Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ
BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

TRẦN THỊ KIM DUNG
04124009
DH04QL
2004 – 2008
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008 –



TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRẦN THỊ KIM DUNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ
BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Ngọc Thy
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Ký tên:

- Tháng 8 năm 2008 -


Lời cảm ơn

Trong suốt bốn năm học qua được sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình và thầy cô
đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Đầu tiên, con xin ghi nhớ công ơn của Cha Mẹ và những người thân trong gia
đình đã nuôi dưỡng con khôn lớn và động viên con trong học tập.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quí thầy cô trường ĐH Nông
Lâm Tp.HCM. Đặc biệt là quí thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã
truyền đạt cho em những kiến thức quí báu trong suốt những năm học qua.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Ngọc Thy đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Em xin cảm ơn cô!
Tiếp theo, em xin gởi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Phòng

Tài Nguyên Môi Trường huyện Thuận An đã tạo điều kiện cho em thực tập, cung cấp
số liệu và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đã cùng mình trao đổi kiến thức trong suốt quá
trình học và thời gian thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ KIM DUNG


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung. Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản. Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Ngọc Thy.
Hồ sơ địa chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, là căn cứ để ghi nhận mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Do đó
việc thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động về sử dụng đất vào HSĐC giúp cho
việc quản lý đất đai được thực hiện một cách chặt chẽ hơn. Tạo niềm tin cho người sử
dụng đất vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai và để người sử dụng đất thực hiện
quyền và nghĩa vụ một cách tốt nhất.
Huyện Thuận An là trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương, nền kinh tế
phát triển, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ nhanh. Dân số
ngày càng tập trung đông nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đặc biệt là đất ở và đất
xây dựng cơ sở hạ tầng làm cho tình hình biến động đất đai diễn ra thường xuyên.
Chính vì vậy công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai hoàn thiện HSĐC rất cần
thiết.
Bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đề tài thực hiện đánh giá công
tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai huyện thuận An, tỉnh Bình Dương. Thông qua
việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, qui trình thực hiện, kết quả cập nhật, chỉnh lý
biến động đề tài đã có những đề xuất mới.



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 1
PHẦN I. TỔNGQUAN
3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
3
I.1.1. Cơ sở khoa học
3
I.1.2. Cơ sở pháp lý
7
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
7
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
8
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
10
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
10
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
10
I.3.3. Qui trình đăng ký biến động về sử dụng đất
10
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
15
II.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội có liên quan
đến tình hình biến động đất đai
15

II.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên
15
II.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế – xã hội
17
II.2. Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan đến công
tác chỉnh lý biến động đất đai
22
II.2.1. Xác định địa giới hành chính
22
II.2.2.Đo đạc; lập bản đồ địa chính
22
II.2.3. Công tác lập Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất, giao, cho thuê,
thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
23
II.2.4. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập quản lý hồ sơ đại chính, cấp
GCNQSDĐ; thống kê kiểm kê đất đai
23
II.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007
24
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
24
II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, quản lý đất
27
II.4. Biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2008
28
II.5. Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện
Thuận An
31
II.5.1. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất
31

II.5.2. Kết quả cập nhật biến động đất đai giai đoạn 2005 đến tháng 6/2008 32
II.6. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai
41
KẾT LUẬN
43


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSDL: Cơ sở dữ liệu
HSĐC: Hồ sơ địa chính
BĐĐC: Bản đồ địa chính
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCN: Giấy chứng nhận
QSDĐ: Quyền sử dụng đất
SDĐ: Sử dụng đất
TMNT: Tài Nguyên Môi Trường
VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
VPĐK: Văn phòng đăng ký
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
TN-TKQ: Tổ tiếp nhận và trả kết quả
CQ: Cơ quan
NVTC: Nghĩa vụ tài chính
QĐ: Quyết định
CMĐSDĐ: Chuyển mục đích sử dụng đất
CMĐ: Chuyển mục đích
HS: Hồ sơ
DT: Diện tích

GIS – Geography Information System : Hệ thống thông tin địa lý.


