Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.93 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM VĂN CHUNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH

Ngƣời hƣớng dấn: : TS. Đào Thị Bích Thủy

HÀ NỘI, 2007


LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ ...................................................................... 5
1. Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế .................................................................... 5
1.1. Khái niệm .................................................................................................. 5
1.2. Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế ................................................. 7
2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................... 9
2.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế ........................................................... 9
2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó ............................... 13
2.3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............... 14
2.3.1. Cơ cấu GDP........................................................................................ 14
2.3.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế .............................. 15
2.3.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu ....................................................................... 16
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .............. 18
2.4.1. Các nhân tố đầu vào của sản xuất ...................................................... 18
2.4.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất .............................................. 27
3. Khái quát quan điểm, đƣờng lối của đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành


kinh tế ở Việt Nam qua các kỳ đại hội ........................................................ 30


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ Ở
TỈNH NINH BÌNH ....................................................................... 40
1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình ..... 40
1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 40
1.2. Phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên ................................................ 41
1.2.1. Khí hậu thuỷ văn .................................................................................. 41
1.2.2. Đất đai.................................................................................................. 42
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................ 45
1.2.4. Tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản ............................................... 45
1.2.5. Tài nguyên phục vụ du lịch .................................................................. 46
1.3. Dân số, dân tộc và nguồn nhân lực............................................................ 47
1.3.1. Dân số, cơ cấu và dân tộc .................................................................... 47
1.3.2. Nguồn nhân lực .................................................................................... 48
1.4. Công tác giáo dục, ý tế; cơ sở vật chất hạ tầng về giao thông; công tác
môi trường và quốc phòng an ninh ........................................................... 49
1.4.1. Công tác văn hóa - giáo dục, y tế, thể thao ......................................... 49
1.4.2. Kết cấu hạ tầng .................................................................................... 51
1.4.3. Quốc phòng và an ninh ........................................................................ 52
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2001-2005 ....................................................................................................... 53
2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn


2001 - 2005 .............................................................................................. 53
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2001-2005 ................................................................................................. 55

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo GDP .......................................... 55
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vốn đầu tư ...................... 56
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động ......................... 58
2.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế ................... 59
2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 20012005 của tỉnh Ninh Bình ............................................................................. 77
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN
CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH
TRONG THỜI
GIAN TỚI....................................................................................... 81
1. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế………………… ........ 81
1.1. Căn cứ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................................... 81
1.1.1 Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, khu vực và sự tham gia WTO ........... 81
1.1.2. Ảnh hưởng của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng ........................... 82
1.2. Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế........................ 83
1.2.1. Quan điểm chuyển dịch .......................................................................... 83
1.2.2. Mục tiêu chuyển dịch ............................................................................. 85
1.3. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .................................. 87
1.3.1. Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ với cơ cấu
thành phần kinh tế ..................................................................................... 87
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng giảm mạnh tỷ trọng ngành


nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ............. 88
1.3.3. Phát triển toàn diện đi đôi với quá trình hội nhập .................................. 89
1.3.4. Phát huy lợi thế so sánh .......................................................................... 89
1.4. Phƣơng án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020 ............... 89
1.4.1. Đánh giá và lựa chọn phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
chung của tỉnh ........................................................................................ 89
1.4.2. Phương hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế ............... 91

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới ............................................................. 111
2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ........................................................... 111
2.1.1 Quy hoạch phát triển KT - XH theo 3 vùng .......................................... 111
2.1.2. Phát triển không gian cụ thể từng ngành ............................................ 112
2.2. Giải pháp khai thác sử dụng đất đai .......................................................... 116
2.3. Giải pháp về vốn đầu tư............................................................................. 118
2.4. Giải pháp về thị trường .............................................................................. 123
2.5. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................... 126
2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng .......................................................................... 127
2.7. Giải pháp khoa học công nghệ .................................................................. 130
2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................. 131
2.9. Củng cố quốc phòng, an ninh .................................................................... 133
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 134


