Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

“CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY 31052011”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.92 KB, 57 trang )

Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân
cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Quá trình khai thác, sử
dụng đất gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu
sử dụng đất càng tăng, trong khi đó quỹ đất của mỗi quốc gia có giới hạn. Vấn đề đặt ra
là làm sao quản lý sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả tối ưu, tránh tình trạng sử
dụng không đúng mục đích hoặc sai mục đích. Để giải quyết vấn đề này, công tác quản lý
nhà nước về đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó có công tác cập nhật biến
đông đất đai.
Hiện nay, nước ta từ một nước nông nghiệp đã tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước để hướng đến mục tiêu chung là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ cho nên nhu cầu về đất đai
phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Xã hội càng phát triển nhu cầu sử dụng đất
của con người ngày càng nhiều, vì vậy cần phải sử dụng đất sao cho hợp lý để phục vụ
thị hiếu người dân hiện tai cũng như cho con cháu chúng ta về sau. Trong thời gian gần
đây, cùng với tốc độ phát triển của đô thị hoá, công nghiệp hoá, Thành phố Hồ Chí Minh
nói chung, Quận Bình Tân nói riêng đất đai đều có thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do cơ
chế thị trường, nhu cầu sử dụng đất Nhà nước trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các
công trình phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, các dịch vụ, các khu dân cư trên địa
bàn Quận đều có chiều hướng tăng nhanh, tạo ra sự biến động đất đai rất đáng kể. Đặc
biệt là từ các vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, đến
việc giải toả đền bù gây không ít khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Ngoài ra bộ hồ sơ địa chính còn có những sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, hình thửa, số thửa nhất là việc sai tên trong giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất…Chính vì vậy mà công tác chỉnh lý biến động đất đai là một trong những vấn
đề quan trọng và được sự quan tâm sâu sắc của người dân và chính quyền địa phương.


Bên cạnh đó việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai trong thời điểm hiện nay là hết
sức cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận
Bình Tân.
Trước tình hình đó, cập nhật chỉnh lý biến động đất đai phải được thực hiện thường
xuyên nhằm từng bước đưa việc quản lý và sử dụng đất của Quận Bình Tân đi vào nề
nếp, ổn định. Cập nhật chỉnh lý biến động là một trong những nội dung quan trọng của
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nếu không kịp thời cập nhật thì hệ thống hồ sơ địa
chính và bản đồ sẽ bị lạc hậu theo thời gian và không còn phù hợp. Xuất phát từ vấn đề
trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường Đại Học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài:
“CÔNG TÁC CẬP NHẬT CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NGÀY
31/05/2011”
Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đồn Võ Hồng Diễm

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu quy trình đăng ký biến động và cách thức cập nhật chỉnh lý biến động
đất đai trên hồ sơ địa chính và thống kê kết quả cập nhật chỉnh lý biến động đất đai
trên địa bàn nghiên cứu nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế của phương pháp
này từ đó có những đề xuất hợp lý.
Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ địa chính.
Số lượng hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm 2005,
2006, 2007 đến nay.
Các quy định quy phạm pháp luật liên quan, trang thiết bị phục vụ cơng tác

cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
Các loại hình biến động đất đai, các ngun nhân gây ra biến động đất đai.
Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Quận Bình Tân từ năm 2005 đến ngày
31/05/2011.
Ý nghóa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
Cập nhật chỉnh lý biến động là nhiệm vụ rất quan trọng trong cơng tác quản lý
đất đai. Việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai thường xun và liên tục giúp cho địa
phương quản lý tốt quỹ đất của mình, đồng thời rà sốt lại những hồ sơ biến động còn tồn
động từ có hướng giải quyết phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơng tác quản
lý đất đai.

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1.Khái niệm biến động đất đai:
Bieán ñoäng ñaát ñai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình
thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng ban đầu. Nguyên nhân
dẫn đến biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu cầu về nhà
ở ngày càng cao hơn, chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
được sử dụng vào mục đích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều; đồng thời
nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao. Từ đó vấn đề theo dõi cập nhật và chỉnh lý các

trường hợp biến động đất đai là hết sức cần thiết, để Nhà nước quản lý về đất đai được
chặt chẽ hơn.
Mục đích của đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhằm đảm
bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trang sử dụng đất ngoài thực địa. Giúp
Nhà nước nắm chắc được quỹ đất và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất để tiến
hành các loại thuế phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
Các loại biến động đất đai gồm:
Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai và được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai
nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý cho những trường hợp biến động hợp
pháp.
2. Các hình thức biến động đất đai:
Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất
phải làm thủ tục đăng ký biến động. Căn cứ tính chất, mức độ thay đổi có thể phân làm
các loại sau:
- Biến động do chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất gọi là biến động về quyền sử dụng đất.
- Biến động do chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất.
- Biến động do thay đổi hình thể thửa đất.
- Biến động do chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ sử
dụng.
- Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất.
- Biến động do thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
- Chuyển đổi hình thức từ thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất.
Trang 3



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

- Và những thay đổi khác như: mất giấy chứng nhận, giấy chứng nhận bị hư
hỏng hoặc không còn chứng nhận được nữa…
3. Khái niệm hồ sơ địa chính:
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng những thông tin
cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai; được thiết lập trong quá
trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính gồm 2 loại:
-

-

Hồ sơ địa chính dạng số: được lập trên máy tính chứa đựng toàn bộ về nội dung
như: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất
đai…
Hồ sơ địa chính dạng giấy.
4. Hồ sơ địa chính và nội dung hồ sơ địa chính (HSĐC):
a. Hồ sơ địa chính: Theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT về hướng đẫn lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì Hồ sơ địa chính bao gồm:

-

Bản đồ địa chính

-


Sổ địa chính

-

Sổ mục kê đất đai

-

Sổ theo dõi biến động đất đai

-

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (bản gốc)
b. Nội dung HSĐC:
* Baûn ñoà ñòa chính Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng
ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được sở Tài Nguyên và Môi
Trường xác nhận. Bản đồ địa chính thê hện chính xác vị trí, ranh giới, diện
tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất. Bản đồ địa chính là tài
liệu có tính pháp lý cao, phục vụ cho quản lý đất đai một cách chặt chẽ đến
từng thửa đất của từng chủ sử dụng; phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai, giải
quyết tranh chấp đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

► Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến
việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:
a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử
dụng của các thửa đất;
b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường

Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không
có ranh giới thửa khép kín;
c) Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và
chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn
công trình;
d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

► Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai,
Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai bao
gồm các thông tin:
a) Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
b) Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh
giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diên tích của hệ thống thủy
văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng
không có ranh giới thửa khép kín;
c) Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;
d) Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính
về đất đai;
đ) Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.

*

Sổ mục kê đất đai: được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị
trấn trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính; là sổ thể hiện thông tin về thửa
đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản
đồ và các thông tin liên quan đến quá trình sử dụng đất

*

Sổ địa chính: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về
người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của người đó

* Sổ theo dõi biến dộng đất đai: được lập theo theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn; sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong quá
trình sử dụng đất gồm: thay đổi hình dạng và kích thước thửa đất, người sử
dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất: là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

I.1.2 Cơ sở pháp lý:
Đề tài thực hiện căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:
- Luật số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về luật đất đai (viết tắc
là luật đất đai năm 2003). Quy định về:
• Trình tự thủ tục đăng ký biến động.
• Chuyển mục đích không xin phép và chuyển mục đích phải xin phép.
• Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn về thi
hành luật đất đai. Quy định về:
• Các điều kiện chuyển nhượng, chuyển đổi.
• Trình tự thủ tục đăng ký biến động.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên − Môi
trường về hướng dẫn lập chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Quy định về:
• Nội dung hồ sơ địa chính.
• Cách lập, quản lý và chỉnh lý các loại sổ.
• Mẫu các loại sổ.
• Trình tự lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên − Môi
Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất. Quy định về:
• Các bảng biểu thống kê, kiểm kê.
• Các mục đích sử dụng đất khác nhau.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy
định về:
• Các loại hồ sơ liên quan đến cấp giấy và đăng ký biến động.
• Các điều kiện cấp giấy và đăng ký biến động.
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên − Môi
Trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. Quy định về:

• Đăng ký biến động sau khi cấp giấy
• Trình tự thủ tục đăng ký biến động sau khi cấp giấy.

Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

I.1.3 Cơ sở thực tiễn:
Xu thế biến động đất đai quận Bình Tân:
Quận Bình Tân trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết cho nên nhu cầu về đất ở và đất để sản xuất
kinh doanh ngày một tăng cao. Vì vậy xu thế đất nông nghiệp của quận ngày càng
một giảm dần, quỹ đất chưa sử dụng cũng được quan tâm khai thác chuyển sang
các mục đích khác như đất phi nông nghiệp (đặc biệt là chuyển sang đất ở)
Đất phi nông nghiệp những năm qua có xu hướng tăng lên đặc biệt là đất ở
và đất chuyên dùng vì dân nhập cư quá nhanh. Xã hội càng phát triển đời sống tin
thần của người đân ngày càng một nâng cao, nên nhu cầu về các công trình công
cộng và phúc lợi xã hội được quan tâm hơn, cần nhiều diện tích công cộng hơn để
phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người đân. Từ các nhu cầu ấy các dự án, nhiều
công trình hình thành ở quận ngày càng nhiều vì vậy nhu cầu về đất để xây dựng
các nhà xưởng, nhà sản xuất ngày một tăng cao.
Tình hình cập nhật chỉnh lý biến động:
Trong những năm qua, với tốc độ phát triển công nghiệp cao, đã ảnh hưởng đến
việc bố trí đất đai cho phù hợp với quy mô dân số, cũng như bố trí đất xây dựng nhà ở,
các công trình sản xuất kinh doanh dịch vụ…Chính điều đó đã làm gia tăng nhu cầu sử
dụng đất của TP. Hồ Chí Minh một cách đáng kể, làm cho tình hình chuyển nhượng,
chuyển mục đich, tách thửa hợp thửa ngày càng phức tạp. Vì vây công tác phối hợp thực

hiện giữa các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan phải chặt chẽ, thật sự thông suốt, thống
nhất và đồng bộ trên địa bàn thành phố cũng như các quận huyện. Tình trạng biến động
hợp pháp và chưa hợp pháp gia tăng rất lớn. Do vậy, việc cập nhật chỉnh lý biến động đất
đai cần phải được thực hiện kịp thời và hiệu quả, để phản ánh chính xác thực tiễn và theo
đúng quy hoạch đã định. Nhìn chung, hệ thống sổ bộ tại các quận, huyện trong địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã được cập nhật thường xuyên còn hệ thống
sổ bộ ở các UBND phường, xã, thị trấn hầu như không đúng mục đích với thực trạng
ngoài thực địa.
Quận Bình Tân đã xác định công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có vai trò rất
quan trọng để phục vụ việc quản lý Nhà nước về đất đai. Đo đạc lập bản đồ địa chính là
cơ sở đầu tiên trong việc lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, là cơ sở
pháp lý để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng. Quận đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ chỉnh lý, bổ sung
các tài liệu bản đồ địa chính đã đo vẽ những năm trước mà chưa được cập nhật, chỉnh lý
biến động để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai. Để thực hiện tốt công tác chỉnh
lý biến động đất đai và xây dựng được một hệ thống bản đồ địa chính hoàn chỉnh, cần có
những giải pháp tích cực đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; tuyên truyền, vận động
để người sử dụng đất nhận thức đúng về trách nhiệm, quyền lợi và ý nghĩa của việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1. Vị trí địa lý

Quận Bình Tân được hình thành từ việc tách huyện Bình Chánh cũ thành huyện
Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003
của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quận Bình Tân cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 11 km về phía tây. Là đầu
mối giao thông quan trọng là cửa ngõ vào trung tâm từ đồng bằng sông cửu long, trong
đó có bến xe miền tây là 1 trong 2 nơi tập trung vận chuyển hành khách và hang hóa lớn
nhất TP Hồ Chí Minh. Có trục lộ giao thông lớn đi qua “Đại lộ Võ Văn Kiệt” là tuyến
đường tắt đi qua trung tâm thành phố. Với diện tích tự nhiên là 5188,43 ha, quận Bình
Tân còn là đầu nối mở rộng hướng phát triển của thành phố về các tỉnh miền tây nam bộ.
Trong những năm gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như
không còn đất nông nghiệp. Hiện nay, kinh tế và xã hội của quận phát triển rất nhanh,
nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp.Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009 dân số quận Bình Tân là 572.796
người, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chánh cấp huyên cả nước,
chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dân số quận tăng rất nhanh, chủ yêu do dân
nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống.
Ranh giới:
Phía Bắc: giáp Quận 12, Huyện Hóc Môn
Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).
Phía Đông: giáp quận Tân Phú, Quận 6
Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh)
I.2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Quận Bình Tân nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang
tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, trong năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11;
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Mùa mưa có gió Tây – Tây Nam thổi với vận tốc 3,6m/s. Gió Đông – Đông Bắc thổi từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau với vận tốc trung bình 2,4m/s.
Nhiệt độ không khí: Cao nhất là 37o C, Thấp nhất là 26,8o C, Trung bình trong năm là
27,9o C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100-2.920 giờ.
Độ ẩm không khí: Cao nhất là 84%, Thấp nhất là 68%, Trung bình là 76%

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn quận là 1983mm/năm (trong
khoảng từ 1392mm đến 2318mm) tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 và 10 chiếm
90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày.

Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Gió: Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 2 -3 m/s,
mạnh nhất là 25 -30m/s đổi chiều rõ rệt theo mùa.
Nhìn chung khí hậu quận Bình Tân có tính ổn định cao, không gặp thời tiết bất
thường như bão lụt, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
I.2.1.3. Địa hình, địa chất
Địa hình Quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, được chia làm hai
vùng:
Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m
tập trung ở Phường Bình Trị Đông, Phường Bình Hưng Hoà.
Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: Phường Tân Tạo và Phường An
Lạc.
I.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a/ Tài nguyên đất:
Phần lớn đất đai của phường thuộc nhóm đất phèn. Nhóm này có thành phần cơ
giới nặng giàu sét hữu cơ, độ pH thấp và nghèo lân.
● Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 03 loại chính :
Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các Phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông thành
phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
Đất phù sa thuộc Phường Tân Tạo và một phần của Phường Tân Tạo A.

Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần Phường Tân Tạo
Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới
● Địa chất công trình
Vùng địa hình cao: thành phần chủ yếu là đất sét pha dày 1-2m, sức chịu lực cao
1-2kg/cm2. Mực nước ngầm thấp thuận lợi cho phát triển xây dựng, đối với các công
trình nhỏ và vừa có thể dùng lớp mặt làm nền. Đối với các công trình có trọng tải lớn
phải dùng các biện pháp chuyển tải xuống các lớp dưới.
Vùng địa hình thấp: Thành phần chủ yếu là phù sa, cát sỏi trên phủ một lớp đất cát
màu đen, sức chịu lực thấp từ 0,3 – 0,5 kg/cm 2, mực nước ngầm cao gần sát mặt đất, khó
khăn cho phát triển xây dựng, các công trình xây dựng phải có hệ số đầu tư cao.
b/ Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Quận Bình Tân có hệ thống sông rạch từ chi lưu của các sông
Sài Gòn, Nhà Bè, Xoài Rạp,Vàm Cỏ Đông tạo nên có chế độ bán nhật triều không đều.
Chất lượng nước ở hệ thống sông rạch của quận rất kém. Do nằm ở hạ lưu của hệ thống
sông nên mức độ ô nhiễm nặng, chủ yếu là các chất thải từ thành phố theo hệ thống kênh
Tàu Hủ, Tân Hóa, Lò Gốm, Kênh Đôi, Rạch nước lên đổ về.
Bên cạnh đó còn có nguồn nước thải từ các Khu Công Nghiệp và khu dân cư của
quận thải ra làm cho chất lượng nước càng kém hơn. Do chất lượng nguồn nước kém nên
ành hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của quận đặc biệt là ô nhiễm môi trường tác động
đến đời sống của dân cư rất nhiều. Ngoài ra nước còn bị nhiễm phèn, độ chua trong nước
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

cao, thường xảy ra ở các vùng trũng của quận nên hệ thống sông vùng này ít lưu thông
trao đổi nước nên chất lượng nguồn nước càng kém hơn.
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm phần lớn đều bị nhiễm phèn trong các tháng

mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng.
Nhìn chung vị trí địa lý của quận Bình Tân khá thuận lợi cho sự hình thành phát
triển đô thị mới, nhưng khả năng khai thác sử dụng nguồn nước có hạn, địa chất công
trình thích hợp với xây dựng các công trình nhỏ và vừa.
c/ Cảnh quan môi trường:
Quận Bình Tân có quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Những mãng cây xanh và
mặt nước hiện hữu có thể tạo thành các công viên. Các dòng sông cảnh quan trong khu
vực có thể quy hoạch nhằm tạo đường giao thông xuyên suốt và liên kết cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc dọc theo các thuỷ lộ trên địa bàn Quận.
I.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất
• Thuận lợi
Quận Bình Tân có một hệ thống sông rạch phát triển tạo nên một hệ thống thoát
nước tự nhiên rất tốt nên khi quy hoạch cần phải lưu ý giữ lại được hệ thống sông rạch
này, tránh san lấp tuỳ tiện.
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Quận khá dồi dào, là nguồn nước chính
cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Quận nói riêng và
Thành Phố nói chung. Vì vậy, nguồn nước cũng tham gia một vai trò rất lớn trong việc
phát triển kinh tế, xã hội của Quận và cả ở Thành phố.
Đặc biệt là phát triển các khu công nghiệp, từ đó phát triển các khu thương mại,
chợ búa, siêu thị phục vụ thị hiếu của người dân. Ngoài ra công nhân các khu công
nghiệp càng ngày càng tăng cần phải có nhà cửa phục vụ cho việc ở, sinh hoạt của công
nhân.
Từ đó hình thành các khu nhà công nhân, dẫn đến phải cấp giấy nhiều hơn và tình
trạng chuyển nhượng, cho thuê, đăng ký thế chấp, hợp thửa tách thửa ngày càng nhiều
ảnh hưởng lớn đến việc cập nhật chỉnh lý biến động
• Khó khăn
Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt đôi lúc gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Mùa mưa thường gây ngập úng đối với khu vực vùng
trũng. Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên dễ phát sinh

sâu bệnh hại cây trồng.
Hệ thống sông rạch chằng chịt cùng khu vực đất vùng bưng với địa chất công trình
yếu gây khó khăn cho việc đi lại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tiến độ đô thị hoá
không đồng đều giữa các phường trong Quận.
I.2.4. Tình hình kinh tế xã - hội
I.2.4.1. Tình hình kinh tế
Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn Quận Bình Tân có tốc độ tăng trưởng cao,
tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2011 đạt 1.707,28 tỷ đồng tăng 447.52 tỷ đồng so
với năm 2009, đạt tốc độ phát triển 135.64%, trong đó khu vực I: NN-TS đạt 45.78 tỷ
đồng, khu vực II: CN-TTCN-XD đạt 1.299,10 tỷ đồng và khu vực III: TM-DV đạt
362,4 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế hiện nay của quận Bình Tân chuyển dịch theo hướng Công nghiệp,
dịch vụ, nông nghiệp.
Bảng 1: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2011 trên đại bàn Quận Bình Tân
Khu vực
Ngành
Giá trị sản lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
I
Nông nghiệp – Thủy sản 45.78
2.68
II
CN và TTCN
1.299,10

76.09
III
Thương mại - Dịch vụ
362,4
21.23
Tổng
1.707,28
100
Nguồn: Phòng thống kê Quận Bình Tân
• Công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn quận hiện có 3 khu công nghiệp tập trung (KCN Tân Tạo, KCNVĩnh
Lộc, KCN Pouyoung, khu công nghiệp Lê Minh Xuân) Toàn quận hiện có 24 công trình
kho bãi, phân bố chủ yếu dọc các trục giao thông chính như đường Kinh Dương Vương,
Quốc Lộ 1A, An Dương Vương … các kho này nằm ở thế thuận lợi cho việc lưu thông
hàng hoá giữa Thành phố và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
• Thương mại – dịch vụ:
Toàn quận có 21 chợ gồm 6 chợ ổn định và 15 chợ tự phát. Trong đó chợ An Lạc
là một chợ lớn, đảm nhận chức năng là một chợ thịt đầu mối của Thành Phố.Bên cạnh
các chợ còn có Siêu thị Big Của đặt tại Phường An Lạc A với diện tích 2,24 ha đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Về giao thông và điện: Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn
quận Bình Tân còn yếu. Phần lớn các tuyến đường đang xuống cấp, nhất là vào mùa mưa
tình trạng ngập nước xảy ra thường xuyên. Mạng lưới điện nhìn chung được bố trí dọc
theo các trục lộ giao thông chính. Các khu dân cư trọng điểm vừa được cải tạo và xây
dựng mới đảm bảo an toàn lưới điện, ở khu vực dân cư tự phát chưa quy hoạch, lưới điện
hạ thế dân lập phần lớn thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng kém
không đúng quy cách gây khó khăn trong quản lý sử dụng điện và an toàn đối với người
sử dụng.
Về cấp thoát nước và bưu chính viễn thông: Quận Bình Tân đang sử dụng hai
nguồn nước chính là nước máy thành phố và nước giếng khoan. Trên địa bàn quận chỉ có

