Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Trường nghĩa về thiên nhiên và con người tây bắc trong các tác phẩm của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.02 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ TIẾN HÓA

TRƢỜNG NGHĨA VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC
TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Việt Hùng

SƠN LA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Vũ Tiến Hóa


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Việt Hùngngười đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành


luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Trường
Đại học Tây Bắc, những thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Sơn La, ngày 05 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Tiến Hóa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu ................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 12
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 13
1.1. Lý thuyết về trƣờng nghĩa ..................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về trường nghĩa ............................................................... 13
1.1.2. Phân loại trường nghĩa ..................................................................... 13
1.1.3. Hiện tượng chuyển trường ................................................................ 16
1.1.4. Khái niệm nghĩa biểu trưng .............................................................. 17
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác về đề tài Tây Bắc của Nguyễn
Huy Thiệp ...................................................................................................... 17
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .................. 17

1.2.2. Vị trí Tây Bắc trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp ....................... 20
1.2.3. Những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài Tây Bắc...... 21
1.2.4. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc trong các sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp .................................................................................................... 29
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 37
Chƣơng 2: TRƢỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN TÂY BẮCTRONG
CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ....................................... 38
2.1. Thống kê, phân loại trƣờng nghĩa thiên nhiên Tây Bắc trong các
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .................................................................. 38
2.1.1. Trường nghĩa về không gian Tây Bắc trong các sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp ....................................................................................... 38
2.1.2. Trường nghĩa về thời gian trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ...... 45


2.2. Ý nghĩa biểu trƣng của trƣờng nghĩa thiên nhiên Tây Bắc trong
trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ................................................. 47
2.2.1. Tây Bắc, vẻ đẹp của không gian huyền thoại, cổ tích ảo, giả sử thi ....... 47
2.2.2. Tây Bắc, vẻ đẹp của núi rừng tự nhiên ............................................. 52
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 55
Chƣơng 3: TRƢỜNG NGHĨA CON NGƢỜI TÂY BẮCTRONG
CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ....................................... 56
3.1. Thống kê, phân loại trƣờng nghĩa con ngƣời Tây Bắc trong các
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .................................................................. 56
3.1.1 Trường nghĩa về hình dáng, diện mạo của con người Tây Bắc
trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ................................................. 57
3.1.2. Trường nghĩa về tính cách, vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc
trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ................................................. 57
3.2. Ý nghĩa biểu trƣng của trƣờng nghĩa con ngƣời Tây Bắc trong
các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp ............................................................ 60
3.2.1. Con người trong mối quan hệ với thiên nhiên .................................. 60

3.2.2. Quan niệm nhân sinh của Nguyễn Huy Thiệp trong các sáng tác
về đề tài Tây Bắc. ........................................................................................ 64
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM

HẢO ............................................................................ 72


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trường nghĩa là một trong những khái niệm quan trọng của ngôn ngữ
học. Nó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến từ sớm. Nghiên cứu về
trường nghĩa không chỉ cho ta tăng thêm hiểu biết về vẻ đẹp phong phú của từ
ngữ mà còn giúp ta sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt và chính xác hơn.
Không những vậy, với ý nghĩa biểu trưng của trường nghĩa được sử dụng
trong các văn cảnh cụ thể, ta còn hiểu được cả văn hóa dân tộc cũng như suy
nghĩ, quan điểm của người viết.
Để hiểu hết giá trị của một tác phẩm văn học, yếu tố đầu tiên và quyết
định chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là chất liệu để tạo nên tác phẩm văn
học đồng thời cũng là phương tiện để người đọc có thể cảm nhận được cái
hay, cái đẹp của tác phẩm đó. Chính vì vậy, các lý thuyết về ngôn ngữ trong
đó có lý thuyết về trường nghĩa cần được quan tâm nghiên cứu. Trường nghĩa
cũng đã được đưa vào giảng dạy ở THPT, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện thoáng
qua với số lượng ít, chưa lấy ngữ liệu từ chính văn bản văn học để phân tích.
Vì thế, cần đưa khái niệm này gần với học sinh hơn bằng cách nghiên cứu
trực tiếp trong các văn bản văn học trong nhà trường. Nó vừa bổ sung thêm về
khái niệm trường nghĩa vừa là một lần hiểu thêm về văn bản văn học.
Trong số các nhà văn hàng đầu Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp là một
trong những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại. Nếu Nguyễn Minh

