Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.56 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN SINH

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG DÔI DƯ DO ĐỔI MỚI VÀ SẮP XẾP LẠI DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2007

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế là mối quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển và có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào như ở Việt Nam.
Ở nước ta, kể từ khi có chủ trương đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh, trong đó
có vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư. Nếu như
trước thời kỳ đổi mới, việc làm cho người lao động chủ yếu do Nhà nước
phân công thì sau đổi mới, "giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có
khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước,
của các doanh nghiệp và toàn xã hội" [7]. Trong bối cảnh đó, cùng với sự gia


tăng nguồn nhân lực xã hội, sắp xếp lại sản xuất và tinh giảm biên chế trong
khu vực hành chính sự nghiệp v.v..., nhu cầu về việc làm và giải quyết việc
làm của người lao động dôi dư ngày càng trở nên cấp thiết. Đây chính là cơ sở
để hình thành các chính sách, pháp luật về vấn đề lao động dôi dư do đổi mới
và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Hiện nay, hệ thống các chính sách, pháp luật về vấn đề giải quyết chế
độ chính sách cho đối tượng lao động dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước đã tương đối đầy đủ, và đã áp dụng được một thời gian, tạo
điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động, góp phần thúc đẩy
quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và ổn định đời sống cho người
lao động dôi dư.

2


Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay đứng trước sự biến động và sự
phát triển của thị trường lao động trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thực
hiện chuyển đổi và người lao động dôi dư đã gặp không ít khó khăn, thách
thức như: trình độ người lao động dôi dư còn thấp, sự am hiểu về thị trường
lao động còn yếu và nhiều bất cập, nhiều chủ trương, chính sách chưa đáp
ứng được yêu cầu của người lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết
việc làm, trao đổi, cung cấp thông tin về lao động và việc làm, vấn đề đào tạo
nghề... Điều này là do nhận thức về tầm quan trọng của những chính sách giải
quyết việc làm cho người lao động dôi dư trong quá trình đổi mới và sắp xếp
lại doanh nghiệp nhà nước còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; một số địa
phương, các cơ quan, tổ chức và các cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm thực
hiện, bố trí đủ và kịp thời kinh phí cho các hoạt động có liên quan; thiếu chính
sách đồng bộ và dài hạn, chính sách cán bộ, chính sách tài chính…
Từ thực trạng trên cho thấy việc nghiên cứu những vấn đề về lý
luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết

chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư nhằm góp phần hoàn thiện các
quy định của pháp luật lao động về vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động dôi dư là một việc làm hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì
vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về giải quyết việc làm cho lao
dộng dôi dư do đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước" làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dôi dư đã
có một số bài viết trên các báo, tạp chí về chính sách đối với lao động dôi
dư, tình hình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước như: "Chính sách đối với
lao động dôi dư trong sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước" của tác giả Nguyễn Đại Đồng, Vụ Lao động - Việc làm, đăng trên
tạp chí Lao động và Xã hội, số 189, từ ngày 16-30/4/2002; của tác giả Ngô

3


Văn Giang, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đăng trên tạp
chí Lao động và Xã hội, số 189, từ ngày 16-30/4/2002; "Những kết quả
ban đầu thực hiện nghị định số 41/CP" của tác giả Phạm Thị Là, Vụ Lao
động - Việc làm, đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội, số 242, từ ngày 115/7/2004; "Năm năm thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư ngành
xây dựng" của tác giả Nguyễn Thế Việt, Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Xây
dựng, đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội, số 294, từ ngày 115/9/2006; "Cần gia hạn việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi
dư" của tác giả Đặng Quang Điều, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội, số 272, từ ngày 1-15/10/2005. Và
một số các bài viết liên quan đến hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dôi dư dưới phương diện pháp
luật và kinh tế - xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn có mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật lao động về vấn đề giải quyết chính sách,
pháp luật cho lao động dôi dư, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật lao động về vấn đề này ở Việt Nam hiện
nay.
Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về việc làm và
giải quyết việc làm, thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật đối với hoạt động giải quyết chế độ, chính sách, giải quyết việc làm cho
lao động dôi dư; những yêu cầu và các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về tổ chức thực hiện chế độ, chính sách cho lao động dôi
dư hiện nay.

