Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sưc khỏe vật nuôi ở khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.15 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------*****-------

NGUYỄN VĂN THẮNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VẬT NUÔI
Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THUÝ HỒNG

Hà Nội - 2007


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vòng 10 năm qua, ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,4%,
chăn nuôi Việt Nam đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo
ở nông thôn trên phạm vi cả nước.
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi với vai trò đóng góp cho một qui trình đồng bộ
trong quá trình chăn nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm chăn nuôi vừa đạt hiệu quả cao
trong kinh tế và cao hơn nữa là đưa ra được các sản phẩm chăn nuôi sạch thiết thực phục
vụ cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước và hướng mạnh tới xuất khẩu
Trong những năm gần đây, việc đưa ra một qui trình chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối


với mỗi giống, loài đã có những bước tiến nhất định. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh diễn
biến ở mức độ thấp, qui mô chăn nuôi nhờ đó được mở rộng và qua đó chất lượng các
sản phẩm khi đưa ra thị trường được ưa chuộng với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách thực tế hơn, dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy
ra…Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như: dịch vụ thú y chưa phát triển,
qui mô nuôi còn nhỏ lẻ và công tác chọn giống, thức ăn còn yếu kém.
Do đó, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: "Một số giải pháp phát triển dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ vật nuôi ở khu vực đồng bằng sông Hồng" làm đề tài luận văn
nghiên cứu của mình
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam vấn đề tăng cường hoạt động dịch vụ vật nuôi nhằm phát triển ngành
chăn nuôi chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và đầy đủ. Các nghiên cứu về phát
triển chăn nuôi mới chỉ được nghiên cứu ở một vài khía cạnh khác nhau. Trong đó có
một số cách tiếp cận cơ bản sau:
a/ Cách tiếp cận theo giác độ kinh tế- kỹ thuật
Cách tiếp cận này dựa trên những áp dụng thực tế của các qui trình tổng hợp vào quá
trình thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển. Một số đề tài nghiên cứu có đề cập đến
những khía cạnh của phát triển kinh tế chăn nuôi nổi bật: Đề tài: “Thực trạng và những
giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò sữa trong các hộ nông dân ngoại thành Hà
Nội”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp của Phạm Thị Minh Nguyệt, Trường ĐH Nông
1


nghiệp 1 Hà Nội, hay đề tài Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế Trần Đình Hiền: “Những vấn đề
kinh tế chủ yếu của thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam”, Trường ĐH
Kinh tế quốc dân Hà Nội và đề tài “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở miền Bắc nước
ta; diễn biến, thực trạng và hướng đổi mới” Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, tác
giả Chu Thị Lan, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội...
b/ Cách tiếp cận trên giác độ chính sách phát triển chăn nuôi bền vững
Cách tiếp cận này dựa trên những quan điểm cơ bản trong chính sách phát triển

trong chăn nuôi. Các đề tài khoa học theo xu hướng này được thực hiện có sự hỗ trợ kỹ
thuật và kinh phí từ các tổ chức nước ngoài như : Chương trình hỗ trợ ngành nông
nghiệp ASPS-DANIDA (2001), Trung tâm thông tin NN & PTNT qua báo cáo: “ Lựa
chọn chính sách sử dụng chăn nuôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng nguồn thu
nhập vùng nông thôn Việt Nam”. Trong hội nghị khoa học: “Báo cáo khoa học chăn
nuôi thú y 1999-2000” của các tác giả Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Thuý Duyên, Đỗ Văn
Thử, và hội thảo tập huấn: “Tập huấn – hội thảo giải pháp phòng chống dịch cúm, khôi
phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững” của các tác giả Lê Văn Năm, Hoàng
Kim Giao, Nguyễn Như So. Một dự án chú ý: “Nghiên cứu nhu cầu nông dân”, Dự án
VIE/98/004/01/99 - Hỗ trợ chương trình cải cách hành chính.
c/ Cách tiếp cận trên giác độ quản lý ngành chăn nuôi
Cách tiếp cận này dựa trên những quan điểm chính sách về quản lý kinh tế của
ngành chăn nuôi để xây dựng những cơ chế thúc đẩy quá trình phát triển và tạo lập
những qui trình nhằm kiểm soát chất lượng các đầu vào trong qui trình chăn nuôi, tập
trung chính tại các cơ quan quản lý - nghiên cứu của ngành.
d/ Cách tiếp cận trên quan điểm nền kinh tế thị trường
Cách tiếp cận này xuất phát chính từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị
trường và ngay trong ngành chăn nuôi. Khi qui mô chăn nuôi ngày càng phát triển thì
yêu cầu về sự chuyên nghiệp trong cung ứng các dịch vụ ngày càng lớn. Sự xuất hiện
các ngành dịch vụ không chỉ trong ngành chăn nuôi chính là một xu thế có tính ràng
buộc và tương hỗ cùng phát triển trong một môi trường kinh doanh mới ngày nay
Dù cách tiếp cận khác nhau nhưng nét chung nhất từ kết quả nghiên cứu của các tác
giả nói trên là :