Châu là người mở đường “tài năng và tinh anh nhất” cho tiến trình đổi mới
văn học Việt Nam sau 1975 thì Nguyễn Huy Thiệp là tác giả đầu tiên tạo ra
bước ngoặt quan trọng nhất của tiến trình đổi mới ấy. Ông xuất hiện khá
muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng báo năm 1986 nhưng
đã trở thành một hiện tượng văn học, có khả năng khuấy động đời sống văn
học vốn đang yên ắng ở nước ta sau năm 1975. Ông sáng tác ở nhiều thể loại:
1


kịch, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình văn học. Tuy nhiên, thành công nổi bật
nhất của ông được kết tinh ở thể loại truyện ngắn. Tác phẩm của ông in đậm
bóng dáng của cuộc sống nông thôn, miền núi và bóng dáng của những người
lao động bởi lẽ chính ông cũng đã trải qua hoàn cảnh đó vì cuộc sống mưu
sinh. Đặc biệt, Tây Bắc đã khơi nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác
của nhà văn. Nhiều tác phẩm về đề tài Tây Bắc của ông đã tạo nên tiếng vang
lớn trên văn đàn, được độc giả, giới lí luận, phê bình văn học quan tâm, đánh
giá nhiều chiều. Thiên nhiên và con người nơi đây đã để lại trong văn chương
Nguyễn Huy Thiệp cũng như trong lòng bao thế hệ bạn đọc những ấn tượng
sâu sắc, khó quên.
Vậy hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc mang ý nghĩa biểu
trưng như thế nào và được thể hiện ra sao trong các sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, song chưa có công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu trường nghĩa thiên nhiên và con người Tây
Bắc trong các sáng tác của ông. Do vậy, tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề
tài: “Trường nghĩa về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong các tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp”. Tôi mong muốn rằng, đề tài này sẽ góp một
phần nhỏ vào kết quả nghiên cứu trường nghĩa của người Việt, cũng như vào
việc dạy học tác giả và tác phẩm trong nhà trường hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Vấn đề nghiên cứu tác phẩm văn học dựa trên lý thuyết về trường nghĩa
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường
nghĩa với những thành công đáng kể. Ví dụ như hai ngôn ngữ Đức là J.Trier
và L.Weisgerber đã hoàn thiện về lí thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa. Công
trình của các ông là tài liệu cơ sở giúp chúng ta đi vào nghiên cứu sâu trường
nghĩa trong ngôn ngữ mỗi quốc gia. Lí thuyết ấy về tới Việt Nam đã được GS.
2


Đỗ Hữu Châu tiếp nhận. Năm 1973, ông có công trình “Trường từ vựng và
hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa”. Trong công trình này, ông nêu lên các
hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích trường từ
vựng. Năm 1975, ông tiếp tục trình bày cụ thể về trường nghĩa. Công trình
của ông chia trường nghĩa ra làm 4 loại: trường nghĩa biểu vật, biểu niệm,
tuyến tính và liên tưởng. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lí thuyết này để
nghiên cứu tiếng Việt, đặc biệt trong các tác phẩm văn học.
Thực tế có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc áp dụng lý
thuyết về trường nghĩa vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học. Cụ thể, song
song với việc giới thiệu, nghiên cứu về trường nghĩa dưới góc độ lí thuyết, Đỗ
Hữu Châu đã đề cập đến hướng ứng dụng lí thuyết về trường nghĩa vào phân
tích văn học. Trên tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết
“Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật”.
Trong các công trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (NXB GD, 1999), Từ
vựng học tiếng Việt (NXB ĐHSP, 2004), sau khi trình bày lí thuyết về trường
nghĩa, tác giả đều gợi mở hướng nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học theo
trường bằng việc lựa chọn một số trích đoạn văn chương để phân tích. Đó là
những đóng góp quý báu có ý nghĩa mở đường của Đỗ Hữu Châu cho một
hướng nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, các bài viết của ông đều theo hướng
mở, lấy một vài dẫn chứng làm ví dụ chứ chưa thực sự đi vào phân tích một
tác phẩm cụ thể nào.

Bên cạnh đó, đã có những bài viết của các tác giả khác nghiên cứu
trường nghĩa trong việc sử dụng cụ thể trong tác phẩm văn học, như: “Vài nét
về sự dị biệt giữa biểu trưng của văn bản tục ngữ và biểu trưng của tục ngữ
trong ngữ cảnh”, Tạp chí kiến thức ngày nay, số 547, tác giả Nguyễn Văn Nở
cho rằng, tục ngữ chỉ thật sự sống, trường thọ hay yểu mệnh, khi được vận
dụng trong lời nói chứ không phải nhờ “nằm trang trọng nhưng im lìm trong
3


các công trình sưu tập về chúng”.Biểu trưng của văn bản tục ngữ mang tính
trừu tượng và khái quát, nó chỉ giới hạn trong cấu trúc hình thức, cấu trúc
logic, cấu trúc hình ảnh của nó, vì vậy nên biểu trưng này tồn tại ở dạng tĩnh,
trong ý thức và tư duy của con người hoặc trong các từ điển. Trong khi đó,
biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh mang tính chất linh hoạt, sinh động, cụ
thể và tồn tại trong một hoàn cảnh vận dụng cụ thể. Vậy nên, khi được vận
dụng, tục ngữ như được khoác lên một sinh khí mới, vận động mới, phần hồn
mới và đem đến một phát hiện mới do hoàn cảnh mới tạo ra.
Trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu một số phương pháp phân tích ngôn
ngữ qua tác phẩm văn học”(1985), tác giả Phạm Minh Diện đã phân tích bài
thơ Từ ấy của Tố Hữu theo những hướng phân tích của các tác giả Hoàng
Tuệ, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thái Hòa và theo trường từ vựng - ngữ nghĩa
của Đỗ Hữu Châu. Tác giả luận văn này cũng đã nhận xét rằng: “Phương
pháp ngôn ngữ học thực thụ giờ cũng cho phép ta bắt đầu từ các từ ngữ với
những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa
do phối hợp hay do đối lập với ngữ cảnh. Bởi vậy, những hình ảnh, cảm xúc
bao giờ cũng được hiện ra với tư cách là những “ý nghĩa” thuộc các tầng lớp
khác nhau”.
Phân tích văn học dựa vào trường nghĩa là một hướng đi đã được khá
nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm, thể hiện trên một số lượng khá
phong phú các công trình liên quan. Cho đến nay, đã có rất nhiều công

trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến các công trình của các tác
giả như: Phạm Thị Lệ Mỹ (Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn
học (Qua tác phẩm “Thân phận tình yêu” - Bảo Ninh), LVThs, ĐHSPHN,
2008), Nguyễn Thị Bạch Dương (Trường từ vựng – ngữ nghĩa động vật
trong truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi), LVThs, ĐHSPHN, 2010), Trần

4


Hạnh Nguyên (Trường từ vựng - ngữ nghĩa thực vật trong ca dao Việt
Nam), LVThs, ĐHSPHN, 2012)…
Như vậy có thể thấy, rõ ràng phân tích tác phẩm văn học dựa vào
trường nghĩa là một hướng đi đúng đắn. Với luận văn này, chúng tôi mong
muốn sẽ góp thêm một minh chứng về phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn
học dựa vào trường nghĩa. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi
trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trường nghĩa về thiên nhiên và con
người Tây Bắc trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đồng thời chỉ ra
vai trò của các trường nghĩa đó đối với việc thể hiện giá trị nội dung của tác
phẩm và quan điểm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của tác giả.
2.2.Lịch sử nghiên cứu về tác giả Nguyễn Huy Thiệp và các tác phẩm
của ông về đề tài Tây Bắc
Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện
ngắn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt
Nam năm 1986. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong và ngoài nước
xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông. “Có người lên án
gay gắt, thậm chí gọi văn chương của anh có khuynh hướng thấp hèn. Người
khác lại hết lời ca ngợi anh có trách nhiệm cao với cuộc sống hiện nay”. (Lời
cuối sách của NXB Đa Nguyên). Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn
khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Ông sáng tác trên nhiều
thể loại nhưng đáng chú ý hơn cả là ở mảng truyện ngắn. Đánh giá về truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết
liệt và thậm trí trái ngược nhau như nước với lửa.
Xung quanh hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều ý
kiến gây tranh cãi bởi nhiều khuynh hướng khác nhau vì nhà văn này quá
phức tạp. Tuy vậy, Nguyễn Huy Thiệp vẫn cứ viết và mỗi tác phẩm của ông
ra đời lại là một sự kiện tranh luận. Nhà văn trong nước, ngoài nước, soi chiếu
5


tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp dưới nhiều góc độ, có truyện đánh giá đồng qui,
có truyện khen chê tách biệt. Khi nền văn học của chúng ta gần như đang ngủ
yên thì Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, ông “là người đầu tiên trong văn học
Việt Nam lập kỉ lục có nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong một
thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác,
liên tục, lâu dài. Không chỉ trong nước, cả ngoài nước, không chỉ người Việt,
cả người ngoại quốc” [20, 7]. Sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số cách
tiếp cận và đánh giá truyện ngắn của ông:
Thứ nhất, ở cách tiếp cận và đánh giá sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
từ góc độ mĩ học, xã hội học: Một số người đã qui chụp thẳng thắn cho những
sáng tạo văn chương nghệ thuật của ông “chẳng qua là lối viết quá cũ có
người đã từng dùng cách đây vài trăm năm, nay phục chế lại. Đây là kiểu tái
hiện văn học hiện thực những năm 30-40 của thế kỉ trước” [20; 8]. Đỗ Văn
Khang, khi lí giải về “sự sa sút văn chương Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả còn
chỉ trích: “Văn Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn…càng
thô lỗ tục tằn…và ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử” [20; 411].
Thứ hai, cách tiếp cận phong cách học: Tiêu biểu cho lối tiếp cận này
có lẽ là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh với lối tiếp cận chân dung phong cách, nhằm khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nhà nghiên
cứu khẳng định và chứng minh một cách khá thuyết phục: “Thiệp là người
không có ý định che giấu cái tôi của mình. Một cái tôi lưỡng phân: một mặt
coi đời là vô nghĩa, là trò đùa một mặt là cái tôi nghiêm chỉnh đi tìm khuôn

mẫu của con người đích thực” [20; 460]. Còn Lê Minh Hà đã khắc hoạ chân
dung Nguyễn Huy Thiệp như sau: “Gương mặt ông nhàu. Tôi biết rằng có thể
ông không nhất thiết trải qua toàn bộ những cảnh đời mà nhân vật của ông
đã trải” [20; 488]. Ngoài ra, khuynh hướng tiếp cận và đánh giá sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp như là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, họ đã tìm thấy
6


