Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu nhận thức về triệu chứng nghe kém của nhân dân phường Xuân Phú - thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 61 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
ĐạI HọC HUế
TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC

HUNH VN HO

Nghiên cứu nhận thức về triệu chứng nghe kém
của nhân dân phờng Xuân Phú - thành phố Huế

LUN VN TT NGHIP BC S Y KHOA

HUế, 2010

NHNG CH VIT TT

BV

:

Bnh vin.

dB

:

decibel.


HCSN

:



Hành chính sự nghiệp.

NXB

:

Nhà xuất bản.

SVHS

:

Sinh viên học sinh.

THCS

:

Trung học cơ sở.

THPT

:

Trung học phổ thông.

TMH

:


Tai Mũi Họng.

TP. HCM

:

Thành Phố Hồ Chí Minh.

TW

:

Trung ương.

VTG

:

Viêm tai giữa.

VA

:

Végétations Adénoides.

%

:


Phần trăm.


MỤC LỤC
Tran
g
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................
1.1. Giới thiệu sơ lược về phường Xuân Phú thành phố Huế................................
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghe kém........................
1.3. Sơ lược giải phẫu và sinh lý của tai ................................................................
1.4. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây nghe kém.............................................
1.5. Phân loại nghe kém........................................................................................
1.6. Các phương pháp điều trị nghe kém................................................................
1.7. Các phương pháp dự phòng nghe kém ...........................................................
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................
3.1. Các đặc điểm chung ........................................................................................
3.2. Nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng và các bệnh lý gây nghe kém..........
3.3. Nhận thức về điều trị và dự phòng nghe kém..................................................
Chương 4: BÀN LUẬN........................................................................................
4.1. Các điểm chung ..............................................................................................
4.2. Nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng và các bệnh lý gây nghe kém..........
4.3. Nhận thức về điều trị và dự phòng nghe kém..................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................
KIẾN NGHỊ .........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe là một trong 5 giác quan của con người được gọi là thính giác.
Nhờ các giác quan con người mới có thể tiếp nhận các thông tin của thế giới
xung quanh và nhờ vậy mới dễ dàng sống, hoạt động và thích ứng với môi
trường. Không chỉ để nghe, nhận thức thế giới âm thanh, bộ máy thính giác
của con người còn có một tầm quan trọng đặc biệt, đó là nghe hiểu tiếng nói.
Trẻ sinh ra và lớn lên phải nghe được mới nói được, mới học hỏi được, mới
hình thành được ngôn ngữ. Và tiếng nói - ngôn ngữ lại là công cụ giao tiếp xã
hội giữa người với người, là cơ sở để phát triển tư duy của mổi cá thể.
Nghe kém là một thuật ngữ triệu chứng học về sức nghe bị suy giảm
với các mức độ và thể loại khác nhau. Nghe kém khá thường gặp có thể ở bất
kỳ lứa tuổi nào và làm cho việc giao tiếp khó khăn. Tai là một bộ máy thính
giác ngoại biên được chia làm ba phần: Tai ngoài, tai giữa, tai trong và nghe
kém có thể do một hay nhiều phần này. Nghe kém có thể do tổn thương ở hệ
thần kinh trung ương bao gồm dây thần kinh số VIII, đường dẫn truyền thính
giác, các nhân ở thân não và đại não.
Nghe kém là sự giảm sút sức nghe trên 20dB xảy ra ở một hoặc nhiều
tần số; nghe kém không phải một bệnh mà là một triệu chứng, một dấu hiệu
giảm sút khả năng nghe [3].
Nghe kém thường làm cho bệnh nhân giao tiếp khó khăn, trở ngại đến
sinh hoạt, lao động và học tập, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào bệnh lý,
nguyên nhân như viêm màng não, viêm não, áp xe não... nghe kém thường
gặp do các biến chứng của viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amiđan gây tắc
vòi nhĩ, viêm tai giữa hoặc do tuổi già.



2

Sức nghe là vốn quý của con người, là cơ sở để phát triển ngôn ngữ, tư
duy và trí tuệ nên cần được bảo vệ và giải quyết tốt khi bị bệnh. Đứng trước
một bệnh nhân nghe kém cần phải có thái độ xử trí đúng [15], [16], [17], [21].
Vì vậy việc tìm hiểu nhận thức triệu chứng nghe kém của nhân dân về
cách phát hiện nghe kém của từng tai và các bệnh lý nguyên nhân gây biến
chứng nghe kém là rất cần thiết, để có thái độ điều trị sớm phục hồi lại sức
nghe, trả lại cho bệnh nhân cái vốn quý đó, đồng thời nâng cao nhận thức
trong việc dự phòng nghe kém và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu nhận thức về triệu chứng nghe kém của nhân dân phường
Xuân Phú - thành phố Huế”, nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu nhận thức của nhân dân về nguyên nhân, triệu chứng và
các bệnh lý gây nghe kém.
2. Nghiên cứu nhận thức của nhân dân về điều trị và dự phòng nghe
kém.


