Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.63 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------

NGUYỄN THU DUNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN
TÍCH
TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC
DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ

HÀ NỘI - 2007


MC LC
Li cam oan
Danh mc ch vit tt
Danh mc cỏc s , bng biu
Mở đầu ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHữNG VấN Đề Lý LUậN CƠ BảN Về PHÂN TíCH TàI
CHíNH NGÂN HàNG THƯƠNG MạI THEO MÔ HìNH CAMEL .................4
1.1.Tổng quan về phân tích tài chính Ngân hàng th-ơng mại .....................................4
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng th-ơng mại .....................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm......................................................................................................... 4


1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng th-ơng mạiError! Bookmark not
defined.
1.1.2. Hoạt động phân tích tài chính Ngân hàng th-ơng mạiError! Bookmark not
defined.
1.1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính Ngân hàng th-ơng mại
.....................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Những nguyên tắc trong phân tích tài chính ngân hàng th-ơng mại . Error!
Bookmark not defined.
1.2. Nội dung của mô hình CAMEL .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm ........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung phân tích tài chính Ngân hàng th-ơng mại theo mô hình
CAMEL ......................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Phân tích vốn của NHTM ...........................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Phân tích chất l-ợng tài sản Có...................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Phân tích khả năng quản lý .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.5. Phân tích khả năng thanh khoản .................Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng
TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ...... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBank) ...........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBankError!

Bookmark

not


defined.
2.1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động của VPBank ........Error! Bookmark not defined.

1


2.1.3. Các hoạt động chính của VPBank ..................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.1. Quản trị điều hành .......................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.2. Công tác quản trị rủi ro ...............................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.3. Hoạt động huy động vốn.............................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.4. Hoạt động tín dụng ......................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.5. Các hoạt động kinh doanh khác .................Error! Bookmark not defined.
2.1.3.6. Hoạt động của các Công ty trực thuộc .......Error! Bookmark not defined.
2.1.3.7. Các hoạt động khác .....................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Tình hình tài chính ..........................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.1. Vốn điều lệ...................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.2. Tổng tài sản..................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh....................Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại VPBankError!

Bookmark

not defined.
2.2.1. Phân tích nguồn vốn (C) .................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Nội dung phân tích nguồn vốn ...................Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Đánh giá chất l-ợng phân tích nguồn vốn .Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phân tích chất l-ợng tài sản (A) .....................Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Nội dung phân tích chất l-ợng tài sản ........Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Đánh giá chất l-ợng phân tích tài sản ........Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời (E) ......................Error! Bookmark not defined.

2.2.3.1. Nội dung phân tích khả năng sinh lời.........Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Đánh giá chất l-ợng phân tích khả năng sinh lờiError! Bookmark not
defined.
2.2.4. Phân tích khả năng thanh khoản (L) ..............Error! Bookmark not defined.
2.2.4.1. Nội dung phân tích khả năng thanh khoản Error! Bookmark not defined.
2.2.4.2. Đánh giá chất l-ợng phân tích khả năng thanh khoảnError!

Bookmark

not defined.
2.2.5. Nguyên nhân ...................................................Error! Bookmark not defined.


2.2.5.1. Nguyªn nh©n chñ quan ...............................Error! Bookmark not defined.
2.2.5.2. Nguyªn nh©n kh¸ch quan ...........................Error! Bookmark not defined.

1


CHƯƠNG 3: Các đề xuất nhằm ứNG DụNG MÔ HìNH CAMEL
TRONG PHÂN TíCH TàI CHíNH Tại NGÂN HàNG TMCP các doanh
nghiệp NGOàI QUốC DOANH VIệT NAM ..... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục tiêu trong công tác phân tích tài chính tại VPBankError! Bookmark not
defined.
3.1.1. Định h-ớng phát triển của VPBank ...............Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Mục tiêu công tác phân tích tài chính tại VPBankError!