trong đấy những “giọt vàng ròng”, tiêu biểu là Đỗ Đức Hiểu cho rằng:
Nguyễn Huy Thiệp đã “tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối
thế kỉ XX và nâng nó lên một tầm cao mới”. Các ý kiến tranh cãi dù còn đối
lập, vẫn cho thấy một điểm chung: “Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng hiếm,
độc đáo. Và hạt nhân sáng tác của anh vẫn không đi ra ngoài vấn đề con
người” [20; 564].
Ngay sau khi tập truyện ngắn Tướng về hưu in được một năm đã xuất
hiện tập sách Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, trong đó có tuyển tập
những bài phê bình, trao đổi tiêu biểu về Nguyễn Huy Thiệp. Hơn mười năm
sau, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên thực hiện đã
đóng vai trò tổng thành, kịp thời tập hợp được hầu hết những tiểu luận nghiên
cứu, phê bình, trao đổi, tranh luận, giới thiệu, đọc sách và điểm sách cơ bản
nhất liên quan đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tập sách Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệpgồm 54 mục bài đã tập hợp và bao quát được những ý kiến luận
bình cơ bản nhất xung quanh hiện tượng sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Chính
Phạm Xuân Nguyên trong lời tựa cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”, đã khẳng
định: “Thật hiếm có trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dám chắc chưa
có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận càng mạnh, truyện
chưa ra thì người đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì nhiều người tìm đọc, đọc
rồi thì nhiều người bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn, cũng như chốn vỉa
hè đâu đâu cũng kháo chuyện… văn đàn đồng thời đổi mới đã đổi sắc, bỗng
khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận,

cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [ 18, 5-6].
Nói cách khác, có thể coi đây là câu chuyện "Người đương thời Nguyễn
Huy Thiệp bàn về Nguyễn Huy Thiệp", khi mà nhận thức trong xã hội và văn
giới còn đầy tính trực cảm, mỗi người đều phải bày tỏ rõ ràng chính kiến,
quan niệm, chưa có độ lùi thời gian để tổng kết, kết luận. Thời gian trôi qua,
7


những dòng cảm xúc nóng bỏng về những gì ông viết ở người đọc chuyển dần
sang sự nghiên cứu kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích,
đánh giá tài năng văn chương của ông một cách khách quan hơn qua những
trang viết thận trọng.
Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo. Nói như nhà phê bình văn
học Vương Trí Nhàn trong bài “Tượng tưởng về Nguyễn Huy Thiệp” (Văn
nghệ số 35- 36 ra ngày 20/8/1988): “Nếu có một thứ “quả bóng vàng” hay
“cây bút vàng” dành tặng cho cây bút xuất sắc hàng năm, thì trong năm vừa
qua và cả đầu năm nay nữa - Người xứng đáng được giải trong văn xuôi nước
ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp” [20, 405]. Nhà báo Mai Ngữ trong “Cái tâm
và cái tài của người viết” (Báo Quân đội Nhân dân, số 9791 ngày 27/8/1988)
cũng đã phát hiện tương tự: “Ngòi bút của anh Thiệp đưa con người về điểm
xuất phát của nó, con người hạ đẳng, con người nguyên thuỷ cùng với tiềm
thức và bản ngã vốn có do trời sinh ra, những con người trần trụi, loã thể
trong tư duy cũng như trong hình thái”.
Trên đây là một số ý kiến, bài viết xoay quanh sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp. Mặc dầu các bài viết có những phát hiện và lí giải riêng nhưng
tựu trung lại, các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp
là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan tâm. Tất cả những ý
kiến trên có tính chất định hướng gợi mở, giúp chúng tôi có điều kiện để hiểu
hơn về văn chương cũng như con người Nguyễn Huy Thiệp.
Truyện ngắn viết về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc trong những năm

qua đã có những đóng góp nhất định cho thể loại truyện ngắn đương đại nói
riêng, văn xuôi hiện đại nói chung về nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ
thuật. Những truyện ngắn này với hệ thống hình tượng, cấu trúc ngôn từ và
các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn đậm nét của khu vực miền núi phía Bắc
đã giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới tự nhiên, cuộc sống cùng những giá trị
8


văn hóa truyền thống có từ ngàn đời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Hơn thế nữa, Tây Bắc còn là mảnh đất bất tận cho những sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp. Về đề tài này, đã có rất nhiều những công trình nghiên
cứu về mảnh đất Tây Bắc trong văn chương Nguyên Huy Thiệp. Cụ thể, trong
Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc”, tác
giả Ngô Thị Phượng có bài viết “Vẻ đẹp Tây Bắc trong văn chương Nguyễn
Huy Thiệp” cũng nói tới vấn đề thiên nhiên và con người. Tác giả đánh giá:
“Văn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết đặc tả vẻ đẹp của thiên nhiên lãng
mạn Tây Bắc… sương mù đang còn dày đặc, người đi chợ như đi mơ, cách
một sải tay chẳng nhìn thấy gì…” [22, 398]. Con người Tây Bắc đơn giản hoà
mình vào thiên nhiên vô tận được Nguyễn Huy Thiệp chụp từ nhiều phương
diện: văn hoá, ngoại hình, đời sống nội tâm… Bên cạnh đó, cũng đã có những
luận văn khoa học tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài
Tây Bắc của một số tác giả, có thể kể đến như: Lê Thị Dung (Thiên nhiên và
con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy
Thiệp, LVThs, ĐHSPTN, 2010)…
Như vậy, có thể thấy rằng, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về
trường nghĩa và áp dụng lý thuyết trường nghĩa để phân tích vào tác phẩm văn
học. Riêng về tác giả Nguyễn Huy Thiệp và các sáng tác của ông về đề tài Tây
Bắc cũng có không ít những nghiên cứu, khảo luận. Tuy nhiên, đề tài “Trường
nghĩa về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong các tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp” thì chưa có một công trình nào đề cập tới và đi sâu tìm hiểu. Vậy, tôi

