Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

hướng dẫn bài dự thi tìm hiểu 70 năm truyền thống lực lượng vũ trang quân khu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.07 KB, 18 trang )

TRUNG ĐOÀN……….
BAN ………………..

BÀI DỰ THI
Tìm hiểu “70 năm truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu ………
(15/10/1945 – 15/10/2015)

Họ và tên: ……………………….
Cấp bậc: ………………………..
Chức vụ: ………………………
Đơn vị: …………………………

………………….., tháng 7 năm 2015
1


Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của lực lượng vũ trang Quân khu ..........?
Trả lời:
Quân khu .......... thuộc Bắc Trung bộ, gần cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà
Nội, nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, cùng chung dãy Trường Sơn hùng vĩ với
nước bạn Lào anh em. Mảnh đất này với điều kiện địa lý và điều kiện xã hội, từ
thuở dựng nước đã là địa bàn chiến lược quan trọng, nơi phát tích của nhiều cuộc
khởi nghĩa. Lich sử còn ghi mãi chiến công oanh liệt của Triệu Trinh Nương
chống quân Ngô thế kỷ thứ 3, khởi nghĩa Mai Thúc Loan đánh quân Đường (năm
722); Lê Lợi cùng các nhân tài về đất “Lam Sơn tụ nghĩa” đánh giặc Minh…
Giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp đem quân sang xâm lược nước ta. Với ý chí,
khát vọng tự do và truyền thống bất khuất, các cuộc khởi nghĩa và nhiều phong
trào yêu nước của nhân sỹ và nhân dân Khu 4 liên tiếp nổ ra. Tuy các cuộc khởi
nghĩa lần lượt bị thất bại do thiếu một đường lối đúng đắn nhưng đã chứng minh
tinh thần độc lập dân tộc và ý chí chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong cương


lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định con đường cách mạng Việt Nam là con đường
bạo lực cách mạng và tất yếu phải tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Xứ ủy Trung kỳ, phong trào cách mạng của
quần chúng đã
diển ra mạnh mẽ
khắp các tỉnh
Khu 4.
Cùng với
sự phát triển của
phong trào đấu
tranh sục sôi của
nhân dân, các tổ
chức vũ trang lần
lượt được ra đời,
đầu tiên là các
đội Tự vệ đỏ
trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo
vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng cồng nông (ở Nghệ An và Hà Tĩnh lúc này có
463 đội với tổng số 15.428 hội viên). Lực lượng “Tự vệ đỏ” là lực lượng vũ trang
cách mạng đầu tiên, trở thành tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
sau này.
Trước sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng, do yêu cầu bố trí thế
trận chung cả nước. Ngày 15 tháng 10 năm 1945 Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh quyết định tổ chức các chiến khu trong toàn quốc và Chiến khu Bốn được
2


thành lập, đồng chí Lê Thiết Hùng làm Khu trưởng, đồng chí Hồ Tùng Mậu làm
Chính trị ủy viên, cùng Xứ ủy Trung kỳ tiến hành thành lập Chiến khu Bốn.
Câu 2: Địa bàn Quân khu .......... có vị trí, ý nghĩa chiến lược như thế nào

trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trả lời:
Quân khu .......... có địa thế dài và hẹp
dần về phía Nam, nơi hẹp nhất chỉ có 50 km,
địa hình phức tạp, núi non hiểm trở. Cả 6 tỉnh
đều có biên giới trên bộ và biển, đây là địa bàn
rất dễ chia cắt chiến lược trong các cuộc chiến
tranh.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi
đây đã từng bị chia cắt, điển hình là 2 cuộc chia
cắt lịch sử : Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân
tranh, lấy sông Gianh làm giới tuyến và giai
đoạn 1954 - 1975 khi bị đế quốc Mỹ xâm lược,
đất nước tạm thời chia làm 2 miền và giới
tuyến tạm thời là Vĩ tuyến 17.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, Quân
khu .......... là cầu nối giữa miền Bắc xã hội chủ
nghĩa và tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tuyến
đầu của miền Bắc, vừa là hậu phương trực tiếp
của miền Nam, nơi khởi nguồn tuyến vận tải
chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh
huyền thoại. Bao nhiêu nhân lực, vật lực chi viện cho chiến trường đều phải vận
chuyển qua địa bàn Quân khu ........... Vì vậy, Quân khu .......... là nơi địch tập
trung đánh phá ác liệt nhất, được mệnh danh là vùng “đất lửa”. Thế nhưng, bằng
những nỗ lực phi thường của quân và dân Quân khu .......... đã phá được thế độc
tuyến, đơn luồng; bảo đảm tốt nhiệm vụ giao thông vận tải. Năm 1972, mặc dù
địch đánh phá, ngăn chặn và phong tỏa ác liệt hơn các năm trước, nhưng lực lượng
bảo đảm giao thông vận tải trên địa bàn vẫn vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, cùng
với hậu phương lớn miền Bắc vận chuyển vào chiến trường 274.495 tấn hàng hóa.
Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại

trên tuyến vận tải quân sự từ miền Bắc qua Quân khu .......... chuyển giao cho
Đoàn 559 là gần 7 triệu tấn.
Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay quân khu là một trong những
địa bàn chống phá quyết liệt của bọn đế quốc và các thế lực thù địch.
3


Chính những yếu tố này làm cho địa bàn Khu 4 qua các thời kỳ luôn là địa
bàn chiến lược quan trọng hiểm yếu của cả nước.
Câu 3: Nêu những chiến công tiêu biểu và sự hy sinh anh dũng (số hy
sinh, bị thương, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng...) của quân và dân Quân
khu .......... trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước?
Trả lời:
* Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược
Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Nam Bộ. Trung ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, các tỉnh Khu 4 lập
“Phòng Nam Bộ” ghi tên những người tình nguyện vào Nam chiến đấu và tổ chức
các đơn vị Nam tiến, phong trào tình nguyện vào Nam giết giặc đã được mọi tầng
lớp nhân dân các tỉnh Khu 4 hưởng ứng nhiệt liệt. Bộ chỉ huy Chiến khu đã cử 5
đại đội giải phóng quân lên đường Nam tiến (trên chuyến tàu chở đoàn quân Nam
tiến từ Hà Nội vào đến ga Thanh Hoá tăng cường 1 đại đội, ga Vinh 2 đại đội,
Quảng Trị 1 đại đội và ga Huế 1 đại đội). Các đơn vị giải phóng quân Chiến Khu 4
đã lập công xuất sắc ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Thực hiện chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đêm 19/12/1946 quân, dân Khu 4 nhất loạt tiến công quân
Pháp. Trong những ngày đầu kháng chiến, các lực lượng vũ trang Khu 4 tuy
còn nhiều khó khăn nhưng đã giành được những thắng lợi quan trọng. Nghệ An
mở đầu cuộc kháng chiến lúc 23 giờ, bắt sống 34 quân Pháp tại Vinh, thu vũ
khí trang bị. Thừa Thiên nổ súng tiến công bao vây 750 lính Pháp tại Huế, sau