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng II.1. Diện tích các đơn vị hành chính huyện Thuận An
Bảng II.2. Một số chỉ tiêu về khí hậu
Bảng II.3. Thành phần các loại đất chính
Bảng II.4. Dân số theo giới tính và theo khu vực từ 2000 - 2007
Bảng II.5. Kết quả thành lập BĐĐC chính quy huyện Thuận An năm 2006
Bảng II.6. Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
Bảng II.7. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2007
Bảng II.8. Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2007
Bảng II.9. Cơ cấu diện tích đất chuyên dùng năm 2007
Bảng II.10. Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng năm 2007
Bảng II.11. Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý năm 2007
Bảng II.12. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2007
Bảng II.13: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2007
Bảng II.14. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động theo diện tích và loại đất năm
2005
Bảng II.15. Diện tích đất biến động chưa được cập nhật năm 2005
Bảng II.16. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động theo diện tích và loại đất năm
2006
Bảng II.17. Diện tích đất biến động chưa được cập nhật năm 2006
Bảng II.18. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động theo diện tích và loại đất năm
2007
Bảng II.19. Diện tích đất biến động chưa được cập nhật năm 2007
Bảng II.20. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động 6 tháng đầu năm 2008
Bảng II.21. Diện tích biến động chưa được cập nhật 6 tháng đầu năm 2008
Bảng II.22 Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động từ năm 2005 – 2008



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ II.1.Cơ cấu nền kinh tế huyện Thuận An năm 2007
Biểu đồ II.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Thuận An năm 2007

Biểu đồ II.3. Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2007
Biểu đồ II.4. Biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2007
Biều đồ II.5. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2007
Biểu đồ II.6. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký biến động theo loại hình biến động năm 2005
Biểu đồ II.7. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký biến động theo loại hình biến động năm 2006
Biểu đồ II.8. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký biến động theo loại hình biến động năm 2007
Biểu đồ II.9. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký biến động theo loại hình biến động 6 tháng đầu năm
2008
Biểu đồ II.10. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động từ năm 2005 - 2008.

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ I.1. Qui trình đăng ký biến động về sử dụng đất của Phòng TNMT huyện
Thuận An.
Sơ đồ II.1. Qui trình cập nhật, chỉnh lý HSĐC Phòng TNMT huyện Thuận An.

DANH SÁCH HÌNH
Hình I.1. Sơ đồ vị trí huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.


DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục1. Mã và nội dung các trường hợp biến động về sử dụng đất
Phụ lục 2. Biểu thống kê đất đai 2007
Phụ lục 3. Biểu kiểm kê đất đai 2005
Phụ lục 4. Mẫu các loại sổ theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ

Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
Mẫu sổ mục kê đất đai
Mẫu sổ địa chính
Mẫu sổ theo dõi biến động đất đai


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
đất đai có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong đời sống KT, CT-XH, ANQP của mỗi
quốc gia. Cùng với sự phát triển của xã hội là sự gia tăng dân số đã gây ra một sức ép
lớn về nhu cầu sử dụng đất và kéo theo là sự biến động lớn về đất đai. Hiện nay nền
kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Thị trường đất đai và bất động sản ngày càng trở nên sôi động hơn để thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài thì đòi hỏi chính sách pháp luật về đất đai ngày càng phải hoàn
thiện và hệ thống thông tin đất đai phải được cập nhật kịp thời, chính xác.
Huyện Thuận An là trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp,
thu hút nhiều dự án đầu tư, nhiều nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Do đó nhu cầu
sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cư phục vụ cho việc
phát triển KT- XH rất lớn. Từ khi luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành cùng với
sự phát triển KT - XH của huyện Thuận An tình hình biến động đất đai trên địa bàn
huyện diễn ra thường xuyên.
Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất, để đảm bảo hiệu quả người sử dụng
đất thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thì HSĐC phải
phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất. Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

