Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu cổ nhân ngôn hành lục của đặng xuân bảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.07 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU CỔ NHÂN NGÔN HÀNH LỤC
CỦA ĐẶNG XUÂN BẢNG

LUậN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU CỔ NHÂN NGÔN HÀNH LỤC
CỦA ĐẶNG XUÂN BẢNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60 22 01 04

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong Luận văn này là do chúng tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh.
2. Mọi tham khảo dùng trong Luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tác phẩm, thời gian địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, chúng tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô
trong Bộ môn Hán Nôm tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS Trịnh Khắc
Mạnh đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi thực hiện Luận văn này.
Mặc dù, chúng tôi đã cố gắng hoàn thiện Luận văn này bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2016.
Học viên

Ngô Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................5

6. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG .................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 1 ĐẶNG XUÂN BẢNG VÀ TÁC PHẨM CỔ NHÂN NGÔN HÀNH
LỤC ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Thân thế và sự nghiệp Đặng xuân Bảng......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Bối cảnh xã hội .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Quê hương, dòng họ và gia đình Đặng Xuân BảngError! Bookmark not
defined.
1.1.3. Thân thế và sự nghiệp Đặng Xuân Bảng ... Error! Bookmark not defined.
1.2. Trước thuật của Đặng Xuân Bảng .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Các tác phẩm của Đặng Xuân Bảng .......... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình văn bản Cổ nhân ngôn hành lụcError! Bookmark not defined.
1.2.3. Xác định bản tin cậy tác phẩm “Cổ nhân ngôn hành lục” .............. Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM CỔ NHÂN NGÔN HÀNH
LỤC ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Giá trị nội dung tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄 ............ Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Gây dựng phẩm chất cá nhân .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thận trọng trong lời ăn tiếng nói .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Dạy bảo con cái ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Giá trị văn hóa, giáo dục của tác phẩm .......... Error! Bookmark not defined.
2.3. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm ...................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................7
PHỤ LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặng Xuân Bảng là một học giả, một nhà giáo lỗi lạc, một danh sĩ nổi tiếng
triều Nguyễn. Sự nghiệp trước tác của Đặng Xuân Bảng rất rộng, bao trùm nhiều
lĩnh vực, số lượng công trình của ông dù đã thất lạc nhưng vẫn còn khoảng trên 10
tác phẩm. Trước tác của của Đặng Xuân Bảng đa dạng, thuộc nhiều chuyên môn
bao gồm: sử học, địa lý, thiên văn học, văn học, ngôn ngữ học, triết học, giáo dục
học, y dược và thơ ca. Đặng Xuân Bảng được biết đến nhiều bởi các công trình viết
về lịch sử, đặc biệt là với tác phẩm Việt sử cương mục tiết yếu 越史綱目節要.
Ngoài sử học, Đặng Xuân Bảng còn rất tâm huyết với vấn đề đạo đức, mà theo ông
nhấn mạnh là “Khuyên răn con cháu trong nhà”, nổi bật trong các tác phẩm về đạo
đức của ông có tập Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄.
Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄 là tác phẩm chữ Hán được Đặng Xuân
Bảng 鄧春榜 biên tập, Đặng Vương Toản 鄧王鑽 bình điểm, Đặng Xuân Hồn
鄧春渾 hiệu đính, in năm Thành Thái thứ 7 (1895). Nội dung của sách ghi lại
những lời nói hay, hành vi đẹp của danh nhân các đời trong lịch sử Trung Quốc.
Sách chia thành ba quyển, mỗi quyển mang một nội dung xung quanh các vấn đề
đạo đức ứng xử trong gia đình xã hội, từ giáo dục con cái, vợ chồng; đến lời ăn
tiếng nói, đến cả việc chi tiêu tiết kiệm, thận trọng trong việc giữ chức vụ. Nội dung
của sách có giá trị đối với mọi thời đại, mọi chế độ, lại càng có ý nghĩa hơn trong
thời đại ngày nay, khi mà nước ta đang từng bước phát triển hội nhập đổi mới,
nhiều giá trị đạo đức đang bị mai một cần được củng cố lại. Cổ nhân ngôn hành lục
古人言行錄 là một trong những tác phẩm hay, thế nhưng tập sách này chưa ai dịch
và chú giải, công bố, hoặc có chăng đi nữa cũng chỉ dừng lại ở khảo qua một vài
chương, chưa nêu được toàn bộ ý nghĩa và giá trị nội dung của tác phẩm.
Nghiên cứu tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục có thể thấy tấm lòng của Đặng
Xuân Bảng truyền lại cho thế hệ sau, để thế hệ sau được tắm trong suối nguồn của
đạo đức, được chảy trong dòng chảy của khuôn phép. Cổ nhân ngôn hành lục