mong muốn khi thực hiện đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu
trường nghĩa và dựa trên lý thuyết trường nghĩa để tìm hiểu tác phẩm văn học.
3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
31.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác lập được các trường nghĩa về thiên nhiên, trường nghĩa về con
người được sử dụng trong các tác phẩm về đề tài Tây Bắc của Nguyễn Huy
9


Thiệp.
- Tìm ra đặc điểm riêng của từng trường và ý nghĩa của chúng trong
việc thể hiện nội dung tác phẩm và quan điểm nghệ thuật, quan điểm nhân
sinh của nhà văn.
3.2. Nội dung nghiên cứu, để đạt được mục đích nêu trên, chúng tôi
thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học đã công bố trong và
ngoài nước để xây dựng cho luận văn một cơ sở lí luận thích hợp;
- Thống kê, phân loại, miêu tả các trường nghĩa thiên nhiên và con
người Tây Bắc trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
- Nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của các trường nghĩa thiên nhiên và
con người Tây Bắc đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm và quan điểm
nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của tác giả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát và nghiên cứu của luận văn là toàn bộ trường nghĩa
về thiên nhiên và con người trong các sáng tác về đề tài Tây Bắc của Nguyễn
Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu khảo sát của luận văn là một số truyện ngắn tiêu biểu về
đề tài Tây Bắc của Nguyễn Huy Thiệp được in trong Tuyển tập Truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ, 2003, bao gồm:
- Những ngọn gió Hua Tát
- Những người thợ xẻ
- Tội ác và trừng phạt
- Thổ cẩm
- Chuyện tình kể trong đêm mưa
10


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Dựa trên cơ sở ngữ liệu đã chọn, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê
số lượng cụ thể của từ ngữ chỉ hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc
trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài Tây Bắc và phân chia
chúng vào từng nhóm riêng.
5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Sau khi đã phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa ý
nghĩa bản thể và ý nghĩa liên hội, nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trưng.
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi thống kê, phân loại, phân tích ngữ nghĩa, chúng tôi tiến hành
phân tích ý nghĩa biểu trưng của trường nghĩa về thiên nhiên và con người
Tây Bắc trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, từ đó rút ra ý nghĩa của
các trường nghĩa này trong việc thể hiện giá trị tác phẩm và quan điểm nghệ
thuật, quan niệm nhân sinh của tác giả.
5.4. Phương pháp so sánh
Sau khi thống kê, phân loại các trường nghĩa, chúng tôi tiến hành so
sánh về số lượng, tần suất xuất hiện trường nghĩa thiên nhiên và con người
trong từng tác phẩm văn học cụ thể. Từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận
nhằm làm sáng tỏ đề tài.
5.5. Phương pháp miêu tả

Sau khi thống kê, phân loại các trường nghĩa, chúng tôi dùng phương
pháp miêu tả, dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức
tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã để làm rõ ý nghĩa biểu trưng
trường nghĩa thiên nhiên và con người trong từng tác phẩm văn học cụ thể.

11


6. Đóng góp mới của đề tài
Về lí luận, luận văn góp phần khẳng định những vấn đề lí luận cơ bản
về trường nghĩa và vai trò, ý nghĩa của nó với việc biểu đạt trong tác phẩm
văn chương.
Về thực tiễn, những kết quả chúng tôi thu được khi nghiên cứu các
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài Tây Bắc dựa vào lí thuyết trường
nghĩa có thể là cơ sở cho việc tìm hiểu các giá trị về nội dung và nghệ thuật
nói chung của các truyện ngắn này, mở ra hướng nghiên cứu thích hợp giữa
ngôn ngữ và văn học. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh trong nhà trường, đặc biệt dưới góc nhìn ngôn ngữ học, khi cần đọc hiểu tác phẩm văn chương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Trường nghĩa về thiên nhiên Tây Bắc trong các tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp.
Chƣơng 3: Trường nghĩa về con người Tây Bắc trong các tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp.