giúp hoàn thiện HSĐC làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật.
Chính vì vậy việc đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai nhằm
đề xuất các giải pháp hợp lý cho công tác cập nhật, chỉnh lý biền động đất đai trên địa
bàn huyện Thuận An là rất cần thiết. Thấy được ý nghĩa của việc cập nhật, chỉnh lý
biến động đất đai trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai chúng tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu qui trình đăng ký biến động về sử dụng đất, cách thức cập nhật, chỉnh
lý động đất đai trên HSĐC và thống kê kết quả cập nhật biến động đất đai trên địa bàn
nghiên cứu nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế của công tác này và từ đó có
những đề xuất hợp lý.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ địa chính, các loại hình biến động, trình tự, thủ
tục đăng ký biến động về sử dụng đất, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động và các
yếu tố khác có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu đánh giá công tác cập nhật,
chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương từ năm
2005 đến tháng 6 năm 2008. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2008 đến tháng
8/2008.
Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hoàn thiện HSĐC đảm bảo HSĐC luôn phản ánh đúng hiện trạng sử
dụng đất.

Trang 1


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung


Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất mang lại hiệu quả cho công tác
quản lý.
Nắm bắt được những thay đổi làm cơ sở phục vụ công tác quản lý đất đai: Công
tác lập Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, thống
kê, kiểm kê đất đai.
Nâng cao lòng tin của người sử dụng đất đối với công tác quản lý Nhà nước về
đất đai.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai.

Trang 2


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

PHẦN I
TỔNG QUAN
I. 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm cơ bản về hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất
(Luật Đất đai năm 2003)
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách... chứa đựng những
thông tin cấn thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lý của đất đai được thiết
lập trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến
động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC. HSĐC gồm có:

Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận.
Sổ mục kê đất đai: Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã
để thể hiện tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa
đất.
Sổ địa chính: Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện
thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó đối với thửa
đất đã cấp Giấy chứng nhận.
Sổ theo dõi biến động đất đai: Sổ theo dõi biến động đất đai được lập ở cấp xã
để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện
thống kê diện tích đất đai hàng năm.
Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản lưu GCNQSDĐ được lập theo Quy định về GCN ban hành kèm theo Quyết
định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004. Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT
ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy
định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy
định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 /9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Đối với GCNQSDĐ đã cấp mà không có bản lưu thì VPĐKQSDĐ phải sao
GCN đó (sao y bản chính) khi thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất; bản sao
GCN này được coi là bản lưu GCN để sử dụng trong quản lý.
2. Cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính là bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai,
Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng
số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục
Trang 3



Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
 Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên
quan đến việc sử dụng đất gồm các thông tin
+ Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích
sử dụng của các thửa đất;
+ Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch,
suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao
thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh
giới thửa khép kín;
+ Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và
chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công
trình;
+ Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
 Dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của các loại sổ
gồm các thông tin
+ Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;
+ Người sử dụng đất gồm các thông tin về mã loại đối tượng sử dụng đất, tên
địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ
chức;
+ Người quản lý đất bao gồm tên của tổ chức, cộng đồng dân cư được giao để
quản lý đất và mã của loại đối tượng quản lý;
+ Về hình thức sử dụng đất chung, riêng được xây dựng đối với các thửa đất đã
được cấp Giấy chứng nhận;
+ Mục đích sử dụng đất bao gồm tên gọi, mã (ký hiệu), giải thích cách xác định

được xây dựng đối với tất cả các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo
thành thửa đất. Dữ liệu mục đích sử dụng đất bao gồm: mục đích sử dụng đất theo
GCN đã cấp, mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai, mục đích sử dụng đất
theo quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
+ Nguồn gốc sử dụng đất được xây dựng đối với các thửa đất đã được cấp GCN
được xác định bằng tên gọi (mô tả nguồn gốc của thửa đất mà người sử dụng đất được
quyền sử dụng) như trên GCN và được thể hiện bằng mã trong cơ sở dữ liệu;
+ Thời hạn sử dụng đất được xây dựng đối với các thửa đất đã được cấp GCN
và được thể hiện thống nhất với GCN đã cấp;
+ Nghĩa vụ tài chính về đất đai được xây dựng đối với các thửa đất được cấp
GCN;
+ Những hạn chế về quyền sử dụng đất được xây dựng đối với những thửa đất
đã được cấp GCN;
+ Về giá đất được xây dựng đối với những thửa đất đang sử dụng vào các mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất ở và đất
chuyên dùng;
+ Tài sản gắn liền với đất được xây dựng đối với các thửa đất được cấp GCN có
ghi nhận về tài sản gắn liền với đất (gồm nhà ở, các loại nhà khác, công trình hạ tầng
kỹ thuật, công trình kiến trúc khác, rừng cây, cây lâu năm);
Trang 4