20% dân cư là sử dụng nước máy thành phố, các hộ dân còn lại thì dùng nước từ các
giếng khoan riêng lẻ để cấp cục bộ, hầu như là không được xử lý.Những năm gần đây, cơ
sở hạ tầng cũng như các phương tiện kỹ thuật hệ thống bưu điện quận đã được đầu tư
đúng mức. Việc phát triển hệ thống bưu chính viễn thông đã góp phần vào việc đảm bảo
Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

thông tin liên lạc được thông suốt, giúp cho hoạt động hành chính của quận nhanh chóng,
hiệu quả.
• Nông nghiệp - thuỷ sản
Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do tác động của quá trình đô thị hoá và việc
phát triển các công trình hạ tầng nên giá trị sản xuất ngành NN-TS có xu hướng giảm dần
qua các năm. Trong những năm qua do sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung, các
khu dân cư đã làm cho đất nông nghiệp giảm đáng kể. Vì vậy hộ gia đình chủ yếu chăn
nuôi là chính.
I.2.4.2. Tình hình xã hội
• Dân số và lao động:
+ Dân số và mật độ dân số:
Dân số Quận Bình Tân năm 2011 là 456.658 người, trong đó nam chiếm 47.6%, nữ
chiếm 52.4%. Tổng số hộ gia đình ở Quận là 70.410 hộ, trong đó 22.531 hộ thường trú
(chiếm 32%) và 47.879 hộ tạm trú (chiếm 68%).Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân
số quận Bình Tân tăng rất nhanh trong những năm qua, chủ yếu là tăng cơ học.
Dân nhập cư chiếm tỷ lệ cao chủ yếu là do giãn dân từ nội thành hoặc do số lao động
từ các Quận, huyện và các tỉnh thành khác đến tìm kiếm việc làm. Họ tập trung đông ở
các phường có tốc độ đô thị hoá cao và các phường có nhiều xí nghiệp sản xuất. Vì vậy,
bên cạnh tác dụng tích cực là tăng thêm nguồn lao động thì lực lượng dân nhập cư đang

là một áp lực lớn cho quận trong việc quản lý con người, giải quyết việc làm. Ngoài ra
lượng dân nhập cư quá đông sẽ làm tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ tầng như
giáo dục, y tế, nhà ở … đồng thời cũng gây nên nhiều hậu quả phức tạp về kinh tế và an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
+ Trình độ văn hoá: Theo điều tra dân số 1/4/2009, Quận Bình Tân có 6.4% dân số
từ 5 tuổi trở lên chưa biết chữ, 0.6% biết đọc biết viết, 33.8% có trình độ cấp I, 37.6%
có trình độ cấp II và 18.7% có trình độ cấp III.
+ Lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động của Quận Bình Tân thời gian qua có xu hướng tăng
nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể: năm 2010 là 93.569 người chiếm 64.2% và năm
2011 là 172.410 người chiếm 65% so với tổng số dân. Nguồn lao động tăng nhanh là một
trong những thế mạnh về nhân lực để phát triển mạnh. Nguồn lao động hiện có là
176.684 người, trong đó gồm 172.410 người trong đó tuổi có khả năng lao động và 6821
người ngoài độ tuổi có tham gia lao động.
Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 129.246 người, trong đó
ngành Nông nghiệp thuỷ sản chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1.5% (với 1920 lao động), công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 63.8% (với 82.431 lao động) và thương mại,
dịch vụ là 34.7% (với 44.895 lao động). Do quá trình đô thị hoá nên số lao động nông
nghiệp đang giảm dần do lượng lao động trên địa bàn quận đang bị thu hút vào các ngành
CN-TTCN và TM-DV.
Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Bình Tân chủ yếu là lao động phổ thông chỉ phù hợp với một số ngành nghề
không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và dễ đào tạo trong ngành công nghiệp. Do quận
được tách ra từ huyện ngoại thành, lao động chủ yếu sống bằng nghề nôn nên trình độ

chuyên môn của lực lượng lao động không thể đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp snag công nghiệp và thương mại dịch vụ.
• Giáo dục và y tế:
+ Giáo dục:
Năm 2011 Quận Bình Tân đã thực hiện xong công tác phổ cập giáo dục trung học
cơ sở và đang thực hiện công tác phổ cập giáo dục bậc trung học. Hiện có 48 trường
thuộc hệ phổ thông thu nhận 24.906 học sinh và các trường thuộc hệ giáo dục thường
xuyên với khoảng 500 học sinh.
Ngoài ra còn có các trường như: 1 trường khuyết tật 50 em, 1 trung tâm dạy nghề
của quận đóng trên địa bàn xã Bình Trị Đông, 1 trường Trung học kỹ thuật thuỷ sản II
thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (đào tạo khoảng 1000 học sinh). 1 trường
giáo dục thiếu niên, 2 cơ sở dạy may công nghiệp tại Phường An Lạc với khoảng 500
lượt học viên/năm/cơ sở.
+ Y tế
Trên địa bàn quận có 1.53 ha đất y tế. Hàng năm đã khám chữa bệnh cho 156.000
lượt người, đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Hiện tại trong
khu vực có 1 trung tâm y tế tại An Lạc, một phòng khám khu vực tại Tân Tạo, các trạm y
tế cơ sở và các cơ sở y tế do tư nhân quản lý. Trong đó có bệnh viện tư nhân Triều An
với quy mô lớn đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu
vực cũng như ngoài khu vực. Ngoài ra còn có khu y tế kỹ thuật cao quy mô 42.5 ha tại
phường Bình trị Đông đang được triển khai xây dựng.
I.2.5. Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội
Hiện nay trên địa bàn quận Bình tân có nền kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng. Công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường có sự chuyển biến
tích cực. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được đầu tư, thực hiện tốt
các chính sách xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo cho nhân dân và đối tượng chính
sách, chất lượng giáo dục trên địa bàn quận ngày càng được nâng cao.
Sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất
lớn đến nhu cầu sử dụng đất cũng như tình hình quản lý đất đai của địa phương. Với
những chính sách phát triển làm thay đổi bộ mặt của Quận Bình tân trong những năm

qua. Từ một huyện ngoại thành sống chủ yếu bằng nông nghiệp thưa thớt dân cư, nay thu
hút đông đảo lượng dân nhập cư, các chủ đầu tư, khiến cho nhu cầu nhà ở, đất ở, đất làm
dự án phát triển kinh tế trở nên cấp thiết, từ đó dẫn đến việc chuyển quyền sử dụng đất
ngày càng nhiều và trở nên phức tạp.
Trước đây tình hình biến động đất đai diễn ra hết sức phức tạp, trong tình trạng bỏ
hoang, tình trạng chuyển nhượng trái phép, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích,
tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến. Chỉ thị 08/CT-UB ngày 22/04/2002 của
UBND TP.Hồ Chí Minh về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước
Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đồn Võ Hồng Diễm

trong lĩnh vực đất đai đã có tác dụng tích cực, tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước
chấn chỉnh và đưa cơng tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Nội dung nghiên cứu:
Từ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và mục tiêu đặt ra của đề tài, đề tài cần nghiên
cứu những nội dung sau:
1. Đánh giá chung điều kiện tự, nhiên kinh - tế xã hội ảnh hưởng đến tình hình sử
dụng đất.
2. Khái qt tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai làm cơ sở để chỉnh
lý hồ sơ địa chính.
4. Cơng tác chỉnh lý biến động đất đai.
- Thẩm quyền chỉnh lý biến động
- Trình tự thủ tục đăng lý biến động
- Quy tiếp nhận thụ lý hồ sơ

- Phân loại biến động đất đai
- Chỉnh lý trên bản đồ địa chính, chỉnh lý trên GCN và trên các loại sổ
- Kết quả chỉnh lý biến động qua các năm
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: là phương pháp dùng để kiểm tra lại diện tích các khoanh
đất bị biến động và rà sốt lại ranh giới hành chính trên bản đồ. Từ đó lập các biểu tổng
hợp số liệu theo mẫu qui định của Bộ Tài Ngun và Mơi Trường.
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích hệ thống số liệu theo từng giai đoạn,
theo từng đối tượng nghiên cứu. Sau đó tổng hợp số liệu nhằm rút ra những tồn tại và hạn
chế.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu có liện quan đến công tác lập
hồ sơ đòa chính ban đầu. Thu thập tài liệu, số liệu về biến động đất đai hợp pháp cả
về loại hình sử dụng và đối tượng sử dụng.
Phương pháp kế thừa: tất cả các số liệu, tài liệu, bản đồ sau khi thu thập được ta
tiến hành phân loại đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu, số liệu, bản đồ để từ đó xác định
tài liệu nào có thể kế thừa hồn tồn, tài liệu nào cần phải chỉnh lý, bổ sung và tài liệu
nào khơng có khả năng sử dụng.
Phương pháp bản đồ: căn cứ vào thực tế của bản đồ địa chính khu đất để chỉnh lý,
sau đó kiểm tra lại, nếu đạt u cầu thì cập nhật ngay số liệu vào sổ theo dõi chỉnh lý biến
động và biểu kê trên bản đồ địa chính.
Phương pháp so sánh: so sánh tình hình biến động qua từng giai đoạn từ đó rút ra
những nhận định chung.
Trang 14