3

Chương1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHƯỜNG XUÂN PHÚ - TP HUẾ
Phường Xuân Phú là một phường thuộc thành phố Huế với diện tích
182 km2. Phía Bắc giáp với phường Vỹ Dạ, phía Nam giáp với phường An
Cựu, phía Đông giáp với xã Thủy Vân, phía Tây giáp với phường Phú Hộị.
Tổng dân số trong phường tính đến ngày 31-12-2009 là: 11.680 người trong

đó, nam: 5.720 người, nữ: 5.960 người, quy tụ thành 2.982 hộ, chia làm 21 tổ
dân phố. Người dân sống bằng nhiều nghề nghiệp đa dạng, nhưng chủ yếu là:
Cán bộ viên chức, buôn bán nhỏ, nông dân, công nhân, hưu trí, thợ mộc, thợ
nề, thợ may, thợ cắt tóc…Trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên tương
đối cao, phường nằm trong quy hoạch của thành phố nên tốc độ phát triển
nhanh, có siêu thị, có khu vui chơi giải trí, khu thể thao ...
Đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phường có một trạm y tế,
1 Bệnh viện tư nhân, 1 phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, 1 phòng
khám đông y, 1 phòng khám chuyên khoa Mắt, 3 phòng mạch Bác sĩ đa khoa,
3 quầy thuốc tây.
Trạm y tế có 5 cán bộ: 1 Bác sĩ, 1 nữ hộ sinh trung học, 3 y sĩ. Trạm y
tế phường đạt chuẩn quốc gia y tế từ năm 2007 và được duy trì cho đến nay.
Chương trình khám chữa bệnh 400 lượt người/tháng.
Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe thường xuyên và ngày
được nâng cao.
Địa bàn phường hay bị lũ lụt ảnh hưởng đến môi trường, đến điều kiện
chăm sóc sức khỏe nhân dân nên dễ mắc các bệnh toàn thân nói chung và
bệnh lý Tai Mũi Họng nói riêng.


4

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN NGHE KÉM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt nam từ tháng 12-2000 đến 12-2001 Trung tâm Tai Mũi Họng
thành phố Hồ Chí Minh và Viện Tai Mũi Họng thực hiện điều tra "Bệnh tai
và nghe kém" tại 6 tỉnh trên cả nước, 3 tỉnh phía Bắc và 3 tỉnh phía Nam, kết
quả tỷ lệ điếc khoảng 6%, đây là một tỷ lệ rất cao [24].
Theo nhận xét và điều trị trên 200 bệnh nhân viêm tai xương chũm mạn

tính ở Viện Quân Y 175 của Nguyễn Văn Long là chảy tai 92,5%, nghe kém
93%, đau tai 93%, đau đầu 91,5%, ù tai 41,5% [15].
Theo Trần Công Hòa trong “Góp phần xác định ảnh hưởng của viêm
tai giữa đối với sự suy giảm thính lực” cho thấy ở Việt Nam mức độ suy giảm
sức nghe ít được chú ý và sự suy giảm thính lực còn nhẹ khoảng 20-30dB.
Trong 500 bệnh nhân theo dõi mặc dù đã hết triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn
tồn tại nghe kém trên 20dB sau 2 tuần là 38,8% và sau 6 tuần là 32,7% [15].
Trong nghiên cứu (2130 người) về kiến thức, thái độ, hành vi phòng
chống ô nhiễm tiếng ồn và điếc nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy,
xí nghiệp có tiếng ồn cao (>85dBA) tại TP. HCM của Nguyễn Đăng Quốc
Tuấn và cs là: Trang bị kiến thức về vệ sinh lao động 3,6%, trang bị bảo hộ
lao động chống tiếng ồn 23,9%, sự hài lòng về môi trường lao động 11,4%, sự
quan tâm của lảnh đạo về môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp 4,4%, sự
thích thay đổi môi trường làm việc 80,6% [28].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Theo số liệu thống kê của WHO năm 2000 trên thế giới có khoảng 250
triệu người bị điếc chiếm 4,2% dân số.
Theo Moller và Ruben năm 1985 cho biết khoảng 31% bệnh nhân viêm
tai giữa có mức giảm thính lực trên 20dB. Theo Ruben ở trẻ nhỏ 2 tuổi có