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

+ Về Giấy chứng nhận được thể hiện đối với các thửa đất đã được cấp GCN;
+ Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi
về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất;
+ Về các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh

giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diên tích của hệ thống thủy
văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng
không có ranh giới thửa khép kín; và người quản lý đất.
3. Dữ liệu biến động về sử dụng đất
Nội dung dữ liệu biến động về sử dụng đất phải thể hiện gồm:
a) Thời điểm thực hiện đăng ký biến động được xác định theo thời điểm (giờ
phút, ngày, tháng, năm) tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;
b) Chỉ số tra cứu hồ sơ biến động được xác định duy nhất trên phạm vi cả nước
cho tất cả các loại hình biến động về sử dụng đất, bao gồm 04 (bốn) bộ số và mã được
đặt liên tiếp nhau có dấu “chấm” ngăn cách dưới dạng CS = MX.ST.MB.MC
Trong đó:
- MX là mã đơn vị hành chính cấp xã theo quy định tại Quyết định số
124/2004/QĐ-TTg;
- ST là số thứ tự của hồ sơ biến động đã được giải quyết gồm có 06 (sáu) chữ số
được đánh số liên tiếp từ số 000001 trở đi cho tất cả các loại hình biến động trong
phạm vi địa bàn quản lý của cơ quan có thẩm quyền chỉnh lý GCN;
- MB là mã của loại hình biến động;
- MC là mã của cơ quan thực hiện chỉnh lý GCN được ghi bằng ký hiệu:
 “XA” đối với UBND cấp xã.
 “VP” đối với VPĐKQSDĐ trực thuộc Phòng TNMT.
 “VS” đối với VPĐKQSDĐ đất trực thuộc Sở TNMT.
 “PH” đối với Phòng TNMT.
 “SO” đối với Sở TNMT;
c) Nội dung biến động và mã của loại hình biến động được thể hiện đối với
từng trường hợp biến động qui định theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT [phụ lục 1].
4. Đăng ký quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2003 và theo qui định tại Điều 38 Nghị định
181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003:
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối
với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của

người sử dụng đất.
Đăng ký quyền sử dụng đất bao gồm:
Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất để sử dụng; hoặc người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa
đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng
đất.
Trang 5


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

 Các trường hợp biến động về sử dụng đất:
+ Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất;
+ Người sử dụng đất được phép đổi tên;
+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
+ Chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
+ Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất;
+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
+ Nhà nước thu hồi đất.
5. Biến động đất đai
Biến động đất đai là những thay đổi về không gian hoặc thuộc tính của thửa đất
sau khi đã được cấp giấy CNQSDĐ

 Biến động về không gian
Thay đổi hình thể thửa đất
 Biến động về thuộc tính
Thay đổi chủ sử dụng đất
Thay đổi loại đất
Thay đổi số hiệu, địa chỉ thửa đất.
6. Những trường hợp chỉnh lý hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính
- Có thay đổi về số hiệu thửa;
- Tạo thửa đất mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất;
- Thay đổi mục đích sử dụng đất (theo chỉ tiêu kiểm kê);
- Đường giao thông; hệ thống thủy văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới;
- Thay đổi mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi
chú thuyết minh trên bản đồ;
- Thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình;
Sổ mục kê
- Có chỉnh lý BĐĐC;
- Người sử dụng đất chuyển quyền, hoặc đổi tên;
- Thay đổi mục đích sử dụng đất (theo GCN, theo QH- KH SDĐ, hoặc theo
hiện trạng sử dụng đất);
Sổ địa chính
- Mọi thủ tục phải làm biến động theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP;
- Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích, thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có
đất;
Trang 6


