Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.56 KB, 4 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học kinh tế

Phát triển dịch vụ vận tải hành khách
công cộng ở Hà Nội

Nguyễn Thùy Anh

Luận văn ThS. Kinh tế chính trị

Hà Nội 2008


Mở đầu
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ VTHKCC ở đô thị
như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ VTHKCC của một số
nước như: Ấn Độ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đức…
- Phân tích thực trạng dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội từ năm 2000 cho đến nay
– những điểm mạnh cũng như những điểm yếu cần khắc phục.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ VTHKCC
ở Hà Nội.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về phát triển dịch vụ VTHKCC ở đô thị.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ VTHKCC ở TP Hà Nội.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ VTHKCC ở TP Hà Nội.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ VTHKCC Ở ĐÔ THỊ
1.1 Tổng quan về dịch vụ VTHKCC
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ


Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tính vô hình và
khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho
việc nêu một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa các quốc
gia khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, có cách hiểu về dịch vụ
không giống nhau. Có thể thấy rằng, dù có nhiều cách tiếp cận nhưng cách định


nghĩa kinh điển dựa trên tính chất của dịch vụ là định nghĩa chuyển tải được những
nội dung cơ bản và đầy đủ nhất về dịch vụ: “Dịch vụ là các hoạt động của con
người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm
được”. Định nghĩa này nêu lên được hai đặc điểm cơ bản của dịch vụ.
Thứ nhất, dịch vụ là một “sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao động và
sản xuất nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Thứ hai, khác với hàng hóa là cái hữu hình, dịch vụ là vô hình, phi vật chất
không thể lưu trữ được.
Dịch vụ không phải là của cải vật chất dưới dạng những sản phẩm hữu hình
nhưng chúng lại tạo ra giá trị thặng dư do có sự khai thác sức lao động, tri thức,
chất xám của con người. Dịch vụ kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực
như: tài chính, vận tải, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp lý…
Quan niệm về dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh mối tương tác qua lại giữa
doanh nghiệp và khách hàng. Bằng cách đáp ứng những nhu cầu trừu tượng của
khách hàng như lắng nghe khách hàng với sự thông cảm, chia sẻ khi họ gặp phải
một vấn đề khó khăn hay đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khác nhau
khi không thể đáp ứng chính xác cái mà họ cần, doanh nghiệp có thể bỏ xa các đối
tượng cạnh tranh trong cuộc đua về chất lượng phục vụ.
- Dịch vụ cốt lõi có thể do Nhà nước cung ứng. Đây là loại dịch vụ quan
trọng, phục vụ cho các nhu cầu tối thiểu cần thiết trong xã hội. Nhà nước có trách
nhiệm bảo đảm cung ứng các loại dịch vụ này cho xã hội. Chi phí để cung cấp các
loại dịch vụ này được chi trả qua thuế. Như vậy, trong các loại dịch vụ cốt lõi có
bao gồm dịch vụ hành chính công và một số DVCC cơ bản như: quốc phòng, an

ninh, cứu hỏa, tiêm chủng…
- Loại dịch vụ do Nhà nước và thị trường cùng đảm nhận. Đây là nhóm dịch
vụ tuy thuộc về trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo cho xã hội, song Nhà


nước có thể trực tiếp cung ứng hoặc ủy nhiệm cho các thành phẩn ngoài Nhà nước
cung ứng dưới nhiều hình thức. Ở đây, Nhà nước giữ vai trò là người điều tiết, hỗ
trợ để các chủ thể cung ứng đầy đủ và đảm bảo yêu cầu của Nhà nước về các loại
dịch vụ này. Việc sử dụng các loại dịch vụ này có thể phải trả tiền một phần hoặc
toàn bộ tùy theo khả năng kinh phí của Nhà nước đến đâu.
- Loại dịch vụ do thị trường đảm nhận: đây là loại dịch vụ mang tính cá
nhân đáp ứng nhu cầu từng thành viên riêng lẻ trong xã hội. Loại dịch vụ này được
thực hiện hoàn toàn theo cơ chế thị trường và quy luật giá trị, quy luật cung cầu
của thị trường. Nhà nước không can thiệp vào việc cung ứng các loại dịch vụ này,
mà chỉ thực hiện sự quản lý bằng pháp luật ở tầm vĩ mô.
Trên thực tế, có những loại dịch vụ rất quan trọng phục vụ nhu cầu chung
của cả cộng động nhưng không một tư nhân nào muốn cung ứng vì nó không mang
lại lợi nhuận hoặc vì tư nhân đó không đủ quyền lực và vốn để tổ chức việc cung
ứng. Đối với những loại dịch vụ này, không ai khác ngoài Nhà nước có khả năng
và trách nhiệm cung ứng cho nhân dân.
Cũng có những loại dịch vụ mà tư nhân có thể cung cấp nhưng cung cấp
không đầy đủ, hoặc thị trường tư nhân tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, gây
tình trạng độc quyền, đẩy giá cả lên cao, làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu
dùng… Khi đó Nhà nước phải có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc điều tiết,
kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo việc cung ứng dịch vụ đó được bình thường,
phục vụ nhu cầu cơ bản của con người.




×