Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 191 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

Vế TH TUYT HO A

Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn
và bảo vệ môi trường ở tỉnh đồng tháp

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: KINH T CHNH TR

H NI - 2016


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔ NG Q UAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN Q UAN ĐẾN
Q UAN HỆ G IỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔ NG THÔ N VÀ
BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG

6

1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và tổ chức
quốc tế liên quan đến đề tài

6

1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan


đến đề tài

10

1.3. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài và những vấn đề đặt ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo

25

Chương 2: C Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Q UAN H Ệ GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG TH Ô N VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG

29

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa phát triển kinh tế nông
thôn và bảo vệ môi trường

29

2.2. Thực chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa phát triển kinh
tế nông thôn và bảo vệ môi trường

39

2.3. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi
trường và bài học cho Đồng Tháp

55

Chương 3: THỰC TRẠNG Q UAN H Ệ GIỮA PH ÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG THÔ N VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG Ở TỈNH ĐỒNG
TH ÁP G IAI ĐO ẠN 2010 – 2015

66

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường

66

3.2. Thực trạng quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi
trường ở Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015

75

3.3. Những vấn đề đặt ra cần xử lý để giải quyết hài hòa quan hệ giữa
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp

102


Chương 4: PHƯ Ơ NG HƯỚ NG VÀ GIẢI PHÁP NH ẰM GIẢI Q UYẾT H ÀI
H Ò A Q UAN HỆ GIỮA PH ÁT TRIỂN KINH TẾ NÔ NG THÔ N
VÀ BẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM
2020, TẦM NH ÌN ĐẾN NĂM 2025

109

4.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế nông thôn và các vấn đề môi
trường phát sinh ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới


109

4.2. Phương hướng giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển kinh tế
nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp

117

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát
triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp
trong giai đoạn đến năm 2025
KẾT LUẬN

122
145

DANH MỤC CÁC CÔ NG TRÌNH ĐÃ CÔ NG BỐ CỦA TÁC G IẢ LIÊN
Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH ẢO

148

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH


Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CĐHĐ

Cánh đồng hiện đại

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KTNT

Kinh tế nông thôn

NN, NT

Nông nghiệp, nông thôn

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TNTN


Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:

Tình hình sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp giai đoạn
2010-2015

76

Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2010 – 2015

76

Bảng 3.3:

Diễn biến ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp giai đoạn

Bảng 3.4:
Bảng 3.5:


2010 – 2015
Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ qua các năm
Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

77
83

trên địa bàn tỉnh năm 2014

90

Bảng 3.6:

Kết quả phân tích chất lượng nước thải hộ chăn nuôi
heo (sau bể biogas) năm 2013

92

Bảng 3.7:

Kết quả phân tích chất lượng nước thải ao cá công
94

Bảng 3.8:

nghiệp tỉnh Đồng Tháp tháng 11/2013
Kết quả phân tích nước thải từ các làng nghề tháng
10/2014

96


Bảng 3.9:

Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

98

Bảng 4.1:

Diện tích ngập theo các kịch bản nước biển dâng
không tính đến yếu tố môi trường cực đoan của tỉnh

112

Biểu đồ 3.1: Diện tích và năng suất lúa trên cánh đồng hiện đại (cánh
đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết) qua các năm

85

Biểu đồ 3.2: Mức độ cập nhật, theo dõi thông tin liên quan đến BVMT
trong phát triển KTNT của các chủ thể sản xuất ở nông

Biểu đồ 3.3:

thôn
Mức độ tham gia hoạt động liên quan đến BVMT trong

103

phát triển KTNT


104

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đánh giá về nguyên nhân chế độ xử phạt còn bất
cập dẫn đến ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT

107


1
MỞ Đ ẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh,
quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước.
Kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường luôn có quan hệ mật thiết với nhau.
KTNT tác động trực tiếp đến vấn đề BVM T và ngược lại khi môi trường được bảo
vệ hay bị ô nhiễm cũng sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển KTNT. Trong sản
xuất nông nghiệp, tình trạng ô nhiễm môi trường, trong ngắn hạn, chúng ta khó có
thể đánh giá được cũng như không nhìn thấy được những tác hại của nó. Đồng thời,
người nông dân vì lợi ích trước mắt là để gia tăng về sản lượng thì họ sử dụng tuỳ
tiện thuốc kích thích sinh trưởng hoặc sử dụng quá mức TNTN,... Về lâu dài, hậu
quả là không thể tính toán được do càng ngày môi trường tự nhiên sẽ càng bị nguy
hại trầm trọng hơn; hạn hán, lũ lụt, thời tiết thất thường không có khả năng dự
báo,... Lúc đó, KTNT mà đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng
một cách trực tiếp: năng xuất sẽ giảm, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi sẽ ngày
càng gia tăng, khó đối phó và kiểm soát,… Những hậu quả này, người trực tiếp

gánh chịu sẽ cũng là nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất.
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba
tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba
của Việt Nam, và trong giai đoạn phát triển vừa qua, KTNT của tỉnh đã có được
những sự phát triển đáng kể, tuy nhiên trong quá trình phát triển đó, vấn đề BVM T
sinh thái chưa được quan tâm thỏa đáng.
Trong nông nghiệp nông thôn, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV đã
để lại một lượng dư không nhỏ trong môi trường, do cây trồng không hấp thụ
nên đã tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp cũng như gây ô nhiễm môi trường
và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Ngoài ra, lượng chất