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2001-2005 ........................................ 43
Bảng 2: Thực trạng phát triển dân số theo thời gian .......................................... 48
Bảng 3: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 ................................. 49
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP ở Ninh Bình giai đoạn
2001-2005 .............................................................................................. 55
Bảng 5: Giá trị công nghiệp trên địa bàn phân theo ngành công nghiệp ................. 56
Bảng 6: Vốn đầu tư tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000-2005 .................................. 57
Bảng 7: Vốn đầu tư phát triển chia theo ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình ............. 57
Bảng 8: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 ................................. 59
Bảng 9: Giá trị sản xuất của từng ngành nông nghiệp ........................................ 60
Bảng 10: Giá trị sản xuất của từng ngành nông nghiệp ...................................... 60
Bảng 11: Cơ cấu sử dụng đất ngành trồng trọt ở Ninh Bình giai đoạn
2001 - 2005 .................................................................................. 62

Bảng 12: Số lượng gia súc, gia cầm theo mốc thời gian .................................... 63
Bảng 13: Các sản phẩm lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 ............................... 64
Bảng 14: Giá trị sản xuất ngành giai đoạn 2001 - 2005 ..................................... 65
Bảng 15: Giá trị sản xuất ngành giai đoạn 2001 - 2005 ..................................... 66
Bảng 16: Sản lượng một số loại hàng hóa thuỷ sản chủ yếu .............................. 67
Bảng 17: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 ..... 69


Bảng 18: Sản lượng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ..................... 71
Bảng 19: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa giai đoạn 2001 - 2005 ...................... 74
Bảng 20: Doanh thu du lịch giai đoạn 2001 - 2005 ............................................ 76
Bảng 21: Tổng hợp ba phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020 ...... 90
Bảng 22: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................. 93
Bảng 23: Cơ cấu gia tăng giá trị của ngành trồng trọt ........................................ 94
Bảng 24: Các chỉ tiêu chủ yếu của phát triển công nghiệp theo giai đoạn ......... 102
Bảng 25: Chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch đến năm 2020 ................................. 106
Bảng 26: Phương án sử dụng đất đai đến năm 2020 .......................................... 117
Bảng 27: Tổng hợp dự báo cơ cấu vốn có khả năng huy động của Ninh Bình
giai đoạn 2006 - 2020 .......................................................................... 121


LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi sự trì trệ,
có bước phát triển tốt, tận dụng các nguồn lực bên ngoài và nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực
trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trong các ngành, các lĩnh vực, các địa
phương. Chúng ta đã đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển quá trình
chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng địa phương cũng còn những hạn

chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có
ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp
lý là một trong những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nước ta. Đảng ta xác định nội dung “cốt lõi” của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là sự phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản kỹ thuật và công nghệ, phân công
lao động xã hội, phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng khoa học, công
nghệ hiện đại nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Ninh Bình là một tỉnh mới được tách lập từ năm 1992, là một tỉnh
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm của
phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tỉnh Ninh Bình tiếp giáp với
các tỉnh: Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình. Là tỉnh có vị trí và điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhanh và toàn diện kinh tế, xã hội.
Cùng với quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước,
việc tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh
Ninh Bình được Đảng bộ tỉnh đề ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh.
Trong sự nghiệp đổi mới, Ninh Bình đã đạt được những thành tích đáng kể:
tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng tăng lên qua các năm, cơ cấu kinh tế bước đầu