50 ngày đêm ta diệt 200 tên.
Phối hợp với chiến trường Bắc Bộ, mặt trận Bình - Trị - Thiên đã mở 2
chiến dịch: Chiến dịch Lê Lai từ 22/12/1949 đến 27/1/1950 và chiến dịch Phan
Đình Phùng từ 15/6 đến 24/10/1950. Cả 2 chiến dịch đã phá thế phòng ngự liên
hoàn, kiềm chế giam chân chủ lực địch và tiêu hao sinh lực địch, chặn đứng âm
mưu tiến công của địch ra vùng tự do.
Trên chiến trường Bình - Trị Thiên, lực lượng vũ trang cùng với các tầng
lớp nhân dân đẩy mạnh tác chiến đánh bại các cuộc hành quân càn quét, bình định
của địch và đập tan mọi âm mưu, tập kích hòng làm suy yếu hậu phương ta; cùng
với bạn Lào giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Thượng Lào tạo ra cục diện mới
cho thắng lợi quyết định.
Những đóng góp của quân và dân Liên khu 4 đã góp phần cùng với cả nước
đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ (7/5/1954), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
- Thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Đánh 7.400 trận, tiêu diệt 69.800 tên địch, bắt 3.400 tên, ra hàng 4.500
tên. Thu 8.130 súng các loại; phá hủy 366 xe cơ giới, 200 khẩu pháo và cối, 117
toa xe lửa, bắn rơi 13 máy bay.
4


+ Chi viện cho tiền tuyến: 134.700 thanh niên nhập ngũ, bổ sung đi các
chiến trường gần 100.000 lượt người, hơn 2 triệu lượt người đi dân công hỏa
tuyến, 120.000 lượt người đi mở đường chiến lược. Cung cấp cho chiến trường
870.000 tấn lương thực, thực phẩm, 900 tấn vũ khí do địa phương liên khu sản
xuất. Làm 53.000 km đường chiến lược, 145 cầu, 30 km đường xe goòng.
+ Tính đến ngày 11/11/1954 Liên khu 4 đã bảo đảm ăn nghỉ, sinh hoạt cho
hơn 3.000 bộ đội giải phóng quân Lào và quân tình nguyện Việt Nam ở Lào và
đón 26.432 cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết.
* Trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược

Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến
tạm thời chia đất nước thành 2 miền Nam-Bắc. Liên Khu 4 bị chia cắt thành 2
vùng, phía Bắc Liên khu từ Vĩnh Linh đến Thanh Hoá được hoàn toàn giải phóng,
2 tỉnh phía Nam là Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế còn nằm trong vùng địch.
Do yêu cầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, ngày 24/4/1955 Liên
Khu uỷ Liên Khu 4 bàn giao cho Liên Khu uỷ Liên Khu 5 lãnh đạo, chỉ đạo 2 tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên. Ngày 16/6/1955 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số
151/TTg thành lập khu Vĩnh Linh như một đơn vị tỉnh trực thuộc Trung ương.
Ngày 3/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập Quân
khu .........., đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đôn làm Tư lệnh, Thiếu tướng Chu Huy
Mân làm Chính uỷ.
Ngày 6/4/1966, Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập Quân khu TrịThiên (B4) và đến 15/6/1966 quyết định mở Mặt trận đường 9 (B5) giao cho Quân
khu .......... đảm nhiệm.
Ngày 26/1/1967 Quân Khu uỷ họp và xác định Quân khu có 4 nhiệm vụ trên
3 chiến trường là:
Thứ nhất: Tập trung phát huy hết khả năng đẩy mạnh công tác phòng
không, phòng ven biển, giới tuyến và miền tây đánh bại chiến tranh phá hoại bằng
không quân, hải quân của địch ở mức độ cao nhất, bảo đảm giao thông vận tải, ra
sức chi viện cho chiến trường.
Thứ hai: Tiếp tục phát huy thế chủ động, phát huy thắng lợi đã giành được,
liên tiếp tiến công địch trên Đường 9 nhằm tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch (Mỹ ngụy), thu hút và kiềm chế ngày càng nhiều lực lượng của chúng càng tốt, tạo
điều kiện cho chiến trường Trị-Thiên và Khu 5 đẩy mạnh tác chiến, phá tan âm
mưu bình định của địch, đẩy mạnh phong trào đô thị.
Thứ ba: Trên cơ sở đã chuẩn bị, tiếp tục xúc tiến khẩn trương hơn nữa
công tác phòng thủ toàn diện Quân khu và phải hoàn thành cơ bản trong năm
1967; trước mắt lấy Nam Quân khu là trọng điểm, lấy việc đẩy mạnh công tác
chuẩn bị chống tấn công hạn chế của địch với quy mô 1 - 3 sư đoàn, sẵn sàng tiêu
diệt khi chúng tiến công ra Quân khu.
Thứ tư: Tích cực giúp Bạn củng cố vùng giải phóng, xây dựng lực lượng vũ
trang, phát triển phong trào du kích chiến vùng sau lưng địch, đẩy mạnh phong

trào đấu tranh chính trị của quần chúng, chống địch lấn chiếm vùng giải phóng
5


nhất là Đường 9 và Hạ Lào. Kiên quyết bảo vệ hành lang, đồng thời chuẩn bị mọi
mặt sẵn sàng đánh quân Mỹ mở rộng hoạt động sang Trung Hạ Lào.
Bốn nhiệm vụ trên 3 chiến trường có liên quan mật thiết với nhau, tác động
hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thực hiện phương hướng chiến lược là: quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược ở chiến trường chính miền Nam.
Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống đế quốc Mỹ xâm lược,
quân và dân Quân khu .......... đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng lập
nhiều chiến công xuất sắc, nổi bật là:
- Quân và dân Quân
khu .......... hăng hái lao động
sản xuất, xây dựng hậu phương
vững mạnh, huy động sức
người, sức của cho các chiến
trường. “Mỗi người làm việc
bằng hai vì miền Nam ruột thịt”
là khẩu hiệu hành động, là tình
cảm thiêng liêng giục dã khắp
các công trường, nhà máy,
ruộng đồng. Ở Quân khu ..........
đã dẫy lên nhiều phong trào lao động sản xuất như “Gió đại phong”, “Cờ 3 nhất”,
“thanh niên 3 sẵn sàng, Phụ nữ 3 đảm đang”, Mặt trận Tổ quốc kêu gọi “Toàn dân
đoàn kết chống Mỹ”, các cháu thiếu niên nhi đồng “Vâng lời Bác làm nghìn việc
tốt”…
- Toàn quân khu có hơn 400 ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó
có hơn 300 ngàn trực tiếp chiến đấu ở các chiến trường. Hơn 8 triệu thanh niên
xung phong và dân công hỏa tuyến. Những cô gái trên ba Đồng Lộc, Truông