2
thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm;… chưa được thu gom,
xử lý, xả thẳng ra môi trường cũng gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và
gây mùi khó chịu làm cho hệ sinh thái ở Đồng Tháp biến động và có chiều
hướng ngày một xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường sống và
sức khỏe của con người; việc phát triển nhanh nuôi thủy sản ở các cồn, bãi ven
sông Tiền, sông Hậu và sự tăng trưởng về diện tích lẫn sản lượng trong nuôi
trồng thủy sản nước ngọt làm gia tăng ô nhiễm nước mặt do nước thải từ các ao
cá không được xử lý.
Trong phát triển công nghiệp nông thôn, do sự phân bố chưa hợp lý ở một số
nơi đã tạo nên nhiều điểm nóng về môi trường, điển hình như khu A của KCN Sa
Đéc, KCN Trần Quốc Toản,... và việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh còn thấp, dẫn đến thải ra môi trường một lượng chất thải
khá lớn gây ô nhiễm môi trường vì đa phần các công trình xử lý môi trường ở các
khu vực này chưa được đầu tư xây dựng hiệu quả; Ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề ngày càng gia tăng vì trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, làng nghề
phân bố rải rác, thiếu tập trung như làng nghề bột kết hợp với chăn nuôi, làng nghề
sản xuất gạch,...

Đồng thời, môi trường nông thôn đang bị xuống cấp, tỷ lệ hộ dân được sử
dụng nước sạch còn thấp; việc quản lý, xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp rác
thải hầu hết chưa tuân thủ các quy định hiện hành dẫn đến ô nhiễm nước, không
khí, nước rò rỉ, thẩm thấu gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, các loại
khí độc hại bốc lên gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Thực tế cho thấy nếu phát triển KTNT mà chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt
thì sẽ phát triển không bền vững và còn tác động xấu đến vấn đề BVMT. Khi môi
trường không được bảo vệ và bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến phát triển KTNT. Vậy,
làm thế nào để có thể cân bằng được giữa phát triển KTNT và BVMT?
Để đánh giá đúng và giải quyết tốt vấn đề phát triển KTNT và BVMT nhằm
phát triển NN, NT bền vững ở địa phương tỉnh Đồng Tháp, đề tài "Quan hệ giữa
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp" được lựa
chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT; đánh giá hiện trạng quan hệ giữa phát
triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đề xuất các định hướng và giải
pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này, phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế
- xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích và làm rõ quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT; chỉ
rõ các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ này;
tìm hiểu kinh nghiệm phát triển KTNT gắn với BVMT ở một số nước và một số địa
phương trong nước, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Đồng Tháp trong
giải quyết mối quan hệ này;
Thứ hai, khái quát tình hình phát triển KTNT của tỉnh Đồng Tháp; phân tích

thực trạng quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2010-2015 và rút ra những vấn đề cần giải quyết trong quan hệ giữa phát triển
KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp;
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết hài hòa
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới nhằm
phát triển nông thôn một cách bền vững và có hiệu quả trong điều kiện ứng phó với
BĐKH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu tác động qua lại giữa phát triển KTNT và
BVMT, dựa vào tư liệu thực tiễn ở một tỉnh là Đồng Tháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Phạm vi về nội dung: Kinh tế nông thôn bao gồm các lĩnh vực như nông
nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn. Tuy nhiên, luận án không
nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực của KTNT mà chỉ lựa chọn những lĩnh vực có
liên quan trực tiếp đến BVM T, chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp


4
nông thôn, cụ thể: về nông nghiệp sẽ nghiên cứu về nông-lâm-ngư nghiệp; về công
nghiệp ở nông thôn sẽ tập trung nghiên cứu về công nghiệp chế biến và làng nghề
nông thôn. Về BVMT, luận án không nghiên cứu môi trường chung chung mà chủ
yếu nghiên cứu BVMT sinh thái.
+ Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa phát triển KTNT
và BVMT và nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
+ Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa KTNT và BVM T
ở tỉnh Đồng Tháp từ năm 2010 đến năm 2015, các giải p háp đưa ra cho thời kỳ đến
năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;
các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kế thừa
một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến NN, NT, môi
trường và BVMT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp chủ yếu của Kinh tế
chính trị được tác giả sử dụng trong luận án ở các phần như: Xác định đối tượng,
phạm vi nghiên cứu; chương 1; chương 2; chương 3 để gạt bỏ những vấn đề riêng
lẻ, những biểu hiện ngẫu nhiên nhằm tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập,
xử lý, phân tích các số liệu thống kê để xem xét các mối quan hệ giữa các mặt, các
yếu tố, các mối quan hệ tác động có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên
cứu. Đối với đề tài này, nguồn số liệu thống kê được thu thập chủ yếu từ cơ quan
quản lý các cấp của tỉnh như: Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), Sở Công Thương, Sở TN&M T và một số sở, ngành, huyện và cơ sở.
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ những số liệu và tài liệu đã được xử lý,
luận án sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp các kết quả phân tích, các đánh
giá riêng lẻ để tìm ra mối quan hệ nhân quả, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên
cứu trong tương lai, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp và có hiệu quả.


5
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: thông tin được tác giả thu thập bằng
cách phát phiếu phỏng vấn dưới dạng bảng hỏi cho nhiều đối tượng từ cán bộ ở các
Sở, Ban, Ngành đến các cán bộ ở cơ sở và đặc biệt là các chủ thể sản xuất ở nông
thôn nhằm nắm tình hình thực tiễn một cách trực tiếp.
Ngoài ra, luận án chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
và tổng kết thực tiễn; phương pháp hệ thống và so sánh.
5. Đóng góp mới của luận án

- Về lý luận:
+ Phân tích và làm rõ hơn những vấn đề về sự cần thiết và thực chất của
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT;
+ Hệ thống và phân tích những kinh nghiệm về phát triển KTNT gắn với
BVMT của một số quốc gia trên thế giới và của một số địa phương trong nước (có
điều kiện tự nhiên tương đồng với địa bàn nghiên cứu của luận án), qua đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp.
- Về thực tiễn:
+ Phân tích ảnh hưởng qua lại (tích cực và tiêu cực) giữa phát triển KTNT
và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015; rút ra những vấn đề cần giải
quyết trong quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết hài hòa
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới nhằm
phát triển KTNT của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung một cách
bền vững.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.