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung


- Thay đổi về giá đất theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Sổ theo dõi biến động đất đai
Việc cập nhật vào sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện đối với tất cả
các trường hợp chỉnh lý sổ địa chính và GCNQSDĐ.
7. Thẩm quyền chỉnh lý biến động trên GCN
VPĐKQSDĐ chỉnh lý đối với GCN thuộc thẩm quyền UBND cùng cấp trong
các trường hợp:
- Chuyển quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ, góp
vốn bằng QSDĐ) mà hình thành pháp nhân mới đối với toàn bộ thửa đất.
- Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ mà
không hình thành pháp nhân mới đối với toàn bộ hoặc một phần thửa đất.
Phòng TNMT chỉnh lý đối với GCN thuộc thẩm quyền UBND cùng cấp trong
các trường hợp:
- Biến động toàn bộ thửa đất khi thực hiện kết quả hòa giải thành về tranh chấp
đất đai; xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai; thực hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, của cơ
quan thi hành án; chia tách, sáp nhập tổ chức sử dụng đất; chia tách quyền sử dụng đất
của hộ gia đình hoặc nhóm người sử dụng đất chung;
- Người sử dụng đất đổi tên;
- Giảm diện tích thửa đất do sạt lở đất, tăng hoặc giảm diện tích thửa đất do sai
số đo đạc;
- Thay đổi số hiệu thửa đất và tên đơn vị hành chính nơi có đất;
- Chuyển mục đích, thời hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ thuê sang giao đất có thu tiền;
- Thay đổi hạn chế quyền, thay đổi nghĩa vụ tài chính.
I.1.2. Cơ sở pháp lí
Luật đất đai năm 2003.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật
Đất đai năm 2003.

Quyết định số 221/2001/QĐ-BTNMT ngày 14/02/2007 của Bộ Tài Nguyên
Môi Trường về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS)
tại tất cả các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước.
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Thông tư 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài Nguyên
MộiTrường và Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Trang 7


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Huyện Thuận An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tình Bình Dương nên
có sự phát triển nhanh về đô thị hoá và công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
mạnh kéo theo sự biến động lớn về đất đai. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích và
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đăng ký diễn ra rất phổ biến làm cho công
tác chỉnh lý biến động gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả những trường hợp biến động có
đăng ký đều được cập nhật, chỉnh lý kịp thời vào hồ sơ địa chính. Bên cạnh các loại sổ
được lập và quản lý trên giấy từ sau năm 2004 Phòng TNMT huyện Thuận An sử dụng
phần mềm SB-1990 (Phần mềm này do MacroHard InfoCenter xây dựng, phối hợp với
các chuyên viên địa chính Tổng cục địa chính và Sở Địa chính - Nhà đất Tp.HCM –

Bến Tre – Tây Ninh – Bà Rịa Vũng Tàu) để theo dõi tình hình biến động và công tác
cấp giấy.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Theo Nghị định 58/CP ngày 23/7/1999 của Chính phủ. huyện Thuận An được
tách ra thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An.
Huyện Thuận An ở phía Nam của tỉnh Bình Dương, nằm giữa Tp.HCM và thị
xã Thủ Dầu Một. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 8.425,82 ha gồm 8 xã và 2 thị
trấn.
Dân số huyện Thuận An là 287.215 người, mật độ dân số 3.409người/km2.
Trên địa bàn huyện có thành phần dân tộc và tôn giáo rất đa dạng gồm 10 dân tộc (dân
tộc Kinh chiếm trên 90%, còn lại là dân tộc Hoa, dân tộc Khơme và các dân tộc thiểu
số khác) và 6 tôn giáo (chủ yếu là Thiên chúa, Cao đài, Phật giáo và Tin lành).
Huyện Thuận An là trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương nên có sự phát
triển nhanh về công nghiệp. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Trang 8