2


- Vận dụng các qui trình quản lý về chất lượng đầu vào trong chăn nuôi là yêu cầu tất
yếu và có ý nghĩa nhiều mặt.
- Việc vận dụng các hoạt động dịch vụ thú y vào chăn nuôi đòi hỏi phải giải quyết hàng

loạt các vấn đề quan điểm chính sách, cơ chế, những vấn đề kinh tế, kỹ thuật và xã hội ở
tầm vĩ mô và vi mô.
- Tất cả các hoạt động kinh doanh luôn đặt trong thế giữa cung và cầu xuất phát chính từ
nhu cầu thực tế của cuộc sống. Với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thì các nhu cầu cũng
có sự thay đổi phù hợp với hiện trạng của nền kinh tế giai đoạn đó.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào bàn về vấn
đề đóng góp của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với phát triển ngành chăn nuôi.
Chính vì vậy luận văn “Một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật
nuôi ở khu vực đồng bằng sông Hồng” tiếp cận theo một chủ đề mới mang ý nghĩa
quan trọng cho sự phát triển chăn nuôi
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận xác định rõ vai trò, sự đóng góp của các yếu tố đầu
vào và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với phát triển ngành chăn nuôi
- Phân tích sự đóng góp của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với phát triển ngành
chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng để thấy được những vấn đề đang đặt ra hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với phát
triển ngành chăn nuôi
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển được phải kể đến sự hỗ trợ từ các
hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, nhờ đó mà ngành đã có đóng góp rất lớn
cho phát triển của nền nông nghiệp và kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do giới
hạn về thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung đối tượng nghiên cứu vào các
nhân tố đầu vào trong chăn nuôi và nổi bật là hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật
nuôi đối với phát triển chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đề ra những
phương hướng và giải pháp cơ bản để áp dụng có hiệu quả hoạt động dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ vật nuôi một cách đồng bộ trong sự phát triển của ngành chăn nuôi bền vững ở
vùng đồng bằng sông Hồng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3



- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu hệ thống, tư duy trừu tượng.
- Phương pháp cụ thể:
 Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp điều tra mẫu, phương
pháp phân tích tổng hợp.
 Luận văn có sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu thực tế nhằm
làm rõ hơn những đóng góp của chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi
đối với phát triển của ngành chăn nuôi
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá những lý luận, quan điểm, chính sách liên quan đến vai trò và sự đóng
góp của hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với phát triển của ngành chăn
nuôi
- Đánh giá thực trạng sự đóng góp của hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi
cũng như các dịch vụ đầu vào khác đối với phát triển ngành chăn nuôi, từ đó cho thấy
những ưu và nhược điểm của hệ thống các dịch vụ này nhằm góp phần cải tiến để đáp
ứng hơn nữa nhu cầu thực tế của người tiêu dùng và sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới
của nước ta.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, đồng thời tăng
cường sự đóng góp của bốn nhà : Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà cung ứng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ vật nuôi - Nhà chăn nuôi đối với phát triển ngành chăn nuôi ở vùng
đồng bằng sông Hồng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết của sự phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với
phát triển chăn nuôi
Chƣơng II: Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi đối với
chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng

Chƣơng III: Một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi ở đồng
bằng sông Hồng
4


