Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.05 KB, 28 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
CÔNG TY TNHH MTV
LÂM NGHIỆP&DV CHÚC A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
Chúc A, ngày

tháng 07 năm 2016

ĐỀ ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ CHÚC A

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A hiện đang quản
lý 15.118,3 ha rừng, đất lâm nghiệp và 4,5 ha đất phi nông nghiệp. Công ty có 100%
vốn Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn rẻo cao biên giới có trụ sở
chính tại xóm 10, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DN Nhà nước, hoạt động sản xuất
lâm nghiệp của Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định. Tỷ lệ che phủ rừng ngày
càng được tăng lên, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao. Công tác quản lý,
sử dụng rừng đúng quy hoạch, có hiệu quả, giải quyết việc làm, thu nhập cho lao động,
góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng rẻo cao biên giới có điều kiện KT-XH đặc
biệt khó khăn. Năm 2013, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc ngừng kế hoạch
khai thác gỗ rừng tự nhiên, hoạt động kinh doanh chính gặp bế tắc, thiếu kinh phí đầu
tư quản lý, bảo vệ 14.522,6 ha rừng tự nhiên (5.663,4 ha phòng hộ; 8.859,2 ha sản
xuất). Mô hình sản xuất chậm đổi mới để thích ứng cơ chế thị trường, tiềm ẩn mất cân
đối tài chính khi Nhà nước thay đổi kế hoạch. Việc xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới và
phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 – 2020


gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển 14.522,6 ha rừng tự nhiên theo tiêu chí kinh doanh
rừng bền vững tại Công ty là cấp thiết, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, quản lý,
bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng phù hợp xu thế quản lý, quản trị rừng và
định hướng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020.
Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của
Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án
tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Công ty TNHH một thành viên
Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, xây dựng “Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển,
nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ
Chúc A”, nhằm xác định lại chức năng nhiệm vụ, hoạch định chiến lược phát triển,
phân định rõ nhiệm vụ công ích và SXKD theo hướng thay đổi cơ bản cơ cấu sản xuất,
1


mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, phương thức quản lý,
bảo vệ phát triển rừng và quản trị doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững., tạo việc
làm, thu nhập lao động gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và phát triển KT-XH địa
phương, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực biên giới Việt - Lào.
Căn cứ để xây dựng đề án:
- Nghị quyết số 30/NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/ 12/ 2014 của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới
công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm
2014 của Chính phủ;
- Thông tư 51/2015/TT-BTC ngày 17/4/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử

lý tài chính khi sắp xếp đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
nông, lâm nghiệp;
- Thông tư 52/2015/TT-BTC ngày 17/4/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một
số chính sách đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành;
- Quyết định 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng chính phủ về chương
trình, kế hoạch của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị
ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty nông, lâm nghiệp;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn
2014-2020;
- Quyết định số 1280/QĐ-BNN-TCLN ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Bộ NN
& PTNT về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt đề án tái cơ cấu DNNN Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A
giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020;
- Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh
Hà Tĩnh về việc Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Hương Khê giai
đoạn 2009-2020;
2


- Quyết định 3209/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về
việc phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng; Quyết định số 3360/QĐ-UBND ngày
25/11/2008 và Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Hà

Tĩnh về việc điều chỉnh kết quả quy hoạch 3 loại rừng;
- Quy hoạch rà soát 3 loại rừng; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2015 - 2020, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Quyết định số 2380/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của UBND tỉnh về việc điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng vùng đồi, rừng;
- Báo cáo thẩm định ngày 28/8/2015 của Hội đồng thẩm định Trung ương về
Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp;
- Văn bản số 7604/BNN-QLDN ngày 15/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc thẩm định và phê duyệt Phương án tổng thể SXĐM công ty lâm
nghiệp thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh;
- Văn bản số 1857/TTg-ĐMDN ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Hà
Tĩnh;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13;
- Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý
người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

3


Phần I
HIỆN TRẠNG CÔNG TY TNHH MTV
LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ CHÚC A
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tên giao dịch, địa chỉ, trụ sở chính:
- Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A;
- Địa chỉ trụ sở làm việc: Xóm 10, xã Hương Lâm, Hương Khê, Hà Tĩnh;
- Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A;
- Điện thoại: 0396518799, địa chỉ email:

- Chủ sở hữu: UBND tỉnh Hà Tĩnh.
2. Vị trí địa lý:
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A nằm phía Tây
Nam của huyện Hương Khê, cách đường Hồ Chí Minh 12 km, Thành phố Hà Tĩnh 70
km , có vị trí địa lý như sau:
- Toạ độ địa lý:
+ Từ: 1800’60” - 1800’75” vĩ độ Bắc.
+ Từ: 10504’7”- 105020’06” kinh độ Đông.
- Địa danh: Diện tích Công ty quản lý nằm trên địa bàn hành chính 3 xã: Hương
Lâm, Hương Vĩnh và Hương Xuân thuộc huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm
các tiểu khu: 248, 249, 256, 261, 263, 264, 267, 268, 271, 273, 243, 253, 260, 241B.
- Các địa danh tiếp giáp:
+ Phía Bắc tiếp giáp ranh giới xã Hương Vĩnh, xã Phú Gia;
+ Phía Nam giáp rừng Ban quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn Sâu;
+ Phía Tây tiếp giáp Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, chiều dài đường biên giới
17,8 km;
+ Phía Đông tiếp giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu và xã Hương Trà.
3. Quá trình hình thành và phát triển
- Thực hiện Nghị định 200/2004/NĐ-CP Lâm trường Chúc A được sắp xếp, đổi
mới thành Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A tại quyết định 1197/QĐ-UBND
của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2008, Công ty được chuyển đổi thành Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A tại quyết định 545/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Hà Tĩnh, quản lý 22.387,9 ha rừng và đất lâm nghiệp.
- Ngày 27/12/2012, UBND tỉnh phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà
nước Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A giai đoạn 2012-2015, định
hướng đến 2020 tại quyết định số 3989/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Về đất
đai, quá trình sắp xếp, đổi mới từ 2006 lại nay đã thực hiện 6 đợt cắt chuyển về địa
4



phương và đơn vị khác, hiện đang được giao quản lý 15.118,3 ha rừng và đất lâm
nghiệp.
4. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh:
a) Chức năng, nhiệm vụ:
- Quản lý, bảo vệ phát triển rừng, khai thác, chế biến và kinh doanh lâm sản theo
chỉ tiêu kế hoạch, dịch vụ tổng hợp đa ngành nghề.
- Sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn điều
lệ được phê duyệt, thu lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm, quyền
lợi người lao động, ngoài lợi ích KT-XH, an ninh quốc phòng còn tạo lợi ích môi
trường sinh thái.
b) Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng;
- Khai thác, chế biến kinh doanh nông, lâm sản;
- Kinh doanh thương mại tổng hợp dịch vụ;
- Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, bất động sản; xuất khẩu lao động, hàng
hóa nông, lâm sản và vật liệu xây dựng.
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và lao động:
a) Bộ máy quản lý, điều hành Công ty:
Tổ chức bộ máy quản lý Công ty theo mô hình Hội đồng thành viên (Chủ tịch
kiêm giám đốc, 01 uỷ viên kiêm Phó giám đốc; 01 uỷ viên kiêm Kế toán trưởng). Kiểm
soát viên: 01 người.
b) Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc: có 4 phòng chuyên môn, 2 đơn vị
sản xuất và 4 trạm quản lý bảo vệ rừng, gồm:
- Phòng tổ chức (4 người), Phòng kinh tế (2 người), Phòng XDR và quản lý dự
án (3 người); Phòng quản lý bảo vệ rừng (2 người).
- Các đơn vị trực tiếp sản xuất và trạm bảo vệ rừng:
+ 4 trạm bảo vệ rừng: Mục Bài, Sơn Giang, Cà Rờ và Khe Mây (16 người).
+ 2 đơn vị trực tiếp sản xuất (11 người): Đội thiết kế và trồng rừng (5 người),
Đơn vị Dịch vụ lâm sinh tổng hợp (6 người).
- Hoạt động của bộ máy quản lý, phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực

thuộc thực hiện theo quy chế tổ chức và lề lối làm việc tại Công ty đã ban hành.
II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SXKD CỦA CÔNG TY
1. Hiện trạng về quản lý, sử dụng đất
a) Công tác đo đạc, cắm mốc, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho Công ty:
5