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

Hình I.1. Sơ đồ vị trí huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

Trang 9


Ngành: Quản lý Đất Đai


SVTH: Trần Thị Kim Dung

I.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình hình biến động
đất đai.
Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan đến công tác cập
nhật, chỉnh lý biến động đất đai
Hiện trạng sử dụng đất năm 2007.
Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2007
Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện
Thuận An.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác cập nhật, chỉnh lý biến động
đất đai.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng
đât, tình hình biến động đất đai, kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai và các tài
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê thành
những bảng biểu theo từng nội dung và theo từng năm nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Từ kết các chỉ tiêu tính toán được tiến hành phân tích
nguyên nhân, đặc điểm đưa ra những nhận định.
Phương pháp so sánh: So sánh kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
giữa các năm trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra giải pháp.
I.3.3. Qui trình đăng ký biến động đất đai
Bước 1: Người SDĐ nộp hồ sơ tại tổ tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận (TNTKQ) của Văn phòng HĐND – UBND huyện. TN-TKQ chuyển hồ sơ cho
VPĐKQSDĐ trong ngày.
Bước 2: VPĐKQSDĐ tiến hành:
+ Thẩm tra hồ sơ, chỉnh lý biến động HSĐC;
+ Lập phiếu chuyển thông tin địa chính gởi chi cục thuế xác định nghĩa vụ tài

chính;
+ Trình lãnh đạo VPĐKQSDĐ ký xác nhận chỉnh lý trên giấy CN. Nếu cấp mới
GCN hoặc thuộc thẩm quyền chỉnh lý GCN của Phòng TNMT thì trình Phòng TNMT.
Trả hồ sơ điều chỉnh, bổ sung hoặc không đủ điều kiện giải quyết (nếu có).
Bước 3: Phòng TNMT phẩm tra hồ sơ, chỉnh lý GCN. Trường hợp cấp mới
trình UBND huyện ký GCN.
Bước 4: UBND huyện xem xét, ký GCN, chuyển VPĐKQSDĐ.
Bước 5: TN-TKQ thông báo cho người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính sau
khi nhận đựoc thông báo từ chi cục thuế
TN-TKQ trao GCNQSDĐ cho người SDĐ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài
chính; Vào sổ cấp giấy, lưu hồ sơ tại VPĐKQSDĐ; đồng thời gởi thông báo biến động
về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ thuộc Sở TNMT.
Trang 10


Ngành: Quản lý Đất Đai

KHO BẠC

SVTH: Trần Thị Kim Dung

Thực hiện
NVTC

NGƯỜI SDĐ
GCN
QSDĐ

HSĐK


CQ THUẾ
Số liệu
ĐC
Xác định
NVTC

Chỉnh

GCN

Thuộc

TỔ TIẾP NHẬN VÀ TRẢ
KẾT QUẢ TIẾP NHẬN

VĂN PHÒNG ĐKQSDĐ

thẩm quyền
Cấp mới

PHÒNG TNMT

Không
thuộc
thẩm
quyền
Chỉnh

GCN


Cấp mới

UBND HUYỆN

KÝ GCN

Sơ đồ I.2. Qui trình đăng ký biến động về sử dụng đất của Phòng TNMT
huyện Thuận An

Trang 11


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến tình
hình biến động đất đai
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Thuận An nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Dương.
Toạ độ địa lý:
10o55’00’’ - 10o59’30’’ Vĩ độ Bắc
105o51’00’’ - 106o48’45’’ Kinh độ Đông
Ranh giới:
Phía Bắc giáp: Huyện Tân Uyên và Thị xã Thủ Dầu Một
Phía Nam giáp: Quận Thủ Đức
Phía Tây giáp: Sông Sài Gòn

Phía Đông giáp: Huyện Dĩ An
Huyện Thuận An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam
gồm: Tp.Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Vũng Tàu. Huyện là cầu nối giữa
Tp.HCM với thị xã Thủ Dầu Một thông qua Quốc lộ 13; là cửa ngõ phía Bắc của
Tp.Hồ Chí Minh đi các tỉnh Bình phước, Tây Ninh.
Bảng II.1. Diện tích các đơn vị hành chính huyện Thuận An
ST
T

Tên đơn vị
hành chính

Diện tích
tự nhiên
(ha)

Tỷ lệ (%) so với
DT tự nhiên

1

TT. An Thạnh

749,77

8,90

2

TT. Lái Thiêu


782,05

9,28

3

Xã An Phú

1.090,64

12,94

4

Xã An Sơn

577,3

6,85

5

Xã Bình Chuẩn

1.140,75

13,54

6


Xã Bình Hoà

1.447,51

17,18

7

Xã Bình Nhâm

540,98

6,42

8

Xã Hưng Định

286,56

3,40

9

Xã Thuận Giao

1.157,14

13,73


10

Xã Vĩnh Phú

653,12

7,75

8.425,82

100

Tổng cộng

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận An)