Bồn... “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Nhân dân Khu 4 sẵn sàng
“Nhường nhà để hàng, nhường nhà để xe”, đóng góp hơn 5 triệu ngày công giúp
bộ đội đào công sự, xây dựng trận địa, tham gia 80 triệu ngày công bảo đảm giao
thông huyết mạch…
- Cùng với các
lực lượng, quân và
dân Quân khu ..........
đã kiên cường đánh
trả bọn giặc trời Mỹ.
Đã đánh trả hàng vạn
trận lớn, nhỏ bắn rơi
2.183 máy bay các
loại (có 34 B52, 5
F111) bằng hơn ½
tổng số máy bay Mỹ
bị quân và dân ta bắn
6


rơi; bắn chìm 258 tàu chiến Mỹ, góp phần bảo vệ thành quả xây dựng CNXH, bảo đảm
thông suốt tuyến hành lang chi viện cho các chiến trường.
- Cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân Trị - Thiên
- Huế đã tiến công nổi dậy mãnh liệt và đều khắp với khí thế chưa từng có. Ngay
ngày đầu đã đánh trúng 40 mục tiêu trong và ngoài thành phố Huế, và các huyện,
thị trấn, chi khu ở nông thôn, đồng bằng, phá vỡ bộ máy ngụy quân, ngụy quyền.
Ủy ban nhân dân cách mạng ở một số huyện và thành phố Huế được thành lập.
Trong đó cuộc chiến đấu anh dũng liên tục gần 30 ngày đêm của quân và dân
thành phố Huế là dấu mốc tiêu biểu trong chiến dịch Tết Mậu Thân, Huế trở thành
chiến trường nổi bật và xuất sắc nhất.
- Sau những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, ngày 13/2/1972, thực hiện

quyết định của Quân uỷ Trung ương, quân và dân ta đã giành thắng lợi ở nhiều
nơi, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 02/5/1972.
- Mùa xuân năm 1975, phối hợp với các chiến trường, quân và dân ta càng
đánh, càng thắng lớn, đến ngày 26 tháng 3 năm 1975 tỉnh Thừa Thiên Huế được
giải phóng. Những thắng lợi đó của quân và dân Khu 4 đã góp phần giải phòng
hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
* Số thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn Quân khu.
- Thanh Hoá: Thương binh: 33142 người; Liệt sỹ: 54967; Mẹ Việt Nam anh
hùng: 3112 người.
- Nghệ An: Thương binh: 42148 người; Liệt sỹ: 45230; Mẹ Việt Nam anh
hùng: 1918 người.
- Hà Tĩnh: Thương binh: 37169 người; Liệt sỹ: 28444; Mẹ Việt Nam anh
hùng: 1514 người.
- Quảng Bình: Thương binh: 14782 người; Liệt sỹ: 13512; Mẹ Việt Nam
anh hùng: 695 người.
- Quảng Trị: Thương binh: 7804 người; Liệt sỹ: 17150; Mẹ Việt Nam anh
hùng: 1546 người.
- Thừa Thiên - Huế: Thương binh: 15000 người; Liệt sỹ: 19000; Mẹ Việt
Nam anh hùng: 1046 người.
+ Trong các cuộc kháng chiến có 1.234.600 thanh niên lên đường nhập ngũ
(Chống Pháp: 134.000; chống Mỹ: 700.000, Bảo vệ tổ quốc; làm nhiệm vụ quốc
tế: 400.000).
Câu 4: Nêu những nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Quân
khu ..........? Nét truyền thống tiêu biểu “gắn bó máu thịt với nhân dân, quân
với dân một ý chí” được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Trải qua 70 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, của Bác Hồ, sự nuôi dưỡng của nhân dân, tạo điều kiện giúp đỡ của cấp uỷ,
chính quyền các địa phương, của đơn vị bạn và bạn bè quốc tế, lực lượng vũ trang
Quân khu đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng, chiến đấu dũng cảm,

sáng tạo trong xây dựng, xây đắp nên truyền thống vẻ vang của "Bộ đội Cụ Hồ"
7


trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền thống của lực lượng vũ trang Quân
khu .......... là sự kế thừa, phát huy, phát triển truyền thống vẻ vang của dân tộc,
của quân đội và quê hương, được hình thành, kết tinh từ trong gian lao thử thách
qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, truyền thống của lực lượng vũ trang Quân
khu .......... vừa mang trong mình những tinh hoa, khí phách của dân tộc, của quân
đội vừa có những đặc trưng riêng của vùng đất và tư chất con người Khu 4.
Những nét tiêu biểu về truyền thống của lực lượng vũ trang Quân
khu .......... đó là:
1. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến
đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
2. Có ý chí quyết chiến, quyết thắng và biết đánh, biết thắng mọi kẻ thù.
3. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
4. Hậu phương, tiền tuyến đồng lòng, luôn vì cả nước, với cả nước.
5. Có tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng; đặc biệt gắn bó thuỷ chung với
cách mạng Lào.
Trong 5 truyền thống trên thì truyền thống: “ Gắn bó máu thịt với nhân
dân, quân với dân một ý chí” có vị trí, vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nó
thể hiện:
Mối quan hệ máu thịt với nhân dân của lực lượng vũ trang Quân khu được
kế thừa từ bản chất, truyền thống của Quân đội ta “quân đội của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân”, dưới sự lãnh đạo, giáo dục rèn luyện của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Là con em của nhân dân được hình thành và tôi luyện trong
phong trào cách mạng sục sôi của nhân dân, 70 năm qua lực lượng vũ trang Quân
khu .......... luôn sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân. Vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân quên mình đã trở thành