12



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về trƣờng nghĩa
1.1.1. Khái niệm về trường nghĩa
Trường nghĩa hay còn gọi là trường từ vựng hay trường từ vựng ngữ
nghĩa. Hai nhà khoa học người Đức J.Trier và L.Weisgerber là người đã có
những nghiên cứu đáng kể về trường nghĩa. J.Trier là người đầu tiên đưa ra lý
thuyết về trường và áp dụng nó vào lĩnh vực ngôn ngữ. Ông quan niệm, trong
ngôn ngữ, mỗi từ ngữ là một trường và giá trị của nó là quan hệ với các từ
khác trong trường quyết định. Đối với L.Weisgerber, ông lại có quan điểm rất
đáng chú ý về trường nghĩa, theo ông phải tính đến các góc độ khác nhau mà sự
tác động giữa chúng sẽ tạo nên sự ngôn ngữ hóa trong một lĩnh vực đời sống.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
trường ngữ như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng, Hoàng
Trọng Phiến… Hiện tại, có rất nhiều quan niệm khác nhau về trường từ vựng,
tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử dụng các cơ sở lý
thuyết của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở chính. Theo Đỗ Hữu Châu: “Mỗi tiểu hệ
thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp đồng nhất với
nhau về nghĩa”.
Như vậy, một tập hợp từ có nét tương đồng với nhau về nghĩa được gọi
là một trường nghĩa và các trường nghĩa được phân lập với nhau bởi ý nghĩa
của từ.
1.1.2. Phân loại trường nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu, trường nghĩa được phân làm 3 loại: trường nghĩa
dọc (trường nghĩa trực tuyến), trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
và trường liên tưởng. Trong đó, trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến)
lại được chia ra làm hai loại nhỏ: trường biểu vật và trường biểu niệm.
13



1.1.2.1.Trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc)
a. Trường biểu vật
Trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật.
Để xác lập trường nghĩa biểu vật, chúng ta chọn một danh từ rồi tìm tất cả các
từngữ đồng nhất về phạm vi biểu vật do danh từ gốc biểu thị.
Ví dụ: chọn danh từ động vật làm gốc, ta có thể xác lập được trường
nghĩa động vật theo các miền sau:
- Động vật nói chung xét về loài: động vật có xương sống, động vật
bò sát, động vật có vú, động vật lưỡng cư, động vật thân mềm, động vật
chân khớp…
- Bộ phận của các loài động vật: đầu, mắt, tai, miệng, lưỡi, tay, chân…
- Hoạt động của động vật: ăn, uống, ngủ, săn mồi…
Số lượng các từ ngữ nằm trong trường trên còn rất nhiều. Từ trường
lớn này ta có thể phân chia thành những trường nhỏ hơn. Quan hệ của những
từ ngữ đối với một trường biểu vật không giống nhau. Có những từ gắn rất
chặt với trường, chỉ có thể nằm trong một trường. Có những từ gắn bó lỏng
lẻo hơn, vì thế có khả năng đi vào nhiều trường biểu vật khác nhau.
b. Trường biểu niệm
Trường biểu niệm là “tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm”
[4,176].Để xác lập một cấu trúc biểu niệm chung đó, chúng ta dựa vào một
cấu trúc nghĩa biểu niệm làm gốc trong nghĩa biểu niệm.
Ví dụ: Từ nét nghĩa (hoạt động tác động đến X) … (làm cho X có
trạng thái Y) ta xác định được một trường biểu niệm với các từ như: rung, lay,
lắc, hãm, xô, đẩy, bẩy, lao, khởi động, phát động, đánh thức, co, dãn, căng,
mở, chia cắt... Đây là một trường lớn, căn cứ vào X mà ta có thể chia
thành những trường nhỏ như:
- Làm cho X động hoặc tĩnh: rung, phát động...
14



- Làm cho X có những biến đổi trong bản thân: mở, căng, chia, cắt...
Ta có một ví dụ khác về trường biểu niệm có trạng thái tâm lý A...
(hướng tới đối tượng B): yêu, ghét, nhớ, thương, thương cảm, thương hại, nhớ
nhung, căm ghét, căm thù, khinh bỉ, lo sợ, sợ, khinh bỉ,..
Trong mỗi trường biểu niệm có một hoặc một số từ điển hình. Đó là
những từ chỉ đi vào một cấu trúc biểu niệm duy nhất. Cũng có một số từ có
khả năng đi vào nhiều cấu trúc biểu niệm, chúng thuộc nhiều trường biểu
niệm khác nhau. Cũng như trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao
thoa với nhau. Chính nhờ các trường cũng như sự định vị từng từ vào trong
các trường thích hợp mà chúng ta hiểu biết sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
1.1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Để lập nên trường nghĩa ngang, người ta chọn một từ làm gốc rồi tìm
tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành một chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu)
chấp nhận được trong ngôn ngữ [4,185].
Một số ví dụ về trường tuyến tính:
- Trường tuyến tính của từ đi: nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng,
bước thấp bước cao,..
- Trường tuyến tính của từ đầu: bã đậu, thông minh, đen tối, sáng,
mít đặc...
Cùng với trường nghĩa dọc (trường biểu vật và trường biểu niệm),
trường nghĩa tuyến tính góp phần sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ
nghĩa của từ vựng, phát hiện được những đặc điểm nội tại và đặc điểm hoạt
động của từ.
1.1.2.3.Trường liên tưởng
Trường liên tưởng là tập hợp các từ có chung một nét nghĩa ấn tượng
tâm lí do một từ gợi mở ra. Khi một từ được phát ra, người nghe một mặt lĩnh
hội ý nghĩa của riêng từ ấy, mặt khác có thể liên tưởng tới nhiều sự kiện xã
15