4


- Luận giải những vấn đề về lý luận và thực tiễn về việc làm và giải
quyết việc làm hiện nay ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện các quy định của
pháp luật về vấn đề đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp
nhà nước hiện nay ở nước ta.
- Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu ở trên đưa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về tổ chức thực hiện chế độ, chính sách cho lao động
dôi dư hiện nay ở nước ta.
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình giải quyết chế độ, chính sách
cho lao động dôi dư theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay trong phạm vi
cả nước, nhất là trong những năm gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của
Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về tổ chức thực hiện chế độ, chính

sách cho lao động dôi dư cũng như các vấn đề khác có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học chuyên
ngành và liên ngành, trong đó coi trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về "chế độ, chính sách giải quyết
việc làm cho lao động dôi dư" theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
- Đây là luận văn mà tác giả đã cố gắng để xin có một số đóng góp
mới sau đây:

5


+ Luận giải khái niệm việc làm và giải quyết việc làm theo quan niệm
của thế giới và Việt Nam;
+ Phân tích thực trạng của pháp luật về giải quyết các chế độ trợ cấp
và chính sách giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do quá trình đổi mới và
sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
+ Nêu ra một số định hướng và giải pháp về giải quyết việc làm cho
lao động dôi dư ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Quan niệm về việc làm và chính sách pháp luật về giải
quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng chính sách, pháp luật giải quyết việc làm cho
lao động dôi dư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện
chính sách pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong thời

gian tới.

6


Chương 1
QUAN NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1. QUAN NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1.1 . Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO)
Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organazation- ILO) được
thành lập vào năm 1919 với mục tiêu chống thất nghiệp và bảo đảm tiền lương đủ
để duy trì cuộc sống cho người lao động trên toàn thế giới. Vấn đề việc làm và
chống nạn thất nghiệp là các nội dung chính và quan trọng trong các diễn đàn và
chương trình nghị sự của tổ chức này được tổ chức hàng năm trên toàn thế giới.
Năm 1976 được đánh dấu là năm có sự kiện quan trọng của Tổ chức Lao
động Quốc tế về việc đã tổ chức thành công "Hội nghị về việc làm quốc tế" và
thông qua bản tuyên ngôn về các nguyên tắc và chương trình hành động nhằm loại
trừ nghèo khổ, phát triển việc làm đầy đủ, có hiệu quả, thỏa mãn nhu cầu cuộc
sống cho người lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế người có việc làm là người làm một việc
gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích
hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Các công ước
của ILO về mặt pháp lý có tính chất khuyến nghị về các chính sách việc làm, thất
nghiệp, cũng như điều kiện lao động cho các quốc gia tham gia công ước. Ngoài


7


ra, nó còn có tính chất định hướng cho các quốc gia trong việc xây dựng các quy
định của pháp luật lao động về vấn đề việc làm và lựa chọn việc làm.
Trong thời gian vừa qua, ILO đã thể hiện được các tác động tích cực trong
việc kêu gọi các nước thành viên khi giải quyết việc làm phải hướng tới các cấp độ
hiệu quả khác nhau như Công ước số 122, năm 1964 về chính sách việc làm, ILO
kêu gọi các quốc gia thành viên khi giải quyết việc làm thì phải hướng tới các cấp
độ hiệu quả khác nhau: việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn
việc làm. Theo Công ước này:
+ Việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn nhu cầu tìm việc làm của những người có
khả năng lao động trong xã hội, là sự giải quyết về mặt số lượng;
+ Việc làm hiệu quả là việc làm phù hợp với nguyện vọng, trình độ, khả
năng của người lao động được tự do lựa chọn việc làm, là khả năng mà người lao
động cống hiến được nhiều nhất năng lực của mình đem lại hiệu quả cao nhất và tự
do lựa chọn việc làm với thời gian và điều kiện làm việc phù hợp nhất. Tự do lựa
chọn việc làm là giai đoạn phát triển cao nhất của chính sách việc làm ở mỗi quốc
gia và là mục tiêu mà các quốc gia và Chính phủ của các quốc gia hướng tới.
ILO còn đưa ra khái niệm "việc làm nhân văn" được xuất phát từ việc đấu
tranh cho sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới về vấn đề việc làm, nhằm tạo sự
bình đẳng về việc làm và mang lại chất lượng việc làm cao hơn. Khái niệm "việc
làm nhân văn" là khá mới mẻ và là khái niệm chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp cho
việc ra các quyết định, chính sách về việc làm của ILO và các quốc gia trong
những năm gần đây, là một bước tiến lớn và đánh dấu sự thay đổi to lớn về nhận
thức của loài người về vấn đề việc làm. Các đại biểu ở cuộc họp khu vực châu Á
lần thứ 13 của ILO tổ chức tại Bangkok năm 2001 đã công nhận tầm quan trọng
của việc làm nhân văn trong cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động
trong khu vực và hỗ trợ phát triển kinh tế của các nước trong bối cảnh hội nhập