phương châm hành động của cán bộ, chiến sĩ.
Trong kháng chiến, cán bộ, chiến sĩ không quản ngại hy sinh để giải phóng
dân, bảo vệ dân. Khi hoà bình lực lượng vũ trang Quân khu đồng cam cộng khổ,
chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ nhân dân, nhất là những lúc gặp khó khăn hoạn nạn,
thiên tai. Những hành động xả thân cứu người, cứu tài sản trong thiên tai, bão lụt
là một minh chứng cho tinh thần sẵn sàng hy sinh quên mình vì dân ngay cả trong
thời bình của lực lượng vũ trang Quân khu ...........
Là đội quân công tác, lực lượng vũ trang Quân khu đã tích cực tham gia lao
động sản xuất, xung kích đến những nơi có nhiều khó khăn gian khổ, vùng sâu,
vùng xa giúp nhân dân phát triển KT - XH, xây dựng đời sống văn hóa mới, tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Quan hệ máu
thịt với nhân dân chính là một trong những nhân tố quan trọng để lực lượng vũ
trang Quân khu tiến bộ, trưởng thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ 70 năm qua. Các
tầng lớp nhân dân coi cán bộ, chiến sĩ như con em của mình, hết lòng cưu mang,
chở che, giúp đỡ nhất là những lúc khó khăn, hiểm nghèo. Nhân dân đào hầm che
dấu cán bộ, chiến sĩ khi bị địch vây ráp, chăm sóc chu đáo khi bị thương. Mặc dù
8


i sng cũn nhiu khú khn, nhng nhõn dõn vn ht lũng thng yờu chin s
Ht go cn ụi, bỏt cm s na, chu ng thiu thn b i c n no,
mc m. Nhng nm thỏng chin tranh ỏc lit, dc ng hnh quõn, b i c
ng viờn bi nhng quỏn cm quõn nhõn, quỏn nc quõn nhõn õy chớnh l
tỡnh ngi dõn Khu 4 vi chin s.
70 nm qua, quõn v dõn Quõn khu .......... ó k vai sỏt cỏnh bờn nhau, ng
cam, cng kh, chia ngt s bựi, on kt vt qua mi khú khn, thỏch thc lp
nờn nhng chin cụng vang di. Trong mi hon cnh lc lng v trang Quõn
khu luụn mt lũng, mt d vi nhõn dõn, tụn trng nhõn dõn, giỳp nhõn dõn,
chp hnh nghiờm k lut quan h quõn dõn, khụng ph lũng tin cy yờu mn
ca nhõn dõn, qua ú m tng bc trng thnh.

Câu 5: Cho bit thi gian, ý ngha ca nhng ln Bỏc H v thm
LLVT v nhõn dõn Khu 4?
Tr li:
Ch tch H Chớ Minh Ngi cha gi v i ca dõn tc Vit Nam. C
cuc i Ngi ó hy sinh cho s nghip cỏch mng ca dõn tc, mong mun ln
nht ca Ngi l nhõn dõn ai cng cú ỏo mc, ai cng c m no, hnh phỳc.
Trong quỏ trỡnh hot ng cỏch mng ca mỡnh Ngi ó thng xuyờn n thm
v ch o cỏc a phng. c bit, Ngi ó dnh tỡnh cm ca mt ngi con
xa quờ cho lc lng v trang v nhõn dõn Khu 4 qua 3 ln v thm quờ hng.
- Ln th nht: Ngy 20 thỏng 2 nm 1947: Bỏc H v thm v ch o
chun b khỏng chin kin quc tnh Thanh Húa. Bỏc H nhc nh ng b,
nhõn dõn v cỏc lc lng v trang phi xõy dng Thanh Húa tr nờn mt tnh
kiu mu.
- Ln th hai: Ngy 15 thỏng 6 nm 1957: Bỏc v thm Quõn khu ...........
Ti c quan Quõn khu b, Bỏc gp g thõn mt cỏn b, chin s i biu cho mt
s n v v c quan Quõn khu.
- Ln th ba: 12/1961: Bỏc v thm v núi chuyn vi cỏn b, chin s S
on 324 (ti Rỳ n - Nam n - Ngh An) v gp g cỏn b, chin s S on
325 (ti ng Hi - Qung Bỡnh).
* í ngha ca nhng ln Bỏc H v thm:
- Th hin s quan tõm c bit ca Bỏc H i vi LLVT v nhõn dõn Khu 4.
- Nhng li ng viờn, nhc nh, dn dũ ca Bỏc ó tr thnh phng chõm
hnh ng ca LLVT v nhõn dõn trong cuc khỏng chin chng M cu nc
cng nh trong s nghip xõy dng v bo v T quc ngy nay.
Câu 6: Đảng bộ Quân khu 4 đã trải qua mấy lần đại hội, ở đâu, vào
những thời gian nào?
Tr li:
Đảng bộ Quân khu 4 đã trải qua 9 lần đại hội, gm:
1. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ I tiến hành từ ngày 3 đến
ngày 13 tháng 7 năm 1960 tại th xó Vinh - Nghệ An.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, đồng chí Thiếu
tớng Nguyễn Trọng Vĩnh, Chính uỷ Quân khu làm Bí th ng y.
9


2. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ II tiến hành từ ngày 2 đến
ngày 4 tháng 7 năm 1962 tại th xó Vinh - Nghệ An.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, đồng chí Thiếu tớng Chu Huy Mân, Chính uỷ Quân khu làm Bí th ng uỷ.
3. Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ III tiến hành từ ngày 16 đến ngày 18
tháng 12 năm 1981 tại xã Nam Anh - Nam Đàn - Nghệ An.
Về dự Đại hội có 239 đại biểu chính thức; i hi ó bu 15 i biu chớnh
thc i d i hi ng ton quõn ln th III.
4. Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ IV tiến hành từ ngày 16 đến ngày 20
tháng 9 năm 1986 tại xã Nam Anh - Nam Đàn - Nghệ An.
V d i hi cú 213 i biu chớnh thc.
5. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ V, tại TP Vinh - Nghệ An.
- Vũng 1 t chc vo ngy 29 thỏng 3 nm 1991, cú 200 đại biểu v d, Đại
hội tho lun cỏc vn kin i hi ng ton quc ln th VII, bu 12 ng chớ i
d i hi ng ton quõn.
- Vũng 2 t chc t ngy 10 n ngy 12 thỏng 9 nm 1991, cú 195 i biu
v d, i hi ó bu 13 ng chớ vo Ban chp hnh ng b, ng chớ Nguyn
Xuõn Chớ c bu lm Bớ th ng y.
6. Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VI nhiệm kỳ (1996 - 2000)
tiến hành từ ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 1996 tại thành phố Vinh - Nghệ An.
Có 203 đi biểu v d, Đại hội đã bầu15 đồng chí vo Ban chấp hành ng
b, đồng chí Phạm Văn Long đợc bầu làm Bí th Đảng ủy Quân khu.
7. Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ VII tiến hành từ ngày 20 đến 22 tháng
11 năm 2000 tại thành phố Vinh - Nghệ An.
Cú 204 đại biểu v d. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 15 đồng chí, đồng
chí Thiếu tớng Phạm Hồng Minh Phó t lệnh về chính trị c bu lm Bí th Đảng