1


chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Ninh
Bình còn nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết. Các vấn đề như tiềm năng lao
động, đất đai, và lợi thế địa lý chưa được khai thác hợp lý, kinh tế phát triển
chưa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền kinh tế vẫn còn ở
trình độ thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến,
chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ, du

lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, hệ thống tài chính ngân hàng,
kết cấu hạ tầng có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng mà Đảng bộ và nhân
dân trong tỉnh đặt ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Việc chọn đề
tài : “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình ” thực sự đáp ứng
yêu cầu lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng
đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu như :
- Ngô Đình Giao : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
nền kinh tế quốc dân “ tập II – Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1994.
- Lê Du Phong- Nguyễn Thành Độ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
điền kiện hội nhập với khu vực và thế giới” Nxb Chính trị Quốc gia năm
1999.
- Phạm Kiêm Ích- Nguyễn Đình Phan “CNH và HĐH ở Việt Nam và
các nước khu vực” Nxb Thống kê – Hà Nội 1994.
- Ngô Đình Giao “Suy nghĩ về CNH, HĐH ở nước ta” Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội 1996.
- Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” Nxb Khoa học-Xã hội
Hà Nội 1996.
2


Nói chung, các tài liệu tham khảo nói trên đã đề cập nhiều nội dung
quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chưa có tài liệu nào tập
trung nghiên cứu đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình.
Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thực sự cần thiết.

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực
trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình những năm vừa
qua, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra
những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện việc
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên , luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành
kinh tế.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu
ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình từ 2001 đến năm 2005.
- Đề ra các phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn lấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn có đề
cập tới một số vấn đề có liên quan khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung,
đánh giá những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu và
đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời
gian từ năm 2001-2005.
3


5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào những nguyên lý, quan điểm, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu chung.
- Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, điều tra, mô hình...
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ sự cần
thiết của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời
gian tới.
- Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2005. Đồng thời cũng
chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
tỉnh Ninh Bình.
- Đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho quá
trình tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời
gian tới.
7. KẾT CẤU CỦA BÀI LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành ba chương :
Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
trong thời gian qua (từ 2001- 2005).
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh
Ninh Bình trong thời gian tới

4


KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Với tỉnh
Ninh Bình cũng như vậy, là một tỉnh mới được tách lập nền kinh tế còn mang
nặng tính thuần nông, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, lạc hậu. Nếu Ninh
Bình muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì
không còn con đường nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế để đưa công nghiệp và dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn đầu tàu có

chức năng lôi kéo kinh tế của tỉnh.
Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh
Ninh Bình tuy diễn ra chậm nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định
và cơ bản là đã đi đúng hướng. Tuy nhiên những kết quả đó chỉ là bước đầu,
trong tương lai Ninh Bình còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn bởi vì
nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Hơn bao giờ hết, lựa chọn được một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa
quan trọn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đó cũng chính là mục đích đề
tài muốn đạt tới. Quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra phương hướng
và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh Ninh Bình, tiến tới
xây dựng một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo phù hợp với đặc điểm kinh tế
xã hội của tỉnh.
Với một độ dài hợp lý, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
5


chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ
đối với một luận văn khoa học, mà nó còn đưa ra những cơ sở lý luận, khái
niệm về cơ cấu kinh tế, các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế; phân loại cơ
cấu kinh tế; đi sâu vào khái niệm cơ cấu kinh tế ngành; các dạng cơ cấu kinh
tế ngành; các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế; khái niệm về chuyển dịch cơ
cấu ngành; đặc điểm của quá trình chuyển dịch, xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành, … với cơ sở lý luận được nêu trong luận văn đã phân biệt cơ
cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ
cấu ngành kinh tế, …Cùng với cơ sở lý luận, trong luận văn cũng đã khái quát
quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt
Nam qua các kỳ Đại hội.
Luận văn đã phân tích, đánh giá, qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2005. Trong Chương II, Luận văn
đã chỉ ra được quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình,

những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém cần phải có mục tiêu, giải
pháp, biện pháp tiếp tục chuyển dịch trong thời gian tới.
Sau khi đã phân tích đầy đủ thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của tỉnh, luận văn đã đưa ra được căn cứ khoa học, phương
hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa
chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cùng các giải
pháp và biện pháp cụ thể.

6



×