8


quốc tế. Hội nghị đã khuyến nghị các nước thành viên xây dựng chương trình hành
động quốc gia về Việc làm nhân văn thông qua cơ chế ba bên với 4 cấu phần là
quyền tại nơi làm việc, cơ hội có việc làm chất lượng, bảo đảm xã hội và đối thoại
xã hội.
Các quốc gia khác nhau trên thế giới đều coi trọng vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động và là vấn đề có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt
trong xã hội. Ở một số quốc gia, nếu một chính trị gia muốn thắng cử trong các
cuộc vận động tranh cử bao giờ họ cũng phải đưa ra được vấn đề giải quyết việc
làm trong chương trình hoạt động tranh cử. Các tổng thống Mỹ muốn được tái đắc
cử bao giờ cũng phải nêu ra được các biện pháp giải quyết việc làm, chính sách lao
động và tiền lương cũng như điều kiện làm việc tốt hơn trước kia cho người lao
động.
ILO cũng đã thông qua nhiều Công ước và khuyến nghị nhằm giải quyết tốt
hơn việc làm cho người lao động. Điển hình là Công ước số 88 và Khuyến nghị số
83 đã quy định về những tiêu chuẩn, chức năng và việc tổ chức các trung tâm dịch
vụ việc làm ở các quốc gia. Về chính sách việc làm đã có Công ước số 122, về hoạt
động xúc tiến việc làm và bảo vệ thất nghiệp có Công ước số 163 v.v...
Như vậy, cho đến thời điểm này, quốc tế và từng quốc gia đã xác định được
vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề cơ bản trong đời sống kinh tế - xã
hội, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động là mục tiêu cơ bản và hướng
tới của các quốc gia.
1.1.2 . Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm theo pháp luật Việt
Nam
Khái niệm việc làm theo pháp luật nước ta được nhìn nhận khác nhau qua
các giai đoạn của nền kinh tế đất nước. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước

9



đây, mục tiêu của chúng ta là xây dựng xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất, trong xã hội chỉ duy trì hai hình thức sở hữu căn bản là sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể. Mọi người đều có việc làm, Nhà nước không thừa nhận có người
thất nghiệp và khái niệm thất nghiệp, mọi người đến tuổi lao động đều được bố trí
việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông, lâm trường. Mọi
người làm việc và hưởng thụ theo sự phân công, bố trí và chế độ tem phiếu của
Nhà nước. Điều này đã được thể hiện tại Điều 58 Hiến pháp 1980: Mọi công dân
đều có quyền có việc làm, Nhà nước phải có nghĩa vụ cam kết bảo đảm việc làm
đầy đủ cho người dân thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước có trách
nhiệm tạo việc làm và bảo đảm cho công dân có chỗ làm việc theo chế độ biên chế
suất đời, thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn
đề mang tính khẩu hiệu, lý thuyết còn trên thực tế thì các quy định này đã không
bao giờ thực hiện được và chúng ta đã phải nhìn nhận lại để chuyển đổi nền kinh tế
cho phù hợp với các quy luật khách quan, theo cơ chế thị trường, quy luật cung cầu
và giá trị.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 được đánh dấu một bước
chuyển đổi căn bản nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã mạnh dạn và quyết tâm
chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang mô hình của nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Từ đây, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đã được nhìn
nhận lại đúng với bản chất vốn có của nó. Lao động, việc làm được coi là một quyền
chính đáng và cơ bản của công dân và được Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bổ
sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khóa X (sau đây gọi tắt là Hiến pháp 1992) tại Điều 55 đã ghi nhận: "Lao động là
quyền và nghĩa vụ của công dân" 6, tr. 32. Từ đây, vấn đề việc làm đã được nhìn
nhận đầy đủ và khách quan hơn.