古人言行錄 mang nhiều giá trị nội dung phong phú, tốt đẹp dạy con người ta phân


biệt phải trái, đúng sai. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu Cổ
nhân ngôn hành lục của Đặng Xuân Bảng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu, giới thiệu về tác gia Đặng Xuân Bảng và trước tác
Đặng Xuân Bảng là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Nhiều bài viết, chuyên khảo và luận văn, luận án nghiên cứu về tác phẩm,
tác gia Đặng Xuân Bảng, có thể kể đến như:
Từ những năm 1897, khi Đặng Xuân Bảng bước vào tuổi gần đất xa trời, con
rể ông là Nguyễn Xuân Chức 阮春職 đã biên soạn cuốn Hành Thiện Đặng công
hành trạng (行善鄧功行狀) nói về công danh sự nghiệp và các tác phẩm của ông.
Năm 1925, con trai Đặng Xuân Bảng là Đặng Xuân Viện 鄧春院 (bút danh
Đặng Nguyên Khu 鄧元軀) đã hoàn thành cuốn sách Hy Long di thặng (希龍移乘)
gồm 23 hồi, tác phẩm đã kể lại đầy đủ và khá chi tiết lịch sử cuộc đời Đặng Xuân
Bảng làm tấm gương sáng cho người đời cùng soi.
Năm 1995, TS. Hoàng Văn Lâu, công bố 2 bài viết về tác gia, tác phẩm của
Đặng Xuân Bảng: 1/ Bài “Việt sử cương mục tiết yếu – vài nét về tác gia tác phẩm”,
in trên Tạp chí Hán Nôm số 3 năm 1995. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của
luận án Tiến sĩ và cập nhật những thông tin về tác phẩm Việt sử cương mục tiết yếu,
tác giả đưa ra những nhận xét về tác phẩm và tác gia Đặng Xuân Bảng. 2/ Bài
“Bước đầu kiểm kê lại những tác phẩm của Đặng Xuân Bảng trong kho sách Hán
Nôm” in trên Tạp chí Hán Nôm số 4 năm 1995. Bài viết đã kiểm kê toàn bộ tác
phẩm của Đặng Xuân Bảng trong kho sách Hán Nôm, đã đem lại cho giới nghiên
cứu cái nhìn toàn diện về trước tác của Đặng Xuân Bảng.
Năm 1996, Hoàng Văn Lâu đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ với đề tài:
Khảo sát văn bản bộ “Việt sử cương mục tiết yếu” của Đặng Xuân Bảng. Như mọi
người đã biết, tác phẩm Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng là một
trong ba bộ sử lớn ghi chép về lịch sử thời kỳ phong kiến ở nước ta. Cho đến nay

tác phẩm này bị xem là tàn khuyết và chưa được dịch công bố. Bởi vậy, luận án của
Hoàng Văn Lâu nhằm giới thiệu và khôi phục văn bản bộ Việt sử cương mục tiết


yếu rất giá trị khoa học đối với ngành Hán Nôm và Sử học. Tác giả luận án đã bỏ
nhiều công sức để tìm kiếm các nguồn tài liệu và đã tập hợp được 7 văn bản khác
nhau có liên quan đến bộ Việt sử cương mục tiết yếu. Qua phân tích, đối chiếu và
vận dụng thành thạo tri thức văn bản học, tác giả luận án đã bước đầu khôi phục
được diện mạo văn bản bộ Việt sử cương mục tiết yếu gồm 8 quyển với 1.200 trang.
Kết quả nghiên cứu này thực sự có giá trị. Từ nay chúng ta có được bộ Việt sử
cương mục tiết yếu đầy đủ của Đặng Xuân Bảng, một tác phẩm sử học giá trị để
phiên dịch, công bố và sử dụng.
Năm 2000, TS.Hoàng Văn Lâu đã nghiên cứu văn bản tác phẩm, dịch toàn bộ
và công bố tác phẩm Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng, do Nhà xuất
bản Khoa học xã hội ấn hành.
“Khảo sát tài liệu Hán Nôm về dư địa chí hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu
Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (94) 2009; tr. 11-28 của PGS.TS. Trịnh Khắc
Mạnh. Bài viết tổng hợp lại những tác phẩm còn lưu trữ được tại Viện nghiên cứu
Hán Nôm viết về Địa chí, trong đó có Nam quốc địa dư của Đặng Xuân Bảng.
“Gia huấn, nữ huấn và giáo dục phụ nữ dưới thời phong kiến qua một số tác
phẩm về giáo dục gia đình của Đặng Xuân Bảng”, Việt Nam học và Tiếng Việt- Các
hướng tiếp cận, TS. Đặng Thị Vân Chi, Nxb. KHXH, 2011. Nội dung bài viết rút ra
ra từ việc đọc các tác phẩm giáo dục gia đình của Đặng Xuân Bảng, tổng kết lại để
nói đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trong Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày mất danh nhân Đặng Xuân
Bảng do Hội sử học Hà Nội tổ chức ngày 21/12/2010 tại Văn Miếu Quốc tử giám
các báo cáo khoa học về Đặng Xuân Bảng được biết đến như:
- Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng - vị học giả uyên bác, nhà sử học xuất sắc của Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XIX của PGS.TS Nguyễn Minh Tường
- Đặng Xuân Bảng , nhà sử học lớn thời cận đại của PGS.TS Chương Thâu.