- Đất Công ty quản lý có nguồn gốc hình thành từ thành lập Lâm trường Chúc A
quản lý, sử dụng năm 1960, có quyết định giao đất tạm thời năm 2005 của UBND tỉnh.
Quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển đã thực hiện 6 lần rà soát, cắt chuyển diện tích
về địa phương quản lý theo chủ trương Nhà nước, tổng diện tích hiện nay quản lý
15.118,3 ha. Về thực địa, ranh giới quản lý rõ ràng, có cắm mốc mô tả tọa độ trên hồ sơ
chủ quản lý và xác định ranh giới 3 loại rừng năm 2012, tuy nhiên việc cắm mốc chủ
quản lý thực địa chưa được thực hiện vì không có kinh phí.
- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hiện nay, Công ty đã phối hợp
cùng Sở Tài nguyên & Môi trường, Chi cục Kiểm lâm hoàn thiện hồ sơ trình xin cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng.
b) Việc quản lý, sử dụng đất của Công ty:
- Rừng tự nhiên 14.522,6 ha chiếm 96% đất lâm nghiệp (5.663,4 ha phòng hộ;
8.859,2 ha sản xuất) thực hiện biện pháp bảo vệ không có thu lợi.
- Rừng trồng 448,0 ha chiếm 3% loài cây Keo và cây đặc sản Dó trầm chưa đến
chu kỳ kinh doanh, tình hình sinh trưởng phát triển trung bình.
- Đất chưa có rừng 147,7 ha chiếm 1% diện tích đất lâm nghiệp nằm xem kẽ rải
rác trong lâm phần rừng tự nhiên sản xuất và một số bìa rừng .
- Diện tích bị xâm canh, lấm chiếm 189,4 ha chủ yếu là các khu vực gần dân, bị
người dân xâm canh trồng cây Keo từ 3 đến 5 năm tuổi. Đối với diện tích này, Công ty
làm việc với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, hộ gia đình xử lý dứt điểm
đối với từng trường hợp cụ thể có vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển
rừng. Rà soát diện tích đất bị các hộ gia đình, cá nhân lấn, chiếm từ trước nhưng đang

sử dụng ổn định, tạo điều kiện cho các hộ được hưởng quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ
trong việc sử dụng đất.
- Diện tích cho thuê, cho mượn, liên kết hợp tác đầu tư: Không
- Diện tích giao khoán: 2.555,4 ha, trong đó:
+ Khoán theo NĐ 135/NĐ-CP là 2.514,9 ha cho 198 hộ tại các tiểu khu 241B
(xã Hương Xuân), 243 (xã Hương Vĩnh), 248, 249, 256, 261, 264, 268 (xã Hương
Lâm);
Đối tượng giao khoán: hộ cán bộ, công nhân viên đang làm việc và đã nghỉ chế
độ có hộ khẩu thường thú tại địa bàn và hộ dân địa phương trong huyện Hương Khê.
Thời hạn giao khoán theo chu kỳ của các loài cây trồng, khoán bảo vệ rừng ổn
định lâu dài cho các hộ theo chương trình dự án. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên
giao nhận khoán thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 102/2006/TT-BNN. Việc
khoán đất, rừng đã giải quyết một phần nhu cầu việc làm tạo việc làm cho lao động trên
địa bàn, tạo nguồn sinh kế, giảm áp lực người dân vào rừng khai thác lâm sản trái phép.
Huy động được thêm các nguồn lực đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;
+ Khoán theo chương trình 327 và 661 loài cây trồng Dó trầm diện tích 40,5 ha
cho 21 hộ. Đến nay thời hạn hợp đồng đã hết, tuy nhiên loài cây Dó trầm này đang
6


trong giai đoạn nuôi dưỡng, chăm sóc, chưa đến thời kỳ thu hoạch. Công ty đang rà
soát để làm thủ tục thanh lý hợp đồng để chuyển sang thực hiện hợp đồng theo Nghị
định 135/NĐ-CP, dự kiến hoàn thành trong quý I năm 2016;
Việc quản lý, sử dụng đất tại Công ty đúng quy hoạch và tương đối ổn định. Tuy
nhiên, đất chưa có sổ đỏ khó khăn cho xác lập quyền sử dụng và thu hút các dự án đầu
tư trong lâm nghiệp, hiệu quả sử dụng thấp. Với những Quyết định đã ban hành chính
là định hướng trung hạn về thời gian cho sự phát triển của Công ty thì việc đề nghị cắt
chuyển tiếp diện tích của Công ty về cho địa phương là bất hợp lý và gây nhiều khó
khăn, xáo trộn trong công tác thực hiện và ảnh hưởng đến lâm phần Công ty đang quản
lý, sử dụng ổn định có hiệu quả.

2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
a) Tổng diện tích rừng và đất Công ty được giao quản lý 15.122,8 ha, trong đó
đất lâm nghiệp 15.118,3 ha (đất có rừng tự nhiên 14.522,6 ha, chiếm 96%, đất có rừng
trồng 448,0 ha chiếm 3% và đất chưa có rừng 147,7 ha, chiếm 1%); Đất phi nông
nghiệp (đất chuyên dùng): 4,5 ha.
- Rừng sản xuất: 9.434,7 ha, gồm:
+ Rừng tự nhiên: 8.859,2 ha (rừng giàu 150,4 ha; rừng trung bình 2.611,8 ha,
rừng nghèo 5.676,8 ha, rừng chưa có trữ lượng 418,8 ha và rừng hỗn giao 1,4 ha) .
+ Rừng trồng: 448,0 ha chủ yếu loài cây keo và cây Dó trầm
+ Đất chưa có rừng: 127,5 ha.
- Rừng phòng hộ: 5.683,6 ha, gồm:
+ Rừng tự nhiên: 5.663,4 ha (Rừng giàu 1.466,9 ha; rừng trung bình 3.380,9 ha,
rừng nghèo 804,5 ha và rừng chưa có trữ lượng 11,1 ha).
+ Đất chưa có rừng: 20,2 ha
b) Công tác bảo vệ rừng
- Công ty thiết lập xây dựng 4 trạm bảo vệ tại các khu vực xung yếu, quản lý
theo hệ thống lưu vực, kiểm soát tình hình và tuần tra bảo vệ rừng tại gốc. Hàng năm,
ký kết hợp đồng phối hợp các lực lượng như Biên phòng Bản Giàng, Công an, chính
quyền địa phương 3 xã, hộ nhận khoán bảo vệ rừng thực thi phương án theo kế hoạch
có hiệu quả.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển
lâm sản trái phép trên địa bàn chưa được ngăn chặn triệt để; diện tích rừng sản xuất gần
dân vẫn xảy ra tình trạng xâm canh, lấn chiếm trái phép trồng cây nguyên liệu (keo)
diễn ra ở một số điểm tại tiểu khu 241B Hương Xuân, 256, 268, 249 xã Hương Lâm.
(Chi tiết có biểu số 01/ĐĐ kèm theo)