5

mức giảm thính lực 20dB có ảnh hưởng đến sự triển ngôn ngữ và ảnh hưởng
đến học tập. Màng nhĩ hầu hết thủng ở trung tâm, kích thước thay đổi từ 20%
diện tích màng nhĩ đến toàn bộ màng nhĩ. Khi sự thủng màng nhĩ kèm sự hủy
hoại chuỗi xương con, sức nghe giảm từ 30-50dB.
David F. Austin khảo sát khoảng 100.000 người Mỹ năm 1967 cho thấy
20% trẻ em bị viêm tai giữa, số trẻ em này sống trong những căn hộ cho thuê,
điều kiện ăn ở và sinh hoạt thấp kém. Mùa mắc bệnh có tần số cao nhất ở giữa

tháng 12 và tháng 3, còn những tháng khác thì tần số thấp hơn.
Lemon năm 1967 đã khảo sát trên 200 trường hợp bị viêm tai giữa tái
phát nhiều lần trong năm, tác giả thấy VA là nguyên nhân quan trọng trong
bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ em [15], [24].
1.3. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ Ở TAI
1.3.1. Sơ lược giải phẫu tai [2], [5], [7], [10].
1.3.1.1. Tai ngoài
Gồm vành tai và ống tai ngoài
- Vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da bao bọc, vành tai có
những chỗ lồi lõm là luân nhĩ, gờ đối luân, đối bình tai và bình tai hay nắp tai.
- Ống tai ngoài là cái ống tịt bắt đầu từ lỗ tai và tận cùng ở màng nhĩ.
1.3.1.2. Tai giữa
Gồm có hòm nhĩ và hai bộ phận phụ: vòi Eustachie và xương chũm.
- Hòm nhĩ giống như một cái trống hình dẹp. Bộ phận chủ yếu trong
hòm nhĩ là tiểu cốt. Hòm nhĩ gồm có sáu mặt: Mặt ngoài, mặt trong, mặt
trước, mặt sau, mặt trên, mặt dưới.
+ Vòi Eustachie: Vòi nhĩ nối liền hòm nhĩ với họng mũi.
+ Xương chũm là một khối xương hình núm vú ở phía sau ống tai
ngoài, sau hòm nhĩ. Về giải phẫu người ta coi khối xương chũm như là một
cái tháp tam giác bị cắt ngọn và để ngược nền lên trên và đỉnh xuống dưới


6

Hình 1.1: Các thành phần của tai: tai ngoài, tai giữa, tai trong [13].
1.3.1.3. Tai trong
- Tai trong nằm toàn bộ trong xương đá, giữa hòm nhĩ và ống tai trong
gồm có những cái hốc đào trong xương gọi là mê nhĩ xương và những cái bọc
bằng màng mềm gọi là mê nhĩ màng.
- Xương đá hình tháp vuông nằm ở nền sọ, giữa xương bướm và xương

chẩm. Tháp này có một nền, một đỉnh, bốn mặt và bốn cạnh. Bên trong xương
đá có nhiều ống để thần kinh, mạch máu và bạch mạch đi qua.


7

1.3.2. Sơ lược về sinh lý nghe
- Sinh lý truyền âm: Tai ngoài có vành tai thu và định hướng sóng âm,
ống tai truyền sóng âm tới màng nhĩ. Tai giữa, dẫn truyền và khuếch đại
cường độ âm thanh.
- Sinh lý tiếp âm: Tai trong có điện thế liên tục do có sự khác biệt về
thành phần của Na+ và K+ trong nội dịch và ngoại dịch, điện thế hoạt động
do sự di chuyển của nội dịch, sự rung động của các tế bào lông. Luồng thần
kinh tập hợp điện thế chuyển theo dây thần kinh VIII lên vỏ não.
1.4. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI GÂY NGHE KÉM
1.4.1. Nguyên nhân gây nghe kém
1.4.1.1. Nghe kém một bên do bất thường ở ống tai ngoài
- Nút ráy tai, bệnh ống tai ngoài: viêm ống tai ngoài do nhiễm khuẩn,
do nấm, Eczema da ống tai bội nhiễm, chồi xương, u ống tai ngoài.
1.4.1.2. Nghe kém một bên kèm theo thủng nhĩ và chảy tai
- Thủng nhĩ tai khô: nghe kém thường là di chứng của viêm tai giữa đã
ổn định, có thể do tiêu huỷ xương con, xơ dính trong hòm nhĩ.
- Thủng nhĩ kèm chảy tai: viêm tai giữa mạn tính tiến triển xuất hiện
chảy tai và nghe kém. Đặc biệt thể viêm tai giữa Clolesteatoma thường nghe
kém nặng do tổn thương chuỗi xương con.
1.4.1.3. Nghe kém một bên không thủng nhĩ nhưng có biến đổi màng nhĩ
Viêm màng nhĩ do cúm, viêm tai giữa cấp xung huyết, viêm tai vòi,
viêm tai giữa tiết dịch xảy ra ở người lớn (ít gặp)
1.4.1.4. Nghe kém do chấn thương tai và chấn thương sọ não
- Do ngoáy tai bất cẩn, có trường hợp bị đâm hoặc chọc que vào tai.