Trang 12


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

b) Địa hình
Huyện Thuận An có địa hình thấp so với các huyện khác trong tỉnh Bình
Dương. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 20 m. Địa hình toàn huyện tương
đối bằng phẳng, độ dốc phổ biến từ 0o- 3o, hướng dốc chung từ Bắc xuống Nam.
c) Khí hậu, thủy văn
Huyện Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt:

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Bảng II.2. Một số chỉ tiêu về khí hậu
STT
1

2

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Nhiệt độ trung bình hàng năm

0

C

27

Nhiệt độ cao nhất

0

C

35 – 36

Nhiệt độ thấp nhất


0

C

24 – 25

Độ ẩm trung bình hàng năm

%

76,7

Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất

%

91,0

Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất

%

58,2

3

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm

mm


999

4

Lượng mưa bình quân năm

mm

1970,5

5

Tốc độ gió trung bình năm

m/s

2,15

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thuận An)
Trên địa bàn huyện Thuận An có 3 hệ thống sông chính là: Sông Sài Gòn, sông
Lái Thiêu, sông Búng.
Sông Sài Gòn chảy theo hướng Tây Nam của huyện từ xã An Sơn đến xã Vĩnh
Phú với chiều dài 13 km, rộng trung bình từ 150 m-200 m, lưu lượng nước cạn nhất là
tháng 4 (8m3/s). Mực nước sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều
không đều nên có thể lợi dụng tưới tiêu tự chảy ở các vùng ven sông.
Ngoài ra còn có một số vàm, rạch như: vàm Bà Lụa, vàm Bình Nhâm, rạch Lái
Thiêu, rạch Vĩnh Phú với tổng chiều dài 60 km. Mực nước chịu ảnh hưởc lớn vào
lượng nước mưa hàng năm nên thay đổi rất nhiều theo mùa
d) Tài nguyên đất và khoáng sản

Trên địa bàn huyện Thuận An có 4 loại đất chính: đất phèn, đất xám, đất nâu
vàng trên phù sa cổ (Bảng II.3)
Khoáng sản phi kim loại khá phong phú, cao lanh trữ lượng khoảng 6,8 triệu
tấn phân bố ở xã Bình Hòa và Thuận Giao, cát xây dựng và đất sét phân bố ở nhiều
nơi.

Trang 13


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

Bảng II.3. Thành phần các loại đất chính
STT

Tên đất

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

67,00

0,86

364,00

4,66


1

Đất phèn

2

Đất xám phát triển trên phù sa cổ

3

Đất líp

1576,00

20,16

4

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

5443,78

69,64

5

Sông rạch

366,04


4,68

7.816,82

100

Tổng

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch và TKNN)
e) Tài nguyên nhân văn
Huyện Thuận An là vùng đất mới của Nam Bộ được khai phá từ hơn hai thế kỷ
nay. Cư dân của huyện được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng có tinh
thần đoàn kết rất cao. Người dân huyện Thuận An không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao
động mà còn giàu truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất trong kháng chiến
chống giặc ngoại xâm.
Nhận xét chung
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lưu
chuyển hàng hóa giữa các vùng trong khu vực, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, huyện Thuận An có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất
ổn định, vững chắc thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm mát mẻ, lượng mưa
trung bình nên không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp.
Trong huyện còn có nguồn khoáng sản phi kim loại, cao lanh, cát xây dựng rất
thích hợp cho việc đầu tư khai thác, nguồn đất sét phong phú nên nghề gốm, sứ phát
triển rất mạnh. Sản phẩm gốm, sứ được sử dụng trong nước và xuất khẩu đi các nước
góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển và hội nhập với kinh tế
thế giới.
II.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1. Dân số
Huyện Thuận An với tổng diện tích tự nhiên là 8.425,82 ha chiếm 3,13% diện
tích của tỉnh Bình Dương (269.522,40 ha). Huyện có diện tích nhỏ nhưng dân số tập
trung rất đông mật độ dân số bình quân 3.409 người/km 2. Mật độ dân số tập trung
đông nhất ở thị trấn Lái Thiêu (4.213 người/km 2), thấp nhất ở xã An Sơn (971
người/km2) dân số tạm trú dài hạn chiếm hơn 50% dân số toàn huyện (Bảng II.4)