6
Chương 1
TỔN G QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜ NG

1.1. C ÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA C ÁC TÁC G IẢ NƯỚ C NGO ÀI
VÀ TỔ C HỨC Q UỐC TẾ LIÊN Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Những bàn luận về vai trò của nông nghiệp, mối quan hệ giữa con

người với giới tự nhiên
- Bộ Tư bản của C.Mác và Ph.Ăngghen là một tác phẩm đồ sộ nghiên cứu
về kinh tế, trong đó, ở Tập 25 phần II [53], đã đề cập đến vai trò của nông
nghiệp trong phần thứ sáu về sự chuyển hóa của lợi nhuận siêu ngạch thành địa
tô. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò của sản xuất nông nghiệp là cơ
sở của mọi xã hội. "Năng suất lao động nông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân
của người lao động là cơ sở của mọi xã hội" [53, tr.490]. Năng suất lao động
nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư
trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp mà còn là cái cơ sở tự nhiên để
biến tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc lập và do đó, là cái
cơ sở tự nhiên cho giá trị thặng dư được tạo ra trong các ngành đó. Bất cứ giá trị
thặng dư nào cũng thế, cả tương đối lẫn tuyệt đối, đều dựa vào một năng suất lao
động nhất định nào đó. Năng suất lao động ấy, mức năng suất ấy được dùng làm
điểm xuất phát phải có trước hết là trong lao động nông nghiệp [53, tr.490-491].
Đồng thời, ở Tập 23, trong chương XXIV của phần thứ bảy về quá trình tích lũy
ban đầu, khi nghiên cứu về ảnh hưởng ngược lại của cuộc cách mạng nông
nghiệp đối với công nghiệp, C.Mác cũng khẳng định trong nông nghiệp, mặc dù
số người cày cấy ruộng đất có giảm đi, ruộng đất vẫn mang lại số sản phẩm như
trước hay nhiều hơn trước vì sự cải tiến các phương pháp canh tác, sự hiệp tác
rộng lớn hơn, sự tích tụ các tư liệu sản xuất và công nhân làm thuê trong nông
nghiệp phải làm việc căng thẳng hơn [52, tr.1036].
- Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", C.Mác cho
rằng: "Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên… với tư cách là thực thể tự nhiên,


7
hơn nữa lại là thực thể tự nhiên sống" [50, tr.233] và "con người không chỉ là
thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người, nghĩa là thực thể tồn
tại cho bản thân mình và do đó là thực thể loài" [50, tr.234]. Đặc biệt, giới tự
nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là

thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng
giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể
mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại
[50, tr.135]. Qua đó có thể thấy, C.Mác đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người
và môi trường tự nhiên, con người sống và tồn tại phải dựa vào tự nhiên, môi
trường. Vì thế, con người không thể tách khỏi giới tự nhiên. C.Mác còn chỉ rõ, đời
sống của con người không những được duy trì nhờ vào giới tự nhiên mà giới tự
nhiên còn là nguồn gốc của đời sống con người. Do đó, mọi tác động lên giới tự
nhiên - môi trường đều có nghĩa là tác động đến thân thể con người. Con người làm
tổn hại giới tự nhiên nghĩa là làm tổn hại chính bản thân mình [50, tr.180].
- Tác phẩm "Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn
thành người" của Ph.Ăngghen [51, tr.641-658], đã cho chúng ta thấy quan điểm của
ông về quan hệ giữa lao động sản xuất và môi trường tự nhiên. Với một tác phẩm
nhỏ nhưng đã để lại cho chúng ta những bài học rất lớn và có ý nghĩa thiết thực.
Trong tác phẩm, Ph.Ăngghen gọi môi trường tự nhiên là giới tự nhiên và nhấn
mạnh đến vai trò của giới tự nhiên đối với con người. Để tiến hành lao động, con
người không thể không nhờ đến môi trường tự nhiên. "Lao động bắt đầu cùng với
việc chế tạo ra công cụ" [51, tr.648]. Công cụ đầu tiên là những công cụ săn bắt,
đánh cá đến những công cụ hiện đại sau này cũng từ giới tự nhiên. Từ đó, con người
ngày càng thống trị giới tự nhiên và "bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích
của mình" [51, tr.654]. Ông cho rằng việc cải tạo tự nhiên để phục vụ con người là
một tiến bộ xã hội nhưng nếu không theo quy luật thì sẽ bị tự nhiên trả thù, gây
những tác dụng phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên.
Có thể thấy, con người là một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh
ra được và con người cũng tác động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên. Trong giới tự
nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc, hiện tượng này tác động đến hiện
tượng khác và ngược lại. Ông cho rằng, chúng ta cũng không nên quá tự hào về những