7


3. Hiện trạng tài sản là cây trồng, vật nuôi

a) Vườn cây Dó trầm 109,8 ha, mật độ 400 cây/ha trồng xen dưới tán rừng tự
nhiên từ 15 đến 22 năm tuổi, sinh trưởng phát triển trung bình, đang trong giai đoạn
nuôi dưỡng, chăm sóc, chưa mang lại hiệu quả kinh tế.
b) Rừng sản xuất là rừng trồng: Diện tích rừng trồng: 338,2 ha, trong đó chủ yếu
là cây Keo do hộ nhận khoán đầu tư trồng trên những diện tích đất trống. Rừng sinh
trưởng và phát triển tốt.
(Chi tiết có biểu số 04/TS kèm theo)
4. Hiện trạng các công trình kết cấu hạ tầng
- Trụ sở làm việc:
+ 01 dãy nhà điều hành 2 tầng đã xây dựng trước năm 1984 được sửa chữa nâng
cấp năm 1995 diện tích sử dụng 600 m 2. Nguyên giá 224.773 nghìn đồng, giá trị còn
lại: 31.626 nghìn đồng.
+ 01 dãy nhà làm việc 12 gian diện tích 700 m2, xây dựng năm 1986, nâng cấp
sửa chữa từ năm 2004. Nguyên giá 251.718 nghìn đồng, giá trị còn lại: 66.531 nghìn
đồng.
- Trạm bảo vệ rừng:
+ 01 nhà cấp 4 xây dựng năm 2009, 2 nhà gỗ, 3 nhà tạm đặt ở các trạm BVR
Khe Mây, Cà Rờ và Sơn Giang. Nguyên giá 107.514 nghìn đồng, giá trị còn lại: 87.639
nghìn đồng.
+ 01 nhà trạm BVR ở Hương Liên đã bàn giao tài sản về Ban quản lý rừng
phòng hộ Ngàn Sâu nhưng chưa được xử lý nguồn vốn. Nguyên giá 37.241 nghìn
đồng, giá trị còn lại: 5.068 nghìn đồng.
- Hệ thống mốc, bảng xác định ranh giới 3 loại rừng đầy đủ, chiều dài 63,8 km
gồm 60 mốc và 03 bảng được đầu tư, xây dựng từ năm 2011. Nguyên giá 349.394
nghìn đồng, giá trị còn lại: 349.394 nghìn đồng.
- Nhà xưởng: Gồm có 01 xưởng chế biến gỗ tại trung tâm có diện tích 700 m2,
có mặt bằng xưởng rộng 1300m2 ; 01 xưởng chế biến gỗ rừng trồng tại Xí nghiệp cơ
khí cũ diện tích 60m2. Nguyên giá 305.673 nghìn đồng, giá trị còn lại: 247.384 nghìn
đồng.
- Hệ thống các công trình phúc lợi gồm nhà văn hóa công nhân, nhà ăn tập thể,

nhà truyền thống diện tích 460m2. Nguyên giá 374.240 nghìn đồng, giá trị còn lại:
291.360 nghìn đồng.
- Tường rào bảo vệ cơ quan dài 700 m. Nguyên giá 51.014 nghìn đồng, giá trị
còn lại: 0 đồng hiện nay đã xuống cấp nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng.

8


- 01 kho vật liệu nổ diện tích 40 m2. Nguyên giá 43.479 nghìn đồng, giá trị còn
lại: 31.885 nghìn đồng, hiện nay do chủ trương của Nhà nước đóng cửa khai thác gỗ
nên kho không cần sử dụng.
Nhìn chung các công trình nhà cửa, trạm trại được xây dựng từ lâu nay đã
xuống cấp, hiện nay Công ty đang tận dụng để phục vụ làm việc. Nhà xưởng, kho đã
hết khấu hao, sau khi có chủ trương của Nhà Nước đóng cửa rừng khai thác gỗ rừng tự
nhiên các công trình hiện không sử dụng, đã xuống cấp.
- Hệ thống đường giao thông chuyên dùng trong lâm nghiệp đầu tư trước năm
1982 dài 22km, nguyên giá 994.298 nghìn đồng, giá trị còn lại 994.298 nghìn đồng,
nay không còn sử dụng và đã bàn giao về cho Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu
nhưng chưa xử lý nguồn vốn.
- Đường điện 110 KV Hương Xuân-Chúc A dài 18,3 km. Nguyên giá 963.677
nghìn đồng, giá trị còn lại: 963.677 nghìn đồng, Công ty đã nhiều lần đề nghị bàn giao
về cho ngành điện quản lý nhưng vẫn chưa thực hiện xong.
- Máy móc thiết bị: 03 xe ô tô con, nguyên giá 1.847.792.000 đồng, giá trị còn lại
792.667.000 đồng; 01 máy cưa vòng CD, nguyên giá 32.285.000 đồng, giá trị còn lại
25.558.000 đồng.
- Thiết bị dụng cụ quản lý: 01 máy Photocoppy và các bàn ghế phòng họp, phòng
làm việc, nguyên giá 114.840.000 đồng, giá trị còn lại 58.168.000 đồng và 05 máy tính
xách tay, 02 bộ máy tính để bàn và nhiều thiết bị dụng cụ khác.
(Cụ thể có biểu 05/TS và phụ biểu 03 kèm theo )
5. Hiện trạng về tài chính doanh nghiệp

a) Vốn điều lệ:
- Vốn điều lệ theo phê duyệt: 30.000.000.000 đồng
- Vốn chủ sở hữu hiện có: 10.706.667.119 đồng
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty thiếu và ít, nguồn vốn chủ sở hữu
chủ yếu là nguồn đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh của các dự án đầu tư bảo vệ phát
triển rừng, khả năng huy động vốn thấp, các tài sản, máy móc cũ kỹ, xuống cấp, chủ
yếu để phục vụ cho khai thác, chế biến gỗ. Đất đai chủ yếu là đất rừng tự nhiên trong
gia đoạn khoanh giữ, bảo vệ không có thu lợi. Sau khi thực hiện chủ trương dừng kế
hoạch khai thác gỗ, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty quản lý, bảo vệ rừng trong điều kiện
nguồn kinh phí hỗ trợ ít, không đáp ứng nhu cầu.
b) Tình hình đầu tư tài sản:
Trong 3 năm 2012 - 2014 không huy động vốn để đầu tư cho các dự án.
c) Hiệu quả sử dụng vốn (từ năm 2012-2014)
- Vốn bình quân trong 3 năm là: 10.339 triệu đồng
- Tổng doanh thu, thu nhập: 10.443 triệu đồng
9


- Nộp ngân sách: 564,411 triệu đồng.
- Nộp đầy đủ 100% các nghĩa vụ cho người lao động (BHXH, BHYT, BHTN):
1.700 triệu đồng.
- Lợi nhuận trước thuế: 75,200 triệu đồng.
d) Tình hình đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
Không đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
e) Tình hình quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả:
- Tình hình công nợ phải thu:
Tổng số công nợ phải thu 950,860 triệu đồng,
- Tình hình công nợ phải trả:
Tổng số nợ phải trả 1.504,403 triệu đồng, trong đó:
+) Nợ ngắn hạn: 1.504,403 triệu đồng