Bookmark

not


defined.
3.2. Các đề xuất ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài chính tại VPBank
Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Chuẩn bị các điều kiện để ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài
chính tại VPBank ..............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1. Nguồn thông tin ..........................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng
.....................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.3. Thành lập bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân tích tài chính
ngân hàng...................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.4. Tuyển dụng và đào tạo về phân tích tài chính cho các cán bộ
chuyên trách ............................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1.5. Ban hành quy trình phân tích chuẩn ...........Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các đề xuất về hệ thống chỉ tiêu phân tích theo mô hình CAMEL trong nội
dung phân tích tài chính tại VPBank ...............Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1. Xây dựng các chỉ tiêu phân tích vốn của ngân hàng Error! Bookmark not
defined.
3.2.2.2. Xây dựng các chỉ tiêu phân tích chất l-ợng tài sản Có của ngân hàng
................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Xây dựng các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng
................................................................Error! Bookmark not defined.


3.2.2.4. Xây dựng các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản của
ngân hàng................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Kiến nghị ............................................................Error! Bookmark not defined.
KếT LUậN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
TàI LIệU THAM KHảO ........................................................................................6


1


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngân hàng là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế. Với tư cách là trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại là loại hình
doanh nghiệp kinh doanh đặc thù vì kinh doanh các loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ,
vàng bạc, chứng khoán,…và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo quy định của
pháp luật. Thực tế kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, đánh giá một doanh nghiệp
nói chung đã khó và phức tạp nhưng đánh giá một ngân hàng càng phức tạp và khó
khăn hơn với những nét đặc thù của nó. Việc đánh giá chính xác và đúng đắn hoạt
động của một ngân hàng không những giúp cho Ngân hàng có những định hướng
đúng đắn mà còn sử dụng các kết quả đánh giá này để có những điều chỉnh kịp thời
nhằm khắc phục những mặt yếu kém, phát huy những mặt mạnh để đưa công việc
kinh doanh đi tới trình độ hoàn thiện hơn. Một trong những công cụ đánh giá quan
trọng mà các nhà quản trị sử dụng để đánh giá hoạt động của Ngân hàng là phân
tích tài chính.
Phân tích tài chính là khâu quan trọng nhất trong công tác quản trị ngân hàng.
Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, nhà quản trị ngân hàng không những phải biết
tổ chức quá trình hoạt động, nghiên cứu thị trường, hạch toán kế toán,….mà còn
phải thường xuyên phân tích tài chính để có thể đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình
hình và năng lực tài chính, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp
nhằm góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Với vai trò
quan trọng như vậy, phân tích tài chính ngân hàng được coi là một trong những
công cụ quan trọng và hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý ngân hàng.
Một trong các phương pháp phân tích tài chính được công nhận rộng rãi đối
với việc phân tích tài chính ngân hàng là mô hình CAMEL. Đây là mô hình được
xây dựng ở Mỹ từ những năm 1980. Theo mô hình này, các nhà phân tích phải phân



tích tài chính của Ngân hàng thương mại cả các nhân tố định tính và định lượng.
Mô hình CAMEL là mô hình phân tích hoạt động của doanh nghiệp rất phổ biến và
được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới đối với việc phân tích tài chính
ngân hàng. Mô hình này rất hữu ích cho các nhà phân tích tài chính cũng như nhà
quản lý ngân hàng trong việc đánh giá và đưa ra dự đoán sự lành mạnh của NHTM
một cách đáng tin cậy, từ đó nhận biết những cơ hội kinh doanh, những dấu hiệu rủi
ro và đưa ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Hiện nay, việc áp dụng mô hình CAMEL vào phân tích tài chính của các Ngân
hàng Việt Nam còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Ngân hàng TMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) là ngân hàng thương mại cổ phần đã
trải qua 14 năm hoạt động với những thăng trầm trong quá trình hình thành và phát
triển. Trước những thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về trình độ quản
lý, vốn, công nghệ, các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán…thì công tác phân tích
tài chính của VPBank càng trở nên quan trọng để giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các
quyết định quản lý kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh để chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra .
Tuy nhiên, công tác phân tích tài chính của VPBank hiện nay còn nhiều hạn
chế. Về đội ngũ phân tích: Ngân hàng chưa tổ chức được bộ phận phân tích chuyên
nghiệp, trình độ phân tích của nhân viên phân tích còn hạn chế. Về điều kiện phân
tích: do sự hạn chế về công nghệ tin học ngân hàng nên việc kết xuất các dữ liệu
cho công tác phân tích tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu, các báo cáo tài chính
chỉ mang tính chất thống kê. Về nội dung phân tích: Ngân hàng chưa xây dựng
được hệ thống các chỉ tiêu cho phân tích các báo cáo tài chính nên việc phân tích
còn sơ sài, mới chỉ tính toán một số các chỉ tiêu tài chính, chưa có sự liên kết giữa
các chỉ tiêu đó trong phân tích.
Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác phân tích tài
chính tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh cũng như tính hữu ích của mô hình CAMEL
trong phân tích tài chính ngân hàng, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Ứng dụng