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHĂM SÓC
SỨC KHOẺ VẬT NUÔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1.1. Khái niệm phát triển dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi trong ngành chăn
nuôi
1.1.1 Phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi
1.1.1.1 Dịch vụ:
Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính chất xã hội, tạo ra các sản phẩm
hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu
quả hơn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người. Dịch vụ là lĩnh vực “mở”, nó
thay đổi, phát triển tuỳ thuộc vào sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội,
của những tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ cho sản xuất, đời sống con người.
1.1.1.2. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi
Dịch vụ chăm sóc để chỉ hàng loạt các hành động thực hiện trên cả thời gian, công
sức và vật chất cung cấp trực tiếp trên đối tượng tiếp nhận cụ thể nhằm mang lại lợi ích
về mặt vật chất hay thoả mãn về mặt tinh thần của người chăm sóc hoặc sở hữu. Phân
thành theo 2 nhóm dưới đây: động vật nuôi nhốt khai thác và động vật nuôi cảnh.
Thuật ngữ “dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi” là khái niệm mới trong ngành chăn
nuôi ở nước ta bởi ý nghĩa tích cực mang lại không chỉ cho mỗi nhà chăn nuôi, mà còn
gắn kết được với các nhà kinh doanh, nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu, quản lý và
cao hơn là sự hình thành, phát triển của thành viên mới trong hệ thống dịch vụ ở nước ta.
1.1.1.3. Phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi
Phát triển là tiến trình mà sự vận động đạt được đến một giai đoạn ở mức cao hơn, ở
một cấp độ tiên tiến hơn và trưởng thành hơn. Trong chăn nuôi, phát triển dịch vụ chăm
sóc sức khỏe vật nuôi là hoạt động mà sự phát triển gắn liền với sự phát triển của ngành

chăn nuôi, bởi lẽ dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi chỉ xuất hiện khi ngành chăn nuôi
bước sang giai đoạn mà các yêu cầu chất lượng và nhu cầu chuyên môn cao của ngành
đòi hỏi và xuất hiện. Sự liên quan mật thiết giữa dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi với
bản thân trong ngành chăn nuôi và các dịch vụ liên quan nhìn nhận dưới 2 góc độ sau:

5


 Phát triển chiều rộng: là hoạt động mà gồm nhiều dịch vụ liên quan trực tiếp cho
sự phát triển của ngành chăn nuôi, như dịch vụ cung ứng cho nội tại ngành chăn
nuôi: thức ăn, con giống và dịch vụ ngoài ngành như dịch vụ bảo hiểm, tín dụng.
 Phát triển chiều sâu: là dịch vụ chuyên môn gắn chặt từng công đoạn và qui trình
chăm sóc sức khỏe vật nuôi (dịch vụ thú y) là: dịch vụ tư vấn - hỗ trợ điều trị và
dịch vụ cung ứng sản phẩm thuốc
1.1.2 Đặc điểm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi
Chăm sóc sức khoẻ vật nuôi là một loạt các hành động được tiến hành nhằm đảm
bảo cho vật nuôi vừa có được một tốc độ phát triển đúng qui trình, vừa đảm bảo an toàn
trong phòng chống dịch bệnh qua các công tác phối hợp nắm tình hình, giúp cho vật nuôi
đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi và đặc biệt là an toàn cho người sử dụng. Dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ vật nuôi mang những đặc điểm riêng sau đây :
Một là, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi vốn là những khâu của quá trình chăn
nuôi được tách riêng ra.
Hai là, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi gắn liền với sự khai thác và sử dụng tiềm
năng động vật - sinh vật sống.
Ba là, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi gắn chặt với công tác phòng
ngừa - kiểm soát tình hình dịch bệnh.
1.1.3 Lợi ích và vai trò của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi
Yêu cầu đặt ra với bất cứ một sản phẩm và dịch vụ trong công tác chăm sóc sức
khoẻ nói chung, là phải đảm bảo được 2 nhân tố quan trọng hàng đầu là: An toàn và
Hiệu quả.