Khả năng thanh toán nợ đến hạn =1.764,465/1.504,403 = 1,17 các tài sản ngắn
hạn hiện có lớn hơn nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của Công ty có khả năng thanh
khoản tốt.
f) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn.
- Mức độ bảo toàn vốn:
H = vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo /vốn chủ sở hữu cuối kỳ trước liên kề
kỳ báo cáo = 10.706Tr/10.456Tr = 1,023
Qua số liệu H > 1 doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bq= Lợi nhuận bq sau thuế/ vốn chủ sở hữu bq =
18,894Tr / 10.339 Tr = 0.0017.
+ Theo số liệu và kết luận tại biên bản kiểm tra liên ngành theo quyết định
3284/QĐ-UBND về giám sát tài chính đối với Công ty lập ngày 18/5/2015: Doanh
nghiệp rất khó khăn về tài chính, hoạt động sản xuất thu hẹp do chính sách Nhà nước
thay đổi, nguồn kinh phí bảo vệ rừng hạn hẹp như hiện nay, dự báo tình hình tài chính
doanh nghiệp càng thêm khó khăn. Về công tác quản lý tài chính cơ bản chấp hành
đúng chế độ tài chính Nhà nước. Doanh nghiệp bảo toàn được vốn hiện có, khả năng
thanh toán nợ đến hạn đang nằm trong kiểm soát, không có nợ ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác.
(Cụ thể có biểu 06; 07 kèm theo)

10


6. Hiện trạng về lao động
a) Số lượng, chất lượng lao động:
Tổng số lao động của Công ty là 40 người. Trong đó, lao động gián tiếp 13
người chiếm 32,5%, bộ phận bảo vệ rừng và lao động trực tiếp 27 người chiếm 67,5%.
Bên cạnh đó, tùy theo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, Công ty thuê lao động
nhàn rỗi địa phương từ 100-150 người thực hiện các hoạt động trồng rừng, chăm sóc,

bảo vệ rừng,...
- Trình độ: Thạc sỹ 1 người; Đại học 7 người; Cao đẳng, Trung cấp nghề 9
người; Lao động có tay nghề từ bậc 3 trở lên 20 người và Lao động phổ thông 3 người.
b) Việc thực hiện chế độ tiền lương, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp đối với người lao động của Công ty
- Áp dụng chế độ tiền lương, BHXH theo quy định trong doanh nghiệp Nhà
nước mức lương cơ bản 1.150.000 đồng; thực hiện chế độ trả lương theo Quy chế quản
lý và trả lương tại Công ty đã được phê duyệt.
- Việc trả lương cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và
mức độ đóng góp của người lao động theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó. Khi
thay đổi công việc, thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới.
- Hình thức trả lương:
+ Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ
ngày làm việc thực tế của tháng. Lương thời gian áp dụng cho phòng chuyên môn và
bộ phận giúp việc;
+ Trả lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng
và chất lượng công việc phải hoàn thành.
- Thực hiện chế độ nâng lương, chế độ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ
khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
c) Tình hình lao động hiện đang dôi dư, lý do
Tổng số lao động không bố trí được việc làm 10 người, số lao động này chủ yếu
thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ. Hiện nay đã sắp xếp, bố trí nhận khoán đất rừng
của Công ty theo Nghị định 135 của Chính Phủ, tổ chức sản xuất, trồng rừng theo mô
hình kinh tế hộ gia đình của Công ty.
(có biểu số 09/LĐ kèm theo)
7. Hiện trạng về khoa học và công nghệ:
- Trong công tác quản lý tài nguyên rừng và đất rừng, Công ty đã ứng dụng
phần mềm số hóa bản đồ tạo thuận lợi trong điều hành và quản lý. Về tài chính và công
tác hạch toán kế toán đã sử dụng các phần mềm chuyên dùng của hệ thống kế toán góp

phần nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả công việc theo tiêu chuẩn ngành yêu cầu.
11


- Về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra từ các cơ quan nghiên cứu lâm
nghiệp chưa được triển khai áp dụng đồng bộ ở Công ty để nâng cao hiệu quả quản lý,
kinh doanh nghề rừng; Công ty chưa có phương án quản lý kinh doanh rừng bền vững
đáp ứng được các yêu cầu chứng chỉ rừng quốc tế và các mục tiêu phát triển lâm nghiệp
bền vững của chiến lược phát triển ngành.
- Việc kinh doanh các lợi ích đa mục đích ngoài gỗ từ rừng như củi, các lâm sản
ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng… còn hạn chế do khung pháp lý và năng lực kỹ
thuật;
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ giống và kỹ thuật lâm sinh để cải
tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt của Công ty thành rừng kinh tế có năng suất cao, cung cấp
nguyên liệu bền vững cho chế biến và kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn còn hạn chế
và hiệu quả thấp.
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
1. Những kết quả đã đạt được:
a) Quản lý, sử dụng đất.
- Quản lý sử dụng đất đúng mục đích, kế hoạch về ranh giới, diện tích chủ quản
lý tương đối ổn định, có hồ sơ thống kê, cập nhật đầy đủ diện tích và hiện trạng chi tiết
đến từng lô. Công ty không để xảy ra tình trạng cho thuê, cho mượn, cấp trùng. Những
diện tích khoán mang lại hiệu quả tích cực trong xã hội hóa vốn đầu tư vào bảo vệ và
phát triển rừng, tạo sinh kế và thu nhập cho người dân trực tiếp làm nghề rừng.
- Đối với diện tích phi nông nghiệp, văn phòng, nhà xưởng Công ty nộp đầy đủ
nghĩa vụ thuế hàng năm theo quy định.
- Năm 2012 Công ty đã tiến hành đóng mốc ranh giới giữa rừng phòng hộ và
rừng sản xuất, trên toàn lâm phần được giao quản lý. Tiến hành nhiều đợt ra soát, cắt
chuyển những diện tích không sử dụng, gần dân về địa phương để giao cho người dân
sản xuất theo đúng chủ trương và kế hoạch.

b) Quản lý, sử dụng rừng:
- Quản lý sử dụng rừng đúng quy hoạch kế hoạch, trong điều kiện Nhà nước
ngừng chỉ tiêu khai thác gỗ Công ty đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo
vệ rừng tự nhiên được giao quản lý. Công tác bảo vệ rừng từng bước ổn định có nề nếp,
ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản trái
phép trên địa bàn được xác định là vùng trọng điểm.
- Rừng tự nhiên tăng trưởng và phát triển tốt độ che phủ rừng cao khả năng đáp
ứng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, che chắn phòng hộ khu vực biên giới.
c) Hiệu quả SXKD: Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được bảo toàn và phát
triển, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách cơ bản đạt chỉ tiêu hàng năm.