- Do vỡ xương đá có thể kèm theo các dấu hiệu sau: Chảy máu tai, chảy
nước não tuỷ qua tai và liệt mặt ngoại biên.


8

- Do áp lực mạnh tác động vào tai như: Tát tai, đá bóng đập vào tai
hoặc vụ nổ lớn tạo nên sức mạnh có thể gây nên vỡ màng nhĩ.
- Do chấn thương âm thanh cấp tính xảy ra do trường hợp bắn súng
hoặc nghe âm thanh cường độ cao và đột ngột.
1.4.1.5. Nghe kém một bên nặng dần lên
Bệnh xốp xơ tai nghe kém dẫn truyền tăng dần có thể kèm theo ù tai,
soi tai màng nhĩ bình thường. Trường hợp nghe kém tiếp nhận nặng dần: U
dây thần kinh số VIII và tổn thương ở hành cầu não.
1.4.1.6. Nghe kém một bên kèm chóng mặt
Thường gặp nhất là bệnh Meniere với tam chứng: Ù tai - chóng mặt nghe kém và không có chảy tai, không thủng nhĩ và bệnh xảy ra đột ngột.
1.4.1.7. Nghe kém xảy ra ở hai tai
- Viêm màng não mủ, giang mai, virus.
- Thuốc kháng sinh: Streptomycine, gentamycine.
- Thuốc nhỏ tai không đúng chỉ định hoặc không rõ nguồn gốc có thể
gây ra điếc không hồi phục đối với các trường hợp thủng nhĩ.
1.4.1.8. Điếc nghề nghiệp
Do làm việc trong môi trường ồn cường độ cao (≥ 80dB) trong nhiều
năm. Nghe kém diển ra từ từ và tăng dần theo thời gian làm việc với tiếng ồn.
1.4.1.9. Lão thính
Thường bắt đầu từ tuổi 50, tuy nhiên có thể xảy ra sớm hơn, mất sức
nghe khởi đầu ở tần số 2000-4000Hz [1], [3], [6], [7], [9], [14], [21], [25].
1.4.2. Các yếu tố thuận lợi gây nghe kém
1.4.2.1. Yếu tố môi trường
- Môi trường ô nhiễm bởi khói, bụi, hoá chất, thời tiết thay đổi…có thể

gây nên các bệnh như: viêm họng, viêm mũi xoang, viêm amiđan...biến chứng
lan tới tai qua vòi Eustachie.


9

- Làm việc trong môi trường tiếng ồn cường độ cao (≥ 80dB) trong
nhiều năm, nghe kém diễn ra từ từ và tăng lên theo thời gian.
1.4.2.2. Yếu tố toàn thân
Mắc các bệnh mạn mạn tính như lao phỗi, đái tháo đường, viêm phế
quản mạn, viêm thận.
1.4.2.3. Yếu tố tại chỗ
- Dị hình bẩm sinh: Tai voi, vểnh tai và các lổ rò bẩm sinh.
- Nút biểu bì, lồi xương ống tai [3], [12], [18], [20], [23], [28].
1.5. PHÂN LOẠI NGHE KÉM VÀ MỨC ĐỘ NGHE KÉM
1.5.1. Phân loại nghe kém
1.5.1.1. Nghe kém dẫn truyền
Xảy ra do gián đoạn dẫn truyền từ tai ngoài đến cửa sổ bầu dục.
1.5.1.2. Nghe kém tiếp nhận
Xảy ra do bất thường từ sau cửa sổ bầu dục lên vỏ não thính giác.
1.5.1.3. Nghe kém hỗn hợp
Là loại nghe kém vừa dẫn truyền vừa tiếp nhận [3], [14].
1.5.2. Mức độ nghe kém
1.5.2.1. Đo sức nghe bằng tiếng nói thường [11].
- Nghe bình thường: nghe tiếng nói trong khoảng cách ≥ 5m
- Nghe kém nhẹ: nghe tiếng nói trong khoảng cách từ 3 -< 5m
- Nghe kém trung bình: nghe tiếng nói trong khoảng cách 1-<3m
- Nghe kém nặng: nghe tiếng nói to trong khoảng cách < 1m
- Điếc: nghe tiếng nói to sát tai, nghe tiếng sấm, tiếng súng nổ.
- Điếc đặc: không nghe tiếng nói to sát tai, không nghe tiếng sấm, nổ.