- Đặng Xuân Bảng, nhà sử học lớn cuối thế kỷ XIX của PGS.TS Tạ Ngọc Liễn.
- Sử quan và phương pháp làm sử của Đặng Xuân Bảng - Tiếp cận từ lời bình
trong Việt sử cương mục tiết yếu của PGS.TS Vũ Văn Quân và Th.s Vũ Đường Luân.


- Quan điểm sử học tiến bộ của Đặng Xuân Bảng qua bộ Việt sử cương mục
tiết yếu của TS Nguyễn Hữu Tâm
- Những đóng góp của Đặng Xuân Bảng về quan chế qua sách Sử học bị khảo
báo cáo của TS. Đặng Kim Ngọc.
- Đặng Xuân Bảng với giáo dục gia đình của TS. Đặng Thị Vân Chi.
- Vài nét về quan điểm giáo dục của Đặng Xuân Bảng của Th.s Đỗ Danh Huấn.
- Đặng Xuân Bảng- cuộc đời và sự nghiệp qua thơ văn của GS. AHLĐ Vũ Khiêu.
- Tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm của Đặng Xuân Bảng văn bản và dịch
thuật của PGS.TS Đinh Khắc Thuân.
- Tìm hiểu giá trị khoa học trong tác phẩm „Nam phương danh vật bị khảo‟
của Đặng Xuân Bảng của PGS.TS Nguyễn Tá Nhí.
2.2. Nghiên cứu, giới thiệu về tác phẩm “Cổ nhân ngôn hành lục”
Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện có ít bài viết nghiên cứu và giới thiệu về tác
phẩm Cổ nhân ngôn hành lục của Đặng Xuân Bảng. Có chăng chỉ là những bài viết
về giá trị của tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục trong giáo dục nếp sống và sinh hoạt
gia đình, như:
- Bài “Đôi điều thu hoạch từ Cổ nhân ngôn hạnh lục của Đặng Xuân Bảng về
giáo dục gia đình” của PGS.TS Nguyễn Hải Kế và CN Vũ Thị Minh Nguyệt. Đây là
bài báo cáo khoa học được trình bày trong ngày kỷ niệm 100 năm ngày mất của
Đặng Xuân Bảng do Hội sử học tổ chức tại Văn miếu Quốc tử giám năm 2010. Nội
dung của báo cáo này chủ yếu giới thiệu về những chương mục và giá trị giáo dục
của tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục.
Có thể thấy về mảng viết sử, tác phẩm của Đặng Xuân Bảng có nhiều khảo
cứu đánh giá chuyên sâu có giá trị, về mảng giáo dục cũng rất được quan tâm tìm
hiểu. Tuy nhiên, tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục cũng đã có người bình điểm,

nhưng chỉ dừng lại ở chỗ khảo lược, đi sâu vào tác phẩm khảo cứu và phiên dịch thì
chưa có ai thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn bản tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục
古人言行錄 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu nghiên cứu giá trị tác phẩm Cổ nhân
ngôn hành lục. Từ việc nghiên cứu giá trị nội dung tác phẩm để thấy được tấm lòng
của Đặng Xuân Bảng về vấn đề giáo dục đạo đức, đến giá trị nghệ thuật, giá trị văn
hóa giáo dục của tác phẩm và ý nghĩa xã hội của tác phẩm đối với xã hội hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp văn bản học, nhằm mô tả văn bản, so sánh, đối chiếu, phân tích
dị văn giữa các văn bản, đưa ra nhận xét về bản đáng tin cậy để phiên dịch, công bố
và nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu văn học: thông qua phương pháp này chúng tôi tiến
hành tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật văn chương của tác phẩm.
Ngoài ra chúng tôi cũng áp dụng nghiên cứu liên ngành để đáp ứng được yêu
cầu đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần giới thiệu thân thế và sự nghiệp Đặng Xuân Bảng trong hệ thống
danh nhân nước nhà nói chung và danh nhân thế kỷ XIX nói riêng, với những thông
tin cập nhật.
- Nghiên cứu vấn đề về văn bản tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄,
xác định bản đáng tin cậy, góp phần xử lý văn bản học Hán Nôm nói chung.
- Nghiên cứu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tác phẩm Cổ nhân ngôn
hành lục 古人言行錄 của Đặng Xuân Bảng, góp phần xã hội hóa di sản Hán Nôm.