- Đảm bảo an toàn: an toàn cho động vật, người và môi trường xung quanh
- Đảm bảo hiệu quả: giúp cho công tác phòng ngừa và điều trị vật nuôi sức khoẻ tốt hơn,
chăn nuôi theo đúng qui trình (phòng ngừa), hay rút ngắn thời gian điều trị (khi bị bệnh),
tiết kiệm chính chi phí sử dụng thuốc, thức ăn cho giai đoạn bị bệnh và hồi phục....
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi có vai trò rất quan trọng thúc đẩy ngành chăn
nuôi và tương tác với các dịch vụ khác phát triển, thể hiện như sau :
Thứ nhất, góp phần mở rộng qui mô chăn nuôi, làm tăng năng suất lao động.
Thứ hai, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi tốt sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn
nuôi phát triển mạnh mẽ và ổn định.
6


Th ba, a dng húa ging loi chn nuụi lm tng giỏ tr s dng, hiu qu kinh t.
Th t, to dng cỏc thng hiu sn phm chn nuụi cú uy tớn v cht lng gúp
phn thỳc y chn nuụi phỏt trin.
Th nm, l ũn by cho cỏc tng tỏc phỏt trin ca cỏc mi quan h gn kt cựng
chn nuụi.
Th sỏu, to ra mt h thng dch v chn nuụi phỏt trin, gúp phn trong quỏ trỡnh
phỏt trin kinh t - xó hi.
Th by, tham gia v lụi kộo s tng h ca cỏc h thng dch v khỏc cựng tỏc
ng vo s phỏt trin.
Th tỏm, úng gúp quan trng vo nhu cu tinh thn ca mt xó hi phỏt trin ngy
cng vn minh hin i
Vỡ th, dch v chm súc sc kho vt nuụi l mt khõu khụng th thiu c trong
s phỏt trin ngnh chn nuụi núi riờng v xó hi hin i núi chung. Mi hot ng gn
kt vi dch v s mang li quyn li cao hn m nh chn nuụi nhn c so vi khi
cha cú dch v hoc cha tham gia, l ngun lc quan trng kớch thớch v úng gúp tớch
cc cho ngnh chn nuụi phỏt trin mnh m hn.
1.2. Cỏc nhõn t c bn nh hng n s phỏt trin dch v chm súc sc kho vt
nuụi

giống
gia súc
gia cầm

Khí HậU &
THờI TIếT

thức ăn

ĐấT ĐAI

NHóM
nhân tố
ĐIềU KIệN
Tự NHIÊN
NGUồN
NƯớC

NHóM
nhân tố
Kỹ THUậT

các nhân tố
ảnh HƯởNG ĐếN
Sự PHáT TRIểN
DVCSSKVN

MộT Số
nhân tố
KHáC


phòng trừ
dịch bệnh

thị trƯờNG
TIÊU THụ

NHóM
nhân tố
KINH Tế

CHíNH
SáCH

tổ CHứC
QUảN Lý
SXKD

S 1.1: Cỏc nhõn t nh hng n s phỏt trin dch v chm súc sc khe vt nuụi
1.2.1 Nhúm cỏc nhõn t v iu kin t nhiờn
7


1.2.1.1 Khí hậu và thời tiết
1.2.1.2 Nguồn nước
1.2.1.3 Đất đai
1.2.2 Nhóm các nhân tố về kỹ thuật
1.2.2.1 Giống gia súc và gia cầm
1.2.2.2 Thức ăn
1.2.2.3 Dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh

1.2.3. Nhóm các nhân tố về kinh tế
1.2.3.1 Thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Thị trường đầu vào gồm thị trường về con giống, thị trường thức ăn và thuốc thú y.
- Thị trường đầu ra là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: thịt, trứng, sữa, lông..
1.2.3.2 Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Tổ chức quản lý bao trùm cả về kỹ thuật, con người, cách thức sản xuất, cung ứng
đầu vào và giải quyết đầu ra nghĩa là bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh tiêu
thụ sản phẩm, phối hợp chặt chẽ các yếu tố, các khâu của quá trình đó thì sản xuất phát
triển, nếu ách tắc một yếu tố hay một khâu nào đó đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
1.2.3.3 Các chính sách
Nhà nước ban hành nhiều chính sách như: trợ giá giống gia súc gia cầm, hỗ trợ vắc
xin tiêm phòng theo chương trình phòng dịch quốc gia cho các hộ chăn nuôi gia đình,
kiểm dịch động vật kiểm tra chất lượng hàng hoá, trong đó có sản phẩm chăn nuôi, kiểm
soát sát sinh gia súc gia cầm, tổ chức hệ thống thú y và pháp lệnh thú y.
1.2.4 Một số nhân tố khác.
Tập quán tiêu dùng thịt lợn, trâu, bò, trứng, sữa từ xưa đến nay mở ra một thị trường
to lớn cho sự phát triển chăn nuôi. Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm những cơ sở vật chất ảnh
hưởng trực tiếp đến chăn nuôi như chuồng trại, ảnh hưởng gián tiếp như cơ sở vật chất
kỹ thuật sản xuất thức ăn, thuốc thú y. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao
thông cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi.
1.3. Kinh nghiệm tổ chức chăm sóc sức khoẻ vật nuôi của một số nƣớc châu Á
1.3.1 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ vật nuôi tại một số nước châu Á
Kinh nghiệm 1: Tổ chức chăn nuôi và chăm sóc sức khỏe vật nuôi theo mô hình
khép kín - nghiêm ngặt
8


Kinh nghiệm 2: Quản lý - giám sát chặt chẽ theo trật tự, đúng qui trình
Kinh nghiệm 3: Tính liên kết hỗ trợ giữa nhiều nguồn cung ứng dịch vụ
Kinh nghiệm 4: Mở rộng loại hình dịch vụ giải trí đáp ứng nhu cầu xã hội

1.3.2 Hệ thống chính sách nhà nước về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vật nuôi
Qui định về luật pháp
Công tác xây dựng luật
Tổ chức giám sát
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC
SỨC KHOẺ VẬT NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1. Đặc điểm ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng
2.1.1 Vị trí của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước
Đồng bằng sông Hồng nằm trong khoảng từ 21-20o vĩ Bắc, và từ 105-107o kinh
Đông, chạy dọc theo sông Hồng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực đồng bằng sông
Hồng trải dài trên 11 tỉnh thành với diện tích đất là 14812,5 km2 và dân số đạt
18.039.476 người (Niên giám thống kê 2005)
2.1.2 Điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng
2.1.2.1 Các yếu tố thời tiết và khí hậu
a) Nhiệt độ và nắng
Nhiệt độ trung bình của vùng là 230C, mùa lạnh thường bắt đầu với gió mùa Đông
Bắc. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.640 giờ, số giờ nắng trung bình các
ngày trong năm là 4,5 giờ. Tổng năng lượng bức xạ là 110kcal/cm2/năm.
b) Mưa và độ ẩm
Vùng đồng bằng sông Hồng có lượng mưa trung bình từ 1.600-1.900mm. Các tháng
có lượng mưa cao và những tháng mưa phùn trong vụ Đông Xuân thường có độ ẩm thấp
nên dễ gây ra dịch bệnh cho gia súc gia cầm.
2.1.2.2 Đất đai và nguồn nước
Diện tích đất tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng là 1,25 triệu ha chiếm 4%
diện tích của cả nước, trong đó có 84.874 ha đất đồi núi. Lượng mưa hàng năm khá lớn
(1.600-1.900mm). Diện tích sông ngòi khoảng 60.000 ha, ao hồ đầm khoảng 36.900 ha.

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Xuân Bình, Kinh nghiệm nuôi lợn: Lợn thịt, lợn nái, lợn con và đực giống, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, 2004
2. Trương Đình Chiến, Quản trị kênh phân phối, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004
3. Đỗ Minh Cương, Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001
4. Nguyễn Tiến Dũng, Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Luận án Tiến sĩ Kinh tế; Mã số: 5.02.05,
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, 2002
5. Dự án VIE/98/004/01/99 - Hỗ trợ chương trình cải cách hành chính, Nghiên cứu nhu cầu
nông dân, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2003
6. David H.Bache, James R.Foster, Davis Spruill,.., Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp,
Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2000
7. David Bland, Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998
8. Trần Đình Hiền, Những vấn đề kinh tế chủ yếu của thị trường tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế; Mã số: 5.02.05, Trường ĐH Kinh tế quốc
dân Hà Nội, 1992
9. Dương Văn Hiểu, Nghiên cứu mô hình chăn nuôi bò sữa ở một số vùng trọng điểm thuộc
Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế; Mã số: 5.02.07, Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội,
2001
10. Hội chăn nuôi Việt Nam, Dinh dưỡng gia súc – gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
2006
11. Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Thuý Duyên, Đỗ Văn Thử, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú
y 1999-2000, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001
12. Jay Conrad Levinson, Lên một kế hoạch tiếp thi, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, 2003
13. Jerome Yeatman, Nguyễn Sâm, Giáo khoa quốc tế về bảo hiểm, Nxb