1.5.2.2. Đo sức nghe bằng máy đo thính lực
- Độ I: nghe kém nhẹ, mất sức nghe trên 20dB - 40dB
- Độ II: nghe kém vừa 41 - 55dB
- Độ III: nghe kém nặng vừa 56 - 70dB


10

- Độ IV: nghe kém nặng 71 - 90dB
- Độ V: nghe kém rất nặng > 90dB (điếc sâu) [3].
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHE KÉM
Nghe kém là triệu chứng của nhiều bệnh với các mức độ và thể loại
khác nhau. Do đó việc điều trị tuỳ theo từng giai đoạn, nguyên nhân gây bệnh
mà có phương pháp điều trị khác nhau [3], [15], [16], [23].
1.6.1. Điều trị nghe kém do tai ngoài
1.6.1.1. Do nút ráy tai, do dị vật, dị tật bẩm sinh
- Nếu nút ráy tai cứng khi lấy cần thận trọng tránh gây sang chấn, tốt
nhất là rửa tai cho mềm rồi lấy ra dần.
- Dùng móc kéo dị vật từ trong ra ngoài cho an toàn. Đối với dị vật là
côn trùng thì phải giết chết trước khi lấy ra.
- Tịt lỗ tai ngoài, gờ xương, chít hẹp, không có ống tai ngoài. Phẫu
thuật chỉnh hình lại ống tai ngoài [7].
1.6.1.2. Viêm tấy nhọt ống tai ngoài
- Tại chỗ: chườm nóng giảm đau, khi nung mủ dùng dao nhọn tháo mủ.
- Toàn thân: kết hợp kháng sinh, giảm đau [1], [3].
1.6.2. Điều trị nghe kém do tai giữa
1.6.2.1. Viêm tai giữa cấp tính có mủ, xuất tiết dịch thấm, xung huyết
Tuỳ từng giai đoạn mà có thái độ điều trị thích hợp, ở giai đoạn khởi
phát chủ yếu điều trị mũi họng. ở giai đoạn toàn phát luôn theo dõi và chích
màng nhĩ đúng lúc, làm thuốc tai hằng ngày, kháng sinh toàn thân, chống

viêm, nâng đỡ cơ thể [1], [2,], [3], [7], [14], [18], [19], [22], [23].
1.6.2.2. Viêm tai xương chũm cấp
Mổ cấp cứu là phương pháp tốt nhất.
1.6.2.3. Viêm tai xương chũm mạn tính
Khuynh hướng hiện nay là phẫu thuật sớm và tránh các biến chứng.


11

1.6.2.4. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy, mủ
Điều trị triệt để viêm mũi họng.
1.6.3. Điều trị nghe kém tai trong
1.6.3.1. Hội chứng Meniere
- Điều trị triệu chứng trong cơn chóng mặt, giảm khối lượng nội dịch,
giãn mao mạch, thuốc tác động thần kinh thực vật.
- Điều trị bằng phẫu thuật: rạch túi nội dịch, khoan mê nhĩ.
1.6.3.2. Viêm mê nhĩ
- Nếu do viêm tai cấp thì chích rạch màng nhĩ, kháng sinh, an thần.
- Nếu do viêm tai xương chũm cấp phẫu thuật xương chũm.
- Nếu do viêm tai xương chũm mạn tính phẫu thuật kèm khoan mê nhĩ.
1.6.3.3. Do vi khuẩn hoặc virus
Các thuốc thường ít tác dụng, có thể cho vitamin nhóm B liều cao để
giúp cho sự phục hồi của thần kinh và các thuốc kháng virus.
1.6.3.4. Do nhiễm độc tai trong
Phát hiện sớm và ngưng thuốc.
1.6.3.5. U dây thần kinh VIII
Điều trị bằng phẫu thuật thần kinh.
1.6.3.6. Do chấn thương
- Chấn thương vỡ xương đá: trước nguy cơ viêm màng não phải dùng
kháng sinh liều cao phỗ rộng và phải chăm sóc cẩn thận.

- Chấn thương do áp lực: Nhỏ thuốc co mạch mũi, thông vòi nhĩ có thể
chích rạch màng nhĩ, giảm đau, giảm viêm [1], [3], [7].
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG NGHE KÉM
1.7.1. Dự phòng các bệnh viêm mũi họng
- Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên,
người có cơ địa viêm mũi, nhỏ mũi trong các bệnh nhiễm trùng dễ lây.