- Giới thiệu ý nghĩa xã hội của tác phẩm trong việc giáo dục phẩm cách con
người xưa và nay, góp phần nghiên cứu con người Việt Nam.
- Tuyển dịch nội dung tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục phiên
âm dịch nghĩa văn bản Cổ nhân ngôn hành lục古人言行錄 ra, luận văn được chia
ra làm 2 chương:


Chương 1: Đặng Xuân Bảng và tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục
Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như các trước tác của Đặng Xuân
Bảng. Tiếp đến tiến hành khảo sát, đối chiếu các dị bản của văn bản và xác định bản
đáng tin cậy tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄 để biên dịch và công bố.
Chương 2: Nghiên cứu giá trị tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục
Nghiên cứu ý nghĩa xã hội của nội dung tác phẩm và giá trị nghệ thuật tác phẩm,
từ đó nêu lên giá trị tác phẩm trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam xưa và nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Chữ Hán:
1.

古人言行錄Cổ nhân ngôn hành lục, ký hiệu A.1058, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

II. Tiếng Việt:
2.

Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862-1930, Nxb Xây
dựng, Hà Nội


3.

Đào Duy Anh (1961), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb (Nhà xuất bản).
KHXH (Khoa học Xã hội), H (Huế).

4.

Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT (Văn hóa thông tin),
Hà Nội.

5.

Võ Ngọc Châu (dịch) (1994), Điển cố Trung Hoa, Nxb Trẻ, tp (Thành phố) Hồ
Chí Minh.

6.

Đặng Thị Vân Chi (2011), “Gia huấn, nữ huấn và giáo dục phụ nữ dưới thời
phong kiến qua một số tác phẩm về giáo dục gia đình của Đặng Xuân Bảng”,
Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận, Nxb. KHXH, Hà Nội.

7.

Đoàn Trung Còn (dịch giả) (2006), Tứ thư, Nxb Thuận Hóa.

8.

Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb KHXH, Hà Nội.

9.


Nguyễn Thạch Giang (2002), Điển nghĩa văn học Nôm Việt Nam, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.

10. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.
11. Trần Văn Giáp (1970), Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập I, Nxb, KHXH, H.
12. Nguyễn Văn Hiệu (2000), “Quan hệ và tiếp nhận văn hóa Trung Quốc ở Việt
Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Hán Nôm, Số 4 (45).
13. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb KHXH, Hà Nội.
14. Lưu Văn Hy, Từ điển danh ngôn thế giới, Nxb Tổng hợp tp.HCM
15. Đinh Gia Khánh (1977), Điển cố văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.
16. Đặng Nguyên Khu (1929), Hy Long dĩ thặng, Nam phong, số 139-140, tháng 6-7.
17. Hoàng Văn Lâu (1995), “Việt sử cương mục tiết yếu - vài nét về tác gia tác
phẩm”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.


18. Hoàng Văn Lâu (1995), “Bước đầu kiểm kê lại những tác phẩm của Đặng
Xuân Bảng trong kho sách Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
19. Hoàng Văn Lâu (1996), Khảo sát văn bản bộ “Việt sử cương mục tiết yếu”
của Đặng Xuân Bảng, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
20. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nxb Văn học,
Hà Nội.
21. Trịnh Khắc Mạnh (2012), Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam,
Nxb.KHXH. Hà Nội.
22. Trịnh Khắc Mạnh (2014), Văn bản học Hán Nôm, Nxb.KHXH. Hà Nội.
23. Trịnh Khắc Mạnh (2014), Tiếp cận di sản Hán Nôm, Nxb.KHXH. Hà Nội.
24. Trần Nghĩa - François Gros đồng chủ biên (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam
Việt Nam - Thư mục đề yếu, Nxb KHXH, Hà Nội, 3 tập.
25. Nguyễn Tôn Nhan (1999), Từ điển văn học cổ Trung Quốc, Nxb Văn nghệ, tp
Hồ Chí Minh.

26. Niên biểu Việt Nam đối chiếu với năm dương lịch và niên biểu Trung Quốc (in
lần 3) (1984), Nxb KHXH, Hà Nội.
27. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb tp Hồ Chí Minh.
29. Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc Mạnh (2006), Cơ sở văn bản học Hán Nôm, Nxb
KHXH, Hà Nội.
30. Lao Tử, Thịnh Lê (2001), Từ điển bách khoa Nho Phật Đạo, Nxb Văn học, Hà
Nội.
31. Đặng Xuân Viện (1974), Hành Thiện xã chí, Hành Thiện tương tế hội ấn hành.
Gia Định.



×