8

thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng
lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại
cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai,
lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước
được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đó… Vì thế,
không thể thống trị giới tự nhiên như kẻ xâm lược mà phải nhận thức được quy luật của
giới tự nhiên và có thể sử dụng những quy luật đó một cách chính xác.
Ph.Ăngghen cũng khẳng định, chúng ta cần quan tâm cả lợi ích gần và hậu
quả xã hội, những hậu quả tự nhiên xa xôi của hoạt động sản xuất để có thể chi p hối
và điều tiết được những hậu quả đó. Đồng thời, muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho
tốt thì không chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức mà "cần phải có sự chuyển biến hoàn
toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay và trong chế độ xã hội hiện
tại" [51, tr.657]. Bởi vì, tất cả các phương thức sản xuất cũ chỉ nhằm đạt được
những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất mà không chú ý đến những hậu
quả xa, sau này mới xuất hiện. Điển hình những nhà tư bản riêng lẻ sản xuất và trao
đổi chỉ để thu lợi nhuận trước mắt đã dẫn đến hậu quả sau này: cạn kiệt tài nguyên,
khủng hoảng kinh tế.
Qua nghiên cứu quan điểm của C.M ác và Ph.Ăngghen về vai trò của nông
nghiệp, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, nhiều vấn đề được rút ra
trong giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và KTNT nói riêng với
môi trường sinh thái:
Thứ nhất, nông nghiệp nói riêng, KTNT nói chung có vị trí, vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất lao động trong phát triển KTNT có
thể ngày càng tăng nếu biết hợp tác sản xuất với quy mô lớn và cải tiến phương
pháp canh tác trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, con người cũng là một thực thể tự nhiên và giới tự nhiên là thành phần
môi trường đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người, nó bao quanh con người.
Vì thế, chúng ta không nên đối lập giữa con người và môi trường tự nhiên.
Thứ ba, trong quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người cần nắm
vững quy luật tự nhiên để chinh phục nó một cách hài hòa nhất, đừng tác động vào

tự nhiên một cách thô bạo. Con người phải BVMT tự nhiên; áp dụng những tiến bộ


9
khoa học, công nghệ vào việc BVMT theo hướng đáp ứng yêu cầu của hiện tại và
tính đến yếu tố lợi ích lâu dài. Nếu vì lợi ích trước mắt mà tác động xấu đến giới tự
nhiên - môi trường, thì tất yếu con người sẽ chịu sự tác động ngược trở lại, phải
gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự "trả thù" của môi trường tự nhiên.
Đây là những nghiên cứu rất bổ ích mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo
trong quá trình thực hiện luận án.
1.1.2. Những bàn luận về mô hình phát triển nông nghiệp nhằm hướng
tới thích ứng với các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
- Tác giả Andy Hall và Kumuda Dorai với nghiên cứu "The greening of
agriculture - agricultural innovation and sustainable growth" (Nông nghiệp xanh Đổi mới và phát triển nông nghiệp bền vững) [112] đã đề cập về vai trò của nông
nghiệp trong một thời đại với những thách thức về môi trường và nhu cầu mới đang
đặt ra là trong phát triển nông nghiệp phải bảo vệ đa dạng sinh học, giảm nhẹ
BĐKH,… Tác giả cho rằng công nghệ là một yếu tố quan trọng trong việc hình
thành các tiêu chí xanh trong nông nghiệp. Sự thay đổi kỹ thuật liên quan đến vấn
đề thâm canh trong nông nghiệp sẽ có những thách thức về môi trường, nhưng nó
cũng sẽ là một yếu tố chính của chiến lược để giải quyết những vấn đề phát triển
bền vững. Thay đổi công nghệ là động lực chính đằng sau tăng năng suất nông
nghiệp trên toàn thế giới. Đồng thời, các tổ chức xã hội và thị trường là lực lượng
lớn trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp xanh. Sự hợp tác giữa khu vực công và tư
nhân đang là vấn đề quan trọng trong việc theo đuổi một chương trình nông nghiệp
xanh. Cần học hỏi phát triển nền nông nghiệp xanh từ nhiều nước và quốc tế hóa
chuỗi giá trị nông nghiệp.
- Trong báo cáo của Candice Stevens (Cựu Cố vấn Phát triển bền vững
OECD) về "Agriculture and Green Growth" (Nông nghiệp và tăng trưởng xanh)
[113], ông đã nêu về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh cho khu vực nông nghiệp
và những cân nhắc quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường

trong nông nghiệp. Ông cho rằng sự xuất hiện của các khái niệm về tăng trưởng
xanh đánh dấu một sự thay đổi trong sự tiến bộ kinh tế, một cách tiếp cận trong đó
nhấn mạnh sự phát triển bền vững với môi trường. Nếu như trong mô hình kinh tế
truyền thống, BVMT có xu hướng như là một gánh nặng kinh tế hoặc làm chậm sự


10
tăng trưởng thì ở các mô hình tăng trưởng xanh luôn đề cao vấn đề bảo vệ và bảo
tồn tài nguyên môi trường trong phát triển kinh tế của quốc gia và toàn cầu. Tương
lai kinh tế tăng trưởng sẽ suy giảm nếu các mô hình tăng trưởng xanh không được
đặt đúng chỗ. Bên cạnh đó, việc thực hiện tăng trưởng xanh phụ thuộc vào chính
sách dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và BVMT. Các cơ quan chính phủ và
doanh nghiệp nên tham gia vào việc thực hiện chính sách tăng trưởng xanh. Đồng
thời, ở các nước đang phát triển cần đặt mục tiêu chính của việc p hát triển sao cho
không gây gánh nặng quá mức về khả năng chịu đựng của môi trường.
- Raymond Auerbach, Gunnar Rundgren and Nadia El-Hage Scialabba với
nghiên cứu về "Organic agriculture: African experiences in resilience and sustainabilit"
(Nông nghiệp hữu cơ: Kinh nghiệm châu Phi trong sự phục hồi và bền vững) [111]
cho thấy, nông nghiệp hữu cơ có thể có lợi cho nền kinh tế và hệ sinh thái ở châu
Phi, nơi đói và suy thoái dai dẳng tồn tại. Thực hành nông nghiệp hữu cơ sẽ làm
tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp khả năng phục hồi trong thời
gian khắc nghiệt như hạn hán và mưa lớn. Nghiên cứu tập trung vào các nội dung
như: lồng ghép nông nghiệp hữu cơ vào chương trình nghị sự phát triển châu Phi;
các hệ thống chăn nuôi dựa vào cộng đồng kết hợp quản lý trên phạm vi toàn diện;
tăng cường sự phát triển sinh thái; kiến thức về hộ sản xuất nhỏ;… Kinh nghiệm
nghiên cứu cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông
dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng
hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng
nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản
bình thường.