12


d) Lao động việc làm.
- Công ty đã sắp xếp tổ chức sản xuất hợp lý, chấp hành nghiêm túc pháp luật
trong kinh doanh, chăm lo đời sống việc làm cho người lao động, 100% CBCNVC
được đóng BHXH, BHYT, BHTT và đảm bảo an toàn lao động.
- Hàng năm tạo đủ việc làm cho 40 lao động của Công ty và 219 hộ dân địa
phương tham gia nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng góp phần ổn định đời sống cho lao
động;
e) Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:
Công ty đóng trên địa bàn rẻo cao biên giới tuyến đường biên dài 17,8 km, có
cộng đồng dân tộc Chứt sinh sống. Hoạt động phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng của
Công ty được gắn với việc tuần tra, kiểm tra tuyến vành đai biên giới, như là một nhiệm
vụ chính trị thường xuyên, công tác an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội luôn
được quan tâm đúng mức.
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
a) Những tồn tại, hạn chế:
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính: Sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu

Công ty theo Quyết định số 3989/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty không thực hiện được do chủ
trương ngừng kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên bắt đầu từ năm 2013. Hoạt động sản
xuất kinh doanh gặp bế tắc, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, việc làm, thu nhập của
lao động đạt thấp.
- Quản lý, bảo vệ rừng: tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lấn
chiếm đất rừng vẫn còn xảy ra. Nguồn kinh phí đầu tư cho bảo vệ phát triển rừng ít, địa
bàn được xác định là vùng trọng điểm tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ về BVR-PCCCR,
- Công tác quản lý, sử dụng đất: Đất Công ty chưa được cấp sổ đỏ việc thu hút
các dự án đầu tư trong lâm nghiệp còn hạn chế. Thực hiện khoán rừng, đất lâm nghiệp
theo Nghị định 01, Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ còn tồn tại, hạn chế chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế hiện nay theo định hướng phát triển lâm nghiệp xã hội;
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh:
+ Cơ cấu ngành nghề kinh doanh và xác định nhiệm vụ sản xuất không phù hợp,
với khả năng, năng lực hiện có, không huy động được các nguồn đầu tư.
+ Lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, khối lượng, diện tích, năng suất và chất
lượng rừng trồng thấp, rừng tự nhiên chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý;
+ Việc làm, đời sống của người lao động: lao động mang tính chất mùa vụ, đời
sống, việc làm thiếu ổn định, thu nhập thấp, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

13


b) Nguyên nhân
- Là vùng rẻo cao, biên giới có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, lợi thế
thương mại thấp, ngành nghề không phát triển, khó mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, thu hút được lao động có chất lượng và trình độ.
- Nhà nước thay đổi về chính sách sử dụng rừng tự nhiên, ngừng kế hoạch khai
thác chính nhưng chưa có cơ chế hỗ trợ kịp thời kinh phí đầu tư bảo vệ phát triển rừng
trên diện tích được giao;

- Áp lực về dân số ở các vùng tăng nhanh, 97% hộ dân sống bằng nghề rừng,
chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai
thác tài nguyên rừng.
- Một bộ phận cán bộ, lao động tay nghề, kỹ năng làm việc chưa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ được giao do sức khoẻ yếu, ngại va chạm, khó khăn, đặc biệt trong công
tác bảo vệ rừng.

14


Phần II
NỘI DUNG SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY TNHH MTV
LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ CHÚC A
I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI
1. Mục tiêu sắp xếp, đổi mới Công ty
a) Mục tiêu chung
Sắp xếp, đổi mới và phát triển Công ty theo hướng thay đổi cơ bản cơ cấu sản
xuất, mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, phương thức quản
lý, bảo vệ phát triển rừng và quản trị doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững. Quản
lý, bảo vệ, đầu tư xây dựng rừng trên diện tích được giao theo tiêu chuẩn FSC để cung
cấp nguồn nguyên liệu gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi
giá trị hàng hóa; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; nâng cao lợi nhuận, tích lũy, phát
triển vốn, tạo việc làm, thu nhập lao động gắn với tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp và
phát triển KT-XH địa phương, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực biên giới
Việt - Lào.
b) Mục tiêu cụ thể đến 2020:
- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích 15.118,3 ha rừng và đất lâm
nghiệp theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước; cung ứng dịch vụ môi
trường rừng. Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tiến tới chấm dứt cơ bản tình trạng khai thác
rừng trái phép, thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng. Nâng tỷ lệ độ che phủ

rừng trên lâm phần được giao đạt trên 98% vào năm 2020, chất lượng rừng được nâng
lên, đảm bảo khả năng phòng hộ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và khai thác bền
vững sau năm 2020.
- Ngoài nhiệm vụ công ích, tổ chức sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ, tổ chức
sản xuất, kinh doanh tổng hợp theo hướng Nông lâm kết hợp, chăn nuôi. Hình thành
vùng chuyên canh, sản xuất nông lâm nghiệp tập trung phục vụ cho công nghiệp chế
biến theo chuổi giá trị hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Doanh thu trung bình hàng năm phấn đấu đạt 12.000 triệu đồng, tốc độ tăng
trưởng doanh thu bình quân 15 - 20%/năm từ 2016;
- Nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước
- Lợi nhuận bình quân đạt 500 triệu đồng/năm;
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 16.000 triệu đồng;
- Thu nhập bình quân phấn đấu đạt 5-6 triệu đồng/người/tháng;

15


2. Nguyên tắc sắp xếp, đổi mới Công ty.
- Sắp xếp, đổi mới công ty phải bảo đảm quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên rừng và đất rừng; gắn quyền lợi với trách nhiệm trong quản lý, sử dụng
đất, bảo vệ và phát triển rừng;
- Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh
nghiệp; gắn sản xuất vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường theo
chuỗi giá trị hàng hóa;
- Tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, bảo đảm hài hòa
lợi ích giữa nhà nước, Công ty và người lao động.
- Kế thừa, phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn
vị diện tích trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng;
- Phân định rõ nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ SXKD theo cơ chế thị trường.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Trên cơ sở hiện trạng của Công ty, kết quả phân tích, đánh giá dựa trên tiêu
chuẩn quy định tại Nghị định 118/NĐ-CP của Chính Phủ. Công ty xác định chức năng,
nhiệm vụ, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính sau khi sắp xếp, đổi mới như sau:
1. Chức năng:
- Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng diện tích Nhà nước giao;
- Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả diện tích được giao, cho thuê, bảo
toàn phát triển vốn Chủ sở hữu.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ công ích:
- Quản lý, bảo vệ 14.522,6 ha rừng tự nhiên phòng hộ, sản xuất theo cơ chế đặt
hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp lâm sinh làm giàu rừng, trồng nâng cấp rừng phòng
hộ, rừng tự nhiên sản xuất cung cấp nguyên liệu kinh doanh gỗ lớn cho chu kỳ kế tiếp.
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
- Xây dựng các công trình trong lâm nghiệp, phát triển KT-XH vùng rẻo cao gắn
với quốc phòng an ninh;
b) Ngành nghề kinh doanh và sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ:
- Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng;
- Sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm - nông nghiệp;
- Khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản;

16


- Tư vấn quy hoạch, khảo sát, điều tra, thiết kế rừng và các công trình Lâm
nghiệp;
- Đầu tư sản xuất, phát triển mô hình Nông lâm kết hợp với trang trại chăn nuôi;
- Kinh doanh dịch vụ các lĩnh vực được cơ quan thẩm quyền cho phép.
III. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT

Quan điểm quản lý, sử dụng tài nguyên đất, rừng của Công ty phải ổn định, lâu
dài, bền vững, ranh giới phải được xác định rõ ràng, phải phát huy được hiệu quả trong
sữ dụng tài nguyên đất, rừng. Tài nguyên đất, rừng phải được đầu tư sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, phải bền vững đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội
và lợi ích môi trường.
Trên cơ sở số liệu và hiện trạng về đất đai được Nhà nước giao, công ty lập dự
kiến phương án sử dụng đất theo số liệu quy hoạch 3 loại rừng của cơ quan quản lý,
như sau:
1. Diện tích nhận thuê đất để SXKD theo ngành nghề được xác định:
Tổng số: 452,5 ha. Trong đó:
- Đất có rừng trồng: 448,0 ha;
- Đất trụ sở, nhà làm việc, nhà ở tập thể, xưởng chế biến: 4,5 ha.
2. Diện tích đất nhận giao đất Nhà nước không thu tiền sử dụng:
Là diện tích đất thuộc đối tượng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, tổng số:
14.670,3ha, trong đó:
- Đất rừng phòng hộ: 5.683,6 ha
- Đất rừng sản xuất: 8.986,7 ha:
+ Đất có rừng tự nhiên: 8.859,2 ha;
+ Đất chưa có rừng: 127,5 ha, Công ty xin giao không thu tiền. Lý do, phần diện
tích này nằm rải rác nhỏ lẻ xen lẫn giữa rừng tự nhiên chỉ thuận lợi cho việc quy hoạch
trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên.
(Chi tiết có biểu số 02/ĐĐ kèm theo)
IV. PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VƯỜN CÂY, RỪNG CÁC LOẠI
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phương án sử dụng đất, xác định cụ thể diện
tích, phương pháp quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh đối với:
1. Vườn cây:
Cây đặc sản Dó trầm 109,8 ha hiện đang khoán cho các hộ theo chương trình
327 và 661. Đầu tư công nghệ sinh học tạo Trầm để chưng cất tinh dầu theo phương
thức khoán hộ, ăn chia sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết.
2. Rừng sản xuất là rừng trồng:

17


Tiếp tục chăm sóc, bảo vệ theo đúng quy trình kỹ thuật, đối với diện tích khoán
hộ thực hiện theo hợp khoán theo chu kỳ kinh doanh.
3. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng tự nhiên có trữ
lượng giàu và trung bình, nghèo 9.522,8 ha, quy hoạch kinh doanh gỗ lớn cho chu kỳ
kế tiếp, đầu tư kinh phí nhằm quản lý, bảo vệ tốt, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh làm giàu
rừng để hướng tới tham gia thị trường Carbon tự nguyện, tiến tới khai thác bền vững.
b) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt: Rà soát những diện tích rừng kém
chất lượng không phát triển thành rừng để lập đề án cải tạo trồng lại rừng gỗ lớn chất
lượng cao hơn, kết hợp trang trại chăn nuôi 607,9 ha.
4. Rừng phòng hộ: Thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt diện tích hiện có, trồng bổ
sung nâng cáp chất lượng rừng nhằm tăng độ che phủ, khả năng phòng hộ, tạo nguồn
sinh thủy cung ứng dịch vụ môi trường cho lòng hồ thủy điện Hố Hô.
V. PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ
TẦNG
1. Loại công trình, kết cấu hạ tầng đang có nhu cầu sử dụng:
- Đối với các công trình kết cấu hạ tầng như nhà cửa, máy móc thiết bị, tài sản cố
định khác Công ty vẫn tiếp tục sử dụng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiện tại
cũng như sau khi sắp xếp đổi mới.
- Đầu tư, sửa chữa và xây mới 3 trạm bảo vệ rừng đã xuống cấp, hạ tầng đường
tuần tra lâm nghiệp, công trình PCCCR ..v.v.
2. Loại công trình không cần dùng:
- Bàn giao hệ thống đường điện 110 KV Hương Xuân - Chúc A dài 18,3 km
nguyên giá 963.677.000 đồng về Ngành điện quản lý theo chủ trương của Nhà nước;
- Hệ thống đường Lâm nghiệp trước năm 1983 phục vụ cho khai thác gỗ tuyến
Rào tre dài 20 km, nguyên giá 994.298.000 đồng hiện nay không còn nhu cầu sử dụng.
- Nhà trạm Bảo vệ rừng Hương Liên nay đã bàn giao cho Ban quản lý rừng

phòng hộ Ngàn sâu, nguồn vốn do Công ty đầu tư.
- Những tài sản không có nhu cầu sử dụng thì thực hiện thanh lý theo quy định
(Chi tiết tại biểu số 05/TS kèm theo)
VI. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY
Công ty được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 15.122,8 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên sản xuất, phòng hộ 14.522,6 ha, chiếm 96 % tổng diện tích quản
lý chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền
vững và chưa được cấp cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý, sử dụng rừng bền vững.
Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 8, Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính Phủ và các
phương án quản lý, sử dụng đất đai, tài sản trên đất, Công ty xác định thuộc loại hình:
18


Duy trì, cũng cố, phát triển và tái cơ cấu Công ty TNHH một thành viên Nhà nước giữ
100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích.
VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI
1. Xác định rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:
- Công ty xác định nhiệm vụ chính trong giai đoạn 2015-2020 là thực hiện
nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; tổ chức quản lý, bảo vệ tốt
diện tích rừng đang được Nhà nước giao. Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng để cung
cấp nguồn nguyên liệu gỗ lớn.
- Cùng với thực hiện nhiệm vụ chính Công ty đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
gắn với mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp nông, lâm nghiệp, nâng cao giá trị sản
phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích, tạo việc làm thu nhập cho lao động.
a) Thực hiện nhiệm vụ công ích:
- Trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ;
- Quản lý, bảo vệ phát triển rừng tự nhiên sản xuất.
b) Nhiệm vụ cung ứng sản phẩm dịch vụ:
- Cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
- Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình trong lâm nghiệp;

- Sản xuất giống cây trồng lâm - nông nghiệp;
- Khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản;
- Sản xuất Nông lâm kết hợp Chăn nuôi.
2. Giải pháp về đất đai:
- Tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích đất và rừng được Nhà nước cho thuê và
giao quản lý. Căn cứ đề án được phê duyệt, Công ty tiến hành lập phương án sử dụng
đất trình UBND tỉnh phê duyệt hoàn thành trong quí I năm 2016.
- Đối với diện tích đất bị xâm canh, chiếm dụng trái phép trên lâm phần quản lý,
Công ty đã rà soát, khoanh vùng chi tiết các trường hợp cụ thể, tổ chức giao khoán bảo
vệ, phát triển rừng cho tập thể, hộ cá nhân theo chương trình kế hoạch, hạn chế, tiến tới
chấm dứt tình trạng xâm canh, chiếm dụng trái phép trên lâm phần Công ty quản lý.
- Phối hợp với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương đo đạc, cắm
mốc ranh giới toàn bộ diện tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong quý I
năm 2016.
3. Giải pháp về quản lý, sử dụng rừng
a) Rà soát quy hoạch 3 loại rừng

19


Trên cơ sở số liệu quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt, tiến
hành rà soát lại ranh giới, mốc quản lý, thiết lập phân vùng giá trị chức năng sử dụng
đúng mục đích, hiệu quả và ổn định lâu dài.
b) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tiến tới được cấp chứng chỉ rừng
FSC đối với diện tích 9.522,8 ha
c) Quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, sản xuất:
- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích 15.118,3 ha rừng và đất lâm
nghiệp, trong đó thực hiện nhiệm vụ công ích 14.522,6 ha rừng tự nhiên theo cơ chế đặt
hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước.
- Thiết lập 4 trạm bảo vệ rừng tại các địa bàn xung yếu, duy trì đội cơ động, cũng

