Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.74 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

ĐỖ THỊ KIỀU HOA

XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Du lịch học

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015


Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Trung Lương
Phản biện 2: PGS.TS. Triệu Thế Việt

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Lúc 11h00 ngày 24
tháng 01 năm 2015.

Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i:- Trung t©m
th- viÖn §¹i häc Quèc gia Hµ Néi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), Đồng Tháp được đánh giá là có tiềm năng phát triển du
lịch khá cao, với nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn như:
Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim – Tam Nông, khu đất ngập nước
quốc tế thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới,
khu du lịch (KDL) Sinh thái Gáo Giồng, làng hoa – kiểng Sa Đéc,
khu di tích (KDT) Xẻo Quít, KDT Nguyễn Sinh Sắc, KDT Gò Tháp,
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê; cùng với khá nhiều làng nghề truyền thống
nổi tiếng như Chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long
Khánh… Tuy nhiên, so với các tỉnh có điều kiện du lịch tương tự
trong vùng ĐBSCL thì khả năng thu hút cũng như phát triển du lịch
của Đồng Tháp vẫn còn rất thấp.
Nghiên cứu về điểm, tuyến du lịch không phải là một đề tài
mới, nhưng với từng địa phương việc quy hoạch và xây dựng điểm,
tuyến du lịch là hoàn toàn khác nhau và mang ý nghĩa riêng đối với
phát triển du lịch tại địa phương đó. Về cơ bản, hệ thống điểm, tuyến
du lịch đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Đồng Tháp; tuy nhiên, việc nghiên cứu, xây dựng và đánh giá độ
hấp dẫn của các điểm, tuyến vẫn còn nhiều hạn chế.Điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc khai thác tài nguyên và tạo sự liên kết cho
du lịch Đồng Tháp với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và cả nước.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết về tổ chức lãnh thổ du lịch,
cơ sở khoa học xây dựng tuyến điểm du lịch với thực tế hoạt động du

1



lịch ở Đồng Tháp, tác giả hy vọng đề tài “Xây dựng một số điểm,
tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp” sẽ có thể góp phần phát triển du lịch
Đồng Tháp, khai thác tối đa các tiềm năng vốn có, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh và tạo được mối liên kết chặt chẽ
với các tỉnh thành khác trong vùng ĐBSCL, góp phần phát triển du
lịch Đồng Tháp một cách bền vững, khẳng định được vai trò và tầm
quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới.
Các nhà khoa học trên thế giới sớm nhận thấy để xây dựng
được các điểm, tuyến du lịch thì tài nguyên du lịch là cơ sở ban đầu,
là điều kiện quan trọng.
2.2. Ở Việt Nam
Liên quan đến hướng nghiên cứu này có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu sau đây:
Dự án“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn 1995 – 2010” do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện
(năm 1995).
Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở 3
vùng du lịch đến năm 2010 và định hướng đến 2020” do Tổng cục
Du lịch thực hiện (năm 2000).
Công trình trực tiếp đầu tiên nghiên cứu việc xác định các
điểm, tuyến du lịch phải kể đến “Cơ sở khoa học của việc xác định
tuyến điểm du lịch Nghệ An”, luận án Phó tiến sĩ khoa học địa lý –

2


địa chất năm 1995 của Nguyễn Thế Chinh; tiếp theo là “Cơ sở cho
việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch” của Viện Nghiên cứu và Phát

triển Du lịch thực hiện năm 1996; và một số đề tài luận án Tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ khác như: “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
tuyến điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ”, luận án Phó tiến sĩ khoa học
địa lý – địa chất, trường ĐHSPHN, năm 1966 của Hồ Công Dũng;
“Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở khu vực phía Tây Hà Nội
trong tiến trình hội nhập” của Phùng Thị Hằng (luận văn thạc sĩ năm
2008, ĐHSPHN), “Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch Lào Cai
trong tiến trình hội nhập” của Đoàn Thị Thơm (luận văn thạc sĩ
2009, ĐHSPHN) … đã xây dựng gần như toàn bộ cơ sở lý luận cho
việc xác định các điểm tuyến du lịch.
Trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cho đến nay chưa có công
trình đề cập đến việc nghiên cứu, xác định các điểm, tuyến du lịch, và
hướng nghiên cứu Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng
Tháp chưa có đề tài nào thực hiện.
3 Mục đích, nhiệm vụ
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng cơ sở lý luận và
thực tiễn về du lịch để xây dựng các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng
Tháp nhằm tăng cường sự hấp dẫn và làm phong phú thêm cho các
điểm đến, cũng như tăng sự lựa chọn cho du khách khi đến với Đồng
Tháp.

3


3.2 Nhiệm vụ
-

Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng điểm,
tuyến du lịch và thực trạng khai thác điểm, tuyến du lịch ở địa

bàn nghiên cứu.