12

- Cần hướng dẫn bệnh nhân cách xì mũi từng bên khi bị viêm mũi cấp
tính, không được xì quá mạnh để tránh đưa vi khuẩn xâm nhập vào tai.
- Khi làm việc với nhiều bụi, nơi gió lạnh cần phải đeo khẩu trang.
- Nâng cao mức sống, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
- Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi họng, theo dõi tốt hạn chế các di
chứng và biến chứng gây ra [1], [2], [3], [17], [23].
1.7.2. Dự phòng các bệnh về tai
- Hướng dẩn nhân dân biết cách chăm sóc và vệ sinh TMH.
- Điều trị đúng và kịp thời các thể viêm tai nhất là sau các bệnh nhiễm
trùng dễ lây, không để trở thành mạn tính và gây các biến chứng.
- Thực hiện các biện pháp phòng hộ: tự thỗi hơi, thông vòi nhĩ khi có
thay đổi áp lực đột ngột cho thợ lặn, làm việc trong giếng chìm, người leo núi,
người đi máy bay, nút tai trong môi trường tiếng ồn lớn [1], [2], [5].


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên 405 người dân phường Xuân Phú thành phố Huế, có
độ tuổi từ 18 trở lên để điều tra nhận thức về triệu chứng nghe kém.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2010 - 3/2010.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn
Đối tượng là người lớn trong dân cư phường Xuân Phú thành phố Huế,
được điều tra ngẫu nhiên từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghề
nghiệp, trình độ văn hóa. Là những người tỉnh táo trả lời được các nội dung ở
phiếu điếu tra đã được lập sẵn có sự giúp đỡ hướng dẫn của người tiến hành
điều tra.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Những đối tượng không được điều tra là những người tâm thần, những
người trong tình trạng lú lẫn, những người câm, những người ốm nặng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu quan sát mô tả, cắt ngang trên mẫu ngẫu
nhiên tại cộng đồng.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu
2.2.2.1. Tính cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu [4]:
Z 2 p (1 − p )
n=
c2


14

Trong đó:
n: cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu.

Z: tương ứng với độ tin cậy 95% thì bằng Z = 1,96.
p: dự đoán tỷ lệ nghiên cứu và ước lượng trong quần thể,
do chưa có nghiên cứu trước nên chọn P = 0,5.
c: mức chính xác mong muốn, chấp nhận sai số (giữa kết quả
nghiên cứu và con số thật trong quần thể), c=0,05.
(1,96) 2 × 0,5 × 0,5
n=
(0,05) 2
= 384
Trên thực tế chúng tôi đã nghiên cứu được 405 người, như vậy nghiên
cứu đạt yêu cầu cỡ mẫu.
2.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu
- Cách chọn mẫu: ngẫu nhiên.
- Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu không hoàn lại.
- Đơn vị mẫu: người dân ≥ 18 tuổi phường Xuân Phú thành phố Huế.
2.2.3. Các bước tiến hành
2.2.3.1. Tổ chức
- Tổ chức hướng dẫn cho sinh viên trực tiếp làm đề tài.
- Thống nhất biểu mẫu và các biến số điều tra cần thu thập.
- Nhân lực: gồm 2 người.
+ Thầy giáo hướng dẫn, giám sát: Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Thanh Phó
Trưởng Bộ Môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Dựơc Huế.
+ Sinh viên phỏng vấn và điều tra trực tiếp.
- Nhân lực hỗ trợ: Cán bộ trạm y tế và cộng tác viên phường Xuân Phú,
ban quản lý hộ khẩu phường Xuân Phú.
- Lập phiếu điều tra đơn giản, sử dụng từ ngữ dân gian dễ hiểu, dễ trả
lời và chuẩn bị đầy đủ phiếu điều tra theo mẫu.


15


2.2.3.2. Tập huấn
- Thời gian tập huấn: 1 tuần.
- Địa điểm tập huấn: tại khoa TMH Bệnh viện TW Huế.
- Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Thanh Phó Trưởng Bộ
môn TMH Trường Đại học Y Dược Huế.
- Nội dung tập huấn:
+ Mục đích yêu cầu của đợt điều tra.
+ Xác định đối tượng điều tra.
+ Kỹ năng phỏng vấn.
+ Quy định cách thức ghi biểu mẫu.
+ Tổng hợp, xử lý số liệu và viết đề tài.
2.2.3.3. Tiến hành
- Người thực hiện điều tra đến từng nhà theo cách ngẫu nhiên, sàng lọc
nhanh đối tượng theo tiêu chuẩn đã nói ở phần đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng điều tra được mời đọc, nghe và trả lời bằng cách đánh dấu
với các câu hỏi đóng, trả lời ghi lại đối với các câu hỏi mở.
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu
Thiết kế sẵn phiếu điều tra, các câu hỏi điều tra phù hợp với chỉ tiêu
nghiên cứu để thu thập thông tin theo các mục tiêu của đề tài. Mỗi câu hỏi
điều tra có thể có nhiều phương án trả lời để đối tượng nghiên cứu lựa chọn.
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.1. Các đặc điểm chung
- Tuổi: tuổi của những người được điều tra phân loại thành các nhóm
tuổi như sau:
+ 18-45 tuổi: thanh niên.
+ 46-59 tuổi: trung niên.
+ > 60 tuổi: người già [21].