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
II.1.1. Quản lý đất đai theo ranh giới hành chính.
Về việc quản lý đất đai theo địa giới hành chính trên địa bàn quận được làm khá
tốt. Quận Bình Tân được tách ra từ huyện Bình Chánh cũ từ cuối năm 2003 theo đó diện
tích tự nhiên của quận là 5.188,43 ha, trong quá trình điều chỉnh về ranh giới nhằm tạo
điều kiện để các phường trọng tâm của quận phát triển theo từng đơn vị hành chính.
Ranh giới quận Bình Tân được xác lập, mốc giới được công nhận. Ranh giới hành
chính giữa các phường cũng được xác định rõ ràng làm cơ sở cho chính quyền các cấp
thực hiện chức năng quản lý hành chính và quản lý đất đai
Bảng 3: Quản lý đất đai theo ranh giới hành chính của Quận năm 2011:
Đơn vị
Diện tích (ha)
Tỷ lệ %
Toàn quận
5.188,43
100
Bình Hưng Hoà
449,43
8,66
Bình Hưng Hoà A
465,02
8,96,
Bình Hưng Hoà B
732,73
14,12
Bình Trị Đông
295,95
5,70
Bình Trị Đông A
466,40

8,99
Bình Trị Đông B
439,73
8,47
Tân Tạo
505,63
9,75
Tân Tạo A
1.233,66
23,78
An Lạc
484,33
9,33
An Lạc A
115,55
2,23
Phòng TN & MT Quận Bình Tân
II.1.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính:
Đến năm 2002, quận đã phối hợp tổ chức công tác đo đạc lập bản đồ địa chính(của
4 xã, thị trấn thuộc huyện Bình Chánh) đã hoàn thành vào cuối năm 2003. Tuy nhiên do
chia tách quận phải biên tập lại theo ranh giới của từng phường nên đang trong giai đoạn
nghiệm thu và đến nay đã chính thức đưa vào sử dụng.
Bảng : Số lượng tờ bản đồ đã được lập ở các tỷ lệ
1/200
1/500
1/1000 1/2000 1/5000
Tỷ lệ
Số lượng tờ bản đồ

524


475
308
67
15
Nguồn: Phòng TN & MT Quận Bình Tân
Như vậy việc đo đạc, giải thửa và thành lập bản đồ địa chính đã được cơ quan
chuyên ngành thực hiện một cách hoàn chỉnh và bài bản. Kết quả đó đã tạo niềm tin cho
các chủ sử dụng khi đăng ký đất đai, đồng thời là cơ sở đáng tin cậy cho công tác đăng ký
cấp giấy chứng nhận và quản lý đất đai của phường. Vì vậy một số chủ sử dụng đã đăng
ký và đã được cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ và các tài sản khác gắn liền với đất. Hiện nay
công tác đăng ký cấp giấy vẫn dựa trên cơ sở bản đồ đã đo đạc của Phường
Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Bảng 3: Kết quả đo đạc bản đồ địa chính của quận năm 2011
Ñôn vò tính (ha)
S
T
T

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

Đơn vị hành chính
Quận Bình Tân

Phường Bình Hưng Hòa
Phường Bình Hưng Hòa A
Phường Bình Hưng Hòa B
Phường Bình Trị Đông
Phường Bình Trị Đông A
Phường Bình Trị Đông B
Phường Tân Tạo
Phường Tân Tạo A
Phường An Lạc
Phường An Lạc A
Tổng cộng

Diện
tích đã
đo đạc Diện tích đã đạc lập bản đồ địa chính theo
lập bản các tỷ lệ
đồ địa
chính
1/200 1/500 1/1000 1/2000 1/5000
294.75
331.53

528.37
222.45
358.46
260.00
314.27
890.17
273.16
60.65
3533.8
2

87.91
231.7
0
93.97
96.83
38.36
75.58

98.82 108.01
69.29 30.54
343.8 90.51
9
79.57
46.05
105.9 214.13
7
53.70
0.24
130.50

127.3 186.73 0.23
1
58.74
612.43
219.00
130.9 128.3 13.88
3
6
40.47
20.18
795.7 1085. 1302.5 130.72 219.00
5Nguồn:83
Phòng 3TN & MT Quận Bình Tân

Đến năm 2009 toàn quận đã tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính mới, sản
phẩm được bàn giao vào cuối năm 2009 và được sử dụng làm tài liệu để thực hiện công
tác kiểm kê đất đai, đây là sơ sở cho công tác quản lý đất đai và thành lập hệ thống bản
đồ chuyên đề.
Từ kết quả đo đạc bản đồ địa chính trên ta thấy được diện tích đo đạc ở các
phường đặc biệt là thành lập bản đồ địa chính ở các tỷ lệ khác nhau. Trong đó có phường
Bình Trị Đông B là đo đạc ở 4 tỷ lệ khác nhau. Ở các phường đông dân cư, nhà cửa đông
đúc thì thành lập bản đồ địa chính ở tỷ lệ lớn như 1/200, 1/500 và 1/1000. Còn ở các
phường dân cư ít chủ yếu là khu công nghiệp và đất nông nghiệp thì thành lập bản đồ địa
chính ở tỷ lệ nhỏ.
Bản đồ địa chính ở tỷ lệ lớn thì càng chi tiết, phản ánh đúng với thực tế vì vậy việc
cập nhật chỉnh lý trên bản đồ đễ dàng hơn, ít bị sai sót nhiều. Còn bản đồ địa chính ở tỷ lệ
nhỏ phản ánh tổng quát khu vực đo vẽ rộng lớn khó chỉnh lý khi có biến động xảy ra.
II.1.3. Công tác lập hồ sơ địa chính:
Bộ hồ sơ địa chính là một tài liệu quan trọng giúp cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai ngày càng hoàn thiện và đi vào nề nếp. Hiện nay Quận đã thành lập đầy đủ hệ

thống sổ trong bộ hồ sơ địa chính cho 10 Phường. Tuy nhiên các nội dung trong sổ chưa
đầy đủ còn nhiều sai sót, những thông tin biến động chưa được cập nhật đầy đủ hoặc
không đúng theo quy định. Do đó gây rất nhiều khó khăn cho việc khai thác sử dụng bộ
hồ sơ này.
Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

- Sổ mục kê: sau khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, cho tới thời điểm hiện
tại thì quận đã lập được 268 sổ. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 về hướng
dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính đối với việc khai thác sử dụng sổ mục kê
theo mẫu này rất hiệu quả và có phần hoàn thiện hơn.
- Sổ địa chính: cho tới nay toàn Quận đã lập được 380 sổ, hầu hết các phường
mới lập được một bộ đúng theo quy định, các nội dung trong sổ đầy đủ, những thông tin
sau khi biến động được cập nhật đầy đủ.
- Sổ theo dõi biến động: Những năm trước các phòng chưa chú trọng đến việc lập
sổ theo dõi biến động đất đai ở địa phương mình, tuy nhiên đến năm 2007 việc cập nhật
biến động đã đầy đủ và đúng theo quy định. Tính đến thời điểm hiện tại thì toàn quận đã
lập được 353 sổ
- Sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ: Phòng TN & MT quận đã lập được 45 sổ cho 10
phường, thị trấn theo dõi được 97% GCNQSDĐ nông nghiệp và đất ở đô thị, theo dõi
được 4.922 GCNQSDĐ có tài sản gắn liền với đất. Nhìn chung sổ được lập đúng theo
quy định nhưng phần biến động vẫn chưa được cập nhật đầy đủ.
Các loại sổ
Theo TT29/2004/BTNMT
Theo TT09/2007/BTNMT
Sổ mục kê