cố và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng,
kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ra vào rừng; phát hiện, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả
các hành vi xâm hại rừng. Sắp xếp, bố trí lại diện tích khoán bảo vệ các trạm như sau:
+ Trạm Sơn Giang: 5.505,5 ha gồm TK 256 (khoảnh 6,8), 264, 267, 268, 273.
+ Trạm Mục Bài: 2.336,2 ha gồm TK 241B, 248 (khoảnh 1,3,5,8), 249, 256
(khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 7)
+ Trạm Khe Mây: 2.057,9 ha gồm TK 248 (khoảnh 2, 4, 6, 7, 9), 243, 253.
+ Trạm Ka rờ: 5.218,7 ha gồm TK 261, 263, 271, 260.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương các xã
Hương Lâm, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Đồn Biên phòng Bản Giàng thực hiện tốt quy
chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng trên địa bàn. Xử lý kịp thời triệt để
các hành vi chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hạn chế, tiến tới
chấm dứt nạn khai thác, xâm chiếm rừng trái phép trên địa bàn.
- Nguồn kinh phí bảo vệ rừng hàng năm được Nhà nước đảm bảo theo cơ chế
chính sách tại quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Chính phủ về tăng cường
quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020.
d) Giải pháp về phát triển rừng trồng là rừng sản xuất:
- Cải tạo trồng rừng gỗ lớn, khoanh nuôi có trồng dặm cây lâm nghiệp trồng bổ
sung trên những diện tích rừng nghèo có diễn thế sinh thái đi xuống bằng các loài cây
có giá trị cao như: Lim xanh, Cồng, Re, Giổi ….Trồng cây dược liệu dưới tán rừng,
trên những phần diện tích đất trống, bồi tụ ven suối…
- Đối với diện tích rừng trồng Keo, vườn cây đặc sản Dó Trầm Công ty tiếp tục
đầu tư nguồn kinh phí để quản lý bảo vệ tốt diện tích hiện có, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Đầu tư công nghệ sinh
học tạo trầm, khai thác, chế biến, chưng cất tinh dầu một cách hiệu quả và bền vững

20



nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hộ nhận khoán và Công ty, tạo thêm việc làm, thu
nhập cho người lao động.
4. Giải pháp về đầu tư sản xuất các ngành nghề khác
Để tận dụng hiệu quả tài nguyền rừng, ngoài các ngành nghề truyền thống Công
ty kết hợp mở ra các mô hình nông lâm kết hợp như: Trang trại chăn nuôi, khai thác
chế biến lâm sản phi gỗ, dược liệu dưới tán rừng. Hàng năm Công ty xây dựng kế
hoạch, phương án sản xuất để tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động, như
sau:
a) Trồng rừng:
Lập phương án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trồng rừng trồng rừng gỗ lớn, dự
kiến diện tích 500 ha, bình quân mỗi năm 100 ha, giai đoạn 2015- 2020, loài cây trồng
chủ yếu là Dó trầm, Lim xanh, re hương, Giổi, Cồng trắng, Keo và các loài cây tăng
trưởng nhanh có giá trị cao. Dự kiến mức đầu tư mỗi năm 4.136 triệu đồng/100 ha bắt
đầu từ năm 2016.
b) Trang trại chăn nuôi:
Rà soát diện tích 107,9 ha đất trống, rừng nghèo kiệt tại tiểu khu 241B xây dựng
đề án chăn nuôi bò, vùng trồng cỏ theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp chăn
nuôi trong và ngoài tỉnh, quy mô nuôi 300 con bò thịt, mức đầu tư 15.000 triệu đồng,
trong đó đơn vị liên kết góp vốn 10.000 triệu đồng, vốn Công ty góp 5.000 triệu đồng,
thực hiện từ năm 2016, tạo việc làm cho 20 lao động, lợi nhuận dự kiến 200 triệu đồng.
c) Dịch vụ giống cây trồng lâm nghiệp:
Năm 2016, đầu tư xây dựng 01 vườn ươm giống công nghệ cao với quy mô 3 4 ha, hàng năm cung cấp 01 triệu cây giống phục vụ trồng rừng, dự kiến vốn đầu tư
2.000 triệu đồng; tạo việc làm cho 10 lao động, lợi nhuận mỗi năm 150 triệu đồng từ
2018.
Ngoài ra, Công ty còn cung cấp dịch vụ phân bón, chuyển giao khoa học công
nghệ nông – lâm nghiệp cho người dân trên địa bàn.
d) Khai thác gỗ gắn với chế biến lâm sản:
- Khai thác gỗ: Trong giai đoạn 2015-2020 công ty tổ chức quản lý, bảo vệ tốt
diện tích rừng đang được Nhà nước giao quản lý. Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng
để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ lớn, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, quản lý

rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Thực hiện khai thác gỗ rừng tự nhiên từ năm 2021.
- Chế biến lâm sản:
+ Cũng cố lại xưởng chế biến hiện có;
+ Đầu tư trang thiết bị, máy móc dây chuyền chế biến mộc dân dụng, tận dụng
nguyên liệu khai thác gỗ từ diện tích cải tạo rừng, gỗ rừng trồng trên địa bàn; gỗ nhập
khẩu từ Lào, từ năm 2016, dự kiến mức vốn đầu tư 3.000 triệu đồng, trong đó vốn liên
21


doanh, liên kết 2.000 triệu đồng, vốn Công ty 1.000 triệu đồng, tạo việc làm cho 15 lao
động, lợi nhuận dự kiến 100 triệu đồng. Xây dựng lò chung cất dầu trầm, mức đầu tư
1.000 triệu đồng, lợi nhuận 100 triệu đồng từ năm 2018.
e) Trồng cây dược liệu dưới tán rừng:
Sử dụng diện tích đất chưa có rừng, đất bồi tụ ven suối, diện tích rừng nghèo kiệt
để triển khai trồng các loài cây dược liệu, cây đặc sản như: Dó trầm, gừng, gấc v.v. giải
quyết việc làm cho lao động thời vụ (người dân sống ven rừng).
5. Giải pháp về tài chính, đầu tư, tín dụng
Căn cứ nhu cầu, dự toán đầu tư các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
phát triển rừng sản xuất, trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước, công ty
xác định nhu cầu vốn cho cả giai đoạn như sau:
a) Vốn điều lệ:
-Vốn điều lệ hiện có 10.667 triệu đồng,
- Vốn điều lệ đề nghị bổ sung 4.500 triệu đồng ( 50% nhu cầu đầu tư).
b) Vốn từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ rừng phòng hộ,
giai đoạn 2015 -2020: tổng 6.915 triệu đồng, bao gồm:
- Xây nhà trạm bảo vệ rừng: 1.500 triệu đồng;
- Làm chòi canh: 80 triệu đồng
- Trồng bổ sung rừng phòng hộ: 3.000 triệu đồng
- Khoanh nuôi XTTS có trồng dặm cây lâm nghiệp: 450 triệu đồng
- Sữa chữa đường tuần tra lâm nghiệp, phát triển rừng: 600 triệu đồng.

- Nâng cấp, sữa chữ trạm bảo vệ rừng: 300 triệu đồng.
- Mua sắm thiết bị chữa cháy rừng: 150 triệu đồng.
- Sữa chữa trụ sở làm việc: 500 triệu đồng.
- Làm đường băng cản lửa: 210 triệu đồng
- Làm bảng biển PCCCR: 125 triệu đồng.
c) Giao kế hoạch và đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm bảo vệ rừng tự nhiên
phòng hộ, sản xuất 2015-2020: 13.645,7 ha (đã trừ diện tích dành cho cải tạo 876,9 ha),
số tiền 16.374,84 triệu đồng
d) Kinh phí bảo vệ rừng 1.500 triệu đồng từ nguồn thu phí DVMTR hàng năm.
e) Đầu tư cho sản xuất kinh doanh:
- Cải tao trồng rừng gỗ lớn chất lượng cao, tổng 500 ha, vốn 20.680 triệu đồng,
bình quân mỗi năm 100 ha x 41,360 triệu đồng/ha = 4.136 triệu đồng; đơn vị lập hồ sơ
dự án huy động các nguồn vốn hợp pháp, liên doanh, liên kết để trồng;
22