mô hình CAMEL trong phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP các doanh


nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu
Tại VPBank đã thực hiện công tác phân tích tài chính thông qua việc phân tích
các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, do trải qua thời kỳ khó khăn của những năm trước
năm 2004, Ngân hàng tập trung vào việc củng cố và mở rộng hoạt động kinh doanh
nên công tác phân tích tài chính mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các báo cáo tài
chính và công việc này do Kế toán trưởng đảm nhiệm. Hiện nay chưa có một
nghiên cứu nào về việc áp dụng mô hình CAMEL vào công tác phân tích tài chính ở
VPBank.
Chính vì vậy, công trình nghiên cứu “Ứng dụng mô hình CAMEL trong
phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
Việt Nam” sẽ nghiên cứu việc ứng dụng mô hình CAMEL vào công tác phân tích
tài chính của VPBank và sẽ cố gắng lấp chỗ trống đối với công tác phân tích tài
chính trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Chỉ ra những hạn chế trong phân tích tài chính tại VPBank hiện
nay và đưa ra các đề xuất nhằm ứng dụng mô hình CAMEL vào công tác phân tích
tài chính.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nhận diện thực trạng công tác phân tích tài chính tại VPBank.
 Trên cơ sở làm rõ bản chất các yếu tố của mô hình CAMEL, đối chiếu với
những điều kiện thực tế của Ngân hàng trong việc áp dụng mô hình này.
 Đưa ra các để xuất nhằm ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích tài
chính tại VPBank.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính tại VPBank.

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong hoạt động


phân tích tài chính tại VPBank và lấy số liệu trên các báo cáo tài chính của VPBank
trong 3 năm 2004, 2005, 2006 để minh giải cho việc ứng dụng mô hình CAMEL
trong phân tích tài chính tại VPBank.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
- Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu
- Thống kê kinh tế…
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm ứng dụng thành công mô hình CAMEL
vào công tác phân tích tài chính tại VPBank.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính Ngân hàng
thương mại theo mô hình CAMEL.
- Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
- Chương 3: Các đề xuất nhằm ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài
chính tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO MÔ HÌNH CAMEL

1.1. Tổng quan về phân tích tài chính Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “ngân hàng” đã có từ rất lâu, từ thế kỷ 17 trở về trước, lúc này ngân
hàng chưa phát triển và chưa có vai trò quan trọng, nó chỉ là một nghề mua bán và
làm dịch vụ thông thường. Các tổ chức buôn tiền này đều cho vay nặng lãi và hoạt
động không ổn định. Theo chiều dài của lịch sử cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì hoạt động ngân hàng cũng thay đổi theo
hướng ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp về mặt nghiệp vụ. Mặt khác do
tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau đã dẫn đến quan
niệm về ngân hàng không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, bất
kỳ quốc gia nào cũng định nghĩa “ngân hàng” trong một đạo luật, quy định chặt chẽ
hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi khách hàng và phù hợp
với lợi ích chung của quốc gia.
Có thể định nghĩa ngân hàng qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện
trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng của các ngân hàng đang
thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng cũng không
ngừng thay đổi. Thực tế là rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cả các công ty kinh
doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo
hiểm đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng


cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng
cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi
giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực
hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Xét trên phương diện những loại hình tổ chức tài chính cung cấp thì Ngân
hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa
dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế (Theo sách Quản trị Ngân hàng thương mại của Peter S.Rose).
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói

chung và hệ thống tài chính nói riêng. Ngân hàng với tên gọi riêng theo từng nhóm
khác nhau có mục đích hoạt động đặc biệt, có sự khác nhau trong tài sản có (nghĩa
là đối tượng đầu tư). Người ta phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức tài
chính khác bằng việc phân biệt tài sản ngân hàng thương mại dựa trên tài sản. Với
cách phân biệt này, một ngân hàng thương mại được xác định với đặc trưng có tỷ lệ
vốn cho vay vào mục đích thương mại và công nghiệp là chiếm đa số trong tài sản
của nó. Ngân hàng thương mại chiếm vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản và về
thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh
doanh tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số
tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Theo Nghị định số
49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân
hàng thương mại thì: Ngân hàng thương mại là ngân hàng được được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì
mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Ở Việt Nam, khái niệm ngân hàng được định nghĩa trong Luật các TCTD
năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung Luật các TCTD năm 2004 như sau "Ngân
hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,
các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư,


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Chính Phủ (2000), Nghị định số 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của NHTM, Hà Nội
2. Chính Phủ (2006), Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ thông
qua tháng 5/2006, Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước (2005), Công văn số 788/CV-KTTC2 ngày 13/6/2005
v/v hướng dẫn cách xác định vốn tự có đối với các TCTD, Hà Nội.

4. Phan Thu Hà – Phan Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại - Quản
trị nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. Lưu Thị Hương (1988), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thiên Nga (2005), Ứng dụng phương pháp phân tích tài chính theo
chuẩn mực quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày
27/11/2000 v/v ban hành Quy định về việc phân loại tài sản “có”,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định 1145/2002/QĐ-NHNN ngày
18/10/2002 v/v ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức
tín dụng”, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày
25/8/1999 và thay thế bằng Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày
19/4/2004 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Hà Nội.

ơ


10. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 v/v ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
tổ chức tín dụng”, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học”Nâng
cao năng lực quản trị rủi ro các NHTM Việt Nam”, Nhà xuất bản
Phương Đông.
12. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1998), Luật Các tổ chức tín dụng,
Hà Nội.

13. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.
14. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
15. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần
ở Việt Nam, Hà Nội.
16. Perer S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Đại học Kinh tế
quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
17. Tôn Thanh Tâm, 2003, Bàn về đánh giá và xếp hạng các định chế tài chính
theo phương pháp “Camel”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số
3.2003
18. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nhà xuất bản thống kê.
19. Lê Văn Tư (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài
chính, Hà Nội.
20. VPBank (2004-2006), Báo cáo thường niên của VPBank 3 năm 2004-2006,
Hà Nội.


TIẾNG ANH
1. Basel

Committee

on

Banking

Supervision


(2004),

International

Convergence of capital Measurement and Capital Standards .
2. Brigham, Eugene F., Louis C.Gapenski and Michael Ehrhardt (1999),
Financial Management, ed. Fort Worth, Texas
3. Diana R. Harrington (2001), Corporate financial analysis, South- Western
College Publishing, Canada.
4. Gegorge H.Hempel (1998), Bank management – Text and case
5. Roberto Bonfatti (2003), A CAMELS analysis of Bank of America
corporation.
6.

Sonia B.Saltzman and Darcy Salinger (1998), Acton CAMEL Technical Note

7. Waymond A.Cirier (2001), Credit Analysis of Financial Institution,
Euromoney Books.
8.

WB - Adviser to SBV (2005), CAMELS ratings for the examination of bank.

9. VinaCapital, 2006, Vietnam Equity Research - Banking sector Report.



×