Các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với BVM T như: nông
nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ sẽ là những giải pháp hữu hiệu để giải quyết hài
hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển
NN, NT bền vững. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích mà luận án quan tâm.
1.2. C ÁC C Ô NG TRÌNH NGHIÊN C ỨU C ỦA CÁC TÁC G IẢ TRONG
NƯỚ C C Ó LIÊN Q UAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nông nghiệp, nông thôn và môi trường là những vấn đề lớn được Đảng và
Nhà nước quan tâm. Vì vậy, trên lĩnh vực này đã có nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và


11
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình liên quan được
công bố. Nhìn chung, các công trình tập trung vào hai hướng chính. Một là, bàn về
NN, NT hay BVMT; Hai là, bàn về phát triển NN, NT bền vững trong đó có đề cập
đến tác động qua lại giữa phát triển KTNT và BVM T. Sau đây là tổng quan tình
hình nghiên cứu trên các hướng đó.
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, nông
thôn và bảo bệ môi trường
Cuốn: "Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay" của
Đoàn Xuân Thủy và các cộng sự [95] đã phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của
các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua so với y êu cầu
của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO và đề xuất các giải p háp để
vừa tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng phù
hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo
cơ sở bền vững cho giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn trong thời gian tới.
Cuốn: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau"
của Đặng Kim Sơn [87] đã nêu bật thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn với những thành tựu cũng như những khó khăn vướng mắc còn tồn tại; từ
đó, đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông

dân, nông thôn ngày càng phát triển. Trong đề xuất định hướng, tác giả đã đề cập
mô hình phát triển công nghiệp hóa trước đây, các nước thường chấp nhận việc huy
động cao độ nguồn tài nguyên từ nông nghiệp; Trong giai đoạn đầu của quá trình
CNH đều tập trung vào mục tiêu kinh tế, môi trường bị đặt xuống vị trí thứ yếu nên
đã dẫn đến những thách thức mới của quá trình CNH: bần cùng hóa nông dân, vắt
kiệt tài nguyên nông thôn, môi trường đã bị phá đến mức giới hạn; Bên cạnh đó,
cũng có những cơ hội: KHCN phát triển nhanh, vốn đầu tư linh động và dồi dào, thị
trường mở rộng, trình độ dân trí tăng,… Từ đó, quan điểm phát triển mới hiện nay
với mục tiêu của sự nghiệp phát triển NN, NT là nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của cư dân nông thôn thông qua phát triển bền vững nền sản xuất hàng hóa lớn
có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế
phát triển, chính trị dân chủ, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cân bằng,
bản sắc dân tộc p hong phú.


12
Cuốn: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn
trong thời kỳ mới" của Lê Quang Phi [62] chủ yếu đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng
trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT ở nước ta và nêu một số kinh nghiệm
Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT. Trong đó, tác giả đã khẳng định, đối
với mọi quốc gia, khai thác nguồn lực, tiềm năng to lớn trong khu vực này, đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp, KTNT luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các quốc gia đi lên từ nền
kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra kinh nghiệm xây
dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy dù
công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác có được coi trọng bao nhiêu nhưng
nông nghiệp còn lạc hậu, thì sự lạc hậu ấy sẽ dẫn đến những thiệt hại lớn cho toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, sớm hay muộn cũng buộc xã hội phải khắc phục, có như
vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bình thường của nền kinh tế đất nước.
Cuốn: "Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về m ôi trường" của Nguyễn Thị

Thơm, An Như Hải [92], đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu lực
quản lý nhà nước về môi trường; quan tâm phân tích kinh nghiệm của một số quốc
gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapor, M alaysia, Phillipin về sử dụng chế tài
xử phạt vi phạm pháp luật BVM T, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về môi trường, sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
và huy động cộng đồng tham gia và BVMT để rút ra bài học cho Việt Nam; từ đó,
đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT, tăng
cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp,… nhằm nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bài: "Thực trạng và các giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH; đẩy mạnh
công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường" của Trần Quốc Toản [96, tr.7-26] đã nhìn
nhận tổng quát về công tác ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường để
đưa ra những vấn đề lớn đang đặt ra và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, thực hiện
đồng bộ giữa các lĩnh vực và nhiệm vụ, giải pháp riêng cho từng lĩnh vực ứng phó
với BĐK H, BVMT và tài nguyên.


13
Cuốn: "Một số vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh
BĐKH ở nước ta" của Nguyễn Danh Sơn [88, tr.131-154] đã tập trung chỉ ra một số
nhận thức mới về BVMT: tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, xã hội cacbon thấp, chất
lượng tăng trưởng xanh, an ninh môi trường, an ninh sinh thái,…; định nghĩa về vốn
tự nhiên là đất đai, không khí, nước, các sinh vật sống trong sinh quyển cung cấp
cho con người các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tồn tại và khẳng
định, phát triển với tính chất xanh không thay thế cho phát triển bền vững mà là một
cách thức thực hiện PTBV trong đó nhấn mạnh nhiều hơn đến khía cạnh TN&M T.
Cuốn: "Những tác động của yếu tố văn hóa - xã hội trong quản lý nhà nước
đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của
Hoàng Hữu Bình và các cộng sự [9] đã tập trung phân tích những tác động tích cực