- Trang trại chăn nuôi bò dự kiến nguồn đầu tư 15.000 triệu đồng trong đó nguồn
vốn liên doanh 10.000 triệu đồng; nguồn vốn vay của đơn vị 2.500 triệu đồng; nguồn
vốn bổ sung vốn điều lệ 2.500 triệu đồng;
- Xưởng chế biến mộc gia dụng dự kiến đầu tư 3.000 triệu đồng; trong đó vốn
liên doanh liên kết 2.000 triệu đồng; nguồn vốn vay của đơn vị 500 triệu đồng; nguồn
vốn bổ sung vốn diều lệ 500 triệu đồng. Năm 2018 xây dựng lò chưng cất dầu trầm
tổng đầu tư 1.000 triệu đồng; nguồn vốn vay của đơn vị 500 triệu đồng; nguồn vốn bổ
sung vốn điều lệ 500 triệu đồng;
- Xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp quy mô đầu tư 2.000 triệu đồng
trong đó: nguồn vốn vay của đơn vị 1.000 triệu đồng; nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ
1.000 triệu đồng;
f) Nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ: 5.900 triệu đồng; trong đó nguồn
hỗ trợ từ ngân sách trung ương 2.000 triệu đồng; nguồn vốn liên doanh liên kết 2.100
triệu đồng, huy động từ nguồn vốn hợp pháp khác 1.800 triệu đồng;

g) Kinh phí lập đề án: 50 triệu đồng từ quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp.
(Chi tiết tại biểu 08,10,11,12 đính kèm)
Hiện nay, ngân sách Nhà nước đã bố trí được nguồn kinh phí bảo vệ rừng tự
nhiên sản xuất năm 2014 theo Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự
nhiên giai đoạn 2014-2020 số tiền 1.320 triệu đồng, Công ty đã chi trả các hợp đồng và
dự toán phê duyệt đến nay đã giải ngân hoàn thành.
Đối với nguồn đầu tư các năm tiếp theo thực hiện theo kế hoạch của đề án.
6. Giải pháp về lao động
a) Cơ cấu tổ chức và lao động:
Sau khi đề án được phê duyệt, Công ty tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy
đảm bảo tinh gọn, giảm tối đa lao động gián tiếp, tăng tỷ lệ lao động trực tiếp, nâng cao
năng suất lao động, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả và
quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, như sau:
b) Tổng số lao động tiếp tục sử dụng 40 người, trong đó lao động gián tiếp là
09 người chiếm 22,5%, trực tiếp là 31 người chiếm 77,5%, được sắp xếp như sau:
- Bộ máy quản lý điều hành Công ty:
+ Hội đồng thành viên: 03 người (01 Chủ tịch HĐTV, 02 thành viên
HĐTV)
+ 1 Kiểm soát viên: 01 người
+ Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

23


- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: 6 người, cụ thể:
Giữ nguyên phòng Tổ chức, chuyển bộ phận kế hoạch vào phòng kinh tế đổi tên
thành phòng Kinh tế - Kế hoạch. Sáp nhập phòng Xây dựng rừng vào phòng Quản lý
bảo vệ rừng. Thành lập phòng Quản lý dự án sản xuất Công ty.
+ Phòng Tổ chức: 2 người.
+ Phòng Kinh tế - Kế hoạch: 2 người

+ Phòng Quản lý dự án: 2 người.
- Phòng Quản lý, bảo vệ rừng: 17 người, trong đó được bố trí tại các trạm:
+ Trạm bảo vệ rừng Mục Bài: 4 người
+ Trạm Bảo vệ rừng Sơn Giang: 4 người
+ Trạm bảo vệ rừng Ka Rờ: 5 người
+ Trạm bảo vệ rừng Khe Mây: 4 người
- Các đơn vị sản xuất trực thuộc 14 người, bố trí như sau:
+ Đội Thiết kế và trồng rừng: 6 người;
+ Đội dịch vụ và SX Nông – Lâm : 8 người
- Căn cứ nhu cầu tiến độ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch sử dụng
lao động theo nhu cầu công việc, tuyển dụng lao động trình độ, chất lượng, đối với
công việc trực tiếp ưu tiên sử dụng lao động của địa phương vào làm việc taị công ty.
c) Về chính sách lao động:
- Xây dựng phương án sử dụng lao động phù hợp, rà soát sắp xếp lại các phòng
chuyên môn, đơn vị trực thuộc, thực hiện chính sách, chế độ lao động, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công nhân và người lao động;
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sau sắp xếp chuyển đổi.
Thực hiện cơ chế giao khoán phù hợp nhằm gắn trách nhiệm của người lao động nhận
khoán góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có, đào tạo mới, đào tạo lại và
tuyển dụng lại nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Công ty; Xây
dựng quy chế trả lương, phụ cấp ưu đãi đảm bảo thu hút lao động đã qua đào tạo đến
làm việc tại Công ty. Có chính sách đào tạo đội ngũ kế cận, thu hút giữ chân người tài
phục vụ cho mục đích phát triển Công ty.
- Ngoài ra chú trọng sử dụng lao động hợp đồng thời vụ của địa phương trực tiếp
tham gia vào sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng, vườn ươm, khoán hộ bảo vệ rừng…..

24



7. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chú trọng ứng dụng công nghệ
sinh học trong công tác giống; công nghệ chế biến sâu, các sản phẩm có nguồn gốc từ
nguyên liệu rừng trồng, gỗ nhỏ và phi gỗ;
- Nghiên cứu để quản lý và phát triển các cây lâm sản ngoài gỗ mà người dân
thường sử dụng cho sinh kế, các loại cây dược liệu quý.
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp công nghệ GIS phục vụ theo dõi, giám sát tài
nguyên và môi trường rừng để triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng bền vững
một cách hiệu quả.
- Đầu tư các giải pháp công nghệ để tạo ra các giống có năng suất cao, thu thập
và khảo nghiệm để xây dựng tập đoàn cây chủ lực trong trồng rừng kinh tế, có đặc tính
phù hợp với sản xuất chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất, thực hiện công tác
khuyến lâm giúp nhân dân trong vùng phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền
vững.
8. Giải pháp về chế biến
Từ năm 2016, đơn vị chủ động và bằng hình thức liên kết với các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng 01 dây chuyền sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến sâu các mặt hàng
có giá trị cao phục vụ cho tiêu dùng trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu; Đầu tư xây
dựng lò chưng cất tinh dầu trầm, dịch vụ bao tiêu sản phẩm trầm hương cho người dân
trong vùng. Tổng dự kiến mức đầu tư chế biến 3.000 triệu đồng.
9. Giải pháp về thị trường
- Rà soát, xây dựng, củng cố thương hiệu các loại sản phẩm của Công ty. Xây
dựng lộ trình thương hiệu sản phẩm mộc, trầm hương, dược liệu thiên nhiên v.v. tiêu
thụ trong nước hướng tới xuất khẩu.
- Đối với sản phẩm chăn nuôi, đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.
- Về cây giống đảm bảo chất lượng để phục vụ kế hoạch trồng rừng của Công ty
và cung ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận.
- Xây dựng thương hiệu liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm

của Công ty sau chế biến .
- Hoàn thiện tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC, chuỗi hành trình sản phẩm,
phấn đấu đến năm 2018 toàn bộ sản phẩm của Công ty được cấp chứng nhận thân thiện
môi trường bao gồm sản phẩm gỗ và phi gỗ.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Khái toán kinh phí thực hiện đề án
Tổng kinh phí: 72.419,84 triệu đồng, trong đó:
25


×