ủy Quân khu.
8. Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ XIII tiến hành từ ngày 17 đến 19
tháng 11 năm 2005 tại thành phố Vinh - Nghệ An.
Cú 206 i biu v d. i hi Bu Ban chp hnh gm 15 ng chớ, ng
chớ Mai Quang Phn c bu lm Bớ th ng y Quõn khu.
9. Đại hội Đại biểu Quân khu lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 - 2015 tiến hành từ
ngày 9 đến 12 tháng 08 năm 2010 tại thành phố Vinh - Nghệ An.
Có 234 đại biểu v d. i hi Bu Ban chp hnh gm 17 ng chớ, ng
chớ Mai Quang Phn c bu lm Bớ th ng y Quõn khu.
Cõu 7: Cho bit ng chớ T lnh, Chớnh u (Phú T lnh Chớnh tr)
Quõn khu qua cỏc thi k?
Tr li:
Quõn khu .......... trc thuc B Quc phũng Vit Nam l 1 trong 8 Quõn
khu hin nay ca Quõn i Nhõn dõn Vit Nam. Qua 70 nm chin u, xõy dng
v trng thnh Lc lng v trang Quõn khu .......... ó qua cỏc thi lónh o, ch
huy Lc lng v trang Quõn khu nh sau:
DANH SCH

10


CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY QUÂN KHU .......... QUA CÁC THỜI
KỲ
I. CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY QUÂN KHU .......... TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

1. Chiến Khu trưởng, Khu trưởng, Tư lệnh Liên khu 4
1

Lê Thiết Hùng (1908 – 1986)


- Chiến khu trưởng (10/1945 - 3/1946)
- Khu trưởng (11/1946 - 3/1947)

2

Chu Văn Tấn (1909 – 1984)

- Khu trưởng (3/1946 - 11/1946)

3

Nguyễn Sơn (1908 – 1956)

- Tư lệnh Liên khu (4/1947 - 9/1949)

4

Hoàng Minh Thảo (1921 – 2008)

- Tư lệnh Liên khu (9/1949 - 2/1950)

5

Trần Sâm (1918 – 2009)

- Tư lệnh Liên khu 4 (3/1950 - 10/1952)
- Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4
(6/1951 – 9/1951)


6

Lê Nam Thắng (1917 – 2008)

- Tư lệnh Liên khu (10/1952 - 12/1955)

2. Chính trị ủy viên, Chính ủy Liên khu 4
7

Hồ Tùng Mậu (1896 – 1951)

- Chính trị ủy viên Chiến khu (10/1945 11/1946)

8

Trần Văn Quang (1917 – 2013)

- Chính trị ủy viên Chiến khu 4 (11/1946 - đầu
1947)
- Chính ủy Liên khu 4 (4/1947 - 3/1950)
- Tư lệnh Quân khu .......... (1965 - 8/1966)

9

Nguyễn Thanh Đồng (1920 – 1972)

- Chính trị ủy viên Chiến khu 4 (đầu 1947 4/1947)

10 Lê Chưởng (1914 – 1973)


- Chính ủy Liên khu 4 (5/1950 - 5/1951)

11 Võ Thúc Đồng (1914 – 2007)

- Chính uỷ Liên khu 4 (10/1951 - 6/1957)

II. CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY QUÂN KHU .......... TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

1. Tư lệnh
12

Nguyễn Đôn (1918 - )

- Tư lệnh Liên khu 4 (1/1956 - 6/1957)
- Tư lệnh Quân khu .......... (7/1957 - 5/1961)

13

Vũ Nam Long (1921 – 1999)

- Tư lệnh Quân khu .......... (1/1964 – 1965)

14

Đàm Quang Trung (1921 – 1995)

15

Vương Thừa Vũ (1910 – 1980)


- Tư lệnh Quân khu .......... (1966 - 11/1971)
kiêm Tư lệnh BTL Tiền phương (B5) (1967)
- Tư lệnh Quân khu .......... (1973 – 1976).
- Tư lệnh Quân khu .......... (11/1971 - 3/1972)

2. Chính ủy
11


16

Chu Huy Mân (1913 – 2006)

- Chính ủy Quân khu .......... (1/1957 - 4/1958)
- Tư lệnh kiêm Bí thư Quân khu uỷ kiêm
Chính uỷ Quân khu .......... (6/1961 - 9/1962)
và (9/1963 – 12/1963)

17

Nguyễn Trọng Vĩnh (1916 - )

- Chính uỷ Quân khu (5/1958 - 5/1961)

18

Đồng Sỹ Nguyên (1923 - )

- Chính uỷ Quân khu .......... (1 – 6/1965)


19

Lê Hiến Mai (1918 – 1992)

- Chính uỷ Quân khu (6/1965 - 11/1966)

20

Lê Quang Hoà (1914 – 1993)

- Chính uỷ Quân khu .......... (1/1967 - 1973)
- Tư lệnh kiêm Chính uỷ QK (1977 - 1980)

III. CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY QUÂN KHU .......... THỜI KỲ
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN (1976 - 2015)

1. Tư lệnh
21

Giáp Văn Cương (1921 – 1990)

- Tư lệnh Quân khu (5/1976 - 2/1977)

22

Hoàng Minh Thi (1922 – 1981)

- Tư lệnh QK (1980 - 9/1981)


23

Nguyễn Thế Bôn (1926 – 2009)

- Tư lệnh Quân khu (10/1981 - 4/1982)

24

Hoàng Cầm (1920 – 2013)

- Tư lệnh QK (4/1982-3/1987)

25

Nguyễn Quốc Thước (1926 - )

- Tư lệnh Quân khu (4/1987 – 11/1996)

26

Nguyễn Khắc Dương (1944 – 2008)

- Tư lệnh Quân khu (1997 - 2001)

27

Trương Đình Thanh (1944 – 2005)