16

- Giới tính.
- Nghề nghiệp.
- Trình độ học vấn: Tiểu học, THCS, THPT, trên THPT.
2.2.5.2. Nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng và các bệnh lý gây nghe
kém
- Nhận thức về bộ phận xảy ra nghe kém.
- Nhận thức về nguyên nhân nghe kém: Ở tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- Nhận thức về nghe kém có thể nằm trong bệnh bệnh lý nguy hiểm.
- Nhận thức về nghe kém do nghe nhạc bằng headphone cường độ lớn.
- Nhận thức về các triệu chứng kèm theo nghe kém.
- Nhận thức về các biện pháp để phát hiện nghe kém.
- Nhận thức về đánh giá mức độ nghe kém.
- Nhận thức về các bệnh lý gây biến chứng viêm tai giữa và nghe kém.
- Nhận thức về ảnh hưởng của nghe kém.
2.2.5.3. Nhận thức về điều trị nghe kém
- Nhận thức về điều trị tình trạng nghe kém.
- Nhận thức về cách điều trị nghe kém đến cơ sở Tây y về TMH để
được khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nhận thức về nghe kém có thể điều trị bằng phẫu thuật.
- Nhận thức về sự cần thiết phải đi khám ngay để được chẩn đoán và
điều trị kịp thời khi bị nghe kém đột ngột.
2.2.5.4. Nhận thức về dự phòng nghe kém
- Nhận thức về dự phòng nghe kém.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách ăn nhiều hoa quả.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách tập thể dục thể thao, ăn
uống đủ chất.



17

- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách điều trị kịp thời các bệnh
lý có thể gây nghe kém.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách vặn âm thanh nghe nhạc
bằng headphone vừa đủ nghe.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách có nút tai khi làm việc
trong môi trường tiếng ồn lớn.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách các không đi máy bay
khi bị viêm mũi và họng.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách không hút thuốc lá.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách điều trị sớm các bệnh
nhiễm trùng ở vùng mũi và họng.
- Nhận thức về dự phòng nghe kém bằng cách đi khám bác sĩ ngay khi
bị nghe kém.
2.2.6. Xử lý số liệu
- Tổng hợp các chỉ số điều tra, xử lý bằng phần mềm Epi- Info 2002.
- Lập các bảng, biểu đồ và phân tích kết quả nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả dựa theo bản tin cậy (với độ tin cậy 95%):
+ p > 0,05: Khoảng tin cậy thấp, không có ý nghĩa thống kê.
+ 0,01 < p < 0,05: Khoảng tin cậy cao, có ý nghĩa thống kê.
+ p < 0,01: Khoảng tin cậy rất cao và có ý nghĩa thống kê.


18

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Phân bố theo giới

Bảng 3.1: Phân bố theo giới (n=405)
Giới
Nam
Nữ
Tổng

Số người
182
223
405

Tỷ lệ %
44,9
55,1
100,0

Ý nghĩa thống kê
χ2= 8,30
p < 0,05

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới (n=405)
Trong 405 đối tượng được điều tra, nữ chiếm tỷ lệ 55,1%, cao hơn nam
với tỷ lệ 44,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.2. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.2: Phân bố theo tuổi (n=405)
Độ tuổi
Số người
Tỷ lệ %
Ý nghĩa thống kê
18-45

238
58,8
χ2= 196,19
46-59
113
27,9
p < 0,01
> 60
54
13,3
Tổng
405
100,0
Tuổi TB Nam
44,26 ± 17,42
p > 0,05
Tuổi TB Nữ
41,30± 16,12
- Độ tuổi 18-45 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,8%, độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ
thấp nhất 13,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
- Tuổi trung bình của nam và nữ là tương đương nhau ( p > 0,05).


19

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.3: Phân bố theo nghề nghiệp (n=405)
Nghề nghiệp
Buôn bán


Số người

Tỷ lệ %

98

24,2

Hành chính sự nghiệp

73

18,0

Nông dân

51

12,6

Công nhân

42

10,4

Học sinh - sinh viên

40


9,9

Nội trợ

38

9,4

Khác

63
405

15,5

Tổng

100,0

Đối tượng điều tra có nghề buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất 24,2%, tiếp
đến là hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ 18,0%, nông dân 12,6%, các nghề nội
trợ, công nhân và học sinh - sinh viên tương đương nhau.
3.1.4. Phân bố theo trình độ học vấn
Bảng 3.4: Phân bố theo trình độ học vấn (n=405)
Trình độ học vấn
Tiểu học