- Toàn quận đã lập được 115 sổ
- Toàn quận đã lập được 153 sổ
- Sổ mục kê chưa hoàn thiện
- Đã hoàn thiện hơn
- Cơ sở dữ liệu chưa thống nhất - Cơ sở dữ liệu đã thống nhất với
với bản đồ địa chính.
bản đồ địa chính
Sổ địa chính - Toàn quận đã lập được 175 sổ
- Toàn quận đã lập được 205 sổ
- Chưa chỉnh lý đầy đủ trên bản đồ - Đã chỉnh lý đầy đủ và hoàn
và sổ
chỉnh trên bản đồ
Sổ theo dõi - Toàn quận đã lập được 161 sổ
- Toàn quận đã lập được 192 sổ
biến động
- Nội dung trong sổ chưa đầy đủ - Nội dung trong sổ đã đầy đủ và
còn sai sót nhiều
hoàn thiện hơn
- Chưa có sự thống nhất với sổ - Đã thống nhất với sổ mục kê và
mục kê và sổ địa chính.
sổ địa chính
Ưu điểm:
 Công tác chỉnh lý biến động của quận được thực hiện trên hồ sơ địa chính theo mẫu
mới do đó việc cập nhật chỉnh lý biến động thật dễ dàng, công tác quản lý biến động
đất đai ở các cấp tốt hơn so với lúc trước.
 Ngoài ra Quận Bình Tân còn có các tài liệu khác như: danh sách biến động của hộ
gia đình các nhân, danh sách cấp giấy chứng nhận, sổ dã ngoại… phục vụ cho việc
cập nhật chỉnh lý biến động đất đai của quận
 Sau khi đất đai có sự thay đổi về QSDĐ, thay đổi về mục đích sử dụng đất hay được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các thông tin về thửa đất được cán bộ địa

chính cập nhật vào sổ bộ địa chính của địa phương, kịp thời theo dõi và quản lý.
Công tác này thực hiện tốt thì phục vụ tốt cho công tác chỉnh lý biến động.
Trang 17


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Khuyết điểm:
 Công tác cập nhật chỉnh lý biến động còn sử dụng phương pháp thủ công nên hạn
chế về độ chính xác, cũng như thời gian thực hiện.
 Mặc dù các loại sổ đã được lập theo thông tư mới nhưng một số loại sổ cũng chưa
hoàn thiện về cơ sở dữ liệu như sổ địa chính… gây khó khăn cho việc cập nhật chỉnh
lý biến động
 Ngoài ra còn một số trường hợp thay đổi về QSDĐ, thay đổi mục đích sử dụng đất
không hợp pháp đã làm cho công tác cập nhật chỉnh lý biến động gặp nhiều khó
khăn, đến khi kiểm tra và phát hiện thì mới được xử lý. Vì vậy công tác điều tra và
chỉnh lý hồ sơ phức tạp, tốn thời gian, công sức và tiền của
II.1.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
Công tác thống kê, kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một
trong những nhiệm vụ thường xuyên của UBND các cấp, nhằm thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về đất đai. Hàng năm Phòng TN&MT đã tổ chức công tác thống kê đất đai
đến từng đơn vị phường, thị trấn hoàn thành theo đúng hướng dẫn và thời gian quy định.
Công tác thống kê, kiểm kê là một vấn đề quan trọng nhằm quản lý việc sử dụng
đất đúng mục đích người sử dụng nhằm đảm bảo cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được chuyển khai đúng với từng giai đoạn đầu tư.
II.1.5. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch và kế hoạch SDĐ là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất

đai, đây là công tác mang tầm quan trọng đặc biệt là đảm bảo tính định hướng cho SDĐ
phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, phục vụ cho việc công nghiệp hoá hiện đại
hoá của quận.
* Thực trạng quy hoạch:
Quận phát triển đô thị mới hướng đến phát triển bền vững, một đô thị văn minh,
sạch đẹp. Phát triển kiến trúc đô thị theo các trục giao thông để tiết kiệm đất xây dựng,
đồng thời kết hợp khu ở nhà vườn, nhà biệt thự.
Hướng phát triển từ nội thành ra bên ngoài, theo tuyến: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10 và
các trục giao thông quan trọng của Thành phố nhu Xa Lộ vành đai, xa lộ Nguyễn Văn
Linh, đường vành đai trong Thành Phố.
+ Khu thương mại dịch vụ:
Triển khai đầu tư xây dựng một khu trung tâm thương mại – dịch vụ quy mô lớn
(khoảng 700 ha) ở khu tân tạo A, giáp ranh Bình Chánh. Đây là dự án quan trọng của
quận trong giai đoạn sắp tới. Dự án này sẽ có tác dụng nhằm kích thích sự tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận, chuyển hướng mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh khu
vực thương mại – dịch vụ. Khu trung tâm này hình thành sẽ trở thành một trong những
điểm đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả TP.Hồ Chí Minh trong quan hệ giao
dịch nhiều mặt với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trang 18


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Các dự án

Quy hoạch sử dụng đất hiện tại năm
2011
Khu dân cư Các khu dân cư đô thị tập trung đã

chuyển khai xây dựng gồm: Khu dân
cư An Lạc, Bình Trị Đông diện tích
136 ha, khu dân cư Vĩnh Lộc 110
ha, khu dân cư Tân Tạo diện tích 80
ha, khu dân cư An lạc dộc hương 5
diện tích 30 ha.
Các khu dân cư hiện hữu và tự phát
bao gồm: An Lạc, Bình Trị Đông,
Bình Hưng Hoà với diện tích 1.050
ha, dân số 129.000 người

Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020
Tân quy tân quý phường
Bình Hưng Hòa
Dọc theo đường Hương lộ 2
phường Bình Trị Đông
Ngã tư tư xã, đông bắc ngã
tư tân tạo và đông bắc
đường tên lửa

Khu công Khu công nghiệp giày da Puo Yeun,
nghiệp
triển khai hoàn chỉnh khu công
nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp
Vĩnh Lộc không phát triển theo cụm
CN ngoài 4 cụm CN hiện hữu có
tổng diện tích 31,4 ha.

Khu công nghiệp Tân Tạo

Cụm công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp và dân cư An
Lạc

Khu trung Phát triển khu trung tâm quận Bình Hình thành khu y tế kỹ thuật
tâm, công Tân 20 ha, khu trung tâm và khu dân cao 47 ha ở Bình Trị Đông.
trình công cư các Phường có quy mô 20 – 25
cộng
ha.
Khu hành chính quận sẽ triển khai
xây dựng tại khu trung tâm thương
mại dịch vụ ở Tân Tạo A.
+ Công viên cây xanh:
Các công viên cây xanh tập trung trong các công viên, cây xanh đô thị… được bố
trí thành những khu tập trung có tác dụng cải tạo khí hậu trong vùng, có chức năng là lá
phổi thứ hai của Thành phố. Các khu cây xanh đô thị được bố trí xen cài trong các khu
dân cư, công trình công cộngvà phải đáp ứng các chỉ tiêu quy định.
* Công tác lập kế hoạch sử dụng đất.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất còn mang nặng tính chủ quan, chưa tính toán
hết các điều kiện tự nhiên, dự báo phát triển kinh tế, công tác duyệt kế hoạch sử dụng đất
còn chậm. Hiện tại quận đang tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm
trên cơ sở đồ án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân (Do viện
kinh tế lập) và đã được cấp thẩm quyển quyền phê duyệt.