- Tư lệnh Quân khu (2/2002 - 1/2005)


28

Đoàn Sinh Hưởng (1949 - )

- Tư lệnh Quân khu (1/2005 - 10/2009)

29

Nguyễn Hữu Cường (1954 - )

- Tư lệnh Quân khu (10/2009 - 2014)

30

Nguyễn Tân Cương (1966 - )

- Tư lệnh Quân khu (2014 – nay)

2. Chính ủy, Phó Tư lệnh Chính trị
31

Đặng Hoà (1927 – 2007)

- Phó Tư lệnh Chính trị (1980 - 1987)

32

Lê Văn Dánh (1930 – 1992)

- Phó tư lệnh Chính trị (1988 - 9/1991)


33

Phạm Văn Long (1946 - )

- Phó Tư lệnh Chính trị (1995 - 1997)

34

Phạm Hồng Minh (1946 - )

- Phó Tư lệnh Chính trị (12/1997 - 2005)

35

Mai Quang Phấn (1953 - )

- Phó Tư lệnh Chính trị; Chính uỷ Quân
khu (4/2005 - 2012)

36

Võ Văn Việt (1957 - )

- Chính ủy Quân khu (2012- nay)

Câu 8: Nêu ý nghĩa biểu trưng (Lôgô) của LLVT Quân khu ..........?
12



Trả lời:
Biểu trưng có hình tổng thể là hình tròn, nền họa tiết trống đồng, tượng
trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của văn hóa khu vực Bắc
Trung bộ nói riêng và dân tộc ta nói chung.
- Trên cùng là ngôi sao vàng năm
cánh thể hiện truyền thống “tuyệt đối trung
thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân”
của LLVT Quân khu ...........
- Trung tâm biểu trưng là khẩu súng:
tượng trưng cho truyền thống “quyết chiến,
quyết thắng của LLVT Quân khu”.
- 3 hình mũi kiếm (bên trái khẩu súng):
tượng trưng cho ba lực lượng của Quân khu:
bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân
tự vệ. Đồng thời, 3 hình xếp chồng lên nhau
tạo hình cánh buồm, thể hiện truyền thống đấu
tranh kiên cường, bất khuất, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ của quân và
dân Khu 4.
- Cây cầu: tượng trưng mạch nối liền sự chia cắt, sự thống nhất hai miền Nam –
Bắc, thể hiện sự trường tồn, gắn kết nền dộc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
- 6 dải hình cánh sen: tượng trưng cho 6 tỉnh của Quân khu, kết thành 2 khối
“Thanh - Nghệ - Tĩnh anh hùng và Bình - Trị Thiên bất khuất, biểu tượng số 4 được
đặt ở giữa 6 cánh sen với ý tưởng nhân dân 6 tỉnh cùng chung sức tạo nên sức mạnh
tổng hợp xây dựng LLVT Quân khu .......... vững mạnh ngày càng phát triển vươn
lên.
- 6 cánh tạo hình hoa sen, nói đến hoa sen, nói đến hoa sen liên tưởng đến quê
hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây chính là niềm vinh dự, tự hào của LLVT QK4
được đứng chân trên quê hương Bác Hồ. Đây cũng chính là nét riêng có của QK4.
Biểu trưng hội tụ súc tích nhất ý nghĩa truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu
và nét đặc trưng tiêu biểu củ mảnh đất, con người khu 4. Biểu trưng sử dụng 3 màu

chính: Đỏ, vàng, xanh dương. Tổng thể hình khối bố cục cân đối, hài hòa, tạo cảm giác
vững chắc, mạnh mẽ, mang ý nghĩa sâu sắc, triết lý, thể hiện sự trường tồn, bền vững.
Câu 9: Cho biết những kết quả nổi bật của quân và dân Khu 4 tham gia
giúp bạn trong kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước Lào hiện nay?
Trả lời:
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước của hai dân tộc, từ lâu đời đã hình thành
mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt Lào, trong đó có LLVT QK 4 với nhân dân và Quân đội nhân dân cách mạng Lào.
- Với truyền thống đoàn kết trong lịch sử được vun đắp, xây dựng và phát triển
trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân
dân Việt Nam và Lào lại cùng nhau xây đắp làm cho khối đoàn kết chiến đấu Việt - Lào
ngày càng phát triển vững chắc, tạo nên sức mạnh vĩ đại quyết chiến và quyết thắng.
13


- Trong kháng chiến chống Mỹ quân và dân Quân khu .......... đã tích cực giúp bạn
cũng cố vùng giải phóng, xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển phong trào du kích
chiến vùng sau lưng địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng,
chống địch lấn chiếm vùng giải phóng nhất là Đường 9 và Hạ Lào. Kiên quyết bảo vệ
hành lang, đồng thời chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh quân Mỹ mở rộng hoạt động sang
Trung, Hạ Lào. Nhiều cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân khu đã anh dũng hy sinh vì sự
nghiệp cách mạng của hai nước, góp phần đưa cách mạng Bạn đến thắng lợi hoàn toàn.
- Quân khu .......... và các tỉnh vẫn thường xuyên gìn giữ, bảo vệ phát huy tốt
mối quan hệ với Bạn, nhất là bạn Lào, cùng phối hợp kết nghĩa các tỉnh, các địa
phương 2 nước, xây dựng đường biên giới hữu nghị, hợp tác kinh tế - quốc phòng,
văn hóa… góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt hai dân tộc và
giữ gìn sự ổn định trong khu vực. LLVT Quân khu đã phối hợp tốt với Bạn quản
lý, nắm chắc tình hình địa bàn, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Lào.
- Ngày nay trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến hết sức phức
tạp, LLVT Quân khu hơn lúc nào hết phải tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ

Hồ” tăng cường đoàn kết hữu nghị với quân đội các nước trong khu vực, đặc biệt
là với quân đội các nước trong khu vực, đặc biệt là với quân đội các nước bạn Lào
vì sự ổn định và phát triển của từng quốc gia và trong khu vực.
Câu 10: Những suy nghĩ và tình cảm của đồng chí (anh, chị) đối với LLVT
Quân khu .......... qua nét truyền thống “Hậu phương, tiền tuyến đồng lòng, luôn vì
cả nước, với cả nước”. Trong giai đoạn hiện nay để xây dựng LLVT Quân khu
vững mạnh toàn diện chúng ta phải làm gì?
Trả lời:
Truyền thống của LLVT Quân khu .......... là sự kế thừa truyền thống của
Quân đội, của quê hương, chính vì vậy nó mang trong mình cái chung của dân tộc
của LLVT cách mạng và vừa mang đặc trưng riêng của vùng đất và tư chất con
người Khu 4.
Một là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Truyền thống này xuất phát từ sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng
và Bác Hồ mà trực tiếp là Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu và cấp uỷ, chỉ huy các
đơn vị. Đây là nội dung bao trùm, chi phối tất cả các nét đặc trưng khác.
Hai là: Có ý chí quyết chiến, quyết thắng và biết đánh, biết thắng mọi kẻ
thù.
- Truyền thống này bắt nguồn từ lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh
hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam, từ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần tự
lực, tự cường, ý chí quyết tâm, thông minh dũng cảm, tình thương yêu đồng chí,
đồng đội.
Ba là: Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Kế thừa truyền thống của Quân đội ta, một Quân đội của dân, do dân và vì
dân do Đảng, Bác Hồ tổ chức lãnh đạo.
- Cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân khu chiến đấu quên mình vì nhân dân.
14



- Nhân dân thương yêu đùm bọc LLVT Quân khu như ruột thịt và đó là
nhân tố quan trọng để LLVT trưởng thành và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- Nhân dân và LLVT Quân khu đồng sức, đồng lòng chiến đấu chống kẻ
thù, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống mọi thủ đoạn “DBHB”, bạo
loạn lật đổ của địch.
Bốn là: Hậu phương - Tiền tuyến đồng lòng, luôn vì cả nước, với cả nước.
- Đây là nét đặc trưng có tính đặc thù của Khu 4, bởi xuất phát từ đặc điểm
của địa bàn này: Trong 2 cuộc kháng chiến mảnh đất này vừa có vùng giải phóng,
vừa có vùng tạm chiếm, vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương. Đặc biệt trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, là
hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, là huyết mạch giao thông chi
viện cho các chiến trường kể cả nhân, tài, vật lực.
Năm là: Có tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng; đặc biệt gắn bó thuỷ
chung với cách mạng Lào.
- Đây là một nét đẹp trong truyền thống của Quân đội mà Quân khu ..........
được kế thừa, tuy nhiên điều khác hẳn với nhiều đơn vị khác đó là ngay từ khi ra
đời đến nay, không thời kỳ nào chúng ta không có vinh dự được làm nhiệm vụ
này,
- Chúng ta giúp Bạn vô tư, trong sáng, giúp Bạn toàn diện.
- Với cách mạng Lào là mối tình thuỷ chung son sắt trên tình đồng chí, anh
em.
- Tinh thần quốc tế trong sáng còn biểu hiện ở việc tăng cường đoàn kết hữu
nghị với các nước trong khu vực vì sự ổn định và phát triển.
Trong những năm qua, trên cơ sở nắm vững quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, các tỉnh, thành phố trên địa
bàn Quân khu .......... đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và đạt nhiều kết quả
khá tốt trong việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng-an ninh với phát triển KT-XH. Các
đoàn kinh tế-quốc phòng đóng quân trên địa bàn chiến lược đã phối hợp chặt chẽ
với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đóng
quân, tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế và giúp dân xóa đói, giảm

nghèo ở các xã địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là chú trọng phát triển mạng lưới
đường giao thông dọc theo tuyến biên giới đến tận vùng sâu, vùng xa để kết nối
với các trục đường chính Bắc-Nam (Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1 và đường
sắt). Trước mắt là thúc đẩy KT-XH phát triển và đáp ứng cho yêu cầu xây
dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc... Vì vậy, thế trận quốc phòng
nơi đây ngày càng được củng cố, trong đó mạng lưới giao thông đã và đang
đóng góp vô cùng quan trọng cho phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng-an
ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong giai đoạn
hiện nay để xây dựng LLVT Quân khu vững mạnh toàn diện chúng ta cần làm
tốt các biện pháp sau:
Một là, Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, trình độ SSCĐ của
LLVT Quân khu lên một bước mớí; trong đó, đột phá vào việc nâng cao khả năng
phòng chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và “tự diễn biến”, thường
xuyên phối hợp chặt chẽ với công an, biên phòng và các lực lượng khác theo dõi,
15


quản lý chặt chẽ tình hình địa bàn, dự báo đúng âm mưu, thủ đoạn và hoạt động
của các thế lực thù địch (nhất là các vùng trọng điểm, biên giới), chủ động xử lý
kịp thời, có hiệu quả các tình huống có thể xảy ra, không để địch tạo cớ can thiệp,
không bị động bất ngờ. Các cơ quan, đơn vị tập trung nâng cao khả năng, trình độ
SSCĐ; trọng tâm là: bổ sung hoàn chỉnh các phương án tác chiến sát với yêu cầu
mới; duy trì nghiêm túc, chặt chẽ chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến ở các
cấp, kết hợp với tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác SSCĐ; tích cực đổi mới
nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng diễn tập KVPT tỉnh, huyện. Chỉ đạo
Công ty Hợp tác kinh tế, các Đoàn kinh tế-quốc phòng (KT-QP) phối hợp chặt
chẽ với các lực lượng của bạn Lào và cấp ủy, chính quyền địa phương nơi
đóng quân xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài; ngăn
chặn có hiệu quả tình trạng di dịch cư, truyền đạo trái pháp luật, buôn bán, vận
chuyển ma túy có vũ khí và phòng chống xâm nhập, cài cắm móc nối của bọn

phản động trong và ngoài nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công
trình chiến đấu trên các địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến biên giới, biển, đảo;
đẩy nhanh tiến độ khảo sát và xây dựng công trình chiến đấu ở các căn cứ hậu
phương tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức
huấn luyện theo các phương án để thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong phòng
chống lụt bão, tìm kiếm, cứu nạn, cháy rừng...
Hai là, Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân,
đẩy mạnh xây dựng nền QPTD, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh
nhân dân mà nền tảng là khu vực phòng thủ các địa phương; xây dựng cơ sở, Cụm
an toàn làm chủ - SSCĐ vững mạnh toàn diện. Cơ quan quân sự các địa phương
cần nâng cao năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về tổ chức thực hiện
công tác QS,QP địa phương; trong đó, chú trọng tham mưu về kết hợp kinh tế với
quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, nhất là trên địa bàn trọng điểm về QP-AN,
các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối
với công tác quốc phòng địa phương, trọng tâm là tăng cường thanh tra, kiểm tra
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ ở các ban, ngành, địa phương. Cơ quan quân sự các cấp cần phát huy
vai trò tham mưu, nòng cốt trong công tác giáo dục QP-AN; thường xuyên kiện
toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Giáo dục QP-AN; tiếp tục đổi
mới, nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN cho các đối tượng, trước hết là bồi
dưỡng kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, tri thức về QP-AN cho
toàn dân. Trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng thực chất nền QPTD, có kế hoạch
từng bước xây dựng, hoàn thiện, bảo đảm sự liên hoàn, vững chắc của thế trận
QPTD, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có chiến
tranh, góp phần giữ vững thế trận QPTD liên hoàn trong cả nước. Các cơ quan
quân sự địa phương cần chủ động hơn nữa trong việc tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 285-2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới”. Kiên trì thực hiện và
nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng cơ sở, Cụm an toàn làm chủ -SSCĐ