Số người

Tỷ lệ %


96

23,7

128

31,6

Trung học phỗ thông

92

22,7

Trên trung học phỗ thông

89

22,0

Tổng

405

100,0

Trung học cơ sở

Ý nghĩa thống kê

χ2= 11,05
p < 0,05


20

Biểu đồ 3.2: Phân bố theo trình độ học vấn (n=405)
Các đối tượng được điều tra có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm
tỷ lệ cao nhất 31,6%, trên trung học phỗ thông chiếm thấp nhất 22,0%.
3.2. NHẬN THỨC VỀ NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC
BỆNH LÝ GÂY NGHE KÉM
3.2.1. Nhận thức về bộ phận xảy ra nghe kém ở tai
Bảng 3.5: Nhận thức về bộ phận xảy ra nghe kém ở tai (n=405)
Bộ phận
Tai ngoài
Tai giữa
Tai trong
Không biết

Số người
133
223
244
83

Tỷ lệ %
32,8
55,1
60,2
20,5


Biểu đồ 3.3: Hiểu biết về bộ phận xảy ra nghe kém (n=405)


21

Số người dân nhận thức được nghe kém xảy ra ở các bộ phận của tai
chiếm 79,5%. Trong đó tai trong chiếm tỉ lệ cao nhất 60,2% tiếp đến tai giữa
55,1% và tai ngoài 32,8 %.
3.2.2. Nhận thức về nguyên nhân nghe kém
Bảng 3.6: Nhận thức về nguyên nhân nghe kém ở tai ngoài (n=405)
Nguyên nhân ở tai ngoài
Nút ráy tai
Dị tật bẩm sinh
Dị vật
Không biết

Số người
91
55
29
272

Tỷ lệ %
22,5
13,6
7,2
67,2

Biểu đồ 3.4: Hiểu biết về nguyên nhân nghe kém ở tai ngoài (n=405)

Số người dân nhận thức được nguyên nhân nghe kém ở tai ngoài chiếm
32,8%. Trong đó nút ráy tai chiếm 22,5%, dị tật bẩm sinh chiếm 13,6% và dị
vật chiếm 7,2%.
Bảng 3.7: Nhận thức về nguyên nhân nghe kém ở tai giữa (n=405)
Nguyên nhân ở tai giữa
Viêm tai giữa
Tắc vòi nhĩ
Không biết

Số người
222
23
182

Tỷ lệ %
54,8
5,7
44,9

Số người dân nhận thức được nguyên nhân nghe kém ở tai giữa chiếm
55,1%. Trong đó viêm tai giữa chiếm 54,8% và tắc vòi nhĩ chiếm 5,7%.
Bảng 3.8: Nhận thức về nguyên nhân nghe kém ở tai trong (n =405)
Nguyên nhân ở tai trong
Điếc tuổi già

Số người
222

Tỷ lệ %
54,8



22

Làm việc trong nhà máy có tiếng ồn
Chấn thương tai
Điếc bẩm sinh ngay sau sinh
Chấn thương âm thanh
Khối u dây thần kinh nghe
Viêm não, áp xe não
Chấn thương áp lực
Nhiễm vi khuẩn
Chấn thương sọ não
Nhiễm virút
Nhiễm độc
Không biết

154
106
104
73
63
55
49
46
23
19
1
161


38,0
26,2
25,7
18,0
15,6
13,6
12,1
11,4
5,7
4,7
0,3
39,8

Số người dân nhận thức được nguyên nhân nghe kém ở tai trong chiếm
60,2%. Trong đó điếc tuổi già chiếm 54,8%, làm việc trong nhà máy có tiếng
ồn 38,0%, chấn thương tai 26,2%, điếc bẩm sinh ngay sau sinh 25,7%.
Bảng 3.9: Nhận thức nghe kém có thể nằm trong bệnh cảnh
của bệnh lý nguy hiểm (n=405)
Nghe kém có thể nằm trong bệnh lý nguy hiểm
Có thể
Không thể
Tổng

Số người
75
330
405

Tỷ lệ %
18,5

81,5
100,0

Số người trả lời nghe kém có thể nằm trong bệnh lý nguy hiểm chiếm
18,5%.
Bảng 3.10: Nhận thức về nghe nhạc headphone có thể gây nghe kém (n=405)
Nghe nhạc bằng headphone cường độ lớn
có thể gây nghe kém
Có thể
Không thể
Tổng

Số người

Tỷ lệ %

319
86
405

78,8
21,2
100,0

Số người dân nhận thức được nguyên nhân nghe nhạc bằng headphone
cường độ lớn có thể gây nghe kém chiếm 78,8%.
3.2.3. Nhận thức về triệu chứng có thể kèm theo nghe kém
Bảng 3.11: Triệu chứng có thể kèm theo nghe kém (n=405)



×