và tiêu cực của một số yếu tố van hóa - xã hội trong quản lý nhà nước đối với tài
nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH đất nước, theo 5 hướng chủ yếu: tác
động của văn hóa vùng và văn hóa tộc người, tác động của tôn giáo và tín ngưỡng,
tác động của tri thức dân gian, tác động của đói nghèo và công cuộc xóa đói giảm
nghèo, tác động của di dân. Trong quá trình phân tích các tác động của từng thành
tố, cuốn sách cũng đã đề cập đến một số khía cạnh như: mức độ tác động, tác động
trực tiếp hay gián tiếp, biểu hiện của sự tác động và từ đó đề xuất các giải pháp đổi
mới quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH từ
góc nhìn văn hóa - xã hội.
Cuốn: "Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện
hội nhập WTO" của Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu [65], đã đi sâu phân tích cơ
sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng chính sách hỗ trợ nông dân của N hà
nước trong điều kiện hội nhập WTO ở Việt Nam; từ đó, đánh giá tác động của các
chính sách và đề xuất một số giải pháp đổi mới chính sách để giúp nông dân Việt
Nam vững bước tiến vào thị trường thế giới.
Cuốn: "Nông dân dựa vào đâu?" của Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc
tế [101] đã đề cập cụ thể những vấn đề thiết thực đối với sự phát triển nông nghiệp
và nâng cao đời sống của nông dân, đặc biệt ở vùng ĐBSCL; phân tích những khó
khăn, thách thức trong nông nghiệp và đời sống của người nông dân, hạn chế của
khu vực nông thôn như: ngành nông nghiệp thường xuyên gắn với "thiên tai, mất


14
mùa, dịch bệnh", vấn đề đất đai, "đầu vào" và "đầu ra",…; đồng thời, đưa ra những
định hướng để giải quyết các hạn chế và khó khăn đó trong tình hình mới.
Cuốn: "Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp
Việt Nam" của Nguyễn Từ và các cộng sự [105], đã đề cập đến những vấn đề khái
quát về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiêp định thương mại khu vực và toàn cầu liên
quan đến nông nghiệp nói chung, ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng; nêu lên
những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam

thời gian qua; đồng thời, trong đánh giá nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế
của ngành nông nghiệp nước ta trong hội nhập, tác giả đã đề cập một trong những
nguyên nhân là: thiên tai, dịch bệnh tăng nhưng năng lực phòng chống, giảm nhẹ
thiên tai còn hạn chế nên gây ảnh hưởng trên diện rộng và thiệt hại lớn cho nền kinh
tế, trong đó thiệt hại đến nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ đáng kể. Tác giả cũng
cho rằng do đặc điểm của nông nghiệp gắn liền với cây trồng, vật nuôi, đất đai, khí
hậu, thời tiết nên mang tính chất vùng rất lớn, vì thế, sự chỉ đạo của Nhà nước p hải
phù hợp với đặc điểm của từng vùng nông nghiệp. Từ đó, tác giả đã nêu lên quan
điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới.
Cuốn: "Quan hệ quốc tế về môi trường" của Trần Thanh Lâm [45], đã khái
quát về các khái niệm liên quan đến quan hệ quốc tế về môi trường, chính sách môi
trường ở một số nước trên thế giới; phân tích về phát triển kinh tế và môi trường;
môi trường toàn cầu và các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường.
Cuốn: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta" của Hoàng Ngọc Hòa [32], đã nghiên cứu, tổng
kết và làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tìm ra nguyên nhân của những thành công và
hạn chế nhằm đề xuất những kiến nghị và giải pháp tiếp tục đưa nông nghiệp, nông
dân, nông thôn Việt Nam phát triển lên trình độ mới.
Đề tài: "Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Cao Chương [24] đã khái quát cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển KTNT; phân tích thực trạng phát triển KTNT tỉnh Quảng


15
Bình trong 5 năm (2006-2010); Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển
KTNT ở Quảng Bình trong thời gian tới dưới góc độ quản lý kinh tế.
Đề tài: "Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc
Ninh" của Nguyễn Văn Hùng [39], dưới góc độ Kinh tế chính trị, tác giả đã tập

trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tếxã hội, trong đó, tập trung làm rõ mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với
phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trong
phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 và đề ra phương hướng,
giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.
Đề tài: "Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình" của Trần Hồng Quảng [67] trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về
KTNT trong xây dựng nông thôn mới, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng
KTNT trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; từ đó, đề
xuất giải pháp phát triển KTNT trong xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng nông thôn mới hiệu quả ở huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ giữa phát
triển phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường
Cuốn: "Phát triển nông thôn bền vững. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
thế giới" của Trần Ngọc Ngoạn và các cộng sự [58], đã nghiên cứu về lịch sử phát
triển NN, NT với các nền nông nghiệp tương ứng với trình độ sản xuất của nó từ
săn bắt, đánh cá đến nông nghiệp công nghiệp hóa, nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sinh thái và nông nghiệp phát triển bền vững; đề cập đến thách thức trong sự
phát triển nông thôn như các thách thức về xã hội, thể chế, đô thị hóa,… trong đó,
nhấn mạnh đến thách thức về sinh thái, môi trường và tính không bền vững trong
phát triển; tiếp cận đến phát triển nông thôn bền vững trên 3 trụ cột chính là PTBV
KTNT, PTBV xã hội nông thôn, tăng cường bảo vệ và quản lý môi trường thiên
nhiên và đề cập đến phát triển thể chế bền vững với tác động của thể chế, vai trò
tham gia của người dân, cộng đồng và các nhóm, hội; quan tâm đến tìm kiếm kinh
nghiệm ở một số nước Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Canada, Isarel trong việc ứng