16


phù hợp với thực tiễn hiện nay, trước hết tập trung vào những cơ sở khu vực
biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đổi mới nội
dung, phương pháp diễn tập KVPT tỉnh, huyện và diễn tập chiến đấu-trị an các
xã, phường, thị trấn đạt kết quả thiết thực.
Ba là, Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế. Tiếp tục
hoàn chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp quân đội theo Quyết định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng;
thực hiện chuyển đổi Công ty Hợp tác kinh tế (Công ty mẹ) thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên; hoàn thành cổ phần hóa Công ty Thanh Sơn, bảo
đảm cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Tiếp tục đầu tư công
nghệ, mở rộng sản xuất, nhất là các lĩnh vực mà mình có thế mạnh, như: thủy điện,
khai khoáng, cao su...; tăng cường hợp với các đối tác trong nước và nước ngoài,
trước hết là bạn Lào, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bốn là, Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Khu KT-QP trên địa bàn
(Mường Lát - Thanh Hóa, Kỳ Sơn - Nghệ An, Khe Sanh - Lao Bảo - tỉnh Quảng
Trị, ASo - ALưới - tỉnh Thừa Thiên - Huế). Các Đoàn KT-QP phải thực sự là
lực lượng nòng cốt trong việc giúp dân xóa đói, giảm nghèo, làm tốt công tác
vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương, chống di
dịch cư trái pháp luật, buôn bán, vận chuyển ma túy có vũ khí, củng cố QP-AN
trong vùng dự án. Trước mắt, rà soát lại các hạng mục và cơ cấu đầu tư để hoàn
thành các mục tiêu dự án; trong đó, ưu tiên các công trình phục vụ trực tiếp cho
sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là xây dựng các công trình
thủy lợi, nước sinh hoạt, khai hoang, các chương trình khuyến nông, khuyến
lâm...; khẩn trương triển khai dự án mở rộng Khu KT-QP Kỳ Sơn sang Quế
Phong theo quyết định của Bộ Quốc phòng.
Năm là, Các cơ quan, đơn vị cần phát huy thế mạnh tại chỗ, đẩy mạnh
tăng gia sản xuất quanh bếp, quanh vườn, tổ chức sản xuất tập trung (theo mô

hình 3 cấp), quản lý tốt nguồn vốn đầu tư và sản phẩm thu hoạch, bảo đảm đủ
rau ăn (kể cả thời điểm giáp vụ), tự túc 80% nhu cầu thịt, cá, góp phần cải thiện
đời sống của bộ đội .
Sáu là, Thường xuyên chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức
mạnh chiến đấu của LLVT, đủ khả năng là lực lượng nòng cốt trong thực hiện
nhiệm QS,QP trên địa bàn. Theo đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là xây dựng
LLVT Quân khu vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ có
nhận thức đúng về tình hình, nhiệm vụ, về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch đối với cách mạng nước ta, trực tiếp là đối với địa bàn Quân
khu ..........; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có bản lĩnh
chính trị vững vàng, loại trừ các biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, đạo đức,
lối sống; năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.
Bảy là, Trên cơ sở quy định của Bộ về tổ chức, biên chế, thường xuyên rà
soát, có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung quân số phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của
Quân khu, bảo đảm toàn diện, hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên cho các
đơn vị làm nhiệm vụ SSCĐ, phòng chống khủng bố. Nâng cao chất lượng tuyển
17


quân hằng năm, gắn với kế hoạch phân bổ chỉ tiêu hợp lý cho từng địa phương,
vùng miền, làm cơ sở tạo nguồn cán bộ địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ
quân sự . Bên cạnh lực lượng thường trực, chú trọng xây dựng lực lượng dân quân,
tự vệ “vững mạnh, rộng khắp”, duy trì tỷ lệ khoảng 1,6 % so với số dân, có cơ cấu
cân đối giữa lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi, chú trọng xây dựng dân
quân vùng biên giới, trên biển đảo, vùng Công giáo, vùng dân tộc thiểu số; đồng
thời, nâng cao chất lượng giáo dục, huấn luyện, hiệu quả hoạt động, thực sự là lực
lượng nòng cốt bảo đảm QP-AN ở cơ sở. Đẩy mạnh xây dựng, quản lý, huấn luyện
lực lượng dự bị động viên có trình độ SSCĐ cao, khả năng huy động nhanh, kịp
thời bổ sung cho các đơn vị quân đội khi có nhu cầu.

Tám là, Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng huấn
luyện theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; coi trọng huấn luyện
đồng bộ và chuyên sâu, sát với thực tế chiến đấu và nhiệm vụ, địa bàn hoạt động
của từng đơn vị, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ đánh địch trên địa bàn rừng núi,
các đơn vị đặc nhiệm. Chú trọng huấn luyện dã ngoại dài ngày, huấn luyện theo
các phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm, cứu nạn, phòng, chống cháy nổ;
huấn luyện lực lượng chống khủng bố, diễn tập hiệp đồng các lực lượng trên địa
bàn của KVPT; nghiên cứu, triển khai huấn luyện đánh địch trên biển, đảo. Các cơ
quan, đơn vị tập trung tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc về nền nếp chính
quy, rèn luyện kỷ luật, hạn chế thấp nhất tỷ lệ vi phạm kỷ luật quân đội, mất an
toàn giao thông, tai nạn trong huấn luyện, lao động. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị
917/1999/CT-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đẩy mạnh xây dựng cơ quan,
đơn vị vững mạnh toàn diện, tạo cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh
chiến đấu của LLVT Quân khu lên một bước mới, thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, nhiệm vụ QS,QP, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân các tỉnh giữ
vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
KT-XH các địa phương, cùng toàn quân và cả nước xây dựng thành công và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

18



×