hội và cá nhân phong phú, sinh động. Toàn bộ các từ mang các ý nghĩa liên
tưởng ấy hợp lại thành trường liên tưởng ngữ nghĩa của từ.
Các từ cùng nằm trong một trường liên tưởng trước hết là những từ
cùng nằm trong một trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính,
tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với
trung tâm. Song trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng
tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề
tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại.
Ví dụ như: Ở Việt Nam, nói đến bò, người ta nghĩ ngay đến sự ngu dốt
(ngu như bò, dốt như bò,..), hoặc nói tới rùa, người ta liên tưởng đến chậm trễ
(chậm như rùa) hay nhắc đến thỏ người ta thường nghĩ tới sự nhanh nhẹn,
mưu trí (nhanh như thỏ)
1.1.3. Hiện tượng chuyển trường
Theo Đỗ Hữu Châu, ngôn ngữ luôn luôn phải đứng trước đòi hỏi kịp
thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng
và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn
đạt, những tên gọi đã cũ mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và
gây ấn tượng sâu sắc cho người nghe.
Ví dụ: Trước kia, nói tới ngân hàng là nói tới các hoạt động liên quan
tới tiền tệ, tuy nhiên, hiện nay, từ ngân hàng còn xuất hiện trong các vai trò
khác như: Ngân hàng đề thi, ngân hàng máu, ngân hàng dữ liệu... Hay trước
kia, lăn tăn là một từ dùng để chỉ trạng thái dao động nhẹ (về vật lý) thì nay
nó còn chỉ trạng thái tâm lý dao động, suy nghĩ chưa quả quyết của con người.
Nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa trong từ vựng, các nhà nghiên
cứu đều thống nhất có hai phương thức chuyển nghĩa đó là ẩn dụ và hoán dụ.
Trong đó, ẩn dụ là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để
thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Hoán dụ là phương
16



thức tu từ thực hiện bằng việc chuyển nghĩa của các từ, dựa vào sự gần nhau
của đối tượng, sự vật. Tương tự như ẩn dụ, phép hoán dụ bắt nguồn từ khả
năng đa dạng, đa bội của từ vựng trong các chức năng định danh; hoán dụ là
đặt một nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen.
1.1.4. Khái niệm nghĩa biểu trưng
Tác giả Đỗ Hữu Châu nói: “Nguồn gốc của ngôn ngữ không có gì khác
chính là sự sử dụng những yếu tố, những chi tiết của đời sống hiện thực vào
mục đích thẩm mỹ. Khi đi vào tác phẩm (câu nói) dưới dạng ngôn từ những
yếu tố, những chi tiết ấy sẽ không còn là bản thân nó như trong thực tại, mà
trở thành hình thức do một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vượt ra
ngoài phạm vi ngữ nghĩa thông dụng của những yếu tố ngôn từ được sử dụng.
Ta gọi đó là ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật”.
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác về đề tài Tây Bắc của
Nguyễn Huy Thiệp
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
1.2.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 tại Thanh Trì, Hà Nội. Từ nhỏ ông
đã cùng gia đình lưu lạc khắp các miền nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vì vậy
những hình ảnh về con người, cảnh vật nơi thôn quê đã in đậm trong ký ức
của ông. Ông được nhận xét là một bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học
Việt Nam. Những truyện ngắn đầu tiên của ông xuất hiện trên báo Văn nghệ
của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Không lâu sau đó, các tác phẩm của
ông được bàn luận sôi nổi trong làng văn cả trong lẫn ngoài nước. Có nhiều
nhận xét trái chiều về văn phong của Nguyễn Huy Thiệp, người chê, kẻ khen
ngợi nhưng cho tới nay cái tên Nguyễn Huy Thiệp vẫn gây ấn tượng trong
lòng độc giả bởi những truyện ngắn đặc sắc và ấn tượng.