16
dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn như quản lý nguồn gen,
lâm nghiệp, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên đất, phát triển nông nghiệp hữu

cơ, vai trò tham gia của người dân.
Cuốn: "Quản lý rừng và đất rừng bền vững ở Việt Nam: Một số phân tích và
gợi ý chính sách" của Trần Đại Nghĩa và các cộng sự [57], đã tập trung nghiên cứu
và phân tích sâu hiện trạng và các vấn đề quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo 3
khía cạnh: xã hội, kinh tế và môi trường; qua đó, khuyến nghị các giải pháp chính
sách để quản lý rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả, bền vững hơn. Các tác giả đã đưa
ra những dẫn chứng thực tiễn để xây dựng khung pháp lý cho việc quản lý rừng và
đất lâm nghiệp bền vững và p hát triển một nền kinh tế dựa vào rừng tại Việt Nam.
Cuốn: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ lý luận
đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay" của Phạm Ngọc Dũng [28], đã tiếp cận CNH,
HĐH NN, NT dưới góc độ phát triển bền vững. Tác giả đã nêu ra những vấn đề lý
luận CNH, HĐH NN, NT trong phát triển bền vững; đánh giá thực trạng và nguyên
nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện CNH, HĐH NN. NT ở
hiện nay và đưa ra các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao góp phần khắc phục
tình hình kinh tế xã hội bức xức ở nông thôn Việt Nam trong phát triển bền vững.
Tác giả đã nhấn mạnh đến hai nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc
phục, phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở nông thôn là cơ chế chất lượng cao với
các luật chơi gồm những thể lệ có tính cách pháp lý hoặc những chủ trương, chính
sách, những quy định của nhà nước làm nền tảng cho hoạt động của các tác nhân
trong nền kinh tế và bình đẳng trong phân phối thu nhập. Khi đề cập đến những vấn
đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện CNH ở nông thôn Việt Nam, tác
giả đã chú ý đến vấn đề môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng
với mức độ ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuât nông nghiệp, KCN, khu
chế xuất, CCN tập trung và ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Từ đó, đưa ra một
số giải pháp khắc p hục ô nhiễm và BVM T như: bồi thường thiệt hại cho các vùng bị
thiệt hại theo luật định; phối hợp liên vùng trong khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường; lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với các yếu tố BVM T; xây dựng hương
ước BVM T góp phần thúc đẩy nhân dân địa phương tích cực xây dựng thôn, xóm



17
ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp; phát triển nguồn nhân lực của ngành tài
nguyên môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và môi trường;…
Cuốn: "Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi
khí hậu" của Nguyễn Đình Bồng và các cộng sự [13], đã nêu lên khái quát chung về
tài nguyên đất đai, BĐKH và quản lý, sử dụng đất đai ứng phó với BĐKH trên toàn
thế giới; tập trung phân tích thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam, BĐKH và nguy cơ
thoái hóa đất để từ đó đưa ra các giải pháp quản quản lý bền vững tài nguyên đất đai
ứng phó với BĐKH. Một trong những giải pháp mà tác giả quan tâm là Sử dụng
nông nghiệp bền vững với chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, vì
ruộng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa nước) khi đã chuyển sang các mục đích
khác (xây dựng, giao thông, công nghiệp…) thì không thể chuyển ngược trở lại làm
đất nông nghiệp nên cần hạn chế tối đa quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp để bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực; tập trung
ruộng đất; sử dụng đất phát triển nông thôn bền vững với việc quy hoạch, xây dựng
nông thôn mới phải gắn quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực sản xuất, khu
dân cư với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững dựa trên ba trụ
cột: kinh tế - xã hội - môi trường.
Sách chuyên khảo: "Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam trong điều kiện hiện nay" của Ngô Thị Tuyết Mai và các cộng sự [54], đã nêu
bật các vấn đề:
Thứ nhất, cơ sở lý luận về PTBV và sự cần thiết phải PTBV hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay; trong đó, tác giả đã đề cập đến
các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu về mặt môi
trường như mức độ cải thiện môi trường nhờ hoạt động xuất khẩu, mức độ đa dạng
hóa sinh học ở khu vực sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu, mức đóng
góp của hàng nông sản xuất khẩu vào kinh phí BVMT; đồng thời, nhận định các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu gồm: nguồn
lực tự nhiên (tính chất sinh học, điều kiện đất đai thổ nhưỡng và thời tiết, khí hậu);

kỹ thuật sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản; phong tục tập quán của người
tiêu dùng và các chính sách hỗ trợ và quy định của nhà nước.


18
Thứ hai, phân tích thực trạng PTBV hàng nông sản xuất khẩu của VN trong
điều kiện hiện nay. Tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề BVM T như: duy trì và cải
thiện tài nguyên đa dạng sinh học; giữ gìn môi trường sinh thái và khằng định nhờ
lợi ích thu được từ xuất khẩu các sản phẩm sạch, có giá trị gia tăng cao đã góp phần
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; áp lực cạnh tranh trên thị trường hàng nông
sản xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng
phương thức canh tác, chế biến thân thiện với môi trường; xuất khẩu góp phần tạo
thêm kinh phí để p hục hồi và tái tạo môi trường.
Thứ ba, đề xuất giải pháp PTBV hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
trong điều kiện hiện nay với giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển hàng nông
sản xuất khẩu với BVM T sinh thái. Tác giả nhấn mạnh, do hệ thống pháp luật BVM T
còn nhiều chổ bất hợp lý, mức độ xử phạt không thích đáng và nghiêm minh, không
đủ răn đe đã cản trở công tác quản lý và bức xúc trong toàn xã hội; một bộ phận cán
bộ chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức về PTBV và
BVMT đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát về
môi trường. Vì thế, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVM T phục vụ cho mục
tiêu PTBV của đất nước; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về hàng nông sản
xuất khẩu theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát và tăng cường hợp tác quốc tế về BVM T.
Cuốn: "Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiện nay"
của Nguyễn Quốc Hùng [38], đã phân tích một số nhận biết về ô nhiễm và suy thoái
môi trường đất; quan hệ của ô nhiễm và suy thoái đất đai với thiên nhiên, đặc biệt là
trong mối quan hệ với hiện tượng BĐKH toàn cầu hiện nay mà Việt Nam là một
trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ đó, tác giả đi sâu nghiên cứu

thực trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai với quá trình phát triển kinh tế-xã hội; tìm
hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm và suy thoái đất đai từ các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, trong quá trình phát triển làng nghề, ô nhiễm do rác thải và ảnh hưởng
từ những chính sách trong quản lý và quy hoạch đất đai.
Cuốn: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế
mới giai đoạn 2011-2020" của Nguyễn Thị Tố Quyên và các cộng sự [69], đã khái