Trang 19


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm


II.1.6. Tình hình thực hiện dự án và tiến hành đền bù giải toả:
Tính đến năm 2011 với tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh từ các xã, thị trấn của
một huyện ngoại thành đến nay trên địa bàn quận đã hình thành nhiều khu dân cư, khu
công nghiệp tập trung như KCN Tân Tạo, KCN Vĩnh Lộc, KCN Pouchen, KCN Tân
Bình mở rộng và nhiều cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay trên địa bàn quận
đang có 38 dự án đầu tư đang triển khai, trong đó:
+ 21 dự án diện tích 169,79 ha đã xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.
+ 05 dự án diện tích 185,27 ha đã xây dựng phần hạ tầng, phần còn lại tiếp tục
đền bù giải toả.
+ 05 dự án diện tích 64,08 ha đã hoàn tất giải phóng mặt bằng, đang tiến hành san
lắp xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
+ 06 dự án diện tích 17,09 ha đã có quyết định giao đất nhưng không triển khai
thực hiện được do gặp khó khăn trong khâu đền bù giải toả, chủ đầu tư đã có văn bản
kiến nghị xin huỷ dự án.
Tác động đến việc cập nhật chỉnh lý biến động:
Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng cao
thì vấn đề biến động đất đai là một tất yếu. Biến động đất đai thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, thu hút đầu tư, nhiều dự án được mở rộng vì vậy cần nhiều đất đai hơn để
phục vụ cho việc đền bù giải toả
Khi được đền bù giải toả người đân có một số tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngành
nghề khác nhau trong cuộc sống hoặc để mua đất ở. Một số nơi người dân mua đất ao rồi
chuyển mục đích và xây cất dẫn đến đất đai bị biến động. Vì vậy cần phải nhanh chóng
cập nhật các trường hợp này nếu không giấy tờ sổ sách sẽ không đúng với thực tế
Mặc khác khu giải toả có nhiều dự án xây dựng khác nhau như chung cư, khu
công nghiệp, khu trung tâm mua sắm do đó cũng phải cần cập nhật chỉnh lý vào sổ sách.
II.1.7. Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất và các tài sản
khác gắn liền với đất.
Trong giai đoạn này quận đã hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, đạt 97% số hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do quận mới được thành lập từ 3 xã và một thị trấn của huyện Bình Chánh cũ nên
công tác tổng hợp phân loại cấp giấy theo từng phường của quận còn gặp nhiều khó khăn.
Số giấy chứng nhận đã cấp trong 5 tháng đâu năm 2011 là 4848 GCNQSDĐ,
QSHNƠ và các tài sản khác gắn liền với đất, đạt 61,52% so với chỉ tiêu cấp giấy phép
xây dựng được sự quan tâm và có chỉ đạo thường xuyên của UBND quận. Để đáp ứng
nhu cầu bức xúc của nhân dân trên địa bàn, UBND quận cần phải giải quyết cấp thủ tục
nhà, đất nhằm tạo điều kiện giúp nhân dân ổn định cuộc sống. Việc cấp số nhà tạo điều
kiện cho người dân có địa chỉ để giao dịch, được thụ hưởng một số tiện ích trong cuộc
sống như nhu cầu về điện sinh hoạt, điện thoại. Việc cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ và các tài
sản khác gắn liền với đất giúp cho người dân có điều kiện vay vốn ngân hàng để làm ăn
phát triển kinh tế, giao dịch về nhà đất thuận tiện dễ dàng, tạo nguồn thu ngân sách nhà
nước từ các khoản phí, lệ phí, tiền sử dụng đất.
Trang 20


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Bảng : Tổng diện tích đất nông nghiệp và đất ở đã cấp giấy năm 2011:
STT Phường
Số GCN
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Phường Bình Hưng Hoà
Phường Bình Hưng Hoà A
Phường Bình Hưng Hoà B
Phường Bình Trị Đông
Phường Bình Trị Đông A
Phường Bình Trị Đông B
Phường Tân Tạo
Phường Tân Tạo A
Phường An lạc
Phường An lạc A
Tổng

369
477
456
860
788
393
261
369
438
437
4848

Năm 2011
Diện tích (m2)
Đất nông nghiệp

Đất ở
48879.77
39065.32
51609.43
43015.50
41517.41
33027.37
72589.25
52353.58
67181.10
44828.33
49220.14
39818.63
34570.15
28145.05
41772.75
29046.35
38957.81
27686.11
38531.20
27442.17
484829.0
364428.4

Nguồn: Phòng TN & MT Quận Bình Tân
Khi công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh, số lượng
GCN cấp cho hộ gia đình cá nhân và tổ chứ tăng lên, từ đó vấn đề khiếu nại tố cáo giảm
dần đi, đất đai được sử dụng ổn định và đúng mục đích hơn
Công tác cấp GCNQSDĐ tốt dẫn đến tình hình cập nhật chỉnh lý sẽ dễ dàng hơn,
các biến động bất hợp pháp như san lấp mặt bằng, chuyển nhượng bằng giấy tay… sẽ

giảm dần và đi vào nề nếp. Từ đó các dạng biến động hợp pháp như chuyển nhượng, góp
vốn, thế chấp… sẽ được thực hiện nhiều hơn.
II.1.8. Tình hình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn Quận Bình
Tân.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đối mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
theo xu thế phát triển chung của toàn cầu. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở
khắp mọi nơi trên cả nước đặc biệt là những khu vực vùng ven như ngoại thành TP.Hồ
Chí Minh đã thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, đổi mới toàn diện về mọi mặt kinh tế,
chính trị, văn hoá xã hội … theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đời sống của người dân
từng bước được cải thiện và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên
bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quá trình đô thị hoá chưa thật sự bền vững trên
đất nước ta đã đem đến nhiều vấn đề bất cập đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là giá đất tăng nhanh (hay nói
cách khác là đất đai trở nên có giá trị cao) đã làm cho vấn đề khiếu nại tranh chấp đất đai
ngày càng diễn ra nhiều và mạnh mẽ hơn. Điều này không những gây ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự địa phương nói riêng và cả nước nói chung mà
còn gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
Ngày nay nhiều người dân có trình độ hiểu biết cao, họ tìm hiểu và nắm bắt pháp
luật tương đối có hệ thống. Họ lợi dụng sơ hở về mặt pháp lý hoặc tính thực hiện pháp
Trang 21


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

luật không nghiêm của các cơ quan quản lý nhà nước trước đây và hiện nay để khiếu kiện
đòi lại quyền lợi mà trước đây họ cho là bị xâm phạm. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai là
một trong những lĩnh vực mà nhà nước nhận được nhiều đơn nhất và giải quyết hậu quả
khó khăn nhất hiện nay.

