràng. 5% có adenoma của
papilla.
Mô bệnh học: bản chất là polyp tuyến
Điều trị và phòng bệnh: polyp tại đại tràng thường bị ung thư hóa khi > 1cm, vì vậy
đối với người trưởng thành mà trong đại tràng có nhiều polyp phải cắt đại tràng toàn
bộ hoặc để lại trực tràng khi số lượng polyp trực tràng không quá nhiều, nhưng phải
soi định kỳ để cắt polyp tại phần trực tràng còn lại. Đối với người dưới 25 tuổi phải
tiến hành nội soi 6 tháng 1 lần cả đường tiêu hóa trên và đại tràng để cắt những polyp
có kích thức >1 cm.
2.3.2. Hội chứng Peutz- Jegher
Là một bệnh có tính chất di truyền trên gen trội, do đột biến gen STK11/LKB1. Tỉ lệ
mắc bệnh 1/25.000-300.000 trẻ sinh ra. Bệnh biểu hiện có những chấm sắc tố đen tại
vùng môi, niêm mạc miệng, gan bàn tay, lòng bàn chân. Do polyp trong lòng ống tiêu
hóa có thể biểu hiện ỉa máu, tắc ruột do lồng ruột. Người bệnh tăng nguy cơ ung thư
đường tiêu hóa, ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư tinh hoàn ở nam và ung thư tử
cung, buồng trứng và vú ở nữ giới. 50% Bệnh nhân thường tử vong ở độ tuổi 50-60.



Nội soi: có thể thấy polyp tại dạ dày, ruột non, đại tràng.
Mô bệnh học: bản chất là các harmatoma polyp
Điều trị và phòng bệnh: Mặc dù lành tính hơn so với hội chứng polyp tuyến có tính
chất gia đình nhưng khi polyp kích thước lớn có thể ung thư hóa. Nội soi 2 năm 1 lần
để cắt các polyp > 1 cm
2.3.3. Hội chứng polyp tuổi thiếu niên (Juvenil polyp)
Là bệnh di truyền trên gen trội, do đột biến gen BMPR1A và SMAD4. Thường xuất
hiện ở độ tuổi từ 4- 14 tuổi, cũng có thể gặp khi ở tuổi trưởng thành.
Nội soi: hay gặp nhất là đại tràng, có thể gặp những nơi khác. Polyp có thể có cuống
hoặc không cuống. Điển hình là có một polyp duy nhất có cuống mặt nhẵn màu đỏ, số
lượng polyp đại tràng thường < 10, chỉ 1-2 % số bệnh nhân có nhiều polyp đại tràng..
Mô bệnh học: bản chất là harmatoma polyp
Điều trị: Khi polyp đơn độc hoặc số lượng < 5 polyp khả năng ác tính ít. Nguy cơ ác
tính cao khi xuất hiện với số lượng polyp nhiều. Cắt polyp qua nội soi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tadataka Yamada. Texbook of gastroenterology 2003 Vol 1: 1292-1294, 15201524; Vol 2:1721-1725, 1965- 1986, 1965-2023.

2.

Gregory G. Ginsberg, Michael L. Kochman, Lan Norton, Christopher J.
Gostout. Clinical gastrointestinal endoscopy 2005: 447-460

3.

Krzysztof Zinkiewicz at al. Ectopic pancreas: endoscopic, ultrasound and
radiological features.Folia Morphol., 2003, Vol. 62, No. 3:2050208




×