17



Không chỉ viết văn Nguyễn Huy Thiệp còn biên kịch, những vở kịch
của ông có thể kể đến là Xuân hồng, Còn lại tình yêu, Gia đình, Nhà tiên tri,
Hoa sen nở ngày 29 tháng 4...Ông còn là người rất có khiếu làm thơ và kinh
doanh. Tuy chưa có một tập thơ nào được xuất bản nhưng độc giả có thể tìm
thấy khá nhiều bài thơ trong các truyện ngắn của ông. Năm 1994 ông gác bút
và mở nhà hàng kinh doanh ở Hà Nội tên là Hoa Ban, rất ăn khách.
Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ nhà văn sinh ra trong thời chiến,
nhưng lớn lên trong thời bình. Đó là lúc cuộc sống lại trở về với chính nó, với
tất cả lo toan vặt vãnh hằng ngày. Văn chương lúc này lại được trả lại nhiệm
vụ thiêng liêng đó là phản ánh con người và số phận con người. Hiện thực đó
đã tác động không nhỏ tới cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp. Ông là một nhà văn luôn trăn trở, suy tư, day dứt trước cuộc sống như
ông thì văn chương chính là phương tiện để ông thể hiện cuộc sống và con
người.. Bằng khả năng sáng tác nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Huy
Thiệp đánh thức “góc khuất cuộc sống” trong những sáng tác của mình. Đó
cũng là lí do tại sao xuất hiện nhiều ý kiến khen chê bàn cãi tranh luận xung
quanh cuộc đời của Nguyên Huy Thiệp.
Tựu trung, có một điểm dễ thống nhất, dù khen dù chê, các ý kiến đều
thừa nhận văn Nguyễn Huy Thiệp mới mẻ, hấp dẫn, có “ma lực”. Quả thực có
một giai đoạn, nhất là ở chặng đường khởi đầu, mỗi truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp xuất hiện đều là một quả pháo đùng gây tranh luận, bàn cãi - bàn
cãi đến quyết liệt. Dường như trong tâm thế thời “Đổi mới”, bạn đọc dễ đồng
cảm với cái mới, tự ý thức về cái mới như một biểu hiện của sự trưởng thành,
đổi mới trong tư duy văn học. Vì thế, cái mới trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp cũng được tiếp nhận trong sự đối sánh với cái cũ quen thuộc để nhận
chân cả quá trình tiếp nối và phát triển: “Đã có một thời quá dài, văn học

18



nghệ thuật ta thường thiên về cái chung, cái phổ biến khi xây dựng cốt truyện
và tính cách nhân vật” (Nguyễn Mạnh Đẩu).
Nguyễn Huy Thiệp là người có khả năng cuốn hút. Ông thể hiện sự sâu
sắc, quyết đoán và ngay thẳng. có thể đằng sau vẻ ngoài lãnh đạm, khắc khổ
của con người “từng trải”, đó là một tâm hồn nhạy cảm hơn ta vẫn tưởng.
1.2.1.2. Các tác phẩm chính
Có thể nói, những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có số lượng không
nhiều. Xuất hiện khá muộn trên văn đàn từ năm 1986, nhưng bất kì tác phẩm
nào của ông khi ra mắt công chúng cũng xuất hiện hai luồng khen chê dữ
dội. Nguyễn Huy Thiệp được mệnh danh là ông vua truyện ngắn.
Bên cạnh thể loại truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tác nhiều
thể loại khác: tiểu thuyết, tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu kịch...Với
hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết và nhiều bút ký và phê bình
văn học,… Nguyễn Huy Thiệp đã là một “hiện tượng” đặc biệt, một nhà văn
tên tuổi trong nền văn học Việt Nam đương đại. Và bất kì thể loại nào
Nguyễn Huy Thiệp cũng đặt được dấu ấn riêng của mình. Dưới đây là những
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã được xuất bản thành sách:
- Những ngọn gió Hua Tát, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1989.
- Tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sông Hương - Nhà xuất bản Trẻ,
Huế, 1989.
- Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, tác giả: Nguyễn Huy
Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến, Tạ Ngọc Liễn, Thùy Sương, Đỗ Văn Khang, Nhà
xuất bản Trẻ, 1990.
- Tác phẩm và dư luận tái bản, Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, California, 1991.
- Con gái thủy thần, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1993.
- Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
- Xuân Hồng, Nhà xuất bản Tân Thư, California, 1994.
19



- Như những ngọn gió, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1995.
- Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn,
Hà Nội, 1995.
- Thương cả cho đời bạc, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.
- Mưa Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001.
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà
Nội, 2001.
- Suối nhỏ êm dịu (kịch), Báo Văn nghệ, California, 2001.
- Mổ nhà văn (kịch), Trang mạng Talawas, Thích Thiện Ngân (bút danh).
- Tuổi hai mươi yêu dấu (tiểu thuyết), Nhà xuất bản E’ditions de
l’Aube, 2002.
- Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
- Như những ngọn gió (tuyển tập), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995.
- Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996.
- Giăng lưới bắt chim, Đông A - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
- Gạ tình lấy điểm (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007.
- Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Đa Nguyên
1.2.2. Vị trí Tây Bắc trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp
Tây Bắc là nỗi ám ảnh trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Sinh ra
tại Hà Nội, nhưng Nguyễn Huy Thiệp lại có mối gắn bó máu thịt với mảnh
đất Tây Bắc, coi đây là quê hương thứ hai của mình. Năm 1970, ông tốt
nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy
học tại Tây Bắc đến năm 1980, vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý
lịch ông vì vậy bị xếp vào loại "không sạch”. Mười năm sống và làm việc với
mảnh đất và con người nơi đây đã khơi nguồn cho những sáng tác của nhà
văn. Nhiều sáng tác về đề tài Tây Bắc của nhà văn đã tạo được tiếng vang lớn,
được dư luận quan tâm và đánh giá. Vẻ đẹp Tây Bắc hiện lên nhiều phương
20



×