19
quát lý luận và đánh giá thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam để
chỉ ra những vấn đề tồn tại cũng như xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông
dân, nông thôn Việt Nam trong mô hình tăng trưởng kinh tế mời giai đoạn 20112020. Trong đó, tập thể tác giả đã nhấn mạnh đến ô nhiễm môi trường trong nông
nghiệp và nông thôn đang ở mức báo động gây ảnh hưởng đến cả cảnh quan cũng
như đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của hàng chục triệu người dân nông thôn; việc xử
lý chất thải, lạm dụng thuốc BVTV cũng như rác thải sinh hoạt… làm cho nguồn
nước, không khí bị ô nhiễm; hệ thống nước sạch và vệ sinh ở nông thôn rất yếu,
thiếu về số lượng và kém về chất lượng; đa số người dân sống ở nông thôn, đặc biệt
là vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa có đươc sử dụng nguồn nước sạch; đây là
những lý do dẫn đến người dân và vật nuôi,… ở vùng nông thôn thường xuyên phải
đối mặt với nhiều loại dịch bệnh. Từ đó, đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết
những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: phân
bổ nguồn lực, nâng cao thu nhập cho người nông dân, thay đổi tư duy và cách thức
thực hiện khuyến nông, chính sách xã hội đối với nông dân, nâng cao năng lực của
hệ thống chính quyền nông thôn,...
Cuốn: "Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá
trình công nghiệp hóa" của Đặng Kim Sơn [86], trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn
đề NN, NT, nông dân trong quá trình CNH ở nhiều nước trên thế giới, tác giả đã
liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận và thực
tiễn như: vai trò của nông nghiệp trong CNH; vấn đề cơ cấu sản xuất; giải quyết
những vấn đề về đất đai, lao động, môi trường,… trong CNH đất nước. Tác giả cho

rằng phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động công nghiệp hóa và đưa những số
liệu chứng minh trong lịch sử phát triển thế giới, việc tăng năng suất nông nghiệp
đủ mức tạo ra thặng dư nông phẩm đã đóng góp để đầu tư phát triển công nghiệp,
ngay cả trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở Tây Âu, M ỹ, Nhật Bản và sau này là
Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tác giả cũng đề cập trong NN, NT Việt Nam đã
xuất hiện một số nghịch lý và mâu thuẫn: tài nguyên (đất, nước, lao động,…) vừa
thiếu vừa lãng phí; sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp và cạnh tranh kém; phát
triển nông thôn chưa vững bền. Từ đó, đi vào đặt vấn đề: NN, NT, nông dân Việt
Nam ngày mai sẽ ra sao? và dự báo tình hình theo hướng nếu Việt Nam tiếp tục


20
phát triển theo xu thế hiện nay thì ở nông thôn, cuộc sống vật chất có thể cao hơn
nhưng vẫn kém xa đô thị, tệ nạn xã hội và hủ tục tăng, ô nhiễm môi trường, văn hóa
dân tộc bị xoái mòn.
Sách chuyên khảo: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Vấn đề và giải pháp" của Lê Quốc Lý và các cộng sự [49], đã tập trung vào một số
nội dung chính: cách thức tiếp cận mới về CNH, HĐH NN, NT trên cơ sở thực tiễn
sinh động của nền nông nghiệp Việt Nam; các vấn đề đặt ra đối với chính sách nông
nghiệp, cơ cấu công - nông nghiệp trong nền kinh tế, vấn đề quy hoạch các vùng
phát triển kinh tế, những chuyển hóa xã hội và đô thị hóa do tiến trình CNH, HĐH
nông thôn trên các mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, nhận thức, tư duy, thói
quen,…; đánh giá những mặt được và chưa được của CNH, HĐH NN, NT trong
thời gian qua và kiến giải những vấn đề cần thay đổi trong nhận thức, chính sách,
chủ trương và giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT trong điều kiện mới; nhận
thức mới về quan hệ sản xuất mới do CNH, HĐH NN, NT đưa đến, tìm những triết
lý phát triển mới đối với NN, NT Việt Nam hiện nay và tương lai. Trong đó, tác giả
đã nhấn mạnh đến tính bền vững trong đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT và khẳng
định đối với NN, NT thì môi trường sinh thái không chỉ là điều kiện sản xuất cơ bản
của chính mình mà còn là điều kiện phát triển cho các lĩnh vực khác (cung cấp

không gian, tạo "lá phổi" cho nhịp sống kinh tế-xã hội, cho công nghiệp hóa, đô thị
hóa,…) và phân tích môi trường NN, NT nước ta hiện được đánh giá là đang bị ô
nhiễm, suy thoái các thành phần môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học) mà
nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là việc tăng cường ráo riết quá trình hóa
học hóa (sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV,…); cơ giới hóa (sử dụng máy
móc, kỹ thuật lạc hậu, phân tán) trong sản xuất nông nghiệp và chế biến, chế tác
công nghiệp (làng nghề, khu, CCN) ở nông thôn.
Cuốn: "Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn" của Lê Thị Thanh Hà [30],
đã làm rõ lý luận về vai trò của Nhà nước đối với việc BVM T; nghiên cứu thực
trạng BVMT của Nhà nước Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH NN, NT; chỉ ra
những vấn đề đang đặt ra, những tác động tiêu cực của CNH, HĐH NN, NT đến
môi trường Việt Nam hiện nay như: tác động của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế


×