-

Xây dựng một số điểm tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các điểm,
tuyến du lịch ở tỉnh trong tương lai.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Điểm, tuyến du lịch và các vấn đề có liên quan đến tuyến,
điểm du lịch như: tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, chương trình
du lịch…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: tập trung vào việc lựa chọn các chỉ tiêu và xây dựng
các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp

-

Về nội hàm:

o

Việc “xây dựng: được giới hạn ở mức độ xác định, xem xét lại
các điểm du lịch đang khai thác trên địa bàn tinh Đồng Tháp.


o

Các điểm, tuyến được giới hạn về số lượng trong phạm vi địa bàn
tỉnh Đồng Tháp, vì vậy “một số” điểm, tuyến ở đây gồm: 10
điểm và 10 tuyến du lịch (gồm 2 tuyến quốc tế, 4 tuyến liên tỉnh
và 4 tuyến nội địa) đã và đang được khai thác.

4


-

Về không gian lãnh thổ: toàn bộ tỉnh Đồng Tháp với 2 thành phố,
1 thị xã và 9 huyện, trong đó có gắn kết với một số tỉnh lân cận
thuộc vùng ĐBSCL.

-

Về thời gian: tập trung phân tích số liệu từ 2005 đến nay, đưa ra
định hướng khai thác các điểm, tuyến đến 2020 và 2030.

5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
6. Những đóng góp chủ yếu
Xây dựng các điểm, tuyến du lịch ở Đồng Tháp trong giai
đoạn mới bằng phương pháp tính điểm.
Đưa ra được các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các
điểm, tuyến du lịch tại Đồng Tháp.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo
cùng phụ lục, nội dung của luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng
điểm, tuyến du lịch
Chương 2: Điều kiện xây dựng các điểm, tuyến du lịch và
thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng
Tháp và các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả chung.

5


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY
DỰNG ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Các khái niệm có liên quan.
1.1.2. Khái niệm về điểm, tuyến du lịch.
1.1.3. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc xây dựng các điểm, tuyến
du lịch.
1.1.4 Quy trình xây dựng các điểm, tuyến du lịch
1.1.4.1 Lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản xây dựng điểm du lịch
a. Vị trí địa lí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch
Dựa vào điều kiện thực tế của CSHT giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, vị trí và khả năng tiếp cận được phân
chia thành 4 cấp như sau:
- Thuận lợi: Khoảng cách dưới 10km, thời gian đi đường dưới
30ph, có thể đi bằng 2– 3 loại phương tiện giao thông thông
dụng.
- Khá thuận lợi: Khoảng cách từ 10 – dưới 25km, thời gian đi

đường 30ph – dưới 1h, có thể đi bằng 2 – 3 loại phương tiện giao
thông thông dụng.
-

Thuận lợi trung bình: Khoảng cách 25 – dưới 35km, thời

gian đi đường từ 1h – dưới 1h30ph, có thể đi bằng 1– 2 loại
phương tiện giao thông thông dụng.

6


-

Kém thuận lợi: Khoảng cách 35 – 45km, thời gian đi đường

khoảng 1h30ph – 2h, có thể đi bằng 1– 2 loại phương tiện giao
thông thông dụng.
b. Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn của các điểm tham quan được phân chia thành 4
cấp cơ bản:
-

Hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp hoặc có trên 5 hiện tượng, di
tích tự nhiên đặc biệt hoặc có công trình văn hóa DTLS có tính
nghệ thuật đặc sắc được Bộ VHTT & DL công nhận cấp quốc
gia, đáp ứng trên 5 loại hình du lịch.

-


Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 phong cảnh đẹp hoặc có 3 – 5 hiện tượng,
di tích tự nhiên đặc biệt hoặc có công trình văn hóa DTLS có tính
nghệ thuật độc đáo được Bộ VHTT&DL công nhận cấp quốc gia
hoặc có thể khai thác phát triển 3 – 5 loại hình du lịch.

-

Hấp dẫn trung bình: Có 1 – 2 phong cảnh đẹp hoặc có 2 hiện
tượng, di tích tự nhiên đặc biệt hoặc có công trình văn hóa DTLS
có tính nghệ thuật trung bình được Sở VHTT&DL công nhận cấp
tỉnh, hoặc có thể khai thác phát triển 1 – 2 loại hình du lịch.
- Kém hấp dẫn: Có phong cảnh đơn điệu hoặc có công trình

văn hóa DTLS có ý nghĩa địa phương, chỉ có thể khai thác phát triển
1 loại hình du lịch.
c. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Các chỉ tiêu xây dựng CSHT và CSVCKT ở Đồng Tháp có
thể chia thành 4 cấp:

7


-

Tốt: có CSHT, CSVCKT du lịch đồng bộ, tiện nghi, đạt chuẩn
quốc gia và quốc tế.