Trang 14


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung

Bảng II.4. Dân số theo giới tính và theo khu vực từ 2000 - 2007
ĐVT: người
Năm

Tổng số

Phân theo giới tính
Nam

Nữ

Phân theo thành thị
nông thôn
Thành thị

Nông thôn


2000

120.265

57.727

62.538

49.092

71.173

2001

132.628

63.661

68.967

50.531

82.097

2002

147.460

70.783


76.677

41.493

95.967

2003

168.448

80.855

87.593

52.268

116.180

2004

184.759

87.631

97.128

55.039

129.720


2005

244.047 117.143

126.904

59.760

184.287

2006

262.702 126.097

136.605

61.429

201.273

2007

287.215 137.864

149.351

65.662

221.553


(Nguồn: phòng thống kê huyện Thuận An)
Từ năm 2000 đến năm 2007 dân số huyện Thuận An tăng 138,80% (166.929
người) Do huyện Thuận An phát triển nhanh về công nghiệp nên ngoài lao động địa
phương, lưc lượng lao động ở các tỉnh thành khác tập trung rất đông.
Tổng số lao động năm 2007 là 252.808 người chiếm 82,99% tổng số dân trong
toàn Huyện, trong đó chủ yếu lao động làm trong ngành công nghiệp và xây dựng
chiếm 81,79%, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 14,20%, còn lại là lao động làm
trong ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề khác.
Dân số tăng nhanh đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số về mặt cơ học khá cao.
Dân số tập trung đông ở các khu công nghiệp và các thị trấn, xuất hiện ngày càng
nhiều các khu dân cư mới làm giảm nhanh diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay trên
toàn huyện có khoảng 40 khu dân cư với diện tích hơn 800 ha. Nhu cầu về đất ở, đất
sản xuất kinh doanh rất lớn kéo theo đó là tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra thường xuyên.
2. Kinh tế
Nền kinh tế của huyện Thuận An nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung
phát triển chủ yếu nhờ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ phát triển rất nhanh. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và ngành dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Cơ cấu nền kinh tế năm 2007 với tỷ trọng các ngành theo (biểu đồ II.1)

Trang 15


Ngành: Quản lý Đất Đai

SVTH: Trần Thị Kim Dung


Biểu đồ II.1.Cơ cấu nền kinh tế huyện Thuận An năm 2007
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Trên địa bàn huyện Thuận An có 3 khu công nghiệp là: Việt - Sing (509 ha),
Đồng An (130 ha), Việt Hương (36 ha); 3 cụm công nghiệp là: Bình Chuẩn (54 ha),
An Thạnh (45 ha), An Phú (97 ha); khoảng 1.900 doanh nghiệp trong và ngoài nước;
900 cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cùng với chính sách ưu đãi đầu tư trong
và ngoài nước của UBND tỉnh, quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các
công ty, xí nghiệp phát triển nhanh. Các khu công nghiệp đang bị quá tải với hiệu suất
sử dụng đất gần như 100%. Ngoại trừ các khu công nghiệp mới thành lập hoặc đang
mở rông qui mô còn lại đều còn hệ số sử dụng đất từ 60% – 100%.
Bảng II.5. Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Năm

Giá trị sản xuất CN

2004

27.609,002

2005

38.274,243

2006

47.433,677

2007


59.749,193

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận An)
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm
2007 đạt 59.749,193 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành) tăng 116,41% so với năm 2004,
trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn với
43.209,006 tỷ đồng chiếm 72,30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, còn lại là khu vực
kinh tế trong nước.
Ngành công nghiệp phát triển theo hướng mở rộng ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống có ưu thế cạnh tranh, hướng tới thị trường xuất khẩu và khuyến
khích tập trung phát triển hàng hóa cho xuất khẩu. Ngoài ra, chú trọng đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao thu hút nhiều lao động kỹ
thuật, ít ô nhiễm môi trường.
Hướng phát triển chủ yếu vào các khu công nghiệp tập trung với tốc độ phát
Trang 16


×