10



+ Quan niệm về việc làm đầy đủ đã được thay thế bằng việc Nhà nước có
trách nhiệm ngày càng tạo ra nhiều việc làm mới trong xã hội, trở thành mục tiêu
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội "Nhà nước và xã hội có kế hoạch
tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động" 6, tr. 32.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
6. Quốc hội (1992), Hiến pháp (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.
7. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
8. Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội
9. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội
10. Quốc hội (2005), Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
11. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội
12. Quốc hội (2006), Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.

11



13. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
14. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 11-04 về chính sách đối với
người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
15. Thủ tướng (2002), Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 02/12 về tổ chức và
hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, Hà Nội
16. Thủ tướng (2004), Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 30/03 về việc đẩy mạnh sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần nghị quyết Trung
ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) và tổ chức triển khai thực
hiện luật doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội
17. Chính phủ (2004), Nghị định số 155/NĐ-CP ngày 10-08 về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 11-04 về chính sách đối với
người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
18. Chính phủ (2004), Nghị định số 170/NĐ-CP ngày 22-9 về sắp xếp, đổi mới
và phát triển nông trường quốc doanh, Hà Nội
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 187/NĐ-CP ngày 16-11 về việc chuyển công
ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội
20. Chính phủ (2004), Nghị định số 200/NĐ-CP ngày 03-12 về sắp xếp, đổi mới
và phát triển lâm trường quốc doanh, Hà Nội
21. Chính phủ (2007), Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 26-06 về chính sách đối với
người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước, Hà Nội.
22. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Báo cáo số 65/BC-BLĐTBXH
ngày 21-11về một số vấn đề về lao động không bố trí được việc làm trong
doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội
23. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Thông tư số 19/TT-BLĐTBXH
ngày 22-11 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
41/2002/NĐ-CP ngày 11-4-2002 của Chính phủ (đã được sửa đổi bổ sung
tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10-8-2004 của Chính phủ) về

12



chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp
nhà nước, Hà Nội.
24. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 13/TT-BLĐTBXH
ngày 25-02 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ, về việc
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
25. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 16/TT-BLĐTBXH
ngày 19-04 hướng dẫn thực hiện chính một số điều về chính sách lao động
theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ, về sắp
xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh và Nghị định số
200/NĐ-CP ngày 03-12-2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm
trường quốc doanh, Hà Nội
26. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 18/TT-BLĐTBXH
ngày 11-05 sửa đổi bổ sung Thông tư số 19/TT-BLĐTBXH ngày 22-11
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 114-2002 của Chính phủ phủ (đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số
155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ) về chính sách đối với
người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
27. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Tờ trình số 70/BC-BLĐTBXH ngày
20-12 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty
nhà nước, Hà Nội.
28. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 18/TT-BLĐTBXH
ngày 10-9 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 110/2007/NĐCP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi
dư do sắp xếp lại công ty nhà nước, Hà Nội.
29. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 126/TT-BTC ngày 24-12 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

13



30. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 20/QĐ-BTC ngày 07-04 về quy chế quản
lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp
nhà nước, Hà Nội
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
31. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Tạp chí Lao động và xã hội,
số 247.
32. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Tạp chí Lao động và xã hội,
số 189.
33. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Tạp chí Lao động và Xã hội,
số 242.
34. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Tạp chí Lao động và Xã hội,
số 294.
35. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Tạp chí Lao động và Xã hội,
số 272.
36. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
37. Một số Điều ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
38. Dương Ngọc (2007), "Doanh nghiệp nhà nước mạnh hay yếu", Báo điện tử
Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 25/5/2007.
39. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và các
giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
40. Viện Ngôn ngữ (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
41. Nguyễn Văn Xô (Chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt, (Bản in lần thứ tư),
Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

14




×