-

Khá tốt: có CSHT, CSVCKT du lịch đồng bộ, tiện nghi, đạt

chuẩn quốc gia.

-

Trung bình: có được một số CSHT, CSVCKT du lịch nhưng
chưa đồng bộ, chưa đầy đủ tiện nghi.

-

Kém: còn yếu về CSHT và CSVCKT du lịch, nếu đã có thì chất
lượng thấp và có tính chất tạm thời.
d. Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch lệ thuộc chặc chẽ vào đặc điểm

khí hậu, tập quán sinh hoạt, lễ hội và được chia thành 4 mức độ:
-

Dài: Trên 200 ngày trong một năm có thể khai thác tốt hoạt động
du lịch và trên 180 ngày/năm có điều kiện khí hậu thích hợp với
khí hậu con người.

-

Khá dài: có từ 150 – 200 ngày trong một năm có thể khai thác tốt
hoạt động du lịch và từ 120 – 180 ngày/năm có điều kiện khí hậu
thích hợp với khí hậu con người.

-

Trung bình: từ 100 – 150 ngày trong một năm có thể khai thác tốt

hoạt động du lịch và 90 – 120 ngày/năm có điều kiện khí hậu
thích hợp với khí hậu con người.

-

Ngắn: dưới 100 ngày trong một năm có thể khai thác tốt hoạt
động du lịch và dưới 90 ngày/năm có điều kiện khí hậu thích hợp
với khí hậu con người.
e. Khả năng đón khách du lịch

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung Ương (2009),
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp (2014), Địa chí tỉnh Đồng
Tháp, NXB Trẻ.
3. Bộ kế hoạch và đầu tư (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
6. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2014), Niên giám Thống Kê
2013.
7. Hồ Công Dũng (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Luận án PTS khoa học
địa lý – địa chất ĐHSP Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Kinh tế du lịch,
NXB Lao động – Xã hội.
9. Phùng Thị Hằng (2008) Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở
khu vực phía Tây Hà Nội trong tiến trình hội nhập, Luận văn
Thạc sĩ địa lý học. ĐHSP Hà Nội.
10. Phạm Trung Lương và nnk (1995), Cơ sở khoa học xây dựng các
tuyến điểm du lịch, Đề tài cấp bộ.
11. Luật du lịch Việt Nam (2007), NXB Tư Pháp, Hà Nội.

9


12. Trần Thị Mai chủ biên, Giáo trình Tổng quan Du lịch, NXB Lao
Động.
13. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương Chủ biên (2009), Giáo
trình QTKD Lữ hành, NXB ĐH KTQD, Hà Nội.
14. Trương Ngọc Oanh (2012), Xác định các điểm, tuyến du lịch ở
tỉnh Ninh Bình, Luận ăn Thạc sĩ Địa lý học. ĐHSP Hà Nội.
15. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, NXB
ĐHQGHN.
16. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999), Tổ chức lãnh thổ du lịch,
NXB GD.
17. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, NXB ĐHQG Tp.
HCM.
18. Tổng cục du lịch, Trung tâm thông tin du lịch (2013), Số liệu
thống kê ngành du lịch giai đoạn 2000 – 2012, NXB Thanh
Niên.
19. Tổng cục Du lịch (2002), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
20. Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2009), Đề

án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020.
21. Nguyễn Minh Tuệ chủ biên (2012), Địa lý du lịch Việt Nam,
NXB GDVN.
22. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Cơ sở khoa học cho việc xây
dựng các điểm, tuyến du lịch (1996), Hà Nội.

10


23. UBND Tỉnh Đồng Tháp, Sở Thương mại – Du lịch, Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001 – 2010
và định hướng đến 2020, Báo cáo tổng hợp.
24. Bùi Thị Hải Yến (2010), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB
GDVN.
25. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, (2011),
NXB GDVN.
Trang web tham khảo
26.
27.
28.
29. />8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN_vyBTA08_Iz8T
t5Awg0ATQ_2CbEdFAJQIPBA!/?WCM_PORTLET=PC_7_UTF
FLUD40ONR50IN2N4FTV0QK2_WCM&WCM_GLOBAL_CON
TEXT=/wps/wcm/connect/TXSD/sittxsd/sitadukhach/sitavhat/sita
lntt/langhoasadec
30. />nhpho/tinhdongthap
31. />anhpho/tinhdongthap/thongtintinhthanh?view=introduction&pro
vinceId=1358
32. />ach/sitacongtydulich/sitacactuyendulich/cac+tuyen+du+lich+cu
a+tinh+dt


11


33. />8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN_vyBTA08_Iz8T
t5Awg0ATQ_2CbEdFAJQIPBA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=
/wps/wcm/connect/TXSD/sittxsd/sitatntucsukien/hoithaophattrien
langhoasadec

12



×