Thống kê, Hà


Nội, 2001
14. Chu Thị Lan, Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở miền Bắc nước ta; diễn biến và thực
trạng và hướng đổi mới, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế; Mã số: 5.02.04, Trường
ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, 1994

10


15. Lê Văn Năm, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Như So, Tập huấn – hội thảo giải pháp phòng
chống dịch cúm, khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, 2005
16. Phạm Thị Minh Nguyệt, Thực trạng & những giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi
bò sữa trong các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Mã số:
5.02.07, Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, 1999
17. Đặng Minh Nhật, Nguyễn Minh Hòa, Nguyễn Hữu Bách, Những bệnh thường gặp ở gia
súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, TP.Hò Chí Minh, 2000
18. Pharmasell, Chương trình kỹ năng bán hàng cơ bản, Tài liệu đào tạo của tập đoàn
Organon, 2007
19. Philip Kotler, Mười sai lầm chết người trong tiếp thị; các dấu hiệu và giải pháp, Nxb
Trẻ – Thời báo kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006
20. Nguyễn Như Pho, Hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2002
21. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Marketing thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999
22. Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999
23. Dương Nghĩa Quốc, Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh gia cầm, Nxb Nông
nghiệp, T.P Hồ Chí Minh, 2001
24. Dương Nghĩa Quốc, Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh trâu bò, Nxb Nông nghiệp,
T.P Hồ Chí Minh, 2001

25. Dương Nghĩa Quốc, Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh heo, Nxb Nông nghiệp,
T.P Hồ Chí Minh, 2001
26. Hồ Sĩ Sà, Kinh tế bảo hiểm, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1994
27. Stephen E.Heiman, Diane Sanchez, Tad Tuleja, Chiến lược kinh doanh mới, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội, 2004
28. Vũ Phương Thảo, Giáo trình nguyên lý Marketing, Đại học quốc gia Hà Nội, 2004
29. Hoàng Thị Thành, Kinh tế hộ nông dân Việt Nam trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý
nông nghiệp, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế; Mã số: 5.02.01, Viện nghiên cứu
Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 1994
30. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang, Dịch tễ học thú y, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2001
11


31. Bùi Thị Thọ, Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Hà Nội, Hà
Nội, 2003
32. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006
33. Tổng cục Thống kê, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005, Nxb Thống kê,
Hà Nội, 2006
34. Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn Tấn Anh, Đinh Văn Bình.., Cẩm nang chăn nuôi gia súc,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2004
35. Nguyễn Phước Tương, Trần Diễm Uyên, Sử dụng thuốc và biệt dược thú y, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, 2000
36. Hoàng Việt, Giáo trình lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống
kê, Hà Nội, 2001
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. A.S.J.P.A.M.Van Miert, Veterinary Antimicrobial Therapy Guide 97/98, Faculty of
Veterinary Medicine Utrecht – The Netherlands, Alfasan Nederland BV, 1997
2. Katherine Albro Houpt, Domestic animal behavior: for veterinarians and animal
scienticsts/. -2nd ed. - Ames (Iowa), Iowa State University Press, USA, 1991

3. J.F. Prescott, J.Desmond Baggot, Antimicrobial therapy in Veterinary Medicine / :
Blackwell Scientific Publ., 1988
CÁC TRANG WEB
1. Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh

2. Cục chăn nuôi

3. Cục thú y

4. Tạp chí di truyền học và ứng dụng

5. Thời báo kinh tế Việt Nam

6. Thú cảnh của Úc
/>7. Tổng cục thống kê
12



8. Tổ chức thú y thế giới
/>
13



×