II.1.9. Tình hình thực hiện chính sách và công tác quản lý vi phạm pháp luật về đất
đai.
Trong điều kiện vừa chia tách quận, quận Bình Tân là một địa bàn phát triển đô thị
nhanh chống nhưng vẫn chưa phải là đô thị thật sự nên công tác quản lý đất đai hết sức
khó khăn và phức tạp. Cơ chế chính sách chưa phù hợp với một đô thị đang phát triển.
Do đó trong giai đoạn của thời kỳ vừa mới chia tách, quận đã tập trung chăm lo công tác
quản lý đất đai, cụ thể là đã đề ra nhiều giải pháp, kế hoạch trong công tác quản lý để
thực hiện tốt các chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và Chính Phủ. Ngoài ra
thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra liên tục về công tác quản lý sử dụng đất đai và
xây dựng trên địa bàn, thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đưa công tác quản lý đất đai
đi vào nề nếp, ngăn ngừa những sai phạm đáng tiếc xảy ra.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực này
càng được chú trọng nhiều hơn, các biện pháp xử lý kiên quyết hơn kể cả cưỡng chế,
buộc tháo dỡ trả lại hiện trạng, xử lý hình sự. Nhờ vậy trong năm 2011 đã chấm dứt được
tình trạng đầu cơ mua gom đất để san lấp, phân lô, kinh tế bất hợp pháp, các vụ vi phạm
về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép đã
giảm đáng kể. Cụ thể:
- Năm 2011: Quận đã thực hiện xử phạt vi phạm hành chính:
+ Tự chuyển nhượng đất xây dựng nhà trái phép: 356 vụ.
+ Sử dụng đất không đúng mục đích (chủ yếu là sử dụng đất nông nghiệp vào mục
đích xây dựng nhà ở): 17 vụ
+ Sửa chữa nhà không có giấy phép: 54 vụ.
+ Lấn chiếm đất: 04 vụ
+ Xây dựng vi phạm các loại hành lang kỹ thuật: 47 vụ
+ Sửa chữa nhà không có giấy phép: 347 vụ trong đó cưỡng chế tháo dỡ: 178 vụ,
số còn lại vận động thuyết phục nhân dân tự tháo dỡ.
Nhìn chung công tác xử lý vi phạm về quản lý đất đai trong năm 2010 quận đã có
chỉ đạo rất quyết liệt, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý kiên quyết các vi
phạm, hạn chế tối đa tình trạng pháp luật trên địa bàn.
II.1.10. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai.

Khi điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo những mâu thuẩn liên
quan đến vấn đề đất đai trở nên phức tạp, để nâng cao công tác quản lý hành chính nhà
nước và bảo vệ quyền lợi của người dân nên phải thanh tra nhằm xử lý những hành vi vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất. Từ đó UBND quận Bình Tân đã tiến hành thanh tra
việc SDĐ của một số tổ chức được giao để sử dụng vào mục đích phát triển vùng dự án,
kiểm tra việc SDĐ của các công ty đóng trên địa bàn Quận … phối hợp với thanh tra nhà
Trang 22


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

nước Thành Phố thanh tra công tác cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ và các tài sản khác gắn liền
với đất, chuyển QSDĐ và chuyển mục đích SDĐ từ năm 2005 đến năm 2011.
Quận đề ra chủ trương trong thời gian tới ngoài thanh tra theo chuyên đề, vụ việc
cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo định kỳ nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn, điều
chỉnh và xử lý những sai phạm tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ chuyên ngành từ
đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
* Nhận xét về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Quận.
- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính trên địa bàn Quận thực
hiện chưa được tốt. Còn nhiều thiếu xót, lập sổ bộ đạ chính không đúng quy trình, phần
lớn các phường còn phải dùng hệ thống bản đồ ở tỷ lệ lớn.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến nay cơ bản đã hoàn thành đáp
ứng kịp thời quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Trước kia do hệ thống hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, trình độ chuyên môn của
cán bộ địa chính cơ sở còn hạn chế dẫn đến một số sai lầm trong công tác cấp giấy nhưng
đến nay đã được xử lý, chỉnh sửa.
- Công tác giao đất, thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp được UBND Quận
đặc biệt quan tâm do tốc độ đô thị hoá nhanh nên công tác này cần được đẩy mạnh hơn

nữa. Qua đó giúp nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất và mang lại quyền lợi chính đáng
cho người sử dụng.
- Việc bố trí đất cho phát triển công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các công
trình phúc lợi xã hội và mở rộng khu dân cư được chọn ở những khu vực còn nhiều đất
chưa sử dụng, đất nông nghiệp xấu, vì vậy tránh được việc lấy đất chuyên trồng lúa và
đất sản xuất nông nghiệp.
- Việc đo đạc, thống kê và quản lý quỹ đất công chưa được chặt chẽ, chưa hệ
thống đầy đủ làm nảy sinh nhiều vấn đề như lấn chiếm đất, chuyển mục đích chưa xin
phép… Mặc khác quỹ đất công không còn nữa nên khi cần xây dựng các công trình phúc
lợi ở địa phương phải thu hồi đất của dân.
- Trong những năm gần đây, quận Bình Tân đã phối hợp được các dự án đầu tư về
vốn, nhân lực, vật tư… nhất là cho đối tượng sử dụng đất ở địa bàn tái định cư, sử dụng
đất trồng cây công nghiệp, cây xanh che phủ đường phố…
- UBND các phường trong quận căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
quận đã được duyệt, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
thuộc phạm vi ranh giới hành chính của từng phường. Đồng thời cung cấp thông tin có
liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện theo đúng pháp luật.

Trang 23


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

II.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
LÀM CƠ SỞ CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
II.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011:
Tổng diện tích đất tư nhiên của Quận Bình Tân là 5188.43 ha trong đó:


- Đất nông nghiệp là 1993.45 ha chiếm 38.42%.
- Đất phi nông nghiệp là 3194.26 ha chiếm 61.57%.
- Đất chưa sử dụng là 0.72 ha chiếm 0.01 %.

Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2011
Trong 5188.43 ha diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất
61.57%, so với tổng diện tích tự nhiên của toàn Quận. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
38.42% so với diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở các phường như Bình Hưng
Hòa, Bình Hưng Hòa A. Số liệu trên cho thấy đây là một Quận ngoại thành và đang
có tốc độ phát triển nhanh. Đất chưa sử dụng hiện nay còn rất ít 0.72 ha chiếm 0.01 %
chủ yếu quỹ đất do các phường quản lý dành cho các mục đích công ích.

Trang 24


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Đoàn Võ Hồng Diễm

Bảng 5 : Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2011
Đơn vị tính (ha)
Thứ Mục đích sử dụng đất

tự

1
1.1
1.2
1.3
1.4

1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng

Núi đá không có rừng cây

NNP
SXN
LNP
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
CDG
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

Tổng diện
tích các loại
đất trong địa
giới
hành
chính
5188.43
1993.45
1854.88



cấu
diện tích
loại đất so
với tổng
diện tích
tự
nhiên
100.00
38.42
35.75

138.57

2.67

3194.26
1237.09
1762.01
13.06
70.37
111.60
0.13
0.72
0.72

61.56
23.84
33.96
0.25

1.36
2.15
0.00
0.01
0.01

Nguồn: số liệu thống kê đất đai năm 2011.
 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có 1993.45 ha; bao gồm 1854.88 ha đất sản xuất nông nghiệp;
138.57 ha đất nuôi trồng thủy sản, Quận Bình Tân không có đất lâm nghiệp. Trong nhóm
đất nông nghiệp, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 93,03 % so với diện
tích nhóm đất nông nghiệp.
 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đối với đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 3194.26 ha chiếm tỷ lệ
61.56% so với tổng diện tích đất tự nhiên, Đất ở đô thị có 1237.09 ha, chiếm 23.84 %
tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân 41,13m2/người.
 Hiện trạng sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sử dụng đất:
Đất ở phân bố không đều trong từng phường và từng khu vực, tập trung dọc tuyến giao
thông chính và phân bố rải rác ở khu vực nông thôn. Đất ở còn tập trung hầu hết ở các
phường Bình Trị Đông A, Tân Tạo, Tân Tạo A. Do Quận đang trong quá trình đô